Danh Môn

Chương 367: Q.3 - Chương 367: Đại Đường biến đổi




Chỉ thấy Thôi Viên mỉm cười bảo: “ Thôi gia dốc lực vì nước thì đó là vinh hạnh của chúng ta. Chúng ta sẽ dựa theo yêu cầu của Trương Thượng thư phái quân Thanh Hà đến đóng ở các nơi Trung Nguyên làm Đoàn Luyện Binh. Có điều ta hy vọng Trương Thượng thư đồng ý với ta một điều kiện nho nhỏ.”

“ Điều kiện?” Trương Hoán đột nhiên hơi cảnh giác nhìn Thôi Viên. Thôi Viên khác với Bùi Hữu. Khi chính mình đưa ra với Bùi Hữu việc bãi binh thì đúng lúc Bùi gia đại bại ở Hà Bắc, lòng người hoảng sợ nên mình nắm vai trò chủ đạo chỉ việc khống chế Bùi gia theo ý nghĩ của mình. Còn Thôi Viên lại có khả năng thong dong suy nghĩ, nay ông ta lại không chút do dự đồng ý với mình thì hẳn là tất nhiên chuyện này đã được ông ta suy nghĩ cặn kẽ. Với sự đa mưu túc trí của Thôi Viên, điều kiện nho nhỏ này tất nhiên không phải là đơn giản như vậy. Cho dù đơn giản thì sau lưng nó cũng nhất định giấu giếm thâm ý.

Nghĩ vậy, Trương Hoán rất bình tĩnh bảo: “ Mời Thôi các lão nói!”

Thôi Viên liếc mắt nhìn Trương Hoán thật kỹ, từ sự thay đổi vụt qua trong mắt của Trương Hoán ông ta liền biết Trương Hoán đã cảnh giác trong lòng. Từ hơn mười năm nay, gần như đối với mỗi một đối thủ thì ông ta đều cực kỳ hiểu rõ. Nếu như nói quan trường là chiến trường thì chính ông ta cần phải biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Đối với Trương Hoán cũng như thế. Từ sự coi thường lúc ban đầu đối với hắn, về sau đó lại căm ghét hắn cuối cùng thì coi trọng hắn. Mặc dù bản thân ông ta do gia tộc nội loạn dẫn tới nguy cơ mà rơi đài, nhưng ông tuyệt không tỏ vẻ mình không thèm để ý đến sự thay đổi tình hình triều đình. Mấy năm qua Trương Hoán trỗi dậy tại Lũng Hữu, đi từng bước một xâm chiếm địa bàn, mở rộng thực lực. Nếu như mới chỉ là như vậy thì nói rõ hắn vẫn chỉ là một đại quân phiệt, mới chỉ là vì đoạt vị để đi lên cửu đỉnh.

Nhưng từ lúc Trương Hoán bắt đầu chinh chiến An Tây, Thôi Viên lập tức ý thức được người mà ông ta đã gặp chính là một chủ nhân có tài trí mưu lược kiệt xuất để phục hưng, thậm chí còn mở ra con đường cho thế hệ mới của Đại Đường. Vì điều này mà Thôi Viên bắt đầu lâm vào mâu thuẫn giữa gia tộc và thiên hạ. Từ lịch sử trăm năm của Đại Đường, lợi ích thế gia trước sau không thể điều hòa cùng lợi ích Thiên Hạ , nó là một uy hiếp lớn đối với hoàng quyền. Từ thời Cao Tông, Vũ Tắc Thiên trở đi, Đại Đường liền dùng hết sức lực để làm suy yếu lực lượng thế gia. Mặc dù có thành công ở mức độ quyền lực trung tâm khi hạn chế tham gia vào triều đình, nhưng thế gia xuất hiện nhân tài lớp lớp nên trước sau vẫn khống chế vững chắc các địa phương của Đại Đường. Một khi triều đình bị lâm vào thế yếu thì thế lực thế gia liền từ các vùng mà nổi lên. Sau loạn An Lộc Sơn đã có một lần cầm giữ đại quyền để hình thành thế gia triều chánh. Còn hiện tại, Đại Đường hình như lại tới thời đại lấy mạnh ép yếu để quay lại một bước tuần hoàn, còn thế gia thì lại như ngủ đông, mà có lẽ từ đây tan thành tro bụi. Vì điều này mà trong lòng Thôi Viên tràn ngập mâu thuẫn nặng nề và nghi hoặc.

