Đến tận mùa xuân năm 1987, lão Mạch - ông chủ của cửa hàng băng hình ở con
phố Đông Môn khu La Hồ, Thẩm Quyến vẫn thường kể với người khác về Mặc
“thọt” - người bạn khởi nghiệp cùng với mình. Hồi đó, ông muốn sửa sang
lại cửa hàng nhỏ ven đường của mình để chuẩn bị bán băng hình, chủ yếu
là bán buôn bán lẻ băng ghi âm các ca khúc thịnh hành thời đó.
Khác với nhiều người ngoại tỉnh tới Thẩm Quyến để tìm chân trời mới, lão
Mạch là người Thẩm Quyến chính gốc. Lão được sinh ra, lớn lên, đi học và trưởng thành đều ở trên con phố này. Vợ lão mang thai, về sau xét
nghiệm ra đứa trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh thì lúc đó cái thai đã được
hơn sáu tháng, nếu phá thai sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng người mẹ. Bác sĩ nói hãy thử mạo hiểm một lần, đánh cược với ông trời sinh đứa trẻ
ra, biết đâu cả hai mẹ con được bình an. Cuối cùng, đứa trẻ cũng chào
đời, nhưng vợ lão thì từ đó bị bệnh liệt giường. Lão Mạch cũng coi như
đó là cái số của lão, đành dựa vào cửa hàng nhỏ này mưu sinh cho qua
ngày đoạn tháng. Trong cuộc đời này, gia đình nào mà không có chuyện
phiền lòng, nhưng người ta vẫn sống cả đấy thôi.
Thế nhưng chỉ
sau một đêm, thôn chài nhỏ bé này bỗng dưng trở thành “trận tuyến” đầu
tiên của công cuộc cải cách mở cửa toàn quốc, huyện Bảo An bỗng trở
thành thành phố Thẩm Quyến. Những người đào vàng từ khắp cả nước đua
nhau tới đây như nước triều dâng. Nơi nơi ngổn ngang gạch gỗ. Thôn chài
nhỏ bé biến thành công trường xây dựng khổng lồ. Người dân địa phương
thi nhau sửa sang lại cửa nhà, không phải để tự kinh doanh mà cho người
ngoại tỉnh tới thuê. Trước đây, chỉ chạy sang Hồng Kông mới kiếm được
nhiều tiền, nhưng bây giờ hình như ở Thẩm Quyến này đâu đâu cũng có
vàng, chỉ cần khom lưng là dễ dàng nhặt được.
Nhà cửa của lão
Mạch đã sẵn, chỉ tiếc là sức khỏe của vợ lão không tốt nên lão không
muốn cho quá nhiều người ngoại tỉnh đến thuê. Lão Mạch bèn nảy ra sáng
kiến mở một cửa hàng nho nhỏ. Lão muốn mở một cửa hàng băng hình, vừa có thể kiếm tiền ngay trước cửa nhà, vừa có thời gian chăm sóc vợ con. Hơn một năm trôi qua, việc làm ăn ngày càng phát đạt, lão cần một trợ lí
giúp lão coi sóc cửa hàng. Thông báo tìm người đã treo được ba ngày mà
chẳng ai ngó ngàng tới. Những người trẻ tuổi thường chỉ thích tới công
trường hoặc công xưởng làm thuê, tuy vất vả nhưng kiếm được nhiều tiền.
Đến ngày thứ tư, một chàng trai họ Mặc - mà từ ấy ông gọi là Mặc “thọt”
tim tới cửa hàng ông.
Lão Mạch ban đầu còn tưởng anh là du khách, bỡi anh nom thân hình cao ráo, dáng vẻ thư sinh, nho nhã, làn da hơi
rám nắng như thể vừa bị ánh mặt trời chói chang của phương Nam thiêu
đốt. Lão không ngờ anh lại chỉ vào tờ thông báo và hỏi: “Ông chủ, ở đây
có cần tìm thêm người nữa không?”
Lão Mạch nhìn đi nhìn lại cũng không thấy anh ta giống người bán băng, liền hỏi lại: “Anh biết trông cửa hàng không?”
Anh cười nhạt nói: “Năm 1978 tôi đã từng đi bán băng nhạc Đặng Lệ Quân”.
Lão Mạch nghe giọng, đoán anh cũng là người từng trải. Đằng nào cửa hàng
của lão cũng đang cần người nên liền giữ anh lại. Lão bao toàn bộ chỗ ăn ở, nhưng tiền lương rất thấp và phải thử việc trong ba ngày. Ngay ngày
đầu tiên, lão đã phát hiện ra chàng trai trẻ này có thiên phú kinh
doanh, làm việc lanh lợi, đầu óc minh mẫn, tính toán tỉ mỉ. Khiếm khuyết duy nhất là chân trái của anh ta không được linh hoạt lắm, mỗi lần
khiêng thùng hàng đều nghiêng nghiêng ngả ngả, khiến người ta nơm nớp lo sợ cả người lẫn hàng ngã sẽ lăn ra đất. Thế nhưng, anh chưa bao giờ làm rơi thùng hàng, một chiếc băng cũng chưa từng bán sót. Lão Mạch thoạt
tiên cho rằng chân anh bị trẹo, không bao lâu sau sẽ khỏi. Tới tận khi
phát tháng lương đầu tiên cho người thanh niên tên Mặc Trì này, khi lão
vô tình hỏi tại sao chân anh mãi không khỏi thì mới nhận được câu trả
lời đại khái rằng: “Lúc nhỏ, chân có vấn đề, sẽ không bao giờ lành lại
được”. Lão Mạch không khỏi cảm thấy tiếc thay cho một cậu thanh niên
tướng mạo đường đường thế kia.
Từ đó, lão Mạch không thể rời xa
chàng trợ thủ đắc lực này. Vợ lão quanh năm ốm đau nằm trên giường, con
trai nhỏ mới vào lốp Một, việc gì cũng đến tay lão lo liệu. Không chỉ
giúp lão Mạch quản lí cửa hàng đâu ra đấy, mà nhân phẩm của Mặc Trì cũng khiến lão vô cùng yên tâm. Không lâu sau, đến những việc như nhập hàng, thu nợ lão cũng giao hết cho Mặc Trì xử lí.
Buổi sáng, Mặc Trì
cầm “tờ giấy thông hành đặc biệt” tới phố Trung Anh chuyên bán buôn băng hình. Buổi tối, đám thanh niên làm thuê gần đó thích tới cửa hàng ngắm
nghía, Mặc Trì vẫn mở cửa và giới thiệu cho họ những ca khúc thịnh hành
nhất thời đó. Ai ai cũng hài lòng về anh. Cuối cùng, lão Mạch cũng được
rảnh rang thật sự. Sáng sớm, sau khi làm bữa sáng phục vụ vợ xong, lão
lại đưa con tới trường. Chiều tối, lão lại đến trường đón nó về, tiện
đường mua thức ăn nấu bữa tối. Việc làm ăn của cửa hàng không những
không bị ảnh hưởng mà còn mỗi ngày một phát đạt. Hồi đó, ở phố Đông Môn, người ta có thói quen dựa vào đặc điểm của người khác để đặt biệt hiệu. Tỉ như, lão Mạch béo khỏe thì người ta gọi là “Mạch béo”, cậu giúp việc ở cửa tiệm bên cạnh là người Sơn Đông nên được gọi là “Tiểu Sơn Đông”.
