Khu Hối Điền ở thành phố Nam Giang tập trung rất nhiều công ty dịch vụ. Dọc đường đi có thế nhìn thấy từng đám cỏ dại mọc um tùm bao lây
những bức tường rào, bên trên tường dùng đủ loại sơn đỏ viết tên một
công ty dịch vụ nào đó, số điện thoại liên lạc nằm ngay góc phải bên
dưới, sự kết hợp này khiến cảnh vật trên đường trở nên vô cùng bắt mắt.
Xe lướt vèo vèo về phía trước. Hứa Châu Vi gọi điện hỏi người chịu trách nhiệm đi thám thính trước: “Hối Điền Bắc đúng chứ?”.
Người kia nói: “Đúng vậy, nhà họ Diêu chở hàng đến đó. Hối Điền Bắc
tập kết hàng hóa chuyển đi khắp cả nước”. Anh ta nghĩ ngợi một lát rồi
tiếp lời: “Phân nửa hàng hóa tập trung bên đó là ván lạng. Nghe bảo
trước đây không có hàng hóa khác nhưng mấy năm nay kinh tế suy thoái,
phần lớn kho bãi cho thuê chứa đủ thứ trên trời dưới đất, linh tinh lộn
xộn không ai quản lý”.
Hứa Châu Vi chỉ đường cho đàn em chạy xe đến Hối Điền Bắc. Đích đến hiển thị trên màn hình định vị mỗi lúc một gần.
Hối Điền Bắc tấp nập xe tải ra ra vào vào. Bụi đường mù mịt, thời
tiết nóng bức bị phủ thêm một lớp bụi càng khiến không khí trở nên khó
chịu ngột ngạt.
Ở đây vô cùng lộn xộn, cả đám người nhấp nha nhấp nhổm ngồi chờ xem
có ai thuê chuyển hàng hay không. Họ làm quần quật từ sáng tới tối, thu
nhập cũng chỉ đủ sống tạm bợ qua ngày. Hứa Châu Vi đã quen tiếp xúc
với kiểu người như vậy. Sau khi xuống xe, anh ta đi thẳng đến chỗ họ trò chuyện rồi dựa theo lời họ nói tìm đến khu nhà kho chứa lá trà.
Hàng hóa trong kho đặt rải rác. Lúc này đang có người dọn dẹp nhà
kho, Hứa Châu Vi đến hỏi dò, sau đó lại qua nhà kho kế bên nhìn lướt
một lượt. Anh ta nhất thời mất phương hướngbiết làm sao xác nhận đối
phương có đưa sai trà hay không.
Lúc này Tưởng Nã đang tắt điều hòa, tập hít đất trong phòng làm việc
trống trải. Làn da ngăm đen lấm tấm mồ hôi, cơ thể anh căng ra, cử
động nâng lên hạ xuống vững chãi như ngọn núi lửa đang ngủ yên bỗng một
ngày ầm ầm chuyển động. Cơ thể cường tráng ấy vững như bàn thạch. Gió
thổi xào xạc ngoài cửa, xe cộ qua lại như mắc cửi hòa nhịp với tiết tấu
lên xuống của anh. Mồ hôi phủ kín những vết sẹo đậm có nhạt có trên
lưng anh. Tưởng Nã hít thở đều đặn, trong đầu không ngừng suy nghĩ. Đến
khi mồ hôi trên trán nhỏ vào mắt, anh mới dừng hít đất, bật người dậy.
Tưởng Nã với tay đên di động, Hứa Châu Vi cùng lúc gọi điện báo cáo:
“Anh Nã, theo em nghĩ họ không đưa sai trà đâu. Nhà kho không lớn, hàng
hóa xếp ngăn nắp gọn gàng. Em chưa lấy được hóa đơn, chứng từ của người
ta”. Giọng anh ta thoáng vẻ phân vân: “Hay để em gọi thêm mấy anh em
tới chỗ này làm luôn cho xong?”.
Tưởng Nã đi vào nhà vệ sinh, kéo khăn bông lau mặt. Màu vết thương
trong gương đã nhạt đi nhưng dù sao cũng là bảy tám đường chằng chịt,
nhìn vẫn đáng sợ như cũ. Anh nhếch miệng nói: “Hôm nay, cậu đi một
mình?”.
Hứa Châu Vi kéo dài giọng: “Em gọi cả Tiểu Lưu đi chung”.
“Không ai chú ý chứ?”
Hứa Châu Vi tỏ vẻ suy tư, anh ta nói: “Chắc không. Mặt mũi em bắt mắt tới vậy ư?”.
Tưởng Nã phì cười, anh nói: “Mặc kệ chuyện lá trà đi. Chú ngó xem
hàng hóa ở nhà kho bên cạnh gửi đi những đâu. Chú tìm đến chừng nào có
kết quả mới thôi”.
Hứa Châu Vi thở phào, làm theo lời Tướng Nã. Anh ta dùng điện thoại
di động chụp danh sách thuê kho bãi rồi gửi cho Tưởng Nã, hình chụp rất
rõ nét, trên mặt giấy A4 viết khoảng mười mấy cái tên.
Tướng Nã đặt điện thoại di động xuống, anh mở vòi nước tắm rửa. Nước
lạnh xối lên da thịt, giúp đầu óc anh càng thêm tỉnh táo. Anh để
người ướt bước đến bàn làm việc, cầm bút viết từ khóa quan trọng lên
giấy theo thói quen. Mạch suy nghĩ của anh mỗi lúc một rõ ràng hơn.
Nếu tất cả trà có vấn đề, đối phương sẽ không gửi một tài xế không
quen không biết vận chuyển tới Lý Sơn. Nhưng nếu lá trà ổn thỏa, sẽ
không có chuyện bị theo dõi, cướp hết tất cả vào nửa đêm một cách có kế hoạch như vậy. Cách giải thích khác chính là thứ trộn chung với lá trà
có vấn đề. Kẻ lấy đi không nắm rõ nên dọn sạch tất cả. Một khả năng
khác nữa là trà không có vấn đề, có vấn đề chính là những thứ “bất
cẩn” trộn vào thùng hàng, có dây mơ rễ má với nhà kho khác. Nhà kho
chứa trà là nhà kho số bảy, ngòi bút của Tưởng Nã dời đến số tám, khóe
miệng anh bất giác nhếch thành nụ cười đắc ý, sau đó anh lại không nhịn được bật cười thành tiếng. Anh dồn ánh mắt lên cái tên Lý Trung Quý –
tài xế của Thẩm Quan.
Ở chỗ của Diêu Ngạn lúc này, cô đang mồ hôi nhễ nhại khiêng hàng
xuống phân xưởng. Bà Diêu gọi điện thoại tới nói: “Mẹ nghĩ chắc mẹ sẽ
lấy của hồi môn để dành của chị con ra”.
Diêu Ngạn ngẩn người, cô ngừng bước, cất giọng chua xót: ”Mẹ có lấy
ra cũng không đủ bổi thường. Chúng ta chờ thêm đã, biết đâu cảnh sát sắp tìm ra”.
Bà Diêu thở dài: ”Sống đến ngần này tuổi, mẹ chưa từng thấy đồ bị
trộm tìm lại được bao giờ. Con đã thấy cảnh sát khu chúng ta làm việc
nghiêm túc lần nào chưa? Con đừng ôm hy vọng nữa!”.
Ánh mặt trời như thiêu đốt khiến người ta khó chịu, Diêu Ngạn bỗng
cảm thấy mệt rũ người. Tiền của bố mẹ vất vả dành dụm hơn nửa đời người
lại đổ hết vào đây, cô âm thầm hận bản thân vô dụng. Sau khi tắt máy, cô hít sâu không để nước mắt trào ra. Diêu Ngạn ưỡn thẳng người, đi tiếp
đến phân xưởng.
Một nữ công nhân trong phân xưởng rầm rì tán gẫu: “Hiểu Lâm lên giường với gã lưu manh ở công ty vận chuyển hàng hóa thật hả?”.
“Thật mà. Tối qua em nghe thấy cô ta cãi nhau om xòm trong phòng. Em đoán chồng của cô ta biết hết cả rồi.”
Sống lưng Diêu Ngạn toát mồ hôi lạnh. Cô không khỏi buột miệng: “Lưu manh?”.
Mây công nhân nữ đó cũng thân với Diêu Ngạn, họ vây cô lại nói nhỏ:
“Lính của sếp Tưởng đó. Suốt ngày đi ra đi vào chỗ này, không ngờ lại
lên giường với Hiểu Lâm”.
Diêu Ngạn bất giác nghĩ đến Hứa Châu Vi. Người đó nói tiếp với cô: “Gã đó gần gũi với anh Hứa lắm, hình như họ Lưu”.