Làm một người lãnh đạo thế gia lớn nhất Đại Đường. Duy trì lợi ích của gia tộc là trách nhiệm không thể thoái thác của ông ta, lúc nào cũng phải suy nghĩ tới lợi ích Thôi gia, bất kể là đã từ bỏ địa vị Hữu Tể Tướng. Dốc lòng tu bổ thiếu sót của gia tộc có lẽ xuất phát từ kế hoạch trăm năm sẽ là để Thôi gia tranh đoạt hậu cung của Trương Hoán, do đó ảnh hưởng đến đứa con nối dòng kế vị của hắn. Đây đều là biểu hiện cụ thể của ông ta khi suy nghĩ vì gia tộc Thôi gia.

Nhưng làm một chính trị gia thì ông ta lại cần suy nghĩ đến lợi ích tổng thể của cả Đại Đường, hết lòng lo lắng vì sự phồn thịnh và hùng cường của cả Vương triều. Trong mười năm ông ta chấp chính, ông ta hết lòng lo lắng không thể hơn được nữa, đồng thời ông ta cũng hiểu rất rõ mâu thuẫn giữa thế gia và Thiên Hạ. Mâu thuẫn điển hình nhất chính là ruộng đất, khao khát của thế gia đối với ruộng đất là không có chừng mực. Bọn họ cần lượng lớn ruộng đất để nuôi sống quân đội, cứ như vậy, chiếm đoạt ruộng đất và dự trữ nuôi dưỡng nô lệ lại mâu thuẫn với tầng dưới chót gay gắt hơn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu tài chính của triều đình, động đến gốc rễ của Vương triều chấp chính.

Cho nên khi Trương Hoán hỏi ông ta về vấn đề cấp bách nhất trước mắt là cái gì thì ông ta trả lời là cai trị không có chí tiến thủ. Đây là một loại bất đắc dĩ của ông ta. Ông biết nguồn gốc mấu chốt là ở đâu? Nhưng ông ta lại hy vọng Trương Hoán sẽ dùng một loại phương thức hòa hoãn để giải quyết cội rễ này.

Hiện tại là lúc ông ta không thể không đối mặt, ông hy vọng dùng một yêu cầu nho nhỏ để đổi lấy việc Thôi gia từ bỏ quân đội. Trương Hoán đang lẳng lặng lắng nghe!

“ Thôi gia chúng ta tại quận Thanh Hà cùng với các nơi ở Sơn Đông, Hà Đông có gần hai mươi vạn khoảnh ruộng. Để phối hợp với chế độ ruộng gia binh của Trương Thượng thư, Thôi gia chúng ta nguyện ý dâng ra một nửa số ruộng đất cho triều đình làm cơ sở cho việc giao ruộng. Nhưng hy vọng triều đình cho chúng ta một lời hứa hẹn, bảo đảm số ruộng đất còn lại sẽ là tài sản vĩnh viễn của Thôi gia.”

Thôi Viên ngừng một lát lại mỉm cười bảo: “ Đương nhiên. Để cảm tạ Trương Thượng thư ủng hộ. Thôi gia nguyện đem thiếu nữ đẹp nhất hiến cho Trương Thượng thư làm thị thiếp.”

Dung mạo tuyệt thế của Thôi Tuyết Trúc hiện lên trong đầu Trương Hoán. Đương nhiên, cũng mới chỉ gần chợt lóe lên, lúc này trọng điểm của hắn không phải là nữ nhân nữa, mà ở việc Thôi Viên đã động đến lợi ích cốt lõi nhất của thế gia -- ruộng đất.

Trương Hoán chắp tay đằng sau từ từ bước đi thong thả trong đình ngắm hoa để suy nghĩ về vấn đề mà hắn không thể không đối mặt này. Thẳng thắn mà nói, vấn đề chiếm đoạt ruộng đất mặc dù nghiêm trọng, nhưng có chiếm đoạt những ruộng đất của các đại thế gia hay không, đối với kế hoạch trao ruộng cũng không ảnh hưởng quá lớn. Mấy năm nay Thục Trung loạn, Tương Dương loạn, Trung Nguyên loạn, ruộng màu mỡ nắm giữ trong tay của hắn đã không dưới trăm vạn khoảnh. Lại còn có Tây Vực rộng lớn ruộng đất vô biên, phải nói nếu lại trao ruộng nữa cũng không thành vấn đề. Ít nhất chế độ ruộng gia binh của hắn có thể thi hành trong cả nước, cho nên việc hạn điền tương đối, huỷ bỏ chế độ tích trữ nô lệ, gia tăng số lượng trung nông mới là việc cấp bách. Không ai trồng trọt ruộng đất thì thế gia bọn họ cần ruộng làm gì?

