Bùa May Mắn

Chương 1: Chương 1




Henry Ford

Joyce Duffey và tôi lớn lên ở một thị trấn nhỏ khai thác mỏ tại bang Arizona suốt từ những năm 1930 đến những năm 1940.Bạn ấy là người bạn thân thiết nhất mà tôi coi như là chị em vì tôi không có chị em nào cả.Khi chúng tôi không cùng nhau xem những bộ phim của Shirley Temple ở rạp chiếu bóng, thì chúng tôi lại cùng nhau tập dương cầm hay học múa.Sau khi đi bơi ở hồ bơi thành phố vào mùa hè, chúng tôi lại chia nhau mút que kem mát lạnh.Ở nhà tôi, chúng tôi chơi búp bê với nhau hàng giờ và lén thó bánh mẹ để trong tủ lạnh.Tôi đi cưỡi ngựa với Joyce và bố của bạn, và bạn cũng tham gia những chuyến dã ngoại của gia đình tôi.Mẹ của Joyce mất khi bạn được sáu tuổi, vì thế khi đến tuổi thành niên, cả hai chúng tôi học cách sống từ mẹ tôi.Và chúng tôi cùng nhau khám phá những gì mà chúng tôi coi là quan trọng: trang điểm, làm tóc và quần áo!

Tình thân ấy khiến chúng tôi thấy khổ sở vô cùng khi phải chia xa vào năm 1944, khi gia đình tôi chuyển nhà đi cách đó 350 dặm.Lượng xăng phân phối thời chiến khiến cho việc đi lại không dễ dàng, và chúng tôi chỉ có thể viết thư cho nhau kể từ lúc chúng tôi phải chia xa, ở tuổi 14, rồi qua những năm ở đại học - và cuối cùng thì chúng tôi cũng được gặp lại nhau tại hôn lễ của tôi.Lúc ấy Joyce dĩ nhiên là một trong những phù dâu của tôi.Rồi đến hôn lễ của chính Joyce, tôi lại được gặp bạn và sau đó thêm một lần nữa, khi tôi đến California vào những năm 1950 để dự tang lễ bà ngoại.

Tôi chưa từng nghĩ đến việc tôi sẽ mất liên lạc với bạn ấy hoàn toàn.Song, cả hai chúng tôi đều có con nhỏ và quá bận bịu với gia đình riêng đang ngày thêm đông của mình cùng với việc dời chuyển nhà hết nơi này đến nơi khác, nên chúng tôi đã để việc viết thư cho nhau dần mai một. Và đến một ngày, một tấm thiếp mừng Giáng Sinh tôi gửi cho Joyce đã bị gửi trả lại với dòng chữ "không tìm thấy địa chỉ" vắt ngang bì thư.Thời điểm ấy bố của Joyce cũng đã mất, và tôi chẳng còn đầu mối nào để tìm ra Joyce.

Gia đình tôi cuối cùng lại quay về định cư ở Arizona, cùng với thời gian trôi qua, tôi càng nhớ về Joyce thường hơn.Tôi muốn được chia sẻ với bạn niềm vui, sự tự hào của mình khi con cái lớn lên, lập gia đình và cho tôi lên chức bà.Và tôi cần có ai đó biết bao để chia sẻ nỗi buồn khi tôi phải đưa mẹ vào viện dưỡng lão, khi anh trai tôi và đến lượt bố tôi mất đi.Những cột mốc trong đời ấy khiến tôi nhận ra tầm quan trọng của những mối quan hệ xưa cũ và cái hố thẳm trong tim tôi chỉ có một người bạn như Joyce mới có thể lấp đầy được.

Một ngày nọ, khi đang ngồi đọc báo vào một ngày xuân năm 1991, tôi bắt gặp một bài viết về những nhóm bạn tuổi thiếu niên.Cạnh bài viết là bức hình của một nhân viên công tác xã hội có tên Kevin Starrs.Thật trùng hợp, tôi nghĩ.Chồng của Joyce cũng có tên là Starrs, và anh ấy cũng là một nhân viên công tác xã hội.Người thanh niên trong bức ảnh này có nét rất giống Joyce và chồng cô ấy.Nhưng tôi tự trách mình khi nghĩ là:Có đến cả ngàn người tênStarrs ấy chứ? Dù thế nhưng tôi vẫn quyết định viết một lá thư cho Kevin cũng chẳng hại gì, để kể cho cậu ấy biết về người bạn thời thơ ấu của tôi và những điều trùng hợp trên đã thúc giục tôi phải viết thư gặp cậu.