Diêu Ngạn im lặng, cô không hề cảm thấy hiếu kỳ. Giao thùng hàng cho một người khác xong, cô dặn dò thêm, rồi rũ mắt hỏi chị ta: “Trước
đây em cứ cảm thấy lạ lùng, tại sao sếp Tưởng lại thích nhà máy chúng
ta? Em nghe nói anh ta làm ăn rất lớn ở thị trấn Lý Sơn cơ mà”.
Chị ta cười, xua tay liên tục: “Nghe nói cậu ta hẹn hò với một đồng
nghiệp nữ trong công ty chúng ta, không biết cô gái đó làm việc ở phòng
nào nữa. Cậu ta canh chừng người đó nên thường hay đến đây”.
Diêu Ngạn bỗng ngượng ngùng, mặt cô nóng ran. Một người khác lại nói: “Chị tưởng là phim truyền hình hay sao? Còn lâu em mới tin chuyện
này!”. Cô ta bĩu môi: “Có thể ở đây quá béo bở chăng? Đám người bên công ty vận chuyển hàng hóa bám riết Thẩm tổng, còn thường xuyên hỏi đông
hỏi tây nữa đấy”.
Diêu Ngạn chau mày: “Thẩm tổng?”.
Cô ta gật đầu: “Đúng thế! Nghe nói chuyện chuyển hàng của Thẩm tổng
không giao cho công ty của họ, họ nuốt không trôi cục tức. Không phải
lần trước xe hàng bị đập phá ở thị trấn Lý Sơn hay sao? Sau này, lái
xe đó về lén kể lại là do lính của sếp Tưởng gây ra!”.
Diêu Ngạn giật mình hốt hoảng, cô hỏi lại: “Ngày đó hàng của Thẩm tổng chạy hướng thị trấn Lý Sơn?”.
“Đúng, chia làm hai nhóm khác nhau. Nhóm thứ nhất bị đập phá, không
giao hàng đi được, chậm mấy ngày, báo hại bọn chị phải tăng ca đẩy
nhanh tiến độ!”
Diêu Ngạn cảm thấy khó tín. Trên đời này có chuyện trùng hợp đến
thế ư? Cô ngơ ngác quay lại phòng nghiên cứu. Suốt đường về, tâm trạng
cô rối như tơ vò, cô mơ hổ nghĩ chỉ cần tóm được đầu mối, thì nút thắt này sẽ từng chút từng chút được gỡ bỏ.
Hết giờ làm, Diêu Ngạn lại ba chân bốn cẳng chạy đến sở cảnh sát một
chuyến. Cảnh sát cất giọng bất lực: “Cô nói tôi cũng hiểu. Nếu đám
trộm cắp đó mua nổi chiếc xe đắt tiền thì chính là rảnh rang quá nên đi
ăn cắp, hoặc chỉ có khả năng chiếc Toyota bán tải đó cũng là đồ trộm
cắp. Tôi đã liên lạc với bên Nam Giang, tạm thời không có vụ mất xe
Toyota bán tải nào hết”.
Cảnh sát chịu thua, vụ án này đi vào ngõ cụt. Họ không có manh mối, cũng không tìm ra đầu mối mới.
Diêu Ngạn đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng nghe vậy vẫn thất vọng vạn
phần. Bao nhiêu tiền mổ hôi nước mắt trong nhà cứ như vậy mà mất hết. Cớ sao tai bay vạ gió lại đổ xuống gia đình cô?
Màn đêm buông xuống, Hứa Châu Vi chạy về công ty vận chuyển hàng hóa. Anh ta vừa đặt mấy tờ giấy xuống liền xoa bụng kêu đói. Tưởng Nã chỉ tay lên bàn trà, anh nhìn chăm chú chữ viết như gà bới của anh ta.
Hứa Châu Vi mở hộp ra ăn ngấu nghiến, anh ta lúng búng nói: “Phân
nửa là ván lạng, hai gian nhà kho chứa lá trà. Còn có nào là gốm sứ,
nào là giấy vệ sinh, cái gì cũng có!”.
Tưởng Nã cau mày, anh cất giọng nhàn nhạt: “Hai kho lá trà nằm gần nhau”.
Hứa Châu Vi gật đầu: “Ngay sát cạnh nhau, rõ là trùng hợp nhưng kho kế bên không có ai, em chỉ nhìn từ ngoài cửa vào”.
Tưởng Nã lật tờ giấy ghi điểm đến. Anh mở máy vi tính bắt đầu tìm
kiếm, tất cả đều là Tân Châu. Anh bỏ chuột vi tính ra, thở phào nhẹ
nhõm.
Đến khi đuổi Hứa Châu Vi ra khỏi phòng xong xuôi, anh mới lấy di động gọi điện.
Tiếng nhạc xập xình vang lên từ đầu bên kia. Đối phương lớn tiếng a lô, tìm chỗ yên lặng nói chuyện: “Anh Nã!”.
Tưởng Nã cười nói: “Dương Quang, anh có việc cần chú giúp”.
Ngày hôm sau thức dậy, Diêu Ngạn xốc lại tinh thần chạy ra quán ăn
ngoài ngõ mua sữa đậu nành và quẩy đặt lên bàn. Sau đó, cô chạy về phòng đánh dấu ngày 5 tháng 9 trên lịch, thích hợp lấy chồng, cúng bái,
cầu phúc, kiêng kị ma chay, an táng, đi xa.
Cô ra phòng khách ở hướng đông lấy ba nén hương trong ngăn kéo, khấn vái trước bức tranh Quan Âm Bồ Tát mà bà Diêu vẫn thờ cúng.
Đến công ty làm việc, cô bận bịu suốt cả ngày. Tưởng Nã gọi điện,
hỏi cô đã đền tiền hay chưa. Diêu Ngạn trả lời anh với vẻ thiếu kiên
nhẫn: “Đền rồi”.
Tưởng Nã tặc lưỡi, anh nói: “Đền nhanh vậy? Chỗ anh vừa tìm ra manh mối”.
Diêu Ngạn sửng sốt, kích động nói: “Anh điều tra ra rồi?”
Tưởng Nã cười cười: “Muốn gặp anh không?”.
Diêu Ngạn im bặt, không trả lòi. Tưởng Nã hỏi lại lần nữa: “Muốn gặp anh không?”.
Diêu Ngạn buồn bực đáp: “Muốn”.
Tưởng Nã im lặng vài giây, anh thấp giọng hỏi cô: “Nhớ anh không?”.
Diêu Ngạn hung hăng đẩy đẩy chiếc bàn gỗ. Một cảm giác khác thường
trỗi dậy khiến cô vừa tức vừa phiền. Cô mặt sưng mày sỉa đáp: “Nhớ…”.
Tưỏng Nã hài lòng: “Anh cũng nhớ em. Một lát nữa tan tầm, anh bảo Hứa Châu Vi đến đón em. Em đứng ngoài cổng công ty đợi”.
Diêu Ngạn u sầu gác máy. Cô nhìn chằm chằm vào đồng hồ treo tường chờ thời gian trôi đi.
Đến giờ về, cô vội vã thu dọn túi xách. Một đồng nghiệp chạy vào gọi: “Có kịch hay xem kìa! Ngoài cổng công ty có người bắt gian!”.
Diêu Ngạn không có tâm trạng góp vui, cô đi thẳng xuống dưới. Các
đồng nghiệp có người ghé vào cửa sổ, cũng có người thu dọn đồ theo
Diêu Ngạn đi xuống.
Ra tới ngoài đại sảnh, màn bắt gian đã bước vào cao trào. Một anh
chàng thoạt nhìn hơn hai mươi tuổi túm tóc Hiểu Lâm lôi xềnh xệch. Hai
người họ làm bên ngoài cổng công ty náo loạn một hổi.
Anh chàng đó quát: “Cô là thứ đàn bà không biết xấu hổ. Nói! Họ Lưu là thằng nào!”.
Hiểu Lâm vừa đấm vừa cắn anh ta, miệng không ngừng thốt ra đủ những
lời lẽ khó nghe: “Tôi thà ngủ với lão già bỏ đi, còn hơn sống với anh. Chúng ta ly hôn đi!”.
Diêu Ngạn ngẩn người, muốn lánh sang một bên. Tiếc rằng hai người họ
cứ đánh đánh đẩy đẩy, xê dịch vị trí. Người đứng xem, người khuyên can
tụ tập thành vòng trong vòng ngoài, chen chân không lọt.
Đúng lúc này tiếng còi xe bất ngờ vang lên sau lưng Diêu Ngạn. Thẩm
Quan ngồi trong xe gọi cô: “Hôm nay, em không đi xe đạp à? Cần tôi đưa
em về không?”.