Nhưng bản chất của vấn đề không nằm ở chỗ thế gia chiếm bao nhiêu ruộng đất, mà là ở chỗ làm như thế nào mới có thể khống chế thế lực khổng lồ của thế gia. Về điểm này trong lòng Trương Hoán biết vô cùng rõ ràng. Làm suy yếu thế lực thế gia không phải tức thời chỉ chốc lát là có thể hoàn thành, thậm chí một năm hai năm cũng không làm được. Mà là một việc trường kỳ, quá trình làm suy yếu về các mặt thậm chí bao gồm hậu cung của hắn cũng là một đấu trường với các lực lượng của thế gia.

Trương Hoán sau khi cân nhắc nhiều lần thì hắn đột nhiên cười hỏi: “ Thôi gia có thể có bao nhiêu người mà cần dùng mười vạn khoảnh ruộng đất để nuôi sống vậy?”

Hiến tế tông miếu hẳn chỉ là một sự kiện rất bình thường rất tầm thường, bình thường cũng như việc nhà nhà cúng tế bài vị tổ tiên vậy. Vương triều Đại Đường hàng trăm năm qua thì bốn mùa mỗi năm đều phải có hiến tế tông miếu. Nói chung là do Tông Chính Tự tổ chức Hoàng tộc tham gia, khi gặp hiến tế khá long trọng hơn thì còn có đủ loại quan lại tham gia. Nhưng tình huống như thế cực kỳ hiếm thấy, phần lớn đó là khi hoàng đế lên ngôi hoặc là qua đời.

Mà buổi hiến tế hôm nay là lần hiến tế đầu tiên kể từ năm Tuyên Nhân thứ tư, thời gian được chọn cũng không phải năm mới hoặc là tết Trung nguyên, mà là một ngày nào đó trong tháng ba. Một buổi hiến tế cũng như bình thường lại tác động đến tâm tư của vô số người. Không chỉ có việc các vị đã là quan viên ngũ phẩm ở kinh thành đều phải tham gia là người phụ lễ, nhưng lại đặc biệt bỏ lên triều một ngày. Về nghi thức mà xét thì đây là một buổi hiến tế bình thường, nhưng mấu chốt của nó lại là sự quay trở lại của một Hoàng tộc hùng mạnh nhất trong thời Đường, là khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Tất cả tôn thất cùng văn võ bá quan tham gia hiến tế đều muốn chứng kiến thời khắc này.

Trời vừa mới sáng lên, một tiếng kèn trầm thấp mà hùng hồn vang vọng trong không trung hoàng thành. Đến đúng giờ mão, hai đội một trăm lẻ tám vệ binh cưỡi ngựa mặc đồng phục chạy ra khỏi Thừa Thiên Môn rồi cứ thế dọc theo đường qua cửa An Thượng chậm rãi đi tới. Ở phía sau bọn họ là một đội thật dài do hoạn quan tạo thành chuyên bưng bê đồ hiến tế. Đồ dâng lên gồm có thịt để ăn, rượu, gấm vóc, kiếm, phù ấn, các loại đồ dùng cúng tế vàng bạc .v..v.... Bọn họ đi theo đội thị vệ khai lễ cứ thong thả đi tới. Thái miếu nằm ở góc đông nam hoàng thành, nó chiếm đất gần trăm khoảnh. Bên trong thờ phụng bài vị và tượng của Đại Đường khai quốc Cao tổ Hoàng đế Lý Uyên cho tới đế vương các thời kỳ cùng với bài vị sáu vị được phong làm Thái Tử mà không lên ngôi vị hoàng đế : Nhượng hoàng đế Lý Hiến, Ẩn Thái Tử Lý Kiến Thành, Chương Hoài Thái Tử Lý Hiền, Ý Đức Thái Tử Lý Trọng Nhuận, Tiết Mẫn Thái Tử Lý Trọng Tuấn cùng với cố Thái Tử Lý Dự vừa mới được đề nghị còn chưa sắc phong .

