HÔM SAU, Thu mặt dày mày
dạn hỏi vay tiền mấy người trong tổ cải cách giáo dục, bảo vay tiền để mua
đường phèn cho mẹ. Sắp đến ngày về, không ai còn nhiều tiền. Anh cán bộ Lí và
thầy Triệu hiệu phó gom lại được mười tám đồng, đưa cho Thu vay.
Bà Trương và mọi người
trong nhà đã về, Thu nghe thấy tiếng Ba đang đùa với thằng Hoan ở phòng ngoài,
liền lấy tiền đi ra, thấy anh ngồi trên chiếc ghế thấp, thằng Hoan đang bám lấy
lưng anh rất thân thiết. Thấy Thu, anh ngước lên hỏi han, nhưng Thu làm ra vẻ
lạnh lùng, không nói gì, ném tiền lên chân anh, nói:
- Cảm ơn anh đã mua giúp
đường phèn, anh xem đã đủ chưa?
Vẻ mặt Ba khiến Thu nhớ
đến câu nói của nhân vật Tường Lâm trong truyện của Lỗ Tấn “giống như bị
nướng”, Thu thấy anh nhìn số tiền trên chân tưởng như tiền đang làm bỏng chân,
nhưng anh không dám cầm. Anh ngước lên, hình như đang hỏi đã xảy ra chuyện gì?
Không biết tại sao Thu
cảm thấy mình có quyền nổi giận với anh, Thu thở gấp gấp, nói:
- Đủ chưa? Không đủ bảo
em, em sẽ bù thêm.
Thật ra Thu đã đưa anh
toàn bộ số tiền vay được, không còn đâu tiền để bù thêm, nếu thiếu, Thu phải đi
vay nữa.
- Anh nói rồi cơ mà… sau
này trả cũng được.
- Nói rồi, nhưng sự việc
thay đổi, anh có thể đánh thuế những câu nói của người khác được không?
Anh suy nghĩ câu nói của
Thu, hình như vẫn không hiểu, chỉ nói:
- Thu bảo không có tiền,
tiền đâu nhiều thế này?
- Vay những người trong
tổ cải cách giáo dục.
Anh như người bị tổn
thương:
- Thu nhất định đi vay,
tại sao phải vay người khác?
- Em thích vay người
khác. Em thay mặt mẹ em cảm ơn anh.
Nói xong, Thu đi vào
trong buồng, lấy cuốn vở viết lịch sử thôn ra định viết gì đó. Nhưng tay Thu
run lẩy bẩy, không biết mình đang tức giận hay rét.
Anh theo vào, đứng sau
lưng Thu:
- Có chuyện gì vậy? Nói
với anh đi, Thu đừng làm như thế, chắc chắn đã xảy ra chuyện gì rồi, mới hôm
kia còn vui vẻ, tại sao…
- Hôm kia thế nào? Em đã
nói không vay tiền của anh rồi.
Anh nghi ngờ, hỏi:
- Là vì hôm ấy anh bảo
cho Thu vay tiền, Thu giận anh đấy à? Hôm ấy Thu nói không cần, anh đâu có miễn
cưỡng. Anh biết Thu là con người rất tự trọng, không muốn tiếp nhận sự giúp đỡ
của người khác, nhưng Thu… Thu đừng coi anh… như>
Thu nghĩ: đúng là kẻ lười
dối, miệng nói ngọt như đường, nếu tôi không biết ruột gan anh thì đã bị anh
lừa rồi. Có phải hồi ấy anh cũng đã lừa dối vợ chưa cưới của anh giống như thế
này? Chị ấy có biết anh đang lừa dối người khác không? Chả trách người ta nói,
những người mỏng môi không thể tin nổi, anh ta lừa dối được mi thì cũng lừa dối
được người khác, cứ củ mỉ thật thà như Lâm thì không bao giờ lừa dối ai.
Thu vẫn không quay lại,
nói:
- Anh đừng đứng đây. Đi
đi, em còn phải viết.
