Chế Tạo Hào Môn

Chương 265: Chương 265: Mất trí nhớ




Sau khi nhấp một ngụm rượu, Hoắc Khải không hề nhận xét luôn mà hơi nghiêng cái ly rồi quan sát, sau đó mới nói: “Màu sắc và vị dung hòa với nhau, nhưng cũng chứng tỏ rằng nó không có gì đặc biệt hết. Phần kết hợp giữa nước và rượu không hề có các màu sắc dễ phán đoán năm tuổi như là xanh, hồng, hổ phách mà lại ánh lên màu đỏ cam, chứng tỏ rằng chất lượng rượu đã bị hư tổn. Vì vậy, có lẽ vấn đề là ở việc đậy nắp hoặc lúc chưng cất, khiến cho chất lượng rượu suy giảm. Tôi đề nghị cô nên uống hết nó thật nhanh và đừng có giữ lại nữa”. Nghe xong, Phan Tư Mễ lập tức cầm ly lên, nếm thử và quan sát.

Hoắc Khải ở bên cạnh thì chỉ dẫn: “Phải nghiêng một góc 45 độ, cô thấy tầng nước kết hợp giữa thành ly và rượu chưa? Nó càng rộng thì tức là nồng độ cồn càng cao. Mà phần kết hợp giữa nước với rượu cũng sẽ có nhiều màu sắc khác nhau để thể hiện độ tuổi của rượu. Màu xanh và tím nhạt thì tức là khoảng ba đến năm năm tuổi, màu đỏ gạch thì là năm đến sáu năm, còn màu hổ phách thì là tám đến mười năm”.

Được Hoắc Khải nhắc nhở, Phan Tư Mễ đúng là đã nhìn thấy màu đỏ cam nhàn nhạt. Theo cách nói của Hoắc Khải thì tức là rượu đã bị tổn hại.

Tay cầm ly của cô ta run run, thể hiện sự giận giữ.

Bình rượu này là do cô ta mua ở một nhà bán rượu cao cấp trước khi về nước. Theo lời người bán thì nó có chất lượng cực cao, nếu đem về nước bán thì ít nhất cũng được ba đến bốn mươi ngàn.

Bây giờ thì, chất lượng cao cái cóc khô gì chứ!

Chất lượng rượu bị tổn hại, tức là bình rượu này không được đậy kín. Bất kể chất rượu có tốt hay không mà bị hở thì chắc chắn sẽ công cốc.

“Cái gã khốn kiếp!”, Phan Tư Mễ lầm bầm.

Cô ta không nghi ngờ rằng Hoắc Khải có đang bốc phét hay không, vì những kiến thức này quá chuyên nghiệp, người bình thường không thể biết đến được. Dù có muốn nói xạo thì cũng không nghĩ ra nổi để mà xạo.

Hoắc Khải không nghe rõ, bèn hỏi lại: “Cô nói gì cơ?”

“Không có gì”, Phan Tư Mễ đặt bình rượu xuống và nói: “Nếu không giữ được lâu thì uống hết cho nhanh thôi, không chất lượng rượu lại ngày càng đi xuống. Nào, cạn ly vì sự chuyên nghiệp của anh!”

“Chuyên nghiệp gì đâu. Ngày xưa tôi quen một người nếm rượu. Người đó chỉ cần liếc một cái, ngửi một chút là biết rượu được sản xuất ở đâu. So sánh với người đó thì tôi chỉ là một con mọt sách học vẹt mà thôi”, Hoắc Khải khiêm tốn đáp.

“Nếu phái nam cũng mọt sách như anh thì tôi thấy đây sẽ là loại đàn ông được cả thế giới chào đón nhất đấy”, Phan Tư Mễ cụng ly với anh ta rồi thở dài: “Đáng tiếc là bạn thân của tôi đã lấy anh rồi, nếu không thì tôi cũng muốn cạnh tranh với cô ấy lắm đó”.

Câu nói này rất dễ hiểu sang nghĩa khác. Hoắc Khải bình thường sẽ không đáp lại mà chỉ nâng ly lên tỏ ý rồi uống một ngụm.

“À mà ngày xưa anh học ở trường đại học nào vậy?”, Phan Tư Mễ hỏi.

Muốn khiến một người phạm sai lầm thì có hai cách.