Diêu Ngạn có vẻ lúng túng: “Không cần, tôi còn bận chút việc”.
Tài xế lại nhấn còi hối thúc nhưng đằng trước không hề nghe thấy, cổng lớn hoàn toàn tắc nghẹt.
Tài xế bước xuống xe, chen vào giữa đám đông la lối: “Đừng có cãi
nhau loạn xị ở đây nữa, làm ảnh hưởng đến bộ mặt của công ty. Nhường
đường đi chứ!”.
Anh chàng tranh cãi với Hiểu Lâm nổi xung, tức giận lườm cô ta: “Cô
thích loại già nua bỏ đi này, đúng chứ?” Anh ta vung nắm đấm về phía
tài xế.
Tài xế nhanh nhẹn túm cánh tay anh ta bẻ quặt ra sau. Anh ta cau mày
hét thất thanh. Tài xế bồi thêm một cú nhấn gối, anh ta tức thì quỳ
rạp xuống đất.
Diêu Ngạn trố mắt nhìn. Cô ngỡ ngàng quay đầu lướt mắt qua xe ô tô
của Thẩm Quan. Thẩm Quan cũng nhìn Diêu Ngạn, cười cười: “Không cần tôi
đưa em về thật chứ?”.
Diêu Ngạn ngơ ngác nói: “A, không cần. Cảm ơn anh”.
Một nữ công nhân thân thiết với Hiểu Lâm xuất hiện, chen vào giữa đám đông khuyên can. Anh chàng đó không bắt được gian phu, rủa sả không
ngừng, bắn ánh mắt tức tối về phía bóng lưng tài xế.
Bảo vệ rút cục cũng tới. Anh ta đẩy mọi người ra nhường đường cho xe ô tô, cúi đầu chào Thẩm Quan. Các công nhân đạp xe đạp vội vã theo sát
sau đó. Diêu Ngạn cũng cất bước đi nhanh, không để ý tới chỗ tranh cãi
bên kia.
Hứa Châu Vi vẫy tay với Diêu Ngạn từ xa: “Chị dâu!”. Anh ta rướn cổ
nhìn về phía cổng công ty, hỏi cô: “Bên trong ồn ào gì thế?”.
Diêu Ngạn lườm anh ta một cái. Cô mở cửa ngồi vào ghế sau, rồi nói:
“Không có gì. Hình như đàn em nào đó của anh lên giường với một phụ nữ
có chồng. Người phụ nữ đó đang bị chồng đánh ghen”.
Hứa Châu Vi ngớ ra: “Đàn em của tôi?”.
“Ừ.” Diêu Ngạn đóng cửa xe: “Họ Lưu”.
Nghe Diêu Ngạn nói vậy, Hứa Châu Vi lẩm bẩm mắng chửi. Anh ta vội vàng khởi động xe chạy thẳng về hướng thị trấn Lý Sơn.
Không bao lâu sau đã tới công ty vận chuyển hàng hóa. Hứa Châu Vi
xuống xe, chạy vội vào lôi một người đàn ông ra góc mắng chửi té tát.
Diêu Ngạn cũng đi vào trong, đám đàn ông trong nhà ngừng nói chuyện,
mặt mày hớn hở gọi cô: “Chị dâu!”. Diêu Ngạn nhíu mày khó chịu. Một
giọng nói bất chợt vọng từ trên tầng xuống: “Chuyện gì?”
Cô ngước lên, gặp ngay Tưởng Nã với gương mặt hầm hầm đang nhìn xuống góc phòng. Những lời quở mắng của Hứa Châu Vi nghẹn lại, giọng nói tức
giận của anh ta vang lên: “Không có gì đâu ạ”.
Tưởng Nã cũng ngó lơ, anh nói gọn lỏn: “Tự mình giải quyết ổn thỏa,
đừng gây ồn ào làm mất mặt anh là đưọc”. Nói hết câu, anh nhìn sang
Diêu Ngạn, hất cằm gọi cô: “Thừ người ra đó làm gì? Lên đây!”.
Diêu Ngạn đi lên phòng làm việc trên tầng hai. Đợi Tưởng Nã ngồi xuống, cô chọn một chỗ ngồi cách xa anh.
Tưởng Nã hỏi cô: “Mấy ngày hôm nay suy nghĩ thế nào rồi?”.
Diêu Ngạn hiểu “suy nghĩ” mà anh ám chỉ. Cô vô thức quan sát anh, thầm đưa ra suy đoán trong lòng.
Băng trắng trên trán Tưởng Nã đã được gỡ ra, gương mặt anh cũng không bôi thuốc tím nữa, để lộ mấy vết sẹo mờ mờ dưới ánh sáng. Tuy nhìn
không quá dữ tợn nhưng khi mặt anh trở nên vô cảm cũng đủ khiến người
đối diện phải khiếp đảm sợ hãi.
Diêu Ngạn nhớ tới Lương Triều Vĩ ở một góc quay lia từ xa lại, trời
đất lộng gió, Lưu Đức Hoa áo quần bảnh bao đứng đối diện. Lương Triều Vĩ nói: “Rất tiếc, tôi là cảnh sát”. Lưu Đức Hoa hỏi: “Ai biết chuyện
này?”. Dưới bầu trời xanh thẳm, mây trắng kết thành từng mảng, cây súng
gí vào trán đối phương. Trong lúc nhất thời, Diêu Ngạn không nhớ rõ phát súng cuối cùng bay đến từ phương nào.
Khi lần nữa nhìn về hướng Tưởng Nã, ánh mắt Diêu Ngạn bất giác thay
đổi, cô vẫn chưa tự mình nhận thấy nhưng Tưởng Nã đã nhạy cảm phát hiện
ra điểm bất thường, anh lạnh mặt hỏi cô: “Em đang nghĩ gì đó?”.
Diêu Ngạn gạt đi suy nghĩ miên man của bản thân. Thay vì trả lời anh, cô hỏi ngược lại: “Anh nói đã điều tra ra. Điều tra ra chuyện gì?”.
Tưởng Nã cười, nói: “Em nói nhớ anh là nhớ thế này à?” Anh vẫy tay gọi cô: “Qua đây ngồi!”.
Diêu Ngạn liếc chiếc sofa đơn anh ngồi, cô nhăn mặt nhíu mày nói: “Rốt cục anh có nói hay không?”.
Tưởng Nã ngạc nhiên: “Ồ, dám tỏ thái độ với anh?”.
Diêu Ngạn ngẩn người, một lát sau cô mới định thần. Cô không thể tin
được rằng trong tiềm thức của mình cô đã nhận định Tưởng Nã vô hại. Điều này thật đáng sợ! Cô đã quên hành động Tưởng Nã đối với cô trước đây
trái ngược hoàn toàn với phỏng đoán của cô, bởi vậy có khả năng vô cùng
lớn là cô nhận định sai. Sai lầm này tồi tệ vô cùng, hậu quả không thể
lường trước.
Diêu Ngạn nhếch miệng nói: “Không phải. Tôi chỉ muốn biết mà thôi”.
Tướng Nã nở nụ cười, anh cũng không làm khó cô, dù sao sau này cũng
còn nhiều thời gian. “Người đó bán buôn trà. Vừa lúc nhà kho ở Hối Điền
Bắc định dọn dẹp kho nhưng không đủ xe chuyển hàng vì vậy mới thuê bố
em. Coi như bố em không may.”
Diêu Ngạn tỏ thái độ khó hiểu. Tưởng Nã ném cho cô một túi giấy:
“Chỗ bán buôn đó đắc tội với người ta. Đối phương bèn theo dõi xe của bố em, nửa đêm nửa hôm trộm hết số trà trên xe. Giữa họ có mối liên
quan lợi ích, không tiện báo cảnh sát. Lát nữa về, em ghé sở cảnh sát
hủy án. Túi giấy này là tiền chỗ đó trả lại cho gia đình em”.
Diêu Ngạn choáng váng. Cô cầm túi giấy mở ra xem qua, bên trong có vài xấp tiền màu đỏ, cô nhìn thẳng anh hỏi: “Chỉ vậy thôi?”.
“Hả?” Tưởng Nã lười nhác mở miệng: “Chỉ vậy thôi. Chứ em còn muốn thế nào?”.
Diêu Ngạn cảm thấy có gì đó không đúng, cô ấn tay lên ghế sofa,
nói: “Hôm qua, gia đình tôi mới trả hết, họ chẳng nói gì hết!”.