Thu có cảm giác anh vẫn
đứng đấy, nhưng cô vẫn không quay đầu lại, chỉ run rẩy viết gì đó. Một lúc sau,
cảm thấy anh đã đi Thu mới quay đầu lại, quả nhiên anh đã đi thật. Thu rất
buồn, cứ nghĩ anh còn đứng sau lưng mình, thậm chí đứng mãi đấy.
Thu cũng không biết tại
sao mình lại thế, muốn quên anh, coi như không có anh. Thu vẫn nghĩ không khó
gì để quên anh, gặp anh, cũng có thể bực tức nói vài câu. Khi anh tỏ ra đáng
thương nhìn Thu, lòng Thu lại rất kiên định, không chút lay chuyển. Nhưng khi
anh đã đi thật rồi, Thu lại hoang mang bối rối, chỉ biết oán giận mình, nghĩ
bụng: tại sao anh lại có thể như thế? Tại sao lại như thế? Em chỉ mới nói vài câu
mà anh đã bỏ đi?
Thu cảm thấy hành động
của mình thật đáng xấu hổ, người ta chiều mi, sợ mi nổi giận, mi lại nhởn nhơ,
nói những câu làm tổn thương người ta; đến khi người ta bỏ đi, mi lại hối hận.
Mi buộc người khác phải lạnh lùng với mi, xem thường mi. Thu tự nguyền rủa, rồi
giả vờ đi ra sau nhà để xem anh đã đi thật chưa. Thu đi qua nhà ngoài, vào bếp,
đi ra sau nhà, phát hiện anh không còn ở nhà trên, không có ở trong bếp, Thu
dỏng tai nghe, cũng không nghe thấy tiếng anh. Anh đi thật rồi, anh giận mình,
vì mình không tôn trọng anh, lạnh lùng với anh. Thu như người mất hồn tìm anh
khắp nơi, không biết anh đi đâu. Thu không biết phải làm thế nào, Thu bất chấp
tất cả, chỉ mong anh vẫn chưa đi.
Cuối cùng Thu thấy anh
trong nhà để cối xay, anh đang xay còn bà Trương ngồi bên cho thóc vào cối. Thu
nhìn anh, biết anh chưa đi, không còn hoang mang, lại giận anh, hằn học thầm
chửi “đồ lừa dối”, rồi quay về buồng mình.
Liền mấy ngày sau đấy,
Thu không quan tâm đến anh. Anh tìm cơ hội để nói chuyện với Thu, hỏi Thu cuối
cùng có chuyện gì, Thu không nói. Có lúc anh hỏi quá nhiều, Thu bự buông một
câu:
- Việc anh làm, anh tự
biết.
Anh cầu khẩn:
- Anh không rõ, Thu bảo
với anh, anh đã làm điều gì sai trái?
Thu mặc kệ, vào buồng
mình, giả vờ viết lách. Thấy anh không bực mình bỏ đi, Thu càng tỏ ra lạnh
lùng, vẫn không giải thích, khiến anh dằn vặt suy nghĩ. Thu không biết mình tại
sao lại cho mình cái quyền giày vò anh, là bởi Thu có thể làm anh đau khổ hay
sao? Hay là cảm thấy hôm ấy trên núi anh đã ôm hôn, cho nên phải dùng phương
thức giày vò để trừng phạt anh?
Tổ cải cách giáo dục
chuẩn bị về thành phố K, Thu vẫn không nghĩ được cách nào tốt hơn để đem số hạt
hồ đào về, Thu kiên quyết không để Lâm mang về, càng không để Ba mang. Nhưng
Thu không mong tổ cải cách giáo dục giúp, vì trong tổ ai cũng phải đem theo
hành lí của mình, có thể cõng nổi hành lí của mình đã khó, liệu ai có thể giúp
Thu xách hộ cái làn hồ đào?