Còn Mặc Trì bị thọt chân, thế là cái tên “Mặc thọt” dần dần được lan
truyền rộng rãi.
Trước đây, lão Mạch không được ăn học, ông cũng
cho rằng, tuy phần lớn biệt danh không lấy gì làm hay ho nhưng lúc gọi
cũng cảm thấy rất thân mật, thế là cũng hùa theo người khác, gọi Mặc Trì là Mặc “thọt”.
Từ khi tới đây, ánh mắt Mặc Trì chưa bao giờ để
lộ tâm trạng. Ông chủ dặn gì anh đều toàn tâm toàn ý làm theo. Anh trầm
tĩnh, ít nói, điềm nhiên như không, nên chẳng ai hay biết rằng người
thanh niên luôn mang nụ cười nhàn nhạt trên môi ấy lại chất chứa trong
lòng mình bao nỗi đau khổ, cũng chẳng ai hay biết anh đang nghĩ ngợi
điều gì.
Lão Mạch phát hiện, Mặc Trì không giống như những người
giúp việc ở các cửa hàng xung quanh. Đám ấy thường thích tụm năm tụm
bảy, uống rượu và tán gái. Tất cả những hoạt động đó Mặc Trì đều không
tham gia. Sau khi đóng cửa hàng, anh thường đi dạo loanh quanh gần đó,
có lúc rất muộn mới quay về “kí túc” (thật ra là gác hai nhà lão Mạch).
Vào giữa mùa hè, mưa bão liên tiếp, cái chân đau của Mặc Trì càng giở
chứng. Lúc di chuyển lên gác, chân anh tê cứng lại, gần như không thể cử động được, phải bám vào tay vịn mới có thể lên được. Anh còn bị nhiễm
phong hàn, ho hắng suốt ngày đêm. Vốn cho rằng, phong hàn cảm mạo chỉ là chuyện vặt vãnh với cánh đàn ông, lão Mạch cũng không mấy để tâm đến.
Nhưng người vợ bị bệnh liệt giường của lão lại nhắc nhở: “Em thấy cậu
giúp việc mới ho hắng mấy ngày nay mãi không khỏi. Một thân một mình ra
ngoài kiếm sống không dễ dàng gì. Anh hãy mua cho cậu ấy ít thuốc”. Ra
ngoài lão Mạch là ông chủ, còn trong nhà lại rất nghe lời vợ. Lão liền
tới hiệu thuô"c mua mấy vỉ thuốc thương hàn rồi mang lên gác cho Mặc
Trì.
Vừa lên tới nơi, lão đã cảm thấy xót ruột. Căn gác nhỏ vừa
chật chội lại u ám. Mặc Trì đang nằm nghiêng, dựa đầu vào thành giường,
vừa ho khan vừa đọc sách. Chiếc giường đơn nhỏ bé bên trên chất không
biết bao nhiêu là sách. Mặc Trì nằm lọt thỏm giữa những chồng sách cao
ngất, trông càng đáng thương. Bát mì nơi đầu giường chỉ mới được động
tới chừng một hai thìa. Sau khi nhìn kĩ một hồi, lão bỗng hoảng hồn. Một chiếc chân giả vừa dài vừa thẳng được đặt ngay trước giường, còn một
bên tay của Mặc Trì vô thức đặt lên vị trí vốn phải là cái chân trái ấy.
Thấy lão Mạch đi tới, Mặc Trì vội nhổm dậy chào hỏi. Thấy ông chủ đứng ngẩn
người ở đó, Mặc Trì mới chợt nhớ ra mình đã gỡ một bên chân giả xuống.
Mặt anh trắng bệch ra, thẫn thờ một lúc lâu anh mới lên tiếng: “Xin
lỗi... ông chủ”.
Lão Mạch hoàn toàn hiểu ra sự việc, chả trách
chân trái của anh ta lúc nào cũng run rẩy, hóa ra đó là chân giả. Bảo
sao anh ta không đến công trường hay công xưởng tìm việc.
Khuôn
mặt Mặc Trì lộ vẻ ái ngại, song dần dần lại chuyển sang thản nhiên. Anh
nói: “Từ nhỏ tôi đã như thế này, nhưng khi đeo chân giả vào cũng không
thua kém gì người bình thường, chắc chắn sẽ không để ảnh hưởng tới công
việc đâu”.
Gia đình vô"n không cao sang gì, lão Mạch cũng đặc
biệt có thể thông cảm cho hoàn cảnh của người khác. Lão vội nói: “Tôi
biết, nhưng chân như thế mà ở trên gác thì vất vả cho cậu quá. Từ ngày
mai, cậu cứ xuống nhà dưới, ở chung với Đông Tử”. Đông Tử là con trai
của lão Mạch, năm nay lên bảy tuổi.
“Không cần đâu. Tôi ở đây rất tiện”, Mặc Trì vội nói.
“Cậu không cần phải khách khí với tôi”, lão rộng rãi trả lời.
“Ông chủ cũng không cần khách khí với tôi, chuyện lên xuống tầng với tôi dễ
dàng lắm”. Mặc Trì chậm rãi nói, ánh mắt hiện ra vẻ cương quyết không
thể lay chuyển. Thấy không thể thuyết phục được anh, lão Mạch đành phải
bỏ ý định đó. Lão hiếu kì với cuốn sách Mặc Trì đang đọc, bên trong đặc
kín những chữ là chữ như một bầy kiến. Lão mở bìa sách ra rồi đọc: “Anh
ngữ đại học, giáo trình của trường Phát thanh Truyền thông”.
“Cậu đang học đại học à?”, lão kinh ngạc hỏi. Người ta đến Thẩm Quyến để
kiếm tiền còn chàng trai trẻ này lại đến đây để học đại học.
Mặc
Trì khẽ gật đầu. Chính vào giây phút đó, lão đã cảm nhận được rằng, cậu
thanh niên này không phải người tầm thường. Lão cũng mơ hồ hiểu ra, cửa
hiệu băng hình bé nhỏ của mình không thể trở thành nơi dừng chân dài lâu của chàng trai đó.