Cậu ấy gọi điện cho tôi ngay khi nhận được thư của tôi. "Bác Conder," cậu nói, "Joyce DuffeyStarrs chính là mẹ của cháu!"Tôi đã phải hét lên rõ to để bên South Dakota- nơi mà Kevin bảo tôi là Joyce đang sống ở đó - có thể nghe được.Cậu ấy cũng phấn khởi hệt như tôi, và tôi có thể nghe được trong giọng nói của cậu chứa đựng tình yêu mà cậu dành cho mẹ.Sau khi cho tôi số điện thoại của Joyce và tôi cho cậu số điện thoại của mình, cậu ấy nói thêm, "Bác biết không, cả ba chị em chúng cháu đều sống gần đây.Cách đây mấy tháng mẹ cháu có đến đây, ở Phoenix, thăm chúng cháu."

Tôi xúc động đến rơm rớm nước mắt."Chị ấy đã từng đến đây - chỉ cách nhà mình có mấy dặm đường - thế mà mình chẳng biết gì cả."

Tôi hứa với Kevin là sẽ gọi cho Joyce ngay chiều hôm ấy.Tôi không phải chờ lâu.Mười phút sau điện thoại nhà tôi reng lên.

"Margie đấy ư?"Cả đến bốn mươi năm rồi mà tôi vẫn nhận ra ngay được giọng nói ấy.Bởi vì ngay khi Kevin cúp máy ngừng cuộc trò chuyện với tôi, cậu ấy liền gọi ngay cho chị của cậu, và người chị này đã gọi ngay cho mẹ của họ và cho bà ấy số điện thoại của tôi.

Chúng tôi hết cười rồi khóc, và hỏi nhau về cuộc sống của hai người.Hóa ra Joyce từng sống ở miền Nam Arizona - rất gần chỗ tôi sống - cả mấy năm trời, khi mà cả hai chúng tôi đều tưởng rằng chúng tôi sẽ chẳng bao giờ biết tin của nhau nữa.Trong những tuần sau đó, chúng tôi thường xuyên trò chuyện qua điện thoại và trao đổi với nhau những lá thư dài dằng dặc kèm theo hình ảnh của chồng con, các cháu nội ngoại và của chính chúng tôi. Có quá nhiều điều để kể cho nhau nghe!

Mùa hè đó Joyce bay đến Phoenix. Từ nhà cô con gái, chị ấy gọi điện cho tôi, và tôi chạy bay đến ngay, lòng đầy hăm hở và có chút hồi hộp.Liệu chúng tôi có cùng cảm xúc, cùng mối thâm tình như hồi còn bé không?Nhưng chẳng có gì cần phải lo lắng cả.Chị ấy ra tận cổng chờ tôi, và tôi vẫn có thể thấy được cái tuổi mười bốn trong cái cách cười toét miệng dễ thương của chị.

"Cậu trông vẫn y như ngày nào!"Chúng tôi nói với nhau như thế, cứ như thể chúng tôi chẳng có lấy nếp nhăn, chẳng có cọng tóc bạc hay chẳng có cân thịt dư nào.Chúng tôi lao vào vòng tay nhau.

Tuần lễ kế tiếp là những lời thăm hỏi, hồi ức, và những lời tâm tình.Chúng tôi cười như nắc nẻ, hồn nhiên như những cô gái nhỏ khi chúng tôi săm soi mấy tấm ảnh cũ.Chúng tôi cùng nhau đi thăm thú lại thị trấn quê nhà, giờ đây nó trông thật nhỏ bé,thăm lại những chốn ưa thích trước đây chúng tôi thường vui chơi với nhau. Dù vậy, điều tuyệt vời nhất trong lần hội ngộ này của chúng tôi là được gặp con cháu đầy đàn của hai đứa.Joyce đã rất xúc động trong cuộc gặp gỡ với mẹ tôi ở viện dưỡng lão.Mẹ đã không thể nói được từ lâu rồi, giờ đây chỉ có thể mỉm cười với niềm hạnh phúc tràn trề của chúng tôi và chúng tôi biết là mẹ đã nhận ra được người bạn bao năm mất liên lạc của tôi.