Thu muốn bóc bỏ vỏ, chỉ
mang nhân hồ đào về thôi, như vậy nhẹ đi rất nhiều, những Mẫn bảo, nếu bóc bỏ
vỏ thì rất khó bảo quản, không thể để mẹ ăn một lúc hết từng ấy, nhất định phải
dự phòng lần sau bệnh tái phát. Thu nghĩ cũng phải, đành để cả vỏ mang về.
Chị Mẫn đề nghị:
- Để Lâm mang giúp, vì
chú ấy ít khi lên thành phố, cũng coi như đi chơi một chuyến. Nếu thấy không
tiện thì để bố chồng chị cử chú ấy đi, coi như tiễn cả tổ cải cách giáo dục,
đội sản xuất sẽ ghi công điểm cho chú ấy.
Thu thấy như vậy càng bất
tiện, kéo cả ông trưởng thôn vào cuộc, mình càng trở thành nàng dâu trong nhà
ông.
Cho đến trước ngày lên
đường, Phương từ Nghiêm Gia Hà về mới giải quyết được vấn đề: để Phương đi
tiễn, nhưng cô lại không xách nổi cái làn hồ đào, có thể đi với Lâm, hai anh em
lên thành phố K đi chơi, tiện thể giúp Thu. Phương nói, từ lâu cô muốn lên đấy
chơi, nhưng vì không có bạn, rất may có lí do để đi chơi. Bà Trương và Mẫn cũng
bảo Phương tiện thể mua vài thứ trên phố. Thu cũng chẳng nghĩ được cách nào
khác, trong suy nghĩ cảm thấy làm như vậy là để trừng phạt Ba, cô liền>
Lâm rất phấn chấn, bà
Trương cũng rất phấn chấn. Bà soạn sửa áo quần, giày tất cho Lâm đi làm khách,
lại chỉ bảo cậu ta phép tắc lễ nghi, dặn cậu ta gặp mẹ Thu phải chào là “cô
giáo”, không được ngây ra như tượng gỗ; ăn uống phải từ tốn, không được như tù
nhân đói khát; đi đứng phải nhẹ nhàng, không được băm bổ như cuốc đất. Tóm lại,
bà dặn tỉ mỉ, dặn đi dặn lại, xem ra không có cách nào để làm thay con trai.
Buổi tối, Ba đến. Lúc anh
đến, cả nhà đang nhộn nhịp chuẩn bị cho Lâm lên thành phố K chơi. Bà Trương và
chị Mẫn bận cho hồ đào vào túi, lấy một ít đậu khô, rau khô, dưa muối gói lại,
bảo Thu đem về làm quà.
Thu rất sợ, cảm thấy sự
việc vượt quá dự định, bào hai anh em Lâm lên thành phố chơi, tiện thể mang
giúp hồ đào, lúc này làm như Lâm lần đầu tiên ra mắt bố mẹ vợ vậy. Thu định
ngăn lại, nhưng không dám nói, tình cảm khó chối từ, không ai đang tay tát
người đang cười, người khác đang vui mừng phấn khởi làm thế náo để dội nước
lạnh? Với lại, bà Trương cũng không bảo Lâm gặp mẹ Thu phải gọi bằng mẹ, mà chỉ
bảo gọi bằng cô giáo. Lẽ nào ở trong nhà bà Trương bấy lâu, nay con bà lên chơi
mình lại không tiếp?
Ba đứng giữa những người
đang bận bịu túi bụi, tỏ ra khó hiểu, không biết gia đình có việc gì. Anh hỏi
mới biết cả nhà đang chuẩn bị hành trang cho Lâm lên chơi nhà Thu, mặt anh biến
sắc, đứng ngơ ngác trở thành sự so sánh khác biệt với những người đang bận kia.
Thu nhìn anh, có phần vui
mừng vì đau khổ của người khác, nghĩ bụng: ai bảo anh có vợ chưa cưới? Anh vui
vì có vợ chưa cưới, tôi vui vì có người giúp đỡ. Vừa rồi Thu còn hối hận để Lâm
mang hồ đào lên phố giúp, sợ xảy ra chuyện phiền hà, bây giờ lại thấy quyết
định của mình là đúng, có thể trả thù đích đáng Ba.