Về phía Mặc Trì, anh thấy rất an tâm với việc làm trong tiệm băng hình của lão Mạch. Có một lần, anh nói với lão, bây giờ người ta đang đua nhau học tiếng Anh để xuất ngoại, nếu không xuất
ngoại thì cũng bắt đầu thi vào Đại học Truyền thông, nhân cơ hội này bán băng học tiếng Anh chắc chắn sẽ lãi to. Lão Mạch bắt đầu để ý những
người xung quanh, thấy Mặc Trì nói có lí, liền bảo anh nhập một số" băng như “Hứa Quốc Chương Anh ngữ” hay “Chín trăm câu Anh ngữ” về. Kết quả
là lượng tiêu thụ lớn tới bất ngờ, có thể sánh ngang với băng nhạc Đặng
Lệ Quân ngày xừa.
Một thời gian sau, Mặc Trì lại nói với lão
Mạch, ngoài việc bán băng hình, cửa hàng còn có thể bán thêm máy thu âm, vừa chứng tỏ được đẳng cấp, lại kiếm thêm được lợi nhuận. Lão Mạch nghe theo, kết quả là chỉ mấy ngày sau, tất cả thanh niên làm thuê ở khu vực xung quanh đều biết tiếng cửa hàng băng hình của lão vừa lớn vừa chuyên nghiệp, mua hàng ở đó thì khỏi cần lo lắng về chất lượng. Ngày nào,
khách hàng cũng nườm nượp ra vào.
Nửa năm trôi qua, Mặc Trì lại
nói, đã có nhiều người mua được máy ghi hình từ Hồng Kông. Bây giờ, nếu
bắt đầu kinh doanh mảng băng ghi hình thì chắc chắn sẽ kiếm lời lớn. Lần này, lão Mạch thấy đôi chút do dự. Lão lập luận rằng, người ta nếu muốn xem băng hình thì có thể ra quán, làm gì có ai dám bỏ ra cả số tiền lớn mua băng hình về xem chứ. Hơn nữa, những cửa hàng khác cũng đều chưa
thấy động tĩnh gì. Mặc Trì nói, có người mua máy ghi hình tất sẽ có
người mua băng ghi hình, đợi đến khi các cửa hàng khác bắt đầu bán thì
lợi nhuận của chúng ta chắc chắn sẽ bị giảm đi nhiều phần. Lão Mạch do
dự một hồi lâu, cuối cùng cũng quyết định để Mặc Trì thử nghiệm. Với lần thử nghiệm đó, Mạch Kí Âm Tượng của họ đã trở thành cửa hàng đầu tiên ở Thẩm Quyến bán băng ghi hình.
Doanh thu của cửa hàng tiếp tục
tăng nhanh, thế nên lão Mạch quyết định tăng lương cho Mặc Trì và bảo
anh có “chiêu” gì hay hãy bung ra hết, lão sẽ nhất nhất nghe theo. Mặc
Trì nói: “Không phải là nghe theo tôi mà là nghe theo tiếng gọi của thị
trường. Tôi thường nói chuyện với đám công nhân làm thuê ở công xưởng,
có tin tức gì mới mẻ, tôi đều biết được hết. Sau khi sằng lọc tin tức,
tôi sẽ nắm được rất nhiều thông tin có ích về thị trường”.
Lão Mạch giơ ngón tay cái tỏ ý bái phục. Anh chàng giúp việc này quả thật không tầm thường.
Cứ thế mà kì nghỉ Tết Nguyên Đán năm 1983 chẳng mấy chốc đã đến. Mặc Trì
không trở về nhà, lão Mạch vẫn cho anh nghỉ Tết ba ngày. Không có ai
thân thích ở Thẩm Quyến, thế mà ban ngày anh vẫn ra ngoài cho đến khi
tốì muộn mới trở về. Thời gian còn lại trong ngày, anh cứ ở lì trên gác
đọc sách, ngay cả khi được lão Mạch mời xuống ăn bữa cơm tất niên cùng
gia đình, anh cũng từ chối. Sau Tết Nguyên Đán, Mặc Trì đã xin phép ông
chủ nghỉ việc.
Lão Mạch đương nhiên chẳng nỡ lòng nào để anh đi: “Cậu không vừa ý điều gì sao? Tôi sẽ tăng lương cho cậu”.
Mặc Trì liền nói thẳng: “Ông chủ đối với tôi rất tốt, tôi vô cùng cảm kích. Nhưng đã đến lúc tôi muốn mở một cửa hàng của riêng mình”.
Lão
Mạch biết sẽ có ngày này. Người thông minh nhanh nhạy như cậu ta làm sao chấp nhận chôn chân mãi trong cái cửa hàng băng hình nhỏ bé như vậy?
Lão không khỏi lắc đầu, chán nản nói: “Không ngờ, tôi lại tự tay bồi
dưỡng một đốì thủ tiềm năng”.
“Tôi sẽ không trở thành dối thủ của ông chủ đâu.”, Mặc Trì mỉm cười: “Cửa hàng của tôi mở ở Phúc Điền, tôi
đã tìm được mặt bằng ở đó rồi”.
“Rồi không biết tôi có còn tìm được một trợ thủ đắc lực như cậu nữa hay không?”, lão Mạch lại than thở.
“Nhân tài cả nước đều đổ về Thẩm Quyến, mấy chiêu trò nhỏ của tôi có đáng gì
đâu? Hơn nữa, ông chủ gặp phải vấn đề gì đều có thể tìm tới tôi”. Anh
cười nói rồi viết cho lão Mạch địa chỉ mới của mình.
Mặc Trì là
một người trọng nghĩa khí. Chờ tới khi ông chủ tìm được trợ thủ mới, anh mới thu xếp hành lí rời khỏi cửa hàng Mạch Kí Âm Tượng. Cửa hàng băng
hình của anh ở Phúc Điền là một gian hàng rất nhỏ nhưng được thu dọn
sạch sẽ. Quầy băng cassette tự chọn được bài trí chỉnh tề, một giá băng
ghi hình kiểu dựng đứng được xếp đầy băng video trông thật sự hoành
tráng. Ba mặt tường được trang trí bằng những tấm họa báo lớn, khách
hàng vừa bước vào là có thể nắm bắt được xu hướng thịnh hành lúc bấy
giờ.
Từ khi Mặc Trì rời khỏi nhà lão Mạch, mối quan hệ giữa họ
lại càng trở nên thân thiết hơn. Mỗi tháng, lão đều đến cửa hàng Mặc Trì chơi một hai lần, mang cho anh vài món ngon, đồng thời cũng “tầm sư học đạo” luôn. Mặc Trì tận dụng hộp các tông đựng hàng, cắt thành những tấm card nho nhỏ rồi phát cho khách hàng. Mỗi lần tới mua hàng, khách sẽ
được đóng hai con dấu lên đó, tới khi thu thập đủ mười con dấu, họ sẽ
được chọn miễn phí một băng cassette. Anh còn ghi lại sinh nhật của
khách, vào dịp sinh nhật của mình, họ sẽ được mua băng với giá ưu đãi
giảm một nửa. Anh phát hiện ra, không ít thanh niên mua băng để làm quà, thế là anh lại nhập về một lô giấy làm hộp quà rất đẹp và phát miễn phí cho khách hàng.