Tưởng Nã cười nhạt: “Cô bé ngốc nghếch đáng yêu!”. Anh vươn tay muốn
vỗ má Diêu Ngạn, cô nghiêng người đề phòng, anh cũng điềm nhiên thu tay
về: “Em có chê tiền từ trên trời rơi xuống không? Nhìn thái độ sợ bóng
sợ gió của gia đình em, họ không gài bẫy cũng coi như có lương tâm. Nếu
không phải anh ra tay thì liệu họ có trả lại em không?”.
Diêu Ngạn cứng họng. Cô nửa tin nửa ngờ, cất giọng buồn bực: “Nếu đúng là vậy, tôi vẫn có thể đến sở cảnh sát kiện họ!”.
Tưởng Nã liếc cô: “Em ăn no rửng mỡ? Thích gây thù chuốc oán?”.
Thấy vẻ mặt anh không giống làm bộ làm tịch, cô thầm than một
tiếng. Dù nguyên nhân thế nào, quá trình ra sao, chỉ cần gia đình không chịu tổn thất, còn lại cái gì cũng không liên quan đến cô. Cô cần gì
quan tâm?
Trong lúc này, bên ngoài có người gọi: “Anh Nã, anh ăn cơm chưa?”.
Tưởng Nã nói: “Hỏi thừa!”.
Người đó khựng lại, cười xấu hổ, anh ta nói: “Hì hì, không phải. Ý
em là quán anh em mình hay tới ăn hôm nay nghỉ bán. Em mua về một ít đồ ăn, định ăn lẩu”,
Tưởng Nã nhìn Diêu Ngạn: “Em ăn lẩu không?”.
Diêu Ngạn cứng đờ người, nói: “Tôi về nhà ăn”.
Tướng Nã bực mình, nói: “Gấp cái gì mà gấp. Em gọi điện về cho gia đình. Ở chỗ anh ăn lẩu!”.
Diêu Ngạn vội nói: “Dạo này, tôi bị nóng trong, không ăn lẩu”.
Tưởng Nã cười mỉa mai: “Anh ngày nào cũng “nóng trong” đây này! Không bàn cãi gì hết!”. Anh đứng dậy mở cửa, kêu Diêu Ngạn theo anh xuống
dưới.
Anh em bên dưới nghe thấy tiếng động liền khẩn trương xả nước, vắt
khăn, lau bàn lau ghế, sau đó còn nhỏ giọng gọi người khác: “Mang rau
cải ra rửa lại đi, lúc nãy tay mày không sạch gì cả!”.
Người đó vung mạnh nắm đấm: “Tay anh mày sạch lắm nha con!” Nói thì nói vậy nhưng đôi tay của anh ta lại mau chóng bưng rau chạy ào vào
bếp.
Diêu Ngạn đứng trên hành lang chứng kiến hành động của họ, khóe
miệng cô vô thức cong cong thành nụ cười. Tưởng Nã khoác tay lên vai cô, anh ghé tai cô thầm thì: “Bàn ăn của mấy anh em chưa từng xuất hiện
phụ nữ, khó tránh khỏi hưng phấn”.
Tưởng Nã thổi một luồng khí nóng vào tai cô. Diêu Ngạn ngoái đầu, hục hặc nhún vai, cô nhắc anh: “Chưa tới ngày mười lăm”.
Tưởng Nã nghe rõ lời nhắc không đầu không đuôi của cô, anh nửa như
cười nửa như không thả tay: “Anh cảm thấy hình như em không còn sợ
anh”. Dứt lời, anh cất bước đi xuống dưới, để lại câu nói vừa như đúng
vừa như sai quanh quẩn trong ánh hoàng hôn.
Mấy anh em để sẵn ghế dài cho Tưởng Nã. Mặt ghế vẫn còn ướt nước
nhưng Tưởng Nã không hề để tâm, anh tự nhiên ngồi xuống chờ Diêu Ngạn.
Diêu Ngạn nhìn chiếc ghế đó rồi bình thản ngồi xuống. Tưởng Nã bật cười, bắt đầu cầm đũa.
Mấy anh em nhìn chằm chằm động tác của anh, sau đó hướng mắt sang
Diêu Ngạn. Diêu Ngạn tần ngần, vài giây sau cô mau chóng giơ đũa gắp nấm kim châm. Nước lẩu sôi sùng sục, khói bốc nghi ngút lên nóc nhà. Vẻ lỗ
mãng và tàn bạo thường ngày của họ cũng tan biến theo làn hơi nước. Đám côn đồ này khiến người dân Lý Sơn vừa nghe đã sợ mất mật, vậy mà trên
bàn ăn, họ cũng chỉ là những con người bình thường.
Tưởng Nã và Diêu Ngạn vừa động đũa, đám người vây quanh nổi lẩu đã
lao nhao giành thức ăn. Mấy đôi đũa đồng loạt khuây loạn trong nổi.
Loáng cái, nồi lẩu đã hết sạch, họ lại cho thêm đồ ăn mới vào trong.
Tưởng Nã hỏi sơ sơ tình hình kinh doanh, Hứa Châu Vi và Lý Cường thay phiên nhau báo cáo. Hứa Châu Vi còn nói: “Bà con nhà họ Trần hôm qua về quê rồi. Em nghe nói họ “mượn” Trần Lập ba vạn tệ”.
Tưởng Nã gật đầu, anh vừa ngồi ăn miếng sườn vừa nói với Diêu Ngạn:
“Ăn uống chán thế!” Anh nhìn nồi lẩu, gắp miếng xương ống cho cô, giơ
đũa chỉ trỏ: “Cho em đồ ngon nhất!”.
Mấy anh em cười phá lên, niềm nở mời Diêu Ngạn ăn. Diêu Ngạn bối rối
gật đầu, liếc nhìn Tưởng Nã với ánh mắt hoài nghi. Cô cũng không biết
làm gì ngoài gắp xương ống lên ăn.
May là mọi người cười nói tíu tít át cả tiếng Diêu Ngạn đang mút
xương ống nhưng cô vẫn thẹn thùng đỏ mặt. Xương ống vừa to vừa nặng
trượt khỏi đũa mấy lần, khó khăn lắm cô mới hút sạch sẽ. Tưởng Nã gắp
thêm một cục xương đầy thịt vào trong bát của cô, anh nói nhỏ: “Anh
không thích em gầy nhom, ăn nhiều lên!”.
Diêu Ngạn cắn răng nuốt giận. Cô gặm cục xương lớn này tới hết bữa cơm.
Sau khi ăn xong, Tưởng Nã chưa định chở Diêu Ngạn về nhà. Anh vào nhà vệ sinh xả khăn ấm lau mặt cho Diêu Ngạn như thường lệ. Cô vội né
tránh, mở to mắt đề phòng. Tưởng Nã mỉm cười: “Anh không hôn em. Em tự
lau đi!”. Anh ném khăn cho Diêu Ngạn. Nhìn cô nhăn mặt bất động, anh nói thêm: “Khăn mới! .
Diêu Ngạn cũng giả vờ lau miệng nhưng không đụng tới bờ môi.
Diêu Ngạn vừa bỏ khăn xuống, Tưởng Nã nằm trên ghế sofa, ung dung
nói: “Khăn bông, bàn chải đánh răng, anh chuẩn bị xong rồi. Ga trải
giường, vỏ gối cũng đã thay mới. Đến lúc đó anh sẽ mua thêm giường đôi.
Em thích giường một mét tám hay hai mét?”.
Diêu Ngạn cười cười: “Tôi chắc chắn đoán sai?”.
Tưởng Nã gật gù, giọng nói chắc như đinh đóng cột của anh cất lên: “Đúng thế!”.
Diêu Ngạn tức tôi nói: “Tôi đã…” Cô im bặt. Cơ hội chỉ có một lần,
cô chưa chắc chắn. Nghĩ tới đây, cô đột nhiên nói: “Đồ uống của Thẩm
tổng tiêu thụ đi các tỉnh phía bắc”, cô liệt kê một loạt địa danh rồi
tiếp tục: “Về sau tăng thêm mấy tỉnh miền Nam. Chỗ bốc dỡ hàng là Tân
Châu. Tháng sau đồ uống còn bán đến Lô Xuyên”.
Nghe Diêu Ngạn nhắc đến Thẩm Quan, nụ cười của Tướng Nã tắt lịm. Hôm
nay nghe Diêu Ngạn nói về các tỉnh và thành phố tiêu thụ nước ngọt của
Thẩm Quan, bề ngoài Tưởng Nã tỏ thái độ bàng quan, nhưng đôi mắt anh
nhìn Diêu Ngạn thì tối sầm lại.