Chỗ trống suốt bốn mươi năm qua trong tim tôi đã được lấp đầy bằng tình bạn đã được làm mới lại của chúng tôi. Bạn bè cũ thật sự là những người bạn tốt nhất. Và có một điều mà chúng tôi biết chắc chắn là: Chúng tôi sẽ không để mất nhau lần nữa!

MARJORIE CONDER

Những người bạn đã cứu đời tôi

Hãy làm cho bản thân bạn trở nên mạnh mẽ bằng cách tạo nên một nhóm bạn! Bạn có thể chọn ngẫu nhiên một người bạn rồi viết thư cho họ, ăn tối với họ, đi thăm họ, hoặc kể cho họ nghe những khó khăn bạn hiện có. Luôn có ít nhất một người sẽ hiểu bạn, khích lệ tinh thần bạn, và nâng đỡ vào lúc bạn cần nhất.

George Matthew Adams

Dù đó là tiệc sinh nhật hay hôn lễ, là sự tan vỡ và hàn gắn, bạn bè của chúng ta vẫn bên chúng ta để vỗ tay mừng cho niềm vui của chúng ta, đưa ra những lời khuyên, chìa bàn tay khi ta buồn. Nhưng liệu nó có thể giúp gì cho một người quá đau khổ để tiếp tục tồn tại với những nỗi đau mà người đó đã trải qua? Tôi có thể nói một cách trung thực rằng nếu không có bạn bè, tôi không dám chắc mình có còn sống nổi hay không.

Cách đây hai năm, khi tôi đang lái xe chở Hanna, cô con gái ba tuổi của tôi, lần đầu tiên đến trường mẫu giáo ở Princeton, New Jersey, thì nghe thấy phát thanh viên đài phát thanh thông báo: "Một chiếc máy bay vừa mới đâm vào một trong hai tháp thuộc Trung tâm Thương mại Thế giới." Không tin vào những gì vừa nghe, tôi dắt Hanna vào lớp của nó.

Tôi quay trở lại xe với cậu con trai một tuổi Harris, và khi xe đang sắp lăn bánh thì tin chiếc máy bay thứ hai đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới bay tới. Chính vào lúc ấy nỗi kinh hãi tràn ngập trong tôi, anh Steven, chồng tôi, làm việc trong tòa tháp thứ nhất.

Một phút sau điện thoại di động của tôi réo vang. Jennifer, cô bạn thân thiết của tôi gọi, người mà tôi đã gặp trong số những phụ huynh của nhóm bạn cùng chơi của bọn trẻ nhà chúng tôi cách đây vài năm. "Mình không nghĩ là mình có thể chạy xe được nữa," tôi nói với cô ấy.

"Cứ ở yên đấy," Jennifer nói. "Mình đang trên đường đến." Vài phút sau cô ấy đã đến bãi giữ xe và sẵn sàng đưa tôi về nhà. Những người bạn khác của tôi trong nhóm những phụ huynh ấy, Maurice và Lori, vội vã chạy đến nhà tôi. Ba người bạn của tôi gần như là lao vào tôi khi chúng tôi nhìn thấy trên tivi cảnh tòa tháp thứ nhất sụp đổ, còn tôi thì hét gọi tên chồng.

Chẳng ai trong số các bạn biết phải nói gì với tôi trong ngày hôm ấy và những ngày sau đó. Nhưng bản năng các bạn biết phải làm gì. Khi tôi cần được anủi, các bạn an ủi tôi. Khi tôi muốn được ở một mình, các bạn tránh mặt đi. Các bạn làm bất kỳ điều gì để bảo đảm rằng tôi và các con của tôi vượt qua được thảm họa này.

Tôi cũng dựa vào gia đình tôi.

Vào ngày 11 tháng Chín, mọi máy bay đều không được cất cánh, thế là mẹ và anh trai của tôi phải lái xe không ngừng nghỉ để chạy đến với tôi - mẹ tôi ởChicago, còn anh trai ở Virgina. Mẹ ở lại với tôi tới mấy tuần.