Gần như đồng thời lúc đội vệ binh khai lễ phi nhanh ra khỏi Thừa Thiên Môn thì đủ loại quan lại Đại Đường cùng tất cả tôn thất Hoàng tộc từ cửa hai bên xếp thành hàng tiến vào thái miếu. Mọi người đứng ở trên sân rộng trống trải của thái miếu, tôn thất bên trái, còn đủ loại quan lại bên phải. Ai nấy đều cầm hốt, vẻ nghiêm túc mà trang trọng. Mấy ngàn võ sĩ mang giáp xếp thành đội ngũ vòng quanh bốn phía thái miếu.

Hôm nay người điều khiển Chương trình là Thái Thường Tự Thiếu Khanh Lý Hàm. Chủ tế là Tông Chính Tự Khanh Lý Cầu, cách ông ta không xa là đủ loại quan lại mà đứng đầu bởi Nội Các thủ phụ, Binh Bộ Thượng Thư Trương Hoán. Hắn mặc một bộ đồ lễ nhất phẩm màu đen. Đầu đội mũ Giải Trĩ, lưng đeo trường kiếm, tua ngọc thắt bằng lụa tím. Tay cầm giác ngọc hốt, ánh mắt của hắn nghiêm túc khác thường.

“ Giờ lành đã đến!” Cùng với một tiếng hô to của quan chủ trì, quả chuông lớn bên trong thái miếu được gõ âm vang, nặng nề mà ngân nga. Cửa chính chậm rãi mở ra, hai đội mỗi đội gồm sáu mươi tư vệ binh trang phục kỵ sỹ từ hai bên cửa chính nối đuôi nhau tiến vào. Còn hoạn quan hiến đồ thì từ cửa hông bưng tế phẩm bước nhanh vào, đem tế phẩm theo thứ tự để trong chủ điện.

“ Khai tế! Người trong dòng họ đi vào.” Quan chủ trì lại hô dài một tiếng, mấy trăm vị con cháu hoàng thất cùng với Lý Cầu đi bước một mà vào đại điện Thái Thanh Cung hùng vĩ. Ở chính giữa Cung Phụng của đại điện là Thánh Tổ Huyền Nguyên hoàng đế Lý Nhĩ, cũng là Lão Tử,. Đây là thuỷ tổ được hoàng thất Đại Đường tôn sùng. Ở đằng sau chủ điện chính là miếu các hoàng đế. Mỗi cái đều có miếu hiệu, như Thái Tông, Cao Tông miếu, Huyền Tông miếu.v..v..., mặt khác còn có năm cái Thái Tử miếu. Nhưng bên cạnh miếu Thái Tử lại đặc biệt xây dựng một tòa miếu quy mô hơn, đúng là miếu Thái Tử Dự.

“ Lễ bái!” Quan chủ trì lại cao giọng hô một tiếng, Lý Cầu dẫn đầu mấy trăm vị dòng họ hoàng thất chậm rãi quỳ xuống, với lòng thành tín nhất lễ bái với liệt tổ liệt tông.

“ Lại lễ bái!”

“ Tam bái!”

Quan chủ trì Lý Hàm lập tức mở tế văn ra cao giọng ngâm nga: “ Cuối xuân tháng ba, bốn trăm mười bảy con cháu dòng họ Lý thị kính tế liệt tổ liệt tông trên trời cao linh thiêng ...” Đọc liên miên lưu loát đến cả ngàn chữ, đọc đến cuối cùng thì rốt cục mọi người mới nghe được chủ đề của hôm nay.

“ Con thứ bảy của Thái Tử Dự là Hoán. Tuổi nhỏ lưu lạc trong dân gian đến nay đã ba mươi hai năm, nhưng tấm lòng quy về tổ tông không phai mờ, nhiều lần lập công lớn với xã tắc. Nay tôn thất nhất trí quyết định cho phép quy tông về với thái miếu, truyền con thứ bảy của cố Thái Tử Dự là Hoán vào bái!”

Hoạn quan đứng ở trước thái miếu hô to một tiếng: “ Con thứ bảy của cố Thái Tử Dự là Hoán vào bái!”