Những ngón tay thon dài của anh cắt giấy, gấp
giấy, dán giấy nhanh thoăn thoắt. Một vài cô gái rõ ràng không phải mua
để tặng nhưng vẫn đòi Mặc Trì làm cho họ hộp quà miễn phí chỉ để nhìn
thấy điệu bộ bận rộn của anh. Có lúc, khách hàng tới hỏi mua một số băng cassette thuộc dạng “hiếm”: “độc”. Dù không có hàng, anh vẫn ghi lại và dặn khách hàng thứ Hai tuần sau lại ghé qua. Lúc đó, anh chắc chắc sẽ
tìm được chúng từ một ngóc ngách nào đó khiến khách hàng rất vừa ý.
Chẳng bao lâu sau, cửa hàng nhỏ của Mặc Trì ngày càng có tiếng tăm trong khu vực. Ai ai cũng biết cửa hàng băng hình Tư Chi Thanh của anh chủng
loại phong phú, giá cả ưu đãi, phục vụ chu đáo tận tình.
Cửa hàng này đã mang lại cho Mặc Trì số lãi lời không nhỏ. Anh nhanh chóng thuê
thêm hai ki ốt bên trái và bên phải cửa hàng, mở rộng diện tích gấp ba
lần. Lão Mạch tuy không nhạy bén, linh hoạt bằng, nhưng o cứ thế theo
người thầy kém mình mười tuổi tầm sư học đạo, thấy Mặc Trì làm thế nào
cũng làm theo y như vậy, mà chẳng bao lâu Mạch Kí Ảm Tượng của lão cũng
càng làm càng phát đạt.
Tư Chi Thanh đã trở thành cửa hàng băng
hình lớn nhất Phúc Điền. “Nếu cứ tiếp tục kinh doanh, cậu có thể thuê
luôn cả tầng hai làm cửa hàng”, lão Mạch nói.
Mặc Trì lúc ấy đang viết thư pháp, liền đáp lại: “Tôi không mở rộng cửa hàng nữa, tôi chuẩn bị đổi nghề rồi”.
“Đổi nghề ư? Đang làm ăn tốt thế này sao lại đổi nghề?” Lão Mạch kinh ngạc
đi về phía Mặc Trì, lại thấy anh đang viết hai chữ “chuyển nhượng”. Nét
chữ vuông vức và đẹp đẽ.
Viết xong chữ, đợi mực tàu khô, Mặc Trì
mang giấy ra dán trước cửa, trong khi lão Mạch vẫn thần người chẳng nói
nổi câu gì. Trong đám thanh niên tới Thẩm Quyến lang bạt, Mặc “thọt” có
thể coi là một người thành công, Trong hai năm ngắn ngủi, từ một cậu
chạy việc trở thành ông chủ, anh còn muốn gì nữa? Lẽ nào...
“Cậu
định rời bỏ Thẩm Quyến, áo gấm về làng sao?” Lão Mạch biết hai năm nay
Mặc Trì kiếm được không ít tiền, có về quê cũng dư dả cưới vỢ. Mặc Trì
đã hai bảy, hai tám mà vẫn thui thủi một mình. Lão Mạch từng thực lòng
muốn giới thiệu em gái mình với Mặc Trì, nhưng suy đi tính lại, thấy anh tuy tướng mạo phong nhã, đầu óc lanh lợi, nhưng suy cho cùng chỉ có một bên chân, nên cuối cùng lão vẫn im lặng.
Mặc Trì dán xong thông
báo chuyển nhượng rồi từ từ đi vào trong cửa hàng. Dẫu sao chân trái của anh chỉ là chân giả, lão Mạch thầm nhủ, càng nhìn càng thấy có vấn đề.
“Tôi sẽ không rời Thẩm Quyến,” Mặc Trì nói: “Chuyển nhượng xong cửa hàng
này, tôi dự định mở một tiệm đồ nội thất”. Mặc Trì là người ít lời, anh
cũng không bao giờ rào trước đón sau, và mỗi lần nói ra điều gì cũng đều khiến lão Mạch phải kinh ngạc.
“Cửa hàng nội thất ư? Đang kinh doanh băng hình kiếm tiền đều đặn, cậu mở cửa hàng nội thâ't làm gì?”
“Ngày càng có nhiều người đến Thẩm Quyến sinh sống, dù mua nhà hay đi thuê,
họ đều phải sắm đồ nội thất. Kinh doanh mặt hàng này chắc chắn sẽ có thị trường”, Mặc Trì nói.
Lão Mạch lại không cho là như vậy: “Đồ nội thất thật sự dễ bán thế sao? Băng nhạc mỗi ngày ra một ca khúc mới, chứ nội thất cùng lắm cả đời người ta chỉ chịu thay có một lần”. Đồ nội
thất hiện tại trong nhà lão được đóng từ hơn mười năm trước, nay vẫn y
nguyên như thế.
“Thời nay khác xưa rồi. Trong nền kinh tế thị
trường, người ta kiếm được nhiều tiền, có người mua nhà, chắc chắn sẽ có người mua đồ nội thất. Ai ai cũng hi vọng có một cái nhà rồi trang trí
nó sao cho đẹp mắt, dễ chịu”, Mặc Trì nói.
Lão Mạch không có lời
nào đối lại. Bản thân Mặc “thọt” là một người không có nhà, chuyện ăn ở
đều gói gọn trong cửa hàng, ấy vậy mà lại có thể nắm bắt rõ ràng tâm lí
của những người có nhà như vậy, lão thật lấy làm khâm phục.
Cửa
hàng nội thất Tư Chi Thanh của Mặc “thọt” đã được khai trương. Một năm
sau, anh lại thuê thêm mảnh đất ở Xà Khẩu và mở công xưởng rất hoành
tráng. Lão Mạch ít gặp anh hơn trước. Bây giờ, lão đã ỉà một người tương đối có danh tiếng ở khu vực Đông Môn. Ai nhìn thấy lão cũng tôn trọng
chào một tiếng “anh Mạch”, chẳng gì thì cửa hàng Mạch Kí Âm Tượng của
lão cũng trở thành một trong những trung tâm lớn và bề thế nhất trên con phô" đó. Lão phải thuê tới bốn, năm trợ lí giúp việc, phong độ lúc đó
không ai sánh bằng. Mỗi khi có người khen ngợi, lão đều lắc đầu nói:
“Tôi có giỏi giang gì đâu, nếu không nhờ Mặc “thọt” chỉ dạy, đến giờ
chắc tôi vẫn ôm khư khư cái cửa tiệm bé xíu”.
