Còn những người bệnh tình không quá nghiêm trọng, có thể tìm đại phu khác trong y quán Vương gia xem bệnh.
Nếu những đại phu đó không xem được, cũng có thể tới xin Vân Trân chỉ giáo.
Đồng thời, Vương Kỳ Lân cũng bị Vân Trân ném ở y quán, bảo nó đi theo nhóm lão đại phu học tập, xem người ta làm thế nào.
Ngày thường Vân Trân tới y quán, đại phu cũng sẽ tới thỉnh giáo nàng. Cho nên khi Vân Trân ném Vương Kỳ Lân ở y quán, những đại phu kia đều nghiêm túc dạy nó, hi vọng có thể được Vân Trân khen ngợi.
Con đường y đạo vốn không phân biệt đắt rẻ sang hèn trước sau.
Học tập không phân biệt tuổi tác, người thành công đi đầu.
Huống chi về mặt y thuật, Vân Trân quả thật lợi hại hơn họ rất nhiều.
Dần dần, danh vọng của Vân Trân ở địa phương càng ngày càng cao.
Ngày càng có nhiều người nghe danh tiếng mà tới, muốn mời thần y Vân đại phu cứu mạng.
Vân Trân sa vào “trị bệnh cứu người”, trong lòng bắt đầu bất an.
Huyện Lương Khê tuy rằng xa thành Quán Châu, nhưng dù sao cũng do thành Quán Châu quản lý.
Nếu nàng thành danh quá lớn, sẽ khiến một vài “cố nhân” chú ý, vậy thì không tốt.
Nhưng khi nàng nhìn những bệnh nhân bị bệnh tật tra tấn tìm tới lại không đành lòng.
Trước đây, sư phụ quyết định nhận nàng làm đồ đệ, một là hi vọng nàng có thể tự bảo vệ mình trước Đức Phi, hai là vì nàng rất có thiên phú về y thuật, không muốn mai một nhân tài. Mà lý do thứ ba chính là cả đời Độc Thủ Y Tiên vừa chính vừa tà, đã cứu người, cũng đã từng hại người, đối với việc “hành y cứu người” sư phụ không quá nhiệt tình, nhưng nếu Vân Trân có thể dùng y thuật mình học được để cứu người, cũng coi như trả nợ thay ông, tự làm việc thiện tích phúc cho mình.
Ban đầu Vân Trân vốn không định khiến bản thân quá mệt mỏi, không ngờ vô tâm cắm liễu, cứu nhiều người như vậy, thế mà thành danh như bây giờ.
Cứu người tích đức, so với bị phát hiện, cứu người quan trọng hơn.
Nếu thật sự bị phát hiện, cùng lắm thì đổi nơi ở.
Vân Trân nghĩ như vậy.
Có điều sau này mỗi lần tới y quán khám bệnh, Vân Trân đều mang mũ có rèm, tránh sự cố.
Cứ như vậy, Vân Trân dừng chân ở huyện Lương Khê.
Vương Kỳ Lân đi theo nàng suốt.
Mà Vương Quân Ngọc vì bận chuyện làm ăn của Vương gia, sau khi tế tổ kết thúc, liền chào từ biệt phu phụ Vương gia, rời khỏi Bắc địa. Sau đó, việc làm ăn ở phía Đông xảy ra vấn đề, Vương lão gia cũng rời khỏi huyện Lương Khê.
Việc làm ăn ở Toại Châu cần người chăm sóc, y quán ở huyện Lương Khê này cũng dần có danh tiếng, người nghe danh mà tới đã không còn là bá tánh làm ăn buôn bán, còn có người quan phủ.
Tuy rằng có Đại bá Vương gia quan tâm, nhưng Vương phu nhân cũng cần ở bên cạnh.
Vương phu nhân không yên lòng Vương Kỳ Lân.
Cứ thế, Vương phu nhân cùng Vương Kỳ Lân và Vân Trân ở lại huyện Lương Khê.
Theo thời tiết ngày càng nóng, Vân Trân cũng ngày càng mệt mỏi.
Có hôm sau khi khám bệnh trở về, nàng ngất xỉu giữa đường, dọa người của Vương gia, làm họ không dám để nàng tới y quán xem bệnh nữa.
Lúc này, Vương phu nhân lại nhắc tới linh tuyền kia.
Linh tuyền ở trong núi gần đó, cũng là nơi tránh nóng phù hợp.
Sức khỏe Vân Trân càng ngày càng kém, gần đây lại không thể tới y quán, nên dứt khoát đồng ý với Vương phu nhân, tới linh tuyền đó.
Vương Kỳ Lân nghe nói Vân Trân muốn đi linh tuyền, nháo nhào muốn đi theo.
Lần này, Vương phu nhân lại quả quyết cự tuyệt.
Vân Trân còn đang nghi hoặc, nhưng chờ nàng tới nơi, nhìn thấy người tiếp đón mới hiểu tính toán của Vương phu nhân.