Một là nâng anh ta lên thật cao, khiến anh ta đắc ý vô cùng, tự cho bản thân là đúng.

Hai là kéo gần khoảng cách với anh ta, dụ anh ta làm những điều bình thường anh ta không dám làm với người lạ.

Phan Tư Mễ lựa chọn cách thứ hai, vì cô ta và Ninh Thần là bạn đại học. Nói mấy vấn đề này sẽ tiện hơn mà cũng dễ khiến đối phương buông lỏng cảnh giác hơn.

Thế nhưng sau khi cô ta hỏi thì Hoắc Khải lại ngẩn ra.

Bởi vì khi anh muốn trả lời câu hỏi này thì lại cảm thấy đầu mình trống rỗng. Điều khó hiểu nhất là, dù anh cố sức hồi tưởng thế nào thì cũng không nhớ nổi bản thân đã từng học ở đâu.

Không, không chỉ mỗi đại học đâu. Nếu hồi tưởng về sâu nữa thì lại càng là một khoảng trắng. Mà anh càng nghĩ nhiều thì đầu anh lại càng khó chịu.

Hoắc Khải trở nên ngơ ngác, sao lại không nhớ ra được thế này?

Mãi cho đến giờ, anh mới nhận ra, từ khi sống lại, anh chưa từng nghĩ đến những chuyện lúc trước.

Hình như anh đã dồn toàn bộ lực chú ý và tâm trí lên người Ninh Thần cả rồi.

Điều duy nhất anh rõ ràng là anh đã gặp Ninh Thần ở bệnh viện, sau đó họ yêu nhau và kết hôn.

Trước đó thì sao?

Đừng nói là học đại học trường nào, đến cả người nhà là ai, anh còn không biết nữa là.

Cái thông tin anh là cô nhi này là do Ninh Thần nói. Còn việc anh có phải cô nhi hay không, hoặc bố mẹ anh đã qua đời thế nào thì anh cũng không nhớ được.

Bạn bè và thân thích thì càng không thấy một bóng người.

Mặc dù “anh” là một con mọt sách, là một cô nhi, nhưng không thể quên sạch sẽ mọi chuyện như thế được chứ?

Phan Tư Mễ thấy vẻ khác thường của anh thì hỏi: “Anh sao thế? Tôi hỏi anh học trường đại học nào thôi mà sao như kiểu là nuốt phải ruồi vậy”.

Hoắc Khải ngẩng đầu lên nhìn cô ta. Mấy phút sau anh mới hỏi: “Nếu tôi nói là tôi không nhớ nữa thì cô có tin không?”

“Anh không muốn nói thì thôi, sao phải lấy ra lắm lí do thế? Anh nghĩ tôi có tin không?”, Phan Tư Mễ nói thẳng.

“Chính tôi cũng không tin được mà”, Hoắc Khải nâng ly lên rồi lại uống một ngụm nữa.

Anh đột nhiên nhận ra, bản thân không quá hiểu rõ Lý Phong. Một người không thể đột nhiên mất trí nhớ như vậy được. Khi sống lại, anh cũng chỉ có thể nhớ được thời gian ở bên Ninh Thần, tại sao lại không nhớ được những chuyện trước đó chứ?

Nếu là người bình thường thì sẽ cho rằng đây là di chứng sau khi sống lại.

Kiểu như khi bị tai nạn thì người bị hại sẽ có khả năng bị mất trí nhớ vậy.

Nhưng Hoắc Khải không phải người bình thường, anh đến từ một gia tộc giàu có và đẳng cấp, hơn nữa còn là người đứng đầu cả gia tộc!

Người như vậy sẽ không bao giờ xem thường bất kỳ tình tiết nào.

Anh cố gắng nhớ về xuất phát điểm của trí nhớ, nhưng chỉ nhớ được lần đầu anh gặp Ninh Thần là anh vẫn còn đang nằm trên giường.

Khi ấy, Ninh Thần lấy khăn chấm môi cho anh. Ấn tượng đầu của anh về cô giống như gặp được thiên thần thực thụ vậy.

Đẹp đẽ và ấm áp như thế.

Tại sao khi đó anh lại nằm trên giường bệnh? Anh đã mắc phải căn bệnh gì sao?

Những câu hỏi không có đáp án này, anh càng nghĩ càng không nhớ nổi.