Đã một năm rồi lão
Mạch không gặp gỡ Mặc Trì. Công xưởng của anh nằm ở ngoại ô, dẫu muốn
gặp nhau cũng không tiện. Tuy nhiên, gần đây, lão gặp phải một vấn đề
cần tới sự trợ giúp của anh. Nghĩ đến đó, lão sắp xếp ổn thỏa việc ở
nhà, giao phó cửa hàng cho trợ lí rồi bắt xe buýt đi về hướng ngoại ô.
Trên đường đi, lão nghe ngóng hỏi thăm và tìm tới “Công ti Trách nhiệm hữu
hạn thủ công mĩ nghệ Tư Chi Thanh” nằm ở phía Đông khu công nghiệp. Nói
là thủ công mĩ nghệ, nhưng thực chất công ti chủ yếu kinh doanh đồ dùng
trong nhà và đồ trang trí nội thất. Lão vừa bước vào xưởng sản xuất đã
thấy máy cơ khí phát ra âm thanh inh ỏi, chưa nhìn thấy bóng người đã
cảm nhận được nhịp độ lao động bận rộn của công xưởng.
Mùa xuân ở phương Nam vô cùng khô hanh. Quanh xưởng của Mặc Trì cây xanh mọc sum
sê, rậm rạp nhưng chẳng thấy bóng dáng một bông hoa nào. Trong vườn hoa
cũng chỉ trồng phượng vĩ và trúc xanh ngắt một màu, bồn hoa trên lan can nom cũng không lấy gì làm bắt mắt cho lắm. Lão Mạch hỏi bảo vệ và tìm
đến văn phòng của Mặc Trì. Không thấy có Thư kí đứng chắn đường, lão
liền gõ cửa ba tiếng và nghe thấy một giọng nam khàn khàn từ bên trong
vọng ra: “Mời vào”.
Lão Mạch đẩy cửa đi vào, thấy Mặc Trì đang
ngồi trước bàn làm việc rộng rãi, một tay chống trán, mắt đang nhìn một
chồng bảng biểu báo cáo. Mặc Trì thấy lão Mạch đến liền nhiệt tình đứng
lên chào hỏi: “Anh Mạch”.
Nghe giọng Mặc Trì, lão nhận ra có gì đó không ổn: “Cổ họng cậu làm sao thế?”
Mặc Trì cười nhạt, nói qua loa: “Mấy ngày nay phải làm thêm giờ, không có thời gian nghỉ ngơi nên mới vậy thôi”.
“Cậu cũng không trẻ trung gì nữa đâu, phải iấy vợ để có người chăm sóc
thôi”, lão Mạch trêu đùa. Năm ngoái, em gái của lão đã kết hôn với một
người bạn thanh mai trúc mã là hàng xóm từ thưở bé. Trong lòng lão không khỏi có chút tiếc nuối, lão không ngờ Mặc Trì lại làm ăn lớn đến thế.
Lão Mạch không nhận ra sắc mặt Mặc Trì có chút thay đổi vì anh vốn che giấu rất giỏi. Mặc Trì vội đi tới chỗ tủ lạnh rồi hỏi lão Mạch: “Anh uống gì không? ơ đây có nước ngọt, trà mát và sữa vitamin”.
“Cho tôi trà mát”, lão Mạch nói.
Mặc Trì mang ra một lon trà đưa cho lão, còn mình uống nước suối. Anh là người phương Bắc, không hợp với đồ uống miền Nam.
Mới đi lại vài bước trong văn phòng, chân anh đã rung lắc rất mạnh. Lão
Mạch nghiệm ra rằng, lúc nào bận rộn chân anh sẽ run lên liên tục, nhưng chỉ cần chịu nghỉ ngơi một lúc thì tình trạng ấy sẽ biến mất. Lão vừa
uốhg trà vừa quan sát văn phòng của Mặc Trì. Căn phòng rộng cả thảy bốn
mươi mét vuông. Trong đó kê một bàn làm việc, một giá sách lớn, một bộ
sô pha, một bàn trà, không chừa ra chỗ trô'ng nào, nhưng sao lão vẫn cảm giác như thiêu thiếu cái gì đó. Ngẫm nghĩ một lúc, lão mới phát hiện ra căn phòng này thiếu hoa.
Cả văn phòng rộng thế này mà chỉ có một bình hoa gỗ, bên trong cắm mấy cành lá to bản. Lão Mạch tuy là người ít học nhưng lại rất yêu hoa. Trước cửa hàng hay trên lan can nhà lão đều
trồng mai tam giác, bốn mùa đều có hoa tươi ngắm. Vốh là người thẳng
tính, lão sảng khoái nói: “Văn phòng của cậu bề thế thì bề thế thật đấy
nhưng không có hoa, thế này thì sát phong cảnh quá. Lần sau, tôi sẽ mang một ít hoa đến cho cậu trồng”.
“Không cần đâu, tôi cũng không có thời gian chăm sóc”, Mặc Trì thờ ơ nói.
Lão Mạch xua tay nói: “Ong chủ lớn như cậu mà còn phải tự tay trồng hoa sao? Hãy giao cho công nhân người ta làm”.
“Công nhân họ đều bận rộn hết cả rồi” Anh nhanh chóng chuyển đề tài: “Hôm nay anh Mạch đến đây có chuyện gì vậy?” Lão Mạch cười hì hì, thẳng thắn,
nói: “Đương nhiên là có chuyện, bình thường tôi sẽ gọi điện thoại mời
cậu đi uống trà chứ không có chuyện đi cả quãng đường xa tới công xưởng
của cậu đâu”.
Mặc Trì mỉm cười rồi đưa tay đập nhè nhẹ vào trước
ngực lão Mạch. Bây giờ người ta đều gọi anh là Mặc tổng, chỉ có những
người ở phố Đông Môn ngày xưa không câu nệ với anh mới khiến anh thấy
nhẹ nhõm, thoải mái: “Anh cứ nói đi, tôi sẽ cố hết sức”.
“Năm
ngoái em gái tôi kết hôn.” Lão Mạch nói: “Em rể thì mới xuất ngũ về, đến giờ vẫn chưa có công ăn việc làm, không biết chỗ cậu có thiếu người làm không. Em rể tôi tính tình thật thà lại khỏe mạnh, không sợ khó sợ khổ, nó muô"n học một cái nghề gì đó, theo tôi thấy nghề mộc là tốt nhất”.
Mặc Trì nhớ lại lúc anh mới lắp chân giả đi ra từ bệnh viện Khang Phúc,
lưng đeo ba lô, đi trên đường Đông Môn, rồi gặp lão Mạch: “Ong chủ, chỗ
ông còn tuyển người không”. Chuyện ngỡ như mới xảy ra ngày hôm qua, bây
giờ lại đến lượt lão Mạch hỏi chỗ anh có cần tuyển người không.