Diêu Ngạn một bên kể chuyện, một bên lặng lẽ quan sát nét mặt Tưởng
Nã, lòng cô chùng xuống. Nỗi uất nghẹn trong cổ họng bật ra khiến cô
nói năng càng lưu loát: “Thẩm tổng tìm được công ty hợp tác vận chuyển
hàng hóa đường dài. Ngày nhóm đầu tiên chở đồ uống đi giao, bố và cô tôi xui xẻo thế nào lại chạy đằng sau họ, chẳng trách sau đó mấy anh kêu
là đánh nhầm. Cái các anh muốn đánh vào chính là chủ ý của Thẩm tổng. Có điều anh muốn đạt được cái gì? Quyền vận chuyển hàng? Trút giận? Hay
mục đích thật sự của anh khi giả danh Tưởng Nam là đây? Tưởng Nã…” Cô
mỉm cười: “Anh dựa vào đâu cho rằng tôi nhất định đoán sai?”.
Tưởng Nã nhếch miệng nhưng mắt anh không hề có ý cười. Anh nhoài đến gần Diêu Ngạn, khom người chống tay lên ghế sofa Diêu Ngạn ngồi, anh
nhẹ nhàng chất vấn: “Vậy em có biết thỉnh thoảng đồ uống Thầm Quan gửi
đến Nam Giang sẽ dừng ở Hối Điền Bắc hay không?”.
Diêu Ngạn hóa đá, cổ họng đông cứng của cô co rút. Cô mở to mắt nhìn
Tưởng Nã. Ở gần thế này, cô có thể thấy rõ lỗ chân lông trên mặt Tưởng Nã và bóng hình cô in trong đôi mắt đen của anh.
Giọng nói khản đặc của Diêu Ngạn bật lên: “Câu hỏi thứ hai”.
Tưởng Nã nhướng mày, anh đứng thẳng người dậy, không khí thoáng đãng
trở về làm Diêu Ngạn cảm thấy dễ chịu hơn. Cô ngồi thẳng người nhìn
Tưởng Nã, chất vấn: “Mục đích của anh là Thẩm Quan. Anh ta là người
như thế nào?”.
Tưởng Nã cười cười, vờ như suy nghĩ: “Người như thế nào?” Rồi thong
thả đến bên cửa sổ. Xe cộ trên đường lúc này đã dần thưa thớt, đèn
đường sáng leo lét, đồi núi tọa lạc sừng sững phía đối diện, bóng tối
như trùm làn khói mỏng lên khắp trung lộ Lý Sơn.
Anh thản nhiên nói: “Thương nhân”.
Diêu Ngạn nhíu mày: “Anh đưa đáp án kiểu gì vậy?”.
Tưởng Nã xoay người nhìn cô: “Anh nói thật. Em là một người thông minh, anh cũng không cần tốn nhiều lời”.
Diêu Ngạn cau có liếc anh: “Đây là nói lời giữ lời của anh? Anh giở trò với tôi?”.
Tưởng Nã cười cười, tiến đến gần ghế sofa. Anh ngồi xuống bên cạnh Diêu Ngạn, bắt chéo chân lên đùi và nói: “Nếu anh muốn giở trò với em, em nghĩ bây giờ em còn nguyên vẹn không?”.
Diêu Ngạn lập tức dịch người ra xa. Tưởng Nã cũng mắt nhắm mắt mở,
anh hất cằm nói: “Còn ý kiến gì không? Nếu đoán ra, em có thể nói
ngay, không cần đợi đến ngày mười lăm”.
Diêu Ngạn cụp mắt, hàng mi của cô rủ xuống. Một sợi tơ nhỏ màu trắng bám lên đầu lông mi cong vút làm Tưởng Nã ngứa tay muốn lấy ra giúp
cô. Diêu Ngạn nói: “Có lẽ anh ở đây kinh doanh vận tải là vì Thẩm Quan”.
Tưởng Nã không lên tiếng, anh im lặng nhìn Diêu Ngạn. Diêu Ngạn ngẩng lên, cô nhíu mày do dự: “Anh gióng trống khua chiêng báo mọi người
biết anh là cường hào ác bá ở thị trấn Lý Sơn. Tất cả xe tải chở hàng đi ngang trung lộ Lý Sơn đều phải được anh cho phép. Việc anh muốn chở
hàng cho Thẩm Quan vừa vặn nhắm vào chỗ hiểm của anh ta. Dù hơi khó tin
nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng chỉ như vậy mới giải thích được mọi
chuyện”.
Thần sắc vô cùng bình thản của Tưởng Nã làm cô nuốt xuống câu nói
còn dang dở, trong lòng cô càng lưỡng lự. Tưởng Nã lãnh đạm thúc giục:
“Tiếp tục”.
Diêu Ngạn nhìn thẳng vào mắt anh, nói tiếp suy đoán của bản thân:
“Anh cố tình nói với tôi chuyện hàng hóa của Thẩm Quan thỉnh thoảng dừng ở Hối Điền Bắc là để ngầm ám chỉ cho tôi biết, chuyện mất trà liên
quan đến anh ta?” Diêu Ngạn càng suy nghĩ càng cảm thấy rất có khả
năng. “Vậy e rằng trà có vấn đề. Tiền này không phải chủ của số trà đó
trả lại. Anh không muốn tôi báo cảnh sát, anh muốn tự mình giải quyết
mọi chuyện.”
Tưởng Nã hừ lạnh: “Em suy nghĩ vớ vẩn quá chăng?”.
Diêu Ngạn nở nụ cười: “Có lẽ tôi suy nghĩ quá nhiều”. Cô đứng dậy
nhìn Tưởng Nã, dằn xuống nỗi lòng nặng trĩu, nói với giọng chân thành:
“Anh Nã, tôi là một cô gái bình thường vừa tốt nghiệp. Gia đình tôi là
hộ nghèo nhất thị trấn Trung Tuyển. Tôi chỉ hy vọng mình có cuộc sống
bình thường, không muốn bị cuốn vào những sự việc phức tạp của anh. Tôi van anh tha cho tôi!”.
Diêu Ngạn thấp thỏm không yên. Trước đây, cô hành động theo cảm tính, chưa từng suy nghĩ cặn kẽ, cũng chưa từng nghĩ đến sự việc lại phức tạp đến vậy. Cô không muốn biết chuyện này là thế nào, cũng không muốn
dính dáng đến.
Nhìn Tưởng Nã tỏ thái độ bàng quan, cô siết tay nói tiếp: “Tôi cam
đoan ngày mai sau khi thức dậy, tôi sẽ quên hết mọi chuyện. Nếu anh
không yên tâm, ngày mai tôi sẽ đến công ty xin nghỉ việc”.
Tưởng Nã cong môi thành hình vòng cung, anh thích thú ngắm vẻ mặt
hồi hộp của Diêu Ngạn. Anh nói giọng nhàn nhạt: “Cô bé, liệu có muộn
quá không?”.
Toàn thân Diêu Ngạn cứng đờ. Tưởng Nã nói: “Em khiến anh ngày càng
thích em. Bây giờ em muốn bỏ chạy, em nghĩ anh sẽ tha cho em?”.
Diêu Ngạn đang muốn nói thì Tưởng Nã đứng dậy dính tới: “Hoặc là, em có thể không cần đoán tiếp nữa, trực tiếp chịu thua. Thua thì phải trả
giá, cứ chiếu theo giao ước mà thực hiện”.
Diêu Ngạn kinh ngạc nhìn yết hầu của Tưởng Nã chuyển động trong lúc
nói chuyện. Cô thấy nó rất mỏng manh, chỉ cần một cây kim là có thể
đâm thủng.
Tối hôm nay, Tưởng Nã đích thân đưa Diêu Ngạn về nhà. Suốt đường về,
hai người không nói với nhau tiếng nào. Chạy xe đến gần ngõ nhà Diêu
Ngạn, Tưởng Nã mới mở miệng: “Em đừng nghĩ tới chuyện lá trà nữa. Nói
với mọi người chủ của số trà đó trả lại tiền cho gia đình em là được”.
Diêu Ngạn gật đầu: “Tôi biết”.
Tưởng Nã quay sang nhìn cô, anh nói: “Đúng là không hề khách sáo. Thừa biết tiền này của anh, em cũng không chê?”.
Diêu Ngạn mỉm cười: “Ai lại chê tiền? Cho tôi nhiều hơn tôi cũng không chê”.
“Vậy em theo anh, sau này sẽ có toàn tiền là tiền.” Tưởng Nã vừa cười vừa nói: “Anh nghĩ mua giường lớn tốt hơn, em đồng ý không?”.
Diêu Ngạn lặng thinh, tức tối lườm Tưởng Nã.
Bưóc vào nhà, cô đưa túi giấy cho bà Diêu, giải thích theo đúng lời
dặn của Tưởng Nã. Bà Diêu mừng rỡ nói: ‘Trời ơi, có chuyện tốt vậy ư?”.