Trương Hoán bước thẳng lưng, đi theo người chủ trì dẫn đường bước vào cửa hông của chủ miếu. Hắn cũng không có lập tức quỳ lạy Lý Nhĩ, mà là cùng với quan chủ tế Lý Hàm cùng với mấy trăm vị Hoàng tộc vây quanh đi tới trước miếu cố Thái Tử Lý Dự. Cánh cửa chính của miếu đã mở, qua ánh mặt trời chiếu vào có thể nhìn thấy rất rõ ràng pho tượng Lý Dự. Đây cũng là lần đầu tiên Trương Hoán nhìn thấy bộ dáng cha đẻ của mình. Cả pho tượng dùng đá cẩm thạch điêu khắc thành, đường nét tinh tế nên pho tượng trông rất sống động. Chỉ thấy Lý Dự thần thái bình thản đang khẽ vuốt chòm râu dài, từ gương mặt dường như tản ra một loại khí thế chinh phạt.

Không cần quan chủ trì hô to, Trương Hoán đã chậm rãi quỳ xuống. Giờ phút này, dường như hắn đã quên đi con đường quy tông của mình, một nỗi buồn không hiểu vì sao làm cho trong tim của hắn kích động, khiến cho trong tim của hắn bắt đầu đau đớn. Thời gian tại Trương phủ từ nhỏ không có cha yêu thương hình như vẫn còn rõ ràng đang nhìn, rồi tới thời gian hắn cùng với mẹ ăn nhờ ở đậu trước vô số đôi mắt khinh thường lạnh lùng. Giờ phút này đều nhất nhất hiện lên trong óc hắn. Ai mà từng nghĩ, cha sinh của hắn không ngờ lại là cố Thái Tử đã phải chết thảm trong chính biến cung đình?

Hắn mặc dù chưa bao giờ nhớ nổi nụ cười của cha, nhưng giờ phút này hắn cảm giác được trong lòng mình cùng ngôi miếu này bắt đầu có một loại tương thông kỳ diệu. Huyết dịch của bọn họ là tương thông, hắn đột nhiên nhớ ra cha mình trong khoảnh khắc bị chết đã từng hô lớn: “ Con ta nhất định sẽ thực hiện nguyện vọng của ta!”

Ánh mắt Trương Hoán đã ươn ướt, hắn liên tiếp dập đầu ba cái trước di ảnh của cha, trong lòng thầm cầu nguyện: “ Phụ thân, ngày hài nhi tới gặp người đã đến rồi! Con nhất định phải thực hiện nguyện vọng chưa hoàn thành của người. Ngày đó đã không xa, xin hãy kiêu ngạo vì con đi!”

Cùng ngày đại tế, Thái Hậu Thôi Tiểu Phù ban ý chỉ tuyên bố ra đi, sắc phong Trương Hoán làm Ung vương, giám sát quốc gia Đại Đường. Phàm là việc nước việc quân lớn nhỏ đều tự mình quyết. Nói cách khác thì chiếu thư này liền có ý nghĩa Thái Hậu Thôi Tiểu Phù chính thức lui vào thâm cung, không hề can thiệp việc nước việc quân nữa.

Sắc trời vừa mới tảng sáng, những đội binh lính xếp thành hàng tiến vào Đại Minh Cung. Bọn họ khống chế cung điện, trấn giữ chỗ quan trọng, thét ra lệnh hoạn quan cùng cung nữ thu thập hành trang, toàn bộ chuyển tới Thái Cực Cung.

Bên trong tẩm cung của Thôi Tiểu Phù, Thôi Tiểu Phù từ sáng sớm vẫn không nhúc nhích cứ ngồi ở nơi này. Đêm qua, một người thị vệ đến bẩm báo “ Từ ngày mai trở đi, Thái Hậu chính thức di chuyển sang Thái Cực Cung” Lời truyền đến chính là một đạo mệnh lệnh, không hề có chút xíu chỗ nào để thương lượng. Thôi Tiểu Phù biết, cái ngày nàng lo sợ rốt cục đã đến. Thời gian vừa qua, bên ngoài có chuyện gì xảy ra thì bà không hề hay biết. Không ai nói cho bà, Trương Hoán đã quy tông trong lễ hiến tế tại thái miếu. Cũng không có người nói cho bà, hiện tại Trương Hoán đã là vương gia Giám Quốc. Bà giống như là một người bị cách ly, những bức tường cao cao nhiều lớp của cung điện liền tựa như là nhà tù vây kín, vĩnh viễn nhốt bà lại.