Thế nhưng bạn bè lại đến bên tôi theo cách tôi không thể tưởng tượng được. Các bạn lên một lịch xoay vòng sao cho luôn có một người ở lại với tôi mỗi đêm, chờ cho đến khi tôi thiếp ngủ. Các bữa ăn được giao đến nhà tôi mỗi ngày. Đồ chơi và quần áo cho trẻ con được mang đến kìn kìn. Anh Jean hàng xóm sang trông trẻ mỗi tối thứ Tư để tôi có thể đi đến một hội tương trợ. Tôi dựa vào những người phụ nữ này để giúp tôi vượt qua những giờ phút không thể chịu nổi ấy, và họ luôn luôn làm được điều đó.

Một trong những ngày nặng nề nhất là ngày 11 tháng Mười năm 2001. Hai viên cảnh sát đến nhấn chuông cửa nhà tôi. "Có ai đó có thể trông chừng các con cô một lúc không?" Một trong hai người hỏi. Toàn thân tôi run lên kinh khủng khi họ nói với tôi rằng thi thể của anh Steven đã được xác định qua những thông tin về răng. Lại một lần nữa, trong chỉ có vài phút, là Jennifer, Maurice và Lori lại có mặt bên tôi.

"Anh ấy sẽ chẳng bao giờ còn về nhà nữa," tôi nói với các bạn. Thế là hết. Khi hai viên cảnh sát cho chúng tôi biết nơi thi thể anh Steven được chuyển đến, tôi nhìn Maurice và nói, "Mình cần đến với anh ấy." Cô ấy chở tôi đến đó và ôm chặt tôi khi chúng tôi nhìn cái quan tài gỗ thông của chồng tôi. Chúng tôi cùng nhau dỡ lá quốc kỳ đang phủ trên quan tài ra, và cô ấy giúp tôi quệt nước mắt lên quan tài để một phần của tôi sẽ luôn ở bên anh. Tôi biết ơn biết bao việc mình không phải đơn độc chịu đựng tình huống này.

Tôi luôn biết mình có những người bạn tuyệt vời, nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là việc những người mà tôi biết rất ít lại đóng vai trò quan trọng đến thế trong việc phục hồi của tôi. Tôi chỉ gặp bạn Haidee có một tuần trước khi anh Steven mất. Sau khi biết con gái của chúng tôi học chung một lớp ở nhà trẻ, chúng tôi đã cùng tổ chức một cuộc hẹn cho bọn trẻ chơi với nhau. Cô ấy chưa từng gặp chồng tôi, cũng chẳng biết gì nhiều về tôi. Thế nhưng, vài ngày sau ngày 11 tháng Chín, khi chuông cửa nhà tôi reng, tôi sững người khi nhìn thấy Haidee đứng đó. Tất cả những gì cô nói là, "Tôi có thể vào nhà và ngồi với chị được không?" Kể từ ngày hôm ấy, cô ấy cùng Sean, chồng cô, đã luôn chào đón bọn trẻ nhà tôi và tôi bước vào cuộc sống của họ. Tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống mà không có Haidee.

Cuối năm ngoái tôi bước sang tuổi ba mươi lăm. Tôi từng hay trêu Stevenrằng hoặc là anh tổ chức cho tôi một bữa tiệc đầy bất ngờ cho cột mốc này của đời tôi, hoặc là anh sẽ gặp rắc rối to. Giờ đây chắc chắn là tôi phải lên những kế hoạch mới. Vì thế khi Jennifer,Maurice, Lori và Haidee nói các bạn sẽ đãi tôi ăn trưa và một ngày đi spa, tôi đồng ý ngay. Vài phút sau khi tôi bước vào nhà hàng, năm mươi người xuất hiện và hét to, "Ngạc nhiên chưa!", và tôi đã ngạc nhiên vô cùng. Các bạn của tôi, luôn muốn tôi cảm nhận được những điều thật đặc biệt, đã cố gắng lấp đầy trong tôi cái chỗ trống mà cái chết của Steven để lại.