“Gần đây, công ti tôi đang có đợt tuyển người, để tôi tìm Giám đốc Lý ở Bộ
phận Nhân sự. Đầu tiên, cứ để cậu ấy chọn cái gì dễ dễ mà làm, sau đó
dần dần học kĩ thuật. Anh thấy thế nào?” “Được thế thì tốt quá. Tôi sớm
biết cứ tìm cậu là chuẩn mà”. “Chỉ là chuyện nhỏ thôi”, Mặc Trì cười
nói.
Nét mặt lão Mạch bỗng nghiêm lại, ông hạ giọng hỏi Mặc Trì:
“Gần đây, Trương “phát tài” có tìm đến chỗ cậu không?” Trương “phát tài” cũng là người quen cũ của họ, tền thật là Trương Đức Phát, cả ngày mơ
mộng phát tài nhưng chỉ thích ngồi mát ăn bát vàng, nên mới có biệt danh Trương “phát tài”.
“Mấy hôm trước, anh Trương có đến tìm tôi,
đúng lúc đó tôi đang bận họp nên cũng chỉ nói qua loa mấy câu rồi về
mất”, Mặc Trì nói.
“Thế hắn có mượn cậu...” Lão Mạch động đậy ngón cái vào ngón trỏ, làm động tác vẽ ra một con số.
Mặc Trì chần chừ một lúc rồi gật đầu: “Anh ta bảo cần hùn vốn làm ăn với bạn bè nên hỏi vay tôi hai ngàn tệ”.
“Cậu cho hắn mượn tiền rồi sao?” Lão Mạch kinh ngạc hỏi.
Mặc Trì gật đầu: “Anh ấy lông bông bao năm nay, cuối cùng cũng chịu chí thú làm ăn, sao tôi nỡ không giúp đỡ?”
Lão Mạch nghiến răng nói: “Cậu không biết đấy thôi, gần đây nó dính vào
nàng tiên nâu nên đi vay tiền khắp nơi. Cả phố đều bị nó lừa rồi, bây
giờ không ai đồng ý cho nó vay nữa. Nó cứ có tiền là đi mua thucíc, cho
nó vay là hại nó đấy”.
Mặc Trì ngạc nhiên quá đỗi: “Có chuyện đấy sao? Đáng ra tôi phải hỏi han kĩ hơn mới phải”.
“Thôi bỏ qua đi, cũng không trách cậu được. Bao nhiêu năm nay nó vẫn như vậy, về sau cậu cứ mặc kệ nó cho qua chuyện”, lão Mạch nói.
Biết Mặc
Trì bận rộn, lão Mạch chỉ ngồi trò chuyện thêm một lúc rồi ra về. Mặc
Trì mệt mỏi xoa xoa vùng thái dương. Gần đây, đơn đặt hàng nhiều quá,
công nhân phải làm thêm giờ mới kịp hạn giao hàng, anh cũng phẳi ở lại
“chiến đấu” cùng họ. Công nhân được luân phiên nghỉ ngơi, còn anh 24/24
phải có mặt ở xưởng, cơ thể anh đến lúc này gần như không đủ sức trụ
vững nữa. Mặc Trì nhẩm tính, sau khi xem xong mâV bản báo cáo này, anh
sẽ nghỉ ngơi một lúc. Khi nãy đứng nói chuyện với lão Mạch, anh đã mệt
mỏi như muốn khụy xuống đến nơi rồi.
Trong văn phòng có một gian
nhỏ, đó chính là phòng ngủ, cũng là “nhà” của Mặc Trì. Đến Thẩm Quyến
sáu năm nay, đã gây dựng được một sự nghiệp khiến ai ai cũng ngưỡng mộ,
thế nhưng đến giờ anh vẫn chưa có một ngôi nhà tử tế cho chính mình. Có
người khuyên anh, với tài lực hiện tại thì mua một căn hộ cũng chẳng
nhằm nhò gì, nhưng anh vẫn bình chân như vại. Bên cạnh anh đến một người thân thích cũng không có thì mua nhà để làm gì? Toàn bộ tiền tích ỉũy
và tâm sức của anh đều dồn cả vào công xưởng, vì thế sự nghiệp mỗi ngày
một lớn mạnh.
Mặc Trì miễn cưỡng đọc nốt mấy trang báo cáo còn
lại, lúc này mới nhận thấy bụng đang kêu réo cồn cào. Anh mở ngăn kéo
lấy ra một hộp mì ăn liền. Anh lấy nước sôi trong văn phòng úp mì, vội
vội vàng vàng ăn vài ba miếng, húp hết cả nước lẫn cái rồi vứt vỏ hộp và đi thẳng xuống phân xưởng.
Mới đi được nửa đường, Lý Chí Phi -
Giám đốc Bộ phận Nhân sự cất tiếng chào anh: “Tổng giám đốc Mặc, ngày
kia phỏng vấn tuyển nhân viên, anh có tham gia không?”
“Ngày mai
tôi phải đi Quảng Châu tham gia triển lãm, ba ngày nữa mới về.”, Mặc Trì nói: “Chuyện tuyển dụng cậu cứ tự quyết định. À phải rồi, ngày mai có
một quân nhân xuất ngũ đến phỏng vân, chưa cố tay nghề gì, nhưng là
người đáng tin cậy, cậu bố trí cho người ta một vị trí nhé”.
“Không vấn đề gì, đằng nào công ti cũng đang cần tuyển dụng bảo vệ, có quân nhân xuất ngũ thì tốt quá”, Lý Chí Phi nói.
Mặc Trì gật đầu, vỗ nhẹ vào vai Lý Chí Phi, ý mu
Hôm sau, Mặc Trì cho phép những công nhân đã làm thêm giờ liên tiếp trong thời gian qua được nghỉ nửa ngày, còn anh lại dậy
từ sáng sớm, mang theo vali xách tay bằng da bền trong đựng đầy sách
ảnh, cùng Phó tổng Trần Thâm ngồi xe khách đường dài tới Quảng Châu.
Trần Thấm mới hai mươi bảy tuổi nhưng đã có bốn năm kinh nghiệm làm quản lí ở doanh nghiệp Nhà nước và ba năm kinh nghiệm làm quản lí ở doanh nghiệp
tư nhân. Hai năm trước, Lý Chí Phi đã phát hiện ra cô trong ngày hội
tuyển dụng nhân tài. Sau vài vòng phỏng vấh và sát hạch, cô đều bị ỉoại, chỉ riêng tinh thần kiên nhẫn không chịu khuất phục của cô mới thuyết
phục được Lý Chí Phi. Ban đầu, cô làm Giám đốc bán hàng, sau đó nhanh
chóng được thăng chức lên làm Phó tổng giám đốc. Lý Chí Phi cười nói:
“Đằng nào Mặc tổng cũng không gần nữ sắc, để một đại mĩ nhân bên cạnh
anh ấy, tôi cũng thấy yên tâm”. Chuyện Lý Chí Phi phải lòng Trần Thấm là “bí mật” mà cả công ti đều biết.