Bà chạy vào tủ nằm ở hướng đông, vái tranh Quan Âm Bồ Tát ba lần: “A Di Đà Phật, Bồ Tát ban phúc cho gia đình con!”.
Diêu Yên Cẩn cũng phấn khởi, nói với Diêu Ngạn: “Trả sổ tiết kiệm cho chị!”.
Bà Diêu cười mắng con gái: “Rõ là keo kiệt!”.
Diêu Ngạn mệt mỏi nhìn mẹ và chị vui vẻ trêu nhau, mặt cô cũng dần dần hiện ra ý cười.
Ngày hôm sau đến tòa nhà phía đông làm việc Diêu Ngạn mở đủ loại tài
liệu trong máy vi tính ra xem. Cô không rõ cái mình muốn tìm, cô hoàn
toàn mất phương hướng.
Các đồng nghiệp xầm xì bàn tán chuyện xảy ra vào giờ tan tầm hôm qua: “Chậc chậc, không ngờ lại ầm ĩ đến vậy, đúng là không biết chừng mực”.
“Tôi nghĩ mấy người đàn ông đó chắc chắn có vấn đề. Trần tổng quá cố cũng vậy, ai lại giao việc vận chuyển hàng hóa cho kiểu người như
sếp Tưởng, khiến công ty trở nên bẩn thỉu xấu xa như vậy.” Chị ta nói
nhỏ: “Lúc tôi đi nhà vệ sinh, vô tình đụng phải đám lưu manh đó cũng bị
dọa hết hồn. Mọi người nói xem có công ty đàng hoàng nào mà đâu đâu cũng thấy mấy gã xăm hình trên tay chạy tới chạy lui không?”.
Hai người chụm đầu nói hăng say: “Thực ra cũng không có gì đáng sợ.
Hôm qua lúc tài xế Lý ra tay chị có thấy không? Tôi ngạc nhiên đến mức
cằm sắp rơi xuống đất”.
Chị ta gọi Diêu Ngạn: “Này Diêu Ngạn, hôm qua em cũng thấy đúng
không? Nhiều thứ bình thường không nhìn thấy, đến thời khắc quan trọng
lại khiến người ta trố mắt ra nhìn!”.
Diêu Ngạn nở nụ cười: “Đúng vậy. Ngày thường không thấy được, giấu kỹ quá”.
Hai người đó tiếp tục tám chuyện. Diêu Ngạn đang lơ đễnh tìm kiếm
tài liệu trong máy vi tính thì Thẩm Quan gọi điện: “Tối nay cùng đi ăn
nhé?”.
Diêu Ngạn che điện thoại bước ra ngoài phòng nghiên cứu, cô nói nhỏ: “Xin lỗi anh, dạo này tôi hơi bận”.
Thẩm Quan im lặng, sau đó anh ta cười nói: “Hay tôi nói chủ nhiệm Ngô giảm bớt việc cho em?”.
“Không phải việc công ty.” Diêu Ngạn nhíu mày: “Gia đình tôi hơi nhiều việc. Xin lỗi anh”.
Thẩm Quan nín thinh, không nói tiếng nào. Hơi thở đều đều của anh ta truyền qua điện thoại, vài giây sau anh ta tỏ ra bình thường rồi gác
máy.
Tài xế lật xem thời gian biểu của mây ngày tới, chào từ biệt Thẩm Quan: “Sếp Thẩm, tôi đi trước?”.
Thẩm Quan gật đầu. Suy nghĩ chốc lát, anh ta giơ tay cản lại: “Gần đây có chỗ vui chơi nào không?”.
Tài xế lấy làm khó hiểu: “Chỗ vui chơi?”.
Thẩm Quan cười cười: “Lần nào cũng mời Diêu Ngạn đi ăn không có cảm giác mới mẻ”.
Tài xế vỡ lẽ, ông ta cười đáp: “Tôi nghe người ở đây nói thị trấn
Long Tuyển kế bên được lắm. Tại đó có sơn trang Long Tuyển, một thắng
cảnh nghỉ mát, không ít lãnh đạo nhà nước thường đến đây nghỉ dưỡng”.
“Nghỉ mát?” Thẩm Quan nói khẽ: “Ừ, nghe cũng không tệ”.
Tài xế xoay người đi ra. Nhớ ra một việc, ông ta quay lại nói với
Thẩm Quan: “À, sếp Thẩm, Hối Điền Bắc tăng tiền thuê kho bãi. Nhà kho
kế bên chúng ta không tiếp tục cho thuê nữa, nhiều công ty cũng đã đổi
chỗ thuê rồi”.
Thẩm Quan cúi đầu xem tài liệu, anh ta nói thản nhiên: “Vậy cũng tốt. Thuê hết những chỗ đó cho tôi”.
Tài xế nhận lệnh, ông ta lui ra ngoài.
Gần đến giờ tan sở, Tưởng Nã xuất hiện ở công ty nước giải khát. Anh
mang theo gương mặt đầy thương tích bước vào văn phòng khiến nhân viên
bàn tán xôn xao.
Mấy ngày không đến công ty, đám đàn em giúp anh xử lý công việc.
Không ngờ họ làm việc rất tốt, không hề có sai sót. Trần Lập uể đẩy cừa bước vào, anh ta cất giọng chán chường: “Công ty còn nhiều khoản nợ
chưa thanh toán. Toàn bộ tiền bán dây chuyên sản xuất dồn hết vào đẩu
tư. Thời điểm này là mùa ăn nên làm ra, kinh doanh tạm thời ổn định
nhưng vào mùa ít khách không biết ứng phó ra sao”.
Tưởng Nã an ủi anh ta: “Chú đừng lo nghĩ quá. Công ty nước giải khát
đã tồn tại ở thị trấn Trung Tuyển hai ba chục năm qua rồi, đâu dễ dàng
sụp đổ!”.
Trần Lập tự giễu: “Ai biết chống chọi được bao lâu.” Anh ta đưa ra ý kiến: “Hay chúng ta chuyển đổi hình thức kinh doanh, hợp tác với Thẩm
Quan! Em thấy nguồn tiêu thụ nước trái cây của Thẩm Quan rất tốt. Anh
ta chỉ có hai dây chuyền sản xuất, mà số tiền kiếm được nhiều ngang
bằng chúng ta”.
Tưởng Nã cụp mắt nhìn bàn làm việc, mắt anh lóe sáng: “Được đấy. Lúc
rảnh rỗi, chú tìm anh ta nói chuyện, cần anh giúp gì cứ nói!”.
Trần Lập phấn chấn sai người đưa tất cả tài liệu trước đây của Lương
Thịnh Hoa đến xem, anh ta dự định học hỏi thêm kinh nghiệm. Hai người
bận rộn đến tận chín giờ tối. Trần Lập cảm thấy đói bụng, quay sang nhìn Tưởng Nã đang chuyên tâm xem tài liệu liền thở dài: “Em không thể bằng
anh được. Học hành có ích lợi gì đâu!”.
Không biết Tưởng Nã có nghe hay không, anh nhìn tập tài liệu năm năm trước chăm chú, miệng lẩm bẩm: “Thẩm Quan?”.
Năm năm trước là Giám đốc thị trường của công ty trách nhiệm hữu hạn
Công nghệ Sinh học Tuệ Viên Mỹ ở thành phố Tân Châu. Trên hợp đồng trước đây có chữ ký của Thẩm Quan, bên cạnh là chữ ký thuộc về Lương Thịnh
Hoa. Tưởng Nã trầm ngâm suy tư đóng tập tài liệu.
Diêu Ngạn cùng bà Diêu dọn hàng về nhà. Hai mẹ con bước thong thả
dưới trăng. Bà Diêu than phiền sau khai giảng buôn bán ế ẩm, chi bằng
chỉ bán hai ngày cuối tuần. Đi ngang qua một cửa hàng còn mở cửa buôn
bán, bà Diêu gọi cô: “Này, con vào trong chọn một ít quà biếu cô Từ.
Chuyển phát nhanh cũng phải mất hai ngày. Đừng trì hoãn nữa, để qua
ngày nhà giáo thì không hay!”.
Diêu Ngạn kéo tay bà Diêu, nói: “Không cần. Ngày hôm đó, con gọi điện chúc cô là được”.
“Con bé này!” Bà Diêu lườm cô: “Con tưởng mẹ muốn con nịnh bợ, thiết
lập quan hệ thật à? Nói gì thì học phí năm nhất đại học cũng do cô Từ
giúp con. Lẽ nào công việc làm thêm, học bổng, rồi thực tập đều không
phải cô Từ giúp con? Con phải nhớ ơn cô Từ, biết không?”.