Tôi quý trọng bạn bè của mình không lời nào tả xiết. Dù vậy quan hệ của tôi và các bạn đã thay đổi. Đột nhiên tôi trở thành người đơn thân nuôi con duy nhất trong một nhóm toàn là những con người có đôi có lứa hạnh phúc. Những cuộc gặp mặt bạn bè mà tôi từng yêu thích giờ đây biến thành những thứ nhắc tôi nhớ về sự mất mát của mình. Bạn bè rất ngần ngại việc kể lể, bàn luận về các vấn đề trong hôn nhân của họ hay thậm chí cũng chẳng dám kể chuyện vui về những thói quen ngây ngô của mấy ông chồng vì sợ làm cho tôi cảm thấy chạnh lòng. Cũng vậy, tôi thường tránh chia sẻ với bạn bè những tâm tư thầm kín của mình.

Tại nhóm tương trợ 11 tháng Chín tôi đã gặp Lisa, một góa phụ khác cũng có con nhỏ, người giờ đây trở thành một nguồn an ủi lớn lao cho tôi. Dù cô và tôi xuất thân từ những tầng lớp, môi trường lớn lên rất khác nhau, song chúng tôi đã trở thành chị em thân thiết chia sẻ nỗi buồn với nhau.

Vào một ngày cực kỳ tồi tệ, tôi chạy xe đến nhà cô ấy và chúng tôi cùng ngồi trong phòng bếp của cô trút cho nhau mọi nỗi niềm mà chúng tôi chẳng thể nói với người khác. Sự cô đơn chẳng thể nào chịu nổi, nỗi sợ hãi, trách nhiệm một mình nuôi con đè nặng lên tôi - cô ấy cũng trải qua tất cả những điều này. Thật nhẹ lòng khi được ở bên người hoàn toàn hiểu mình.

Một tối nọ tôi nói với Lisa là tôi đang nghĩ đến chuyện cởi bỏ chiếc nhẫn cưới của mình và thay nó bằng một chiếc nhẫn mới. Đây là lúc phải đối diện thực tế - Tôi là một phụ nữ độc thân, độc lập. Tôi cần phải bắt đầu lại mọi thứ. Lisa đồng tình với tôi. Nhưng đây là một bước đi rất lớn đối với cả hai chúng tôi, và chúng tôi lên kế hoạch đi mua nhẫn cùng nhau.

Một tuần sau, tôi đứng chờ Lisa ngoài cửa hiệu kim hoàn. Cuối cùng thì cô ấy đã đến. Tôi leo vào xe của cô ấy và nức nở khóc: "Mình nhớ lại lúc anh Steven trao cho mình chiếc nhẫn này, và mình đã nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ nào cởi nó ra." Cô ấy cũng bắt đầu khóc, và chúng tôi kể cho nhau nghe câu chuyện về việc chúng tôi đã đính hôn ra sao.

"Bọn mình không cần phải làm chuyện này đâu," Lisa nói.

"Không, cần chứ, bọn mình cần phải làm điều này," tôi trả lời.

Chúng tôi bước vào cửa hiệu và mỗi người mua cho mình một chiếc nhẫn.Chiếc của tôi là một chiếc nhẫn có hai vòng bạc và vàng quấn lấy nhau và có nhận một viên ngọc bên trên. Tôi thích nó lắm.

Giờ đây tôi làm việc rất nhiều, nhiều hơn những gì tôi tưởng tượng về mình cách đây hai mùa thu. Tôi ngày càng tự tin hơn. Các con của tôi hạnh phúc, vui vẻ. Đây là dấu hiệu cho biết tôi đã xử lý mọi thứ tốt đẹp ra sao. Ngày nào tôi cũng trò chuyện với các con về bố của chúng.

Những gì tôi đã học được là không lệ thuộc là điều rất quan trọng, nhưng có lẽ điều quan trọng hơn cả là biết được bạn có những người mà bạn có thể dựa vào. Vào ngày 9 tháng 11 năm 2001, tôi cảm thấy mình là người phụ nữ xấu số nhất còn sống sót. Giờ đây tôi lại thấy mình là người hạnh phúc biết bao khi được trời ban cho những người bạn tuyệt vời nhất thế giới này.

JILL GOLDSTEIN

Theo lời kể của Debbie Merkle

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.