Trần Thấm quả nhiên là người
dạn dày kinh nghiệm, vừa tới nhà triển lãm ở đường Lưu Hoa, cô đã nhanh
chóng làm thủ tục và tìm thấy vị trí gian trưng bày của họ. Mặc Trì lấy
từ trong vali xách tay ra tấm pa nô được gấp gọn và tập sách ảnh về công ti, còn Trần Thấm rút ra từ túi xách của mình một chiếc hộp thủy tinh
được chạm khắc tinh xảo. Bên trên hộp khắc dòng chữ bằng tiếng Trung và
tiếng Anh: “Xin để lại danh thiếp”.
Hôm nay là ngày khai mạc cuộc triển lãm đồ nội thất thủ công mĩ nghệ, ngưòi người đông như kiến,
không khí ồn ào, tấp nập. Bộ sưu tập đồ nội thất làm theo phong cách giả cổ của Tư Chi Thanh nhận được nhiều đánh giá tốt từ các nhà buôn nước
ngoài. Mấy vị khách đến từ Anh vây quanh gian triển lãm của họ và yêu
cầu tư vấn. Mặc Trì dùng tiếng Anh giải đáp từng câu hỏi của họ. Trần
Thấm cũng đang tự học tiếng Anh. Cô tự nhận thấy khả năng viết cũng mình đã khá, nhưng nghe nói vẫn chưa được. Cô không hiểu lắm những gì Mặc
Trì đang nói với mấy ông ngoại quốc.
Mặc Trì đứng trước quầy
triển lãm, phát tài liệu cho khách nước ngoài. Miệng anh nói không ngớt, thái độ ung dung điềm đạm, khách hàng chốc chôc lại mỉm cười tỏ ý hài
lòng. Anh có làn da trắng muốt, khuôn mặt với những đường nét sắc sảo,
hấp dẫn không kém gì tượng điêu khắc Hy Lạp. Tay phải anh cầm tài liệu
còn tay trái bám vào cạnh bàn. Trần Thấm tự nhủ, cái chân của anh lại
đang giở chứng rồi. Mỗi lần phải đứng quá lâu hoặc đi lại nhiều, anh đều phải dựa vào một chỗ nào đó để giữ thăng bằng. Có một lần, anh đứng hơn bốn tiếng đồng hồ ở phân xưởng cùng công nhân nghiên cứu một phương
pháp cải tiến sản xuất, đến khi chuẩn bị rời đi thì hai chân đã không
thể cử động được nữa. Trần Thấm lúc ấy sợ hết hồn. Bản thân anh lại
không lo lắng gì, chỉ nhỏ nhẹ bảo Lý Chí Phi mang một chiếc ghế tới,
ngồi khoảng hơn mười phút thì chân bắt đầu từ từ cử động lại được.
Đến tầm trưa, dòng người tham quan đã ngớt. Những gian hàng bên cạnh đều đã mua cơm hộp về ăn cho xong bữa. Mặc Trì cho rằng, ăn cơm ngay trong
gian hàng sẽ ảnh hưởng tới hình tượng công ti nên anh bảo Trần Thấm ra
ngoài ăn. Trần Thấm cung kính nói: “Mặc Tổng, bên ngoài có bàn trà, anh
ăn một chút gì đó rồi nghỉ ngơi dăm ba phút đi”. Cả buổi sáng, Mặc Trì
đã kiên trì đứng trước quầy, tiếp đón khách hàng, lúc này sắc mặt tái
nhợt đi, trán đã ướt đẫm mồ hôi.
“Ưu tiên phụ nữ, cô cứ ăn trước đi”, Mặc Trì nói.
Trong hai năm làm việc với Mặc Trì, Trần Thấm không còn lạ gì tính cách của
anh, cô cũng không từ chối nữa. Cô tối bàn trà, gọi một suất cơm hộp,
một phần hoa quả, sau đó mất nửa tiếng đồng hồ để ăn xong bữa trưa và
quay về gian hàng của công ti. Lúc này, có mấy vị khách lại đến vây
quanh. Mặc Trì đang giới thiệu với họ về trào lưu đồ nội thất giả cổ và
đặc điểm hàng nội thất của Tư Chi Thanh. Thời gian nghỉ trưa ngắn ngủi
đã kết thúc, đến buổi chiều, hết đợt khách này đến đợt khách khác ùa tới khiến Mặc Trì không có lấy một phút ngừng nghỉ để đi ăn. Anh cứ bận rộn như thế cho tới tận buổi tối khi triển lãm đóng cửa. Họ đứng ở cổng nhà triển lãm Lưu Hoa. Sắc mặt Mặc Trì nhợt nhạt, bàn tay anh nắm chặt đưa
lên che miệng, khẽ ho mấy tiếng. Trần Thấm lo lắng nhìn anh, anh cười
ngại ngùng: “Hôm nay chúng ta thu hoạch được nhiều quá. Đúng rồi, cô
không phải về thăm nhà sao?” Trần Thấm là người Quảng Châu, lần nào tới
Quảng Châu công tác, cô cũng tiện thể ghé về qua nhà.
Trần Thấm
gật đầu nói: “Em phải ghé về thăm mẹ một chút, hay là anh cùng đến nhà
em ăn tối luôn. Em sẽ bảo mẹ em hầm canh cho anh, ăn xong rồi hẵng về
khách sạn nghỉ ngơi”.
“Không cần đâu, tôi hơi mệt nên muốn về khách sạn luôn”.
Trần Thấm chau mày: “Lúc nãy, anh vẫn còn ho thế cơ mà”.
Mặc Trì lắc đầu nói: “Không khí ở trong triển lãm tệ quá, ra ngoài hít thở một chút là ổn”.
Trần Thấm không khách sáo nhiều với anh, cô vẫy tay gọi taxi: “Vậy em về nhà trước. Tám rưỡi sáng mai chúng ta gặp mặt ở đây”.
Taxi đến rồi, Mặc Trì nhường Trần Thấm lên xe trước, còn mình đợi chuyến xe sau.
Mặc Trì trở về khách sạn đã đặt trước, tắm rửa và ngồi ghi lại nhật kí công việc. Bỗng tiếng chuông cửa vang lên, anh tưỡng là nhân viên khách sạn
mang nước nóng tới, liền trùm chân kín người rồi nói: “Mời vào”.
Tiếng Trần Thấm vang lên: “Mặc tổng, em vào đây”.
Mặc Trì giật mình, muốn ngăn cô lại nhưng không kịp nữa rồi. Trần Thấm xách một chiếc cặp lồng giữ ấm bước vào, vừa đi vừa nói: “Mặc tổng, mẹ em
bắt em mang canh gà hầm nhân sâm tới cho anh, còn có bánh chẻo nhân tôm
và điểm tâm vừa mới làm xong. Em đoán anh vẫn chưa ăn cơm...” Cô đi đến
trước giường Mặc Trì, giương mắt nhìn cái chân giả đang nằm chình ình ở
đó.