Quan trọng nhất là, tại sao Ninh Thần lại giúp anh làm ẩm môi? Vậy tức là hai người đã quen biết từ lâu? Nhưng quen biết ra sao thì anh lại không thể nhớ ra.

Hoắc Khải lại nhấp ngụm rượu thứ ba. Đằng sau chuyện này hình như có gì đó khác lạ. Có lẽ anh nên hỏi Ninh Thần xem là đã xảy ra chuyện gì.

“Nè, đã bảo là cùng nhau uống rượu nói chuyện phiếm mà. Anh uống hết một mình là sao hả!”. Phan Tư Mễ nói rồi rót thêm rượu cho Hoắc Khải. Cô ta rót gần đầy ly rồi nói: “Nếu anh thích uống như vậy thì uống nhiều lên, tôi uống cùng anh. Cạn ly!”

Nói rồi, cô ta ngẩng đầu lên, một hơi uống cạn.

Dù là loại rượu gì đi nữa, uống như thế thì không khác nào bò ăn mẫu đơn, sẽ chẳng nếm ra cái vị gì hết.

Nếu là bình thường, Hoắc Khải sẽ không quan tâm người khác có uống hết hay không, anh chỉ uống theo cách của mình.

Nhưng hiện tại, Hoắc Khải lại không làm thế.

Tư duy của anh đang hơi hỗn loạn, tâm trạng cũng phức tạp vì vô tình phát hiện bản thân rơi vào trạng thái mất trí nhớ. Với bất kỳ ai đi nữa thì đây cũng là một việc lớn. Hơn nữa, trực giác còn nói với anh rằng, chuyện mất trí nhớ không liên quan nhiều đến việc sống lại, nếu không thì anh sẽ không chỉ nhớ được mỗi lần gặp nhau đầu tiên trên giường bệnh.

Chuyện này không thể trùng hợp đến vậy được.

Vì vậy, sau khi Phan Tư Mễ uống cạn thì Hoắc Khải cũng nâng ly lên rồi uống ừng ực.

Anh không quan tâm là có bao nhiêu rượu. Xét về tửu lượng thì ít ai đọ được với anh lắm.

Người nhà họ Hoắc có tửu lượng cũng có gan uống rượu. Theo cách nói của tổ tông nhà họ Hoắc thì là, anh có thể ép tôi uống đến chết, nhưng muốn tôi nhận thua thì đừng hòng!

Nhà họ Hoắc vĩnh viễn không bao giờ nhận thua!

Dĩ nhiên, lúc này mà còn nói đến tửu lượng hay gan uống rượu thì đúng là chẳng hề liên quan.

Thứ Hoắc Khải đang uống bây giờ là sự mơ hồ, chứ chẳng phải muốn đọ với ai.

Mà Phan Tư Mễ thì cũng vui vẻ nhìn anh uống như vậy. Ly vừa cạn thì cô ta liền rót đầy thêm.

Cô ta thấy Hoắc Khải đang nghĩ về chuyện xưa. Dường như thấy gì không ổn, cô ta không nói những chuyện nhức đầu nữa mà chuyển sang những chủ đề dễ chạm vào trái tim con người hơn, như là ước mơ chẳng hạn.

“Thật ra tôi không định làm bác sĩ tâm lý đâu, điều tôi mong muốn nhất là vào rừng sâu và mở một quán bar trong đó. Khách đến nơi đây sẽ có thể uống bia, giơ tay lên hái lá cây và cỏ non để bón cho mấy bé động vật nho nhỏ ở xung quanh. Mỗi lúc đi ngủ, bên cạnh tôi sẽ có một con cáo, một chú sóc nhỏ, cả hươu sao nữa. Khi tỉnh dậy sẽ có chim chóc đậu bên cửa sổ hát ca, sẽ có gấu lớn quỳ trước bậc thang chờ tôi bón mật ong cho nó, còn có cả sư tử tản bộ xung quanh, thỉnh thoảng lại gầm lên vài tiếng”.

Phan Tư Mễ mễ vừa nói vừa uống, ánh mắt dần trở nên mơ hồ. Có thể thấy, cô ta không hề đang nói dối. Có lẽ đây từng là ước mơ đơn thuần nhất trong nội tâm của cô ta.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.