- Anh có túi du lịch
không? Túi xách cũng được, Lâm lên phố mà không đem túi du lịch không ra dáng.
Ba im lặng một lúc rồi
mới nói:
- Vâng, cái túi tôi vẫn
đi công tác, để tôi về lấy.
Nói xong anh đi ngay. Một
lúc sau anh mang túi đến, đưa cho Lâm, anh hỏi:
- Một mìnhcó mang nổi
không? Không mang nổi, ngày mai tôi sẽ giúp một tay, ngày mai tôi được nghỉ.
Lâm vội vã nói:
- Em mang nổi, cái làn
kia em cũng đưa từ bên nhà chị Mẫn về. Em không những mang nổi hồ đào còn có
thể mang giúp ba lô cho mọi người. Ngày mai anh khỏi phải đi.
Ba nhìn Thu, hình như
mong Thu ngỏ lời ngày mai giúp đỡ. Thu vội tránh ánh mắt anh, về buồng của mình
thu xếp đồ đạc. Ba vào theo, hỏi:
- Có cần anh giúp gì
không?
- Không!
- Tại sao lại nhờ anh Lâm
giúp? Anh ấy đi sẽ mất công điểm. Ngày mai anh không phải đi làm, không như…
- Thôi, không làm phiền
anh.
Anh lúng túng đứng nhìn
Thu thu xếp đồ đạc. Thấy Thu muốn nhét nhiều thứ vào cái túi xách quân dụng,
anh hỏi:
- Anh có thể đem đến vài
cái túi nữa, Thu xem có cần không?
- Không cần. Em đem túi
nào đến sẽ đem túi ấy về.
Anh khó hiểu nhìn Thu
đang bực bội ấn bừa đồ đạc vào túi, nói:
- Thu về, cho anh gửi lời
hỏi thăm mẹ, chúc mẹ sớm bình phục sức khỏe.
- Vâng, em cũng thay mặt
mẹ cảm ơn anh đã mua giúp đường phèn.
Anh im lặng giây lát rồi
nói thêm:
- Dùng hết đường phèn rồi
bảo với anh, anh sẽ mua nữa.
- Khỏi cần.
- Quan trọng là để mẹ
chữa khỏi bệnh…
- Em biết…
Anh lại im lặng một lúc:
- Sau này rỗi rãi Thu về
chơi, về xem hoa sơn trà…
Thu chợt nghĩ đến lần đầu
tiên gặp anh, anh cũng mời Thu về xem hoa sơn trà. Lần ấy Thu cảm thấy nhất
định sẽ về, nhưng bây giờ Thu không biết nói gì, hình như hoa sơn trà đối với
Thu không còn ý nghĩa.
Thu thẫn thờ như người
mất của, nghĩ mình sắp rời nơi này, đúng là không nỡ, ngay cả con người lừa dối
đứng trước mặt đây cũng làm Thu lưu luyến. Thu nhìn anh, cái vẻ thẫn thờ như
người mất của cũng hiện lên khuôn mặt anh, Thu quay mặt đi, không nhìn.
Hai người đứng thẫn thờ,
Thu nói:
- Anh đứng đây Phương
không dám vào ngủ, anh về đi.
- Anh về nhé. – Nói về
nhưng anh vẫn đứng yên. – Thu… sắp đi rồi mà vẫn không chịu nói với anh tại sao
giận anh?
Thu không trả lời, cổ
họng như nghẹn lại. Thấy Thu không muốn trả lời, anh chuyển sang chuyện khác:
- Thu… đã đồng ý với bác
Trương rồi à?
- Đồng ý chuyện gì?
- Chuyện với Lâm.
- Chuyện ấy có liên quan
gì đến anh.