“Mặc tổng...” Nỗi kinh ngạc lộ cả ra trên gương mặt Trần Thấm, cô trở nên lắp bắp.
Mặc Trì không ngờ người bước vào lại là Trần Thấm. Mặc dù, họ đã cùng nhau
đi công tác rất nhiều lần, nhưng cô chưa từng bước chân vào phòng nghỉ
của anh. E rằng cái chân giả của mình sẽ làm cô khiếp sợ, Mặc Trì vội
vàng lấy áo vest phủ lên, cố ỉàm ra vẻ nhẹ nhõm: “Đặt ở đây là được rồi, giúp tôi gửi lời cảm ơn tới bác”.
Vốn vẫn là một người dày dặn
kinh nghiệm, Trần Thấm đặt cặp lồng xuống, múc một bát canh rồi đưa cho
anh. Cả quá trình đó, cô không dám nhìn cái chân giả lấy một lần.
Mặc Trì nhận lấy bát canh, đặt lên mặt bàn cạnh giường rồi đưa cho cô mấy
trang bản thảo kín đặc chữ: “Đây là những thắc mắc chủ yếu của khách
hàng ngày hôm nay. Cô xem qua rồi về họp với tổ Thiết kế, nghiên cứu làm thế nào để cải tiến sản phẩm”.
Trần Thâ'm nhận lấy mấy trang
giấy và cố làm ra vẻ bình tĩnh: “Vâng, em biết rồi. Mặc tổng, anh ăn
chút gì đi. Taxi đang đợi em ở dưới tầng, em xin phép về trước”.
Trần Thấm đi rồi, Mặc Trì mới ngồi dậy, dựa lưng vào thành giường. Nhiều năm trước, anh đã từng cho rằng, anh có thể thản nhiên chấp nhận mọi ánh
mắt khác lạ người ta dành cho mình, có lẽ bởi lúc ấy anh đang sông trong những giây phút đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Có Tư Tồn ngọt ngào, dễ
thương đẩy anh trên xe lăn, đi dạo, chơi công viên, cho khỉ ăn, ăn trộm
ngô, dìu đỡ anh leo núi Lư, giới thiệu anh với các chị em cùng kí túc và đắc ý khoe rằng anh là niềm kiêu hãnh của cô. Có người vợ như thế ở bên cạnh, anh việc gì phải để tâm tới những ánh mắt khác chứ?
Sáu
năm trước, anh một mình lưu lạc đến Thẩm Quyến, chạy tới chạy lui đúng
ba trăm công ti. Người ta thấy anh chỉ có một chân, tay thì ôm nạng,
liền lập tức xua tay: “Chỗ chúng tôi đủ người rồi”. Với chữ viết rất
đẹp, anh chỉ xin làm những công việc văn thư hành chính nhưng cũng không ai cho anh một cơ hội. Chỉ có lần, một ông chủ mang cái răng dát vàng ở tiệm ngũ kim hỏi anh: “Cậu chỉ còn một bên chân thì đi lại có khó khăn
không?” Mặc Trì nói: “Không thành vấn đề”. Ông ta vừa xỉa răng vừa nói:
“Cậu đi thử vài bước cho tôi xem”. Mặc Trì nhẫn nhịn uất ức, nghiến răng chống nạng lết về phía trước một vài bước, sau đó quay đầu nhìn ông
chủ. Ông ta lắc đầu nói: “Dáng đi trông khó coi quá, tôi không thuê cậu
được”.
Giây phút đó, máu nóng trong người Mặc Trì dồn lên tận
đỉnh đầu. Anh thật sự muốn xông đến đánh cho ông ta một trận. Lúc ấy,
bao nhiêu người vây quanh cửa hàng, anh nhìn thấy ở họ những ánh mắt chế nhạo, đặc biệt là ông chủ tiệm ngũ kim với cái răng dát vàng bóng
loáng.
Mặc Trì không nhớ nổi mình đã rời khỏi tiệm ngũ kim đó như thế nào. Anh chịu đựng đủ mọi khó khăn tới đây không phải để đi du
lịch. Anh buộc phải sinh tồn được ỡ thành phố1 này. Theo tấm quảng cáo
dán ngoài đường, anh tìm đến Bệnh viện Nhân dân Thẩm Quyến yêu cầu lắp
chân giả. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ nói rằng, chân phải của anh vừa có
gai xương lại vừa bị viêm khớp, nếu lắp chân giả thì việc đi lại sẽ rất
vất vả, hơn nữa lắp rồi cũng khó lòng thoát li khỏi cây nạng nên họ đề
nghị anh không nên lắp. Mặc Trì chỉ nói với bác sĩ một câu: “Tôi cần có
một đôi chân vì tôi cần một công việc để làm”.
Một tháng sau, anh đã có thể đi lại mà không cần dùng đến nạng, đến bác sĩ cũng phải ngạc
nhiên và gọi đó là kì tích. Anh đã tìm được công việc đầu tiên như ý
nguyện, chính là ở tiệm băng hình của lão Mạch. Anh nhớ lại chuyện Tư
Tồn và Tịnh Nhiên đã từng tận dụng thời gian nghỉ hè đi bán băng
cassette. Tư Tồn dùng số tiền kiếm được mua tặng anh một đôi giầy. Từ đó trở đi, anh chỉ mang vào chân đôi giày mà cô tặng.
Từ một cậu
chạy việc trong cửa hàng băng hình nhỏ, giờ đây anh đã trở thành ông chủ lớn có trong tay hàng trăm vạn tệ. Thế nhưng, người mà anh yêu nhất là
Tư Tồn lại không có bên cạnh, anh thấy mình không đủ dũng khí để đối mặt với những ánh nhìn. Lần trước là lão Mạch, lần này là Trần Thấm, khi
thấy anh chỉ có một bên chân, họ theo bản năng đều nhất loạt lấy làm sợ
hãi.
Mặc Trì nhắm chặt mắt, mường tượng trong tâm trí hình ảnh Tư Tồn. Dù đã chung sống với nhau bốn năm trời nhưng đến một bức ảnh của
cô anh cũng không có. Bản thân anh tàn tật không thích chụp ảnh đã đành, Tư Tồn cũng chưa từng nhắc tới chuyện đó. Cô gái nhỏ ngoan ngoãn ấy
không bao giờ đòi hỏi ở anh bất cứ điều gì.
Trong kí ức của anh,
cô luôn trong dáng vẻ vận áo sơ mi trắng, đi giày vải, tóc tết thành hai bím thấp, giống hệt như ngày đầu tiên cô xuất hiện ở nhà họ Mặc. Sáu
năm nay, anh không có chút tin tức gì của Tư Tồn. Nhưng như thế đã sao?
Lồng ngực Mặc Trì chợt nhói đau, nhưng miệng anh lại thoáng nở nụ cười.
Đêm nào họ chẳng gặp gỡ nhau trong giấc mộng.