Diêu Ngạn ngượng ngùng gật đầu. Cô vào cửa hàng chọn mua một món đồ
trang trí xinh xắn. Bà Diêu kêu người bán bọc quà cho đẹp một chút. Lúc
này, bà mới hài lòng về nhà.
Diêu Yên Cẩn hí hửng nhìn món quà xinh xắn. Cô ôm nó định bóc ra xem
liền bị bà Diêu thuyết giảng cho một trận. Biết Diêu Ngạn đã tắm xong đi ra, bà cố tình nói lớn: “Tuệ Viên Mỹ rất nổi tiếng, hiếm khi mở công
ty con ở Nam Giang. Cô Từ có lòng giới thiệu em con vào đó làm việc,
tiền lương cao ngất ngưởng. Nhưng thôi quên đi, ở đây cũng không phải
không có tương lai!”.
Diêu Ngạn mỉm cười lau khô tóc. Bà Diêu thở nặng nề, lấy quần áo đi vào nhà tắm.
Thứ Sáu, tất cả mọi người đều không có tâm trạng làm việc. Diêu Ngạn
yên phận hoàn tất công việc của mình, rồi mang theo mùi thơm của dưa
chuột trên người thẳng tiến về hướng tòa nhà phía đông.
Đồng nghiệp ở tòa nhà phía đông ngửi thấy, cười cười hỏi cô: “Hôm nay làm nước dưa chuột?”.
Diêu Ngạn gật đầu: “Vâng ạ, thử hơn mười lần mới thành công”.
“Đúng là chỗ bên em tốt hơn!” Đồng nghiệp tỏ vẻ ước ao “Thành phẩm có lợi cho sức khỏe. Không giống chỗ bọn chị toàn dùng chất tạo màu, tinh dầu, kéo dài hạn sử dụng bao lâu cũng được”.
Nhưng đồ uống phổ biến trên thị trường hiện nay cũng đều là dạng mang mùi vị ngọt ngào nhưng không tốt cho sức khỏe.
Đồng nghiệp vừa nói chuyện, vừa dọn đồ chuẩn bị tan sở. Diêu Ngạn
kiểm tra lại công việc cần hoàn thành, cô gọi điện báo bà Diêu biết mình phải tăng ca. Bà Diêu căn dặn: “Con nhớ mua cơm ăn. Về nhà sớm một
chút”.
Diêu Ngạn cười nghe lời bà. Cô mở máy vi tính lên, bắt đầu giải quyết công việc.
Tưởng Nã nghỉ ngơi ở công ty vận chuyển hàng hóa một hồi rồi đi ra
ngoài. Hứa Châu Vi gọi anh: “Anh Nã, em mới gọi thức ăn xong. Anh đi đâu chơi vậy? Dẫn em đi chung với!”.
Tưởng Nã giơ chân gạt anh ta sang bên: “Ở lại đi!” Anh chui vào xe Jeep, khởi động xe rồi lao đi.
Công ty nước giải khát chỉ còn lác đác vài công nhân chạy xe điện
hoặc đạp xe ra cổng. Cửa căng tin cũng đã đóng, bảo vệ cầm hộp cơm từ
trong đó đi ra. Thấy xe Jeep chạy tới cổng công ty, anh ta vội vội
vàng vàng chạy về chốt bảo vệ hướng người ngồi trong xe gọi: “Sếp
Tưởng, muộn thế này mà còn làm việc sao?”.
Tưởng Nã gật đầu, đánh tay lái chạy vào bãi đỗ xe. Lướt thấy bóng
người ngoài tòa nhà chính, khóe môi anh khẽ cong lên, động tác bất giác
nhanh hơn.
Diêu Ngạn cẩn thận viết lên hóa đơn chuyển phát nhanh đặt trên hộp
quà. Cô viết ngay ngắn, không ai có thể đọc lầm chữ của cô. Nhân viên
chuyển phát nhanh chỉ vào ô người gửi: “Cô không điền vào đây à?”,
Diêu Ngạc lắc đầu: “Không điền. Đối phương không nhận cũng không sao”.
Nhân viên chuyển phát nhanh gãi đầu: “Đúng là không chắc thật. Tôi chưa từng nhận đồ gửi đến trung tâm cai nghiện”.
Diêu Ngạn mỉm cười. Viết đến hai chữ “Từ Anh”, ngòi viết của cô chững lại ở nét cuối, cô ngơ ngác nhìn hai con chữ cân đối trên giấy, sống
mũi cay cay.
Tưởng Nã bất thình lình đi tới sau lưng Diêu Ngạn. Anh nheo mắt nhìn
lướt qua hóa đơn chuyển phát nhanh, hỏi cô: “Em gửi gì vậy?”.
Diêu Ngạn giật mình, cô ôm ngực xoay người nhìn anh: “Anh dọa tôi sợ
hết hổn!”. Cô im lặng đưa đồ cho nhân viên chuyển phát nhanh, ngó lơ
Tưởng Nã.
Tưởng Nã cười nói hi hả: “Hiếm thấy em dùng giọng điệu này nói chuyện với anh!”.
Diêu Ngạn mặc kệ Tưởng Nã, cô dặn dò nhân viên chuyển phát nhanh:
“Anh đừng để rơi nhé! Trong này là đồ gốm dễ vỡ”. Sau khi nói vài câu
với nhân viên chuyển phát nhanh, cô xoay người đi vào trong.
Tưởng Nã nhìn gói hàng bằng ánh mắt sâu xa, cất bước đuổi theo Diêu Ngạn.
Diêu Ngạn đi thang bộ lên tầng, Tưởng Nã chạy đến kéo tay cô: “Em mệt không? Đi thang máy đi!”.
Diêu Ngạn hất tay anh: “Công ty quy định nhân viên không được đi
thang máy!”. Thang máy trong công ty nước giải khát rất hiện đại, nhưng
chỉ dành cho tầng lớp quản lý cao cấp và khách hàng sử dụng. Thỉnh
thoảng nhân viên cũng phàn nàn nhưng không ai dám vi phạm quy định.
Tưởng Nã kéo cô vào thang máy: “Quy định gì? Anh cho phép em đi thang máy!”. Anh giơ bao nilon, cười nói: “Anh mua cơm cho em. Lề mề nữa là
nguội đấy!”.
Diêu Ngạn chẳng còn cách nào khác, đành theo Tưởng Nã vào thang máy,
mặt nặng mày nhẹ nhìn chằm chằm con số trên bảng điều khiển.
Trong phòng nghiên cứu không có ai nên Diêu Ngạn chỉ mở một bóng đèn. Trên chiếc bàn giữa phòng là máy móc, đối diện cửa sổ là nồi và bếp,
bên cạnh có hai bồn rửa, nhìn phòng nghiên cứu chỉ giống như một nhà
bếp.
Tưởng Nã mở hộp thức ăn, hai món mặn hai món chay thơm phức. Diêu
Ngạn đói cồn cào suốt từ nãy đến giờ, ngửi thấy mùi thức ăn, bụng cô
sôi ục ục. Nhưng cô vẫn giả vờ di chuột lung tung trên màn hình, nhất
định không nhìn đồ ăn.
Tưởng Nã cảm thấy buồn cười: “Em không ăn à?”.
Diêu Ngạn im lặng nhìn màn hình máy vi tính. Tưởng Nã nhướn mày, bưng hộp thức ăn lại bàn ngồi. Anh vừa cúi nhìn Diêu Ngạn, vừa ăn ngon lành. Tiếng nhai nuốt và mùi thức ăn càng lúc càng nổng đậm khiến Diêu Ngạn
không khỏi chảy nước dãi.
Một miếng thịt kho bất ngờ đưa tới miệng cô. Anh giơ đũa chạm chạm
miếng thịt vào môi Diêu Ngạn, cô tức tốc ngả ra sau, nghiêng đầu nhíu mày: “Làm gì vậy?”.
“Anh đút cho em!” Tưởng Nã đưa đũa gần thêm làm nước thịt kho dính vào môi Diêu Ngạn, anh hỏi: “Em tự ăn hay để anh đút?”.
Diêu Ngạn tức tối thở hổn hển. Cô đỏ mặt kéo hộp cơm trên bàn lại
gần, mở nắp hộp, cho cơm vào miệng. Tưởng Nã bật cười, anh rụt tay lại,
thôi không chọc ghẹo cô nữa.
Tưởng Nã ăn một loáng hết sạch cơm của mình. Anh đến bồn nưóc rửa
mặt, lấy kẹo bạc hà trong túi ra ăn. Bên ngoài trời tối thui, mãi vẫn
không thấy ánh trăng xuất hiện. Vài ngọn đèn le lói chiếu sáng trong
công ty, nhìn xuống chỉ là một không gian đen kịt.