Anh bị Thu trả lời thẳng
thắn nên phải một lúc lâu mới bình tĩnh trở lại, nói:
- Vừa rồi anh về lấy túi,
có viết một lá thư, mong Thu nói rõ ý của anh. Anh về nhé, Thu chú ý nghỉ ngơi,
ngày mai đi thuận buồm xuôi gió. – Anh đặt lá thư trên mặt bàn, nhìn Thu rồi
đi.
Thu nhìn lá thư xếp hình
bồ câu, nghĩ bụng, chắc chắn đây là thư tuyệt giao, vì anh nói anh viết lúc về
lấy túi du lịch, tức là đã biết Lâm đi tiễn, liệu có chuyện gì khác?
Thu không dám mở thư, chỉ
nhìn lá thư, rất giận anh, thầm chửi: nhanh tay đấy nhỉ, nhanh chóng viết xong
lá thư tuyệt giao, chủ động gớm, anh đá tôi đấy à? Anh muốn gì? Tôi đã nói đồng
ý với anh đâu mà phải đá tôi?
Tất cả đều là do anh lừa
dối, mình đã có vợ chưa cưới mà còn đi lừa dối người khác.
Thu cũng muốn viết một lá
thư trút hết những lời giận dữ, nguyền rủa, nhưng cảm thấy làm như thế cũng
không thể cứu vớt, là bởi anh đã lừa dối Thu. Người lừa dối phẩm chất rất xấu,
người bị lừa dối đầu óc không tỉnh táo. Xưa nay người đời vẫn cười chê người bị
lừa dối. Nghĩ đến đây, Thu cầm bức thư lên, muốn xem anh viết những gì, để viết
một lá thư phê phán. Thu từ từ mở thư, thư không dài, chỉ một đoạn ngắn:
Ngày mai Tĩnh Thu về, đã
có Lâm đưa tiễn, anh không đi nữa. Thu quyết định thế nào anh cũng đồng ý, anh
chỉ mong quyết định của Thu phải từ nội tâm Thu.
Thu rất có tài, có thiên
phận, nhưng sinh không gặp thời, không thể phát huy năng lực của mình. Thu
không thể xem thường bản thân, phải tin tưởng “trời sinh tài năng phải có chỗ
dùng”, sẽ có ngày tài năng của Thu được xã hội thừa nhận.
Bố mẹ Thu bị oan, đấy
không phải là sai lầm của hai người. Thu đừng nghĩ mình xuất thân trong một gia
đình như thế nên bản thân phải thấp kém hơn người khác, bố mẹ Thu không làm
việc gì để không dám nhìn mặt mọi người. Ba mươi năm bôn ba đó đây, nay lại bị
người khác xem thường, biết đâu ngày mai lại là người được hoan nghênh, cho nên
Thu đừng tự ti vì những gì xã hội áp đặt.
Anh biết Thu không muốn
anh hỏi nhiều về chuyện Thu đi lao động, nhưng anh vẫn muốn khuyên Thu đừng làm
những công việc nặng nề và nguy hiểm. Ngộ nhỡ xảy ra chuyện, mẹ buồn biết chừng
nào. Không nên cố làm những việc nặng nhọc, không nên cố làm những việc không
làm nổi, không nên miễn cưỡng. Thân thể là vốn quý của cách mạng, thân thể bại
hoại sẽ không làm nổi việc gì.
Thu bỏ anh, anh không
trách. Thu là con người thông minh, có trí tuệ. Nếu Thu không muốn để ý đến
anh, chắc chắn có nguyên nhân. Nếu Thu không muốn nói với anh nguyên nhân,cũng
là có nguyên do. Anh không buộc Thu phải nói, bao giờ Thu muốn nói với anh thì
n.
Quen Thu mấy tháng nay,
anh rất vui, rất hạnh phúc. Thu đã đem đến cho anh những niềm vui mà chưa bao
giờ anh được hưởng, anh rất quý trọng. Mấy tháng nay nếu anh có làm điều gì
không nên không phải với Thu, khiến Thu không vui, mong Thu bỏ qua.