Nếu như là nhốt vĩnh viễn thì có lẽ Thôi Tiểu Phù cũng không sợ hãi. Vài thập niên vừa rồi bà vẫn luôn sống qua trong sự giam hãm. Điều bà sợ hãi chính là cái chết đang đến. Giờ phút này, người đàn bà mới hơn bốn mươi tuổi này đã tẩy sạch trang điểm, lẳng lặng chờ đợi tử thần đến. Bên người bà đã không có một cung nữ và hoạn quan, chỉ có lão nô Phùng Ân Đạo trung thành và tận tâm của bà vẫn hầu hạ bên người.

Phùng Ân Đạo sau khi Lữ Thái Nhất vừa chết lại từ Đông Cung trở lại bên cạnh Thôi Tiểu Phù. Đối với chủ nhân từng tuyệt tình, lão không có nửa câu oán hận, hệt như cha mẹ đối với con cái đã phạm sai lầm. Không chỉ có như thế, lão lại an ủi Thôi Tiểu Phù rằng không có quyền lực làm phức tạp thì bà ta có thể chậm rãi chăm sóc thân thể, khôi phục vẻ diễm lệ trước đây. Lão giống như một ông già nhìn thấu vinh hoa chốn thế gian đang an ủi con gái bị chìm trong tuyệt vọng.

“ Xin Thái Hậu yên tâm, Trương Hoán sẽ không dễ dàng làm thương tổn Thái Hậu. Chỉ có Thái Hậu còn sống thì hắn mới có thể mượn tên của Thái Hậu để trấn áp những người phản đối hắn. Nhiều nhất là đem Thái Hậu giam lỏng, như vậy cũng tốt vì không phải xen vào những chuyện vớ vẩn ở thế gian, Thái Hậu không phải tin đạo sao? Cứ dốc lòng tu đạo thì có lẽ Thái Hậu còn có thể có thành tựu.”

Phùng Ân Đạo nói không nhanh cũng không chậm, rủ rỉ êm tai khiến sự căng thẳng trong lòng Thôi Tiểu Phù từ từ thả lỏng. Không đợi bà ta mở miệng thì từ bên ngoài đột nhiên truyền đến một trận tiếng bước chân dồn dập khiến cho tâm tình vừa mới bình tĩnh lại đột nhiên lơ lửng trên không trung.

“ Đợi lão nô đi xem một chút.” Phùng Ân Đạo bước nhanh đi ra cửa phòng, chỉ chốc lát liền vọng vào tiếng gào thét phẫn nộ của lão “ Các ngươi không thể vô lễ như vậy, bà ta là Thái Hậu đương triều, có muốn đi cũng phải giữ thể diện đường hoàng. Làm sao có thể bị đám nam nhân cao lớn thô kệch các ngươi ép đi.”

Sự căng thẳng trong lòng Thôi Tiểu Phù lặng lẽ hạ xuống, nhưng sắc mặt của bà ta lại đỏ bừng. Bà ta “ vụt!” đứng lên, bước ra bên ngoài.

Ở gian ngoài chỉ thấy mười mấy tên binh lính giáp trụ đầy đủ đang cầm đao đứng thành một hàng. Một người Giáo Úy bộ dáng đội trưởng đang giải thích cho Phùng Ân Đạo “ Chúng ta cũng không phải áp giải Thái Hậu đi tới Thái Cực Cung, chỉ là lo lắng Thái Hậu trên đường không an toàn nên chúng ta đặc biệt phụng mệnh đến đây bảo vệ, tuyệt không có ý đó.” “ Nếu như ai gia không đi Thái Cực Cung cũng không chấp nhận các ngươi bảo vệ thì sao?” Thôi Tiểu Phù đột nhiên lạnh lùng hỏi.

“ Thái Hậu cần gì phải làm khó cho ty chức, hơn nữa Đại Minh Cung sắp sửa bế cung, tất cả cung nữ và hoạn quan đều đã chuyển đi. Thái Hậu ở lại Đại Minh Cung một mình là có ý tứ gì?” Giáo Úy hành lễ mà nói năng đúng mực.

Thôi Tiểu Phù nhìn chăm chú vào mắt của hắn, hồi lâu mới cắn răng bảo: “ Hay cho một Trương Hoán. Ai gia xem như được mở rộng tầm mắt.”

Cùng với xe ngựa của Thôi Tiểu Phù dần dần biến mất ở sau lớp lớp cung điện của Thái Cực Cung, “ ầm!” một tiếng thật lớn rồi cánh cổng lớn của Huyền Vũ Môn chậm rãi đóng lại.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.