Anh đảo mắt một vòng rồi đóng kín cửa. Diêu Ngạn nhìn thấy vậy, lập
tức trở nên cảnh giác. Nhưng Tưởng Nã không hề nhìn cô, anh đi thẳng vào chiếc bàn đặt giữa phòng, cầm chai lọ lên xem. Anh lấy một miếng nha
đam cho vào miệng, tấm tắc khen: “Ưm, mùi vị không tồi!”.
Trong các loại nước ép sản xuất ở tòa nhà phía đông, nước nha đam là bán chạy nhất. Diêu Ngạn từng nếm thừ nước ép nha đam còn ấm nóng khi
mới ra khỏi dây chuyền sản xuất. Mùi vị quả thực rất ngon.
Tưởng Nã hỏi: “Không phải nói còn phải pha chế đồ uống à? Tại sao không thấy gì hết?”.
Diêu Ngạn nuốt thức ăn, cô nói chầm chậm: “Có công thức, không cần gia công”.
Tưỏng Nã gật gù, bước về phòng làm việc của chủ nhiệm Ngô. Anh đẩy
đẩy nhưng cánh cửa vẫn bất động. Tưởng Nã bèn giơ chân đạp liền một lúc
mấy cái.
Diêu Ngạn cau mày: “Anh định làm gì? Đó là phòng làm việc của chủ nhiệm Ngô!”.
Tưởng Nã cười cười, anh quay đầu nói: “Ăn cơm của em đi!” Nói hết câu, anh móc một chùm chìa khóa khỏi túi áo, loay hoay mở cửa.
Diêu Ngạn hoảng hốt kêu lên: “Anh đừng làm bậy!” Cô bỏ hộp cơm
xuống, chạy lại giữ tay anh. Cô vừa mới chạm vào mu bàn tay của anh,
một tiếng “tách” vang lên, cửa phòng của chủ nhiệm Ngô mở toang.
Tưởng Nã đẩy Diêu Ngạn sang một bên, anh đi vào trong. Mặt trăng lấp
ló trên nền trời đen đặc. Anh dựa theo ánh trăng bước tới bên bàn làm
việc, hỏi Diêu Ngạn: “Em không vào à?”.
Diêu Ngạn đứng ngoài cửa phòng làm việc của chủ nhiệm Ngô, cô bám tay vào mép cửa. Tướng Nã nhìn cô một cái rồi bắt đầu lục lọi tài liệu
trên bàn làm việc. Anh moi ra một đống danh thiếp của khách hàng rồi móc điện thoại di động ra bật đèn lên soi.
Danh thiếp của chủ nhiệm Ngô quả thực rất nhiều. Anh trầm ngâm lấy
trong túi áo ra một chiếc bút máy đen, mở nắp đèn hiển thị lóe sáng. Anh vừa chụp lại danh thiếp vừa nói: “Không ngờ chỗ này lại nhiều danh
thiếp tới vậy. Phiền phức quá!”.
Nhìn lịch để bàn khoanh đỏ mấy ngày với dòng ghi chú nhỏ kèm theo
bên dưới, Tưởng Nã vừa xoay xở với đống danh thiếp, vừa loay hoay chụp
lịch để bàn.
Tiếng bước chân ngoài hành lang đột nhiên vang lên phá vỡ màn đêm yên tĩnh. Diêu Ngạn xoay người nhìn ra cửa, tiếng bước chân đã dừng bên
ngoài, bóng người mơ hồ hiện ra. Âm thanh chìa khóa tra vào ổ vang lên,
Diêu Ngạn trợn mắt hoảng hốt, cô khẽ gọi: “Tưởng Nã, Tưởng…” Cô còn
chưa dứt lời, một cơ thể cứng rắn bỗng áp chặt vào lưng cô. Cửa phòng
làm việc đằng sau lập tức khóa chặt.
Diêu Ngạn ngây ra, mọi âm thanh của cô đều nghẹn lại. Tướng Nã hôn
cô, đè cô vào tường, anh nói nhỏ: “Có gì mà sợ!” Anh vừa nói xong, cửa
đã mở ra.
Đổng nghiệp che miệng kêu lên. Chị ta nhìn chằm chằm hai người ôm nhau, giọng chị ta ngắt quãng cất lên: “Diêu… Diêu Ngạn!”.
Diêu Ngạn đỏ mặt đẩy Tưởng Nã, cô phân trần: “Em không phải…”.
Chị ta giơ tay: “Chị, chị để quên điện thoại. Chị lấy rồi đi ngay!”
Chị ta tới bên bồn rửa mở ngăn kéo lấy điện thoại di động, rồi cắm đầu
cắm cổ chạy vội ra ngoài: “Chị đàm bảo chị không nhìn thấy gì hết”.
Diêu Ngạn căm giận nhìn Tưởng Nã.
Tưởng Nã điềm nhiên như không: “Không sao. Có ai trong công ty không
biết quan hệ của chúng ta đâu nào? Vả lại em vốn dĩ là người phụ nữ của
anh!”.
Diêu Ngạn tức đến mức á khẩu. Cô tắt máy vi tính, xách túi đi ra ngoài.
Ra khỏi tòa nhà văn phòng, Tưởng Nã ôm cô đến bãi đỗ xe. Diêu Ngạn
không dám hét lên, cô đè thấp giọng phản đối, cạy tay Tưởng Nã ra khỏi
người.
Tưởng Nã đẩy cô vào xe, anh cấp tốc khóa cửa, giam Diêu Ngạn trong xe như mọi lần rồi phóng xe rời khỏi công ty.
Diêu Ngạn cáu kỉnh đạp mấy cái vào cửa xe, lổng ngực cô không ngừng phập phồng. Cô ngừng lại, nghiến răng trèo trẹo, nói: “Tại sao làm trò trước mặt tôi?”.
Tưởng Nã quay sang nhìn cô, anh lặng thinh, không nói lời nào. Diêu
Ngạn siết chặt tay. Cô tưởng anh không nghe thấy nên cũng mệt mỏi im
lặng.
Chạy đến đầu ngõ, Tưởng Nã không vội mở khóa xe. Anh lấy một hộp nữ trang đỏ thẫm trong xe đưa Diêu Ngạn: “Tặng em!”.
Diêu Ngạn nhìn chiếc hộp, nhận lấy mở ra xem. Cô vốn chẳng nghĩ ngợi nhiều, chỉ là thuận theo lời Tưởng Nã mà thôi. Nhưng nhìn đến món đồ
nằm trong hộp, cô kinh ngạc, há to miệng, nhìn Tưởng Nã bằng ánh mắt ngỡ ngàng.
Tưởng Nã cười, hỏi: “Thích không? Anh phải chọn rất lâu đấy!”.
Diêu Ngạn cầm sợi dây chuyên vàng nhỏ bằng nửa ngón tay, cất giọng khó tin: “Anh tặng tôi cái này?”.
Tưởng Nã gật đẩu, hỏi lại: “Em có thích không?”.
Diêu Ngạn rơi vào trạng thái khác thường khó diễn tả bằng lời. Cô
nhìn đầu của Tưởng Nã bằng ánh mắt soi móii, đè nén cảm giác muốn mổ đầu anh ra xem. Cô khóc dở mếu dờ, không biết làm sao.
Tưởng Nã nói: “Anh lựa theo sở thích của em. Em cũng nên tỏ thái độ gì đó đi chứ!”
Diêu Ngạn sờ sợi dây chuyền vàng sáng loáng, tưởng tượng ra cảnh nó
được đeo lên chiếc cổ nho nhỏ của mình, khóe miệng cô co rút, cô dối
lòng nói: “Tôi thích nhưng đắt quá, anh mang về đi!”.
Tưởng Nã lập tức cau có: “Em có ý gì? Đây là lần đầu anh tặng quà
cho em!” Anh giành dây chuyền, tháo khóa cài, đeo lên cổ Diêu Ngạn. Diêu Ngạn né tránh nhưng cổ cô vẫn mát lạnh, dây chuyền đã đeo xong.
Tưởng Nã sờ sợi dây do anh cất công lựa chọn, nói giọng thỏa mãn:
“Không tệ”. Anh nhìn Diêu Ngạn: “Em thích cái gì anh cũng mua cho em!”.
Diêu Ngạn nhẫn nhịn, cố gắng không tháo dây chuyền vàng. Tưởng Nã nói giọng nhẹ nhàng: “Em hỏi anh tại sao làm trò trước mặt em, em không
hiểu ư?”. Anh ngửi hương thơm trên người Diêu Ngạn, điềm tĩnh nói: “Em
trốn không thoát đâu. Anh thật lòng thích em!”.