Tử Thần Các ở trong Đại Minh Cung, nơi này vẫn luôn là chỗ làm việc của
hoàng đế Đại Đường. Nó có ý nghĩa quyền hành của vua, nhưng bắt đầu từ
hai ngày nay, Tử Thần Các lại lần nữa được sửa chữa lại. Toàn bộ ngói
lưu ly được dỡ xuống, những cây gỗ lâu năm bị mục được tháo đi. Những
trụ cột to lớn cũng phải thay đổi thành mới. Từ sớm đến tối, mấy trăm
thợ thủ công chí cha chí chát bề bộn không ngừng làm.
Tử Thần Các nếu phải sửa chữa lại thì tất nhiên cũng không thể đi làm ở
đó, cho nên phòng làm việc tại Trung Thư Tỉnh bên trong Đại Minh Cung
vốn của Hữu Tể Tướng Bùi Tuấn liền thay chủ nhân mới. Trương Hoán từ
Binh bộ tạm thời chuyển đến đây, chờ đợi Tử Thần Các chữa xong xuôi.
Mà nếu như xem xét chuyện này từ góc độ khác, mặc dù trước mắt còn chưa chính thức hạ chỉ miễn trừ chức vụ tạm thời thay thế Hữu Tướng quốc của Lý Miễn, nhưng trên thực tế việc Trương Hoán chuyển đến chẳng khác nào
tuyên bố với trong ngoài triều, ở đây đã không có chỗ cho Lý Miễn.
Đại Đường xác định vị trí đối với Tướng Quốc là đứng đầu quan lại để
phò tá Thiên Tử, quản lý mọi việc, đảm nhiệm việc quan trọng. Bởi vì nó
quan trọng cho nên chưa bao giờ để cho một người chuyên trách. Vì thế
cho nên từ thời lập quốc tới nay vẫn không có Tướng Quốc chuyên trách,
mà là một đám Tướng Quốc. Ví dụ như Trung Thư Lệnh Đồng Trung Thư môn hạ Bình Chương Sự, Lại Bộ Thượng Thư Đồng Trung Thư môn hạ Bình Chương Sự
.v..v..., Trong số này mấu chốt nhất là chức Đồng Trung Thư môn hạ Bình
Chương Sự. Có được tư cách này thì cũng có thể được gọi là Tướng Quốc.
Mãi cho đến sau thời Đường Huyền Tông, quyền Tướng Quốc Đại Đường vẫn
luôn là một loại tập thể chấp chính.
Địa điểm làm việc
của Tướng Quốc là tại Chính Sự Đường. Nhưng Chính Sự Đường lại là chỗ
lưu động, có lúc tại Môn Hạ Tỉnh, có lúc tại Trung Thư Tỉnh. Nắm quyền
phê duyệt trong Chính Sự Đường cũng là dấu hiệu tướng quyền. Các Tướng
Quốc thay phiên nhau vào Chính Sự Đường làm việc, thay phiên nắm giữ
quyền chấp chính phê duyệt để hành xử tướng quyền. Còn sau thời Đường
Huyền Tông, đám người Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung sở dĩ có thể nắm hết
quyền hành cũng là bởi vì bọn họ chiếm đoạt trường kỳ quyền chấp chính
phê duyệt.
Sau đó thế gia triều chánh thực hành chế độ
Nội Các, đại thần Nội các cũng là từ Đồng Trung Thư môn hạ Bình Chương
Sự trước đây. Điều này là để thích ứng quyền lực tố cáo thỉnh cầu của
mỗi đại thế gia. Mọi người cùng nắm tướng vị, tập thể quyết sách. Nhưng
quyền chấp chính phê duyệt lại do Hữu Tướng quốc nắm giữ, chỉ là mọi
người thay phiên nhau làm Hữu Tướng quốc mà thôi.
Sau
thời Bùi Tuấn chấp chính, thế gia bắt đầu suy vong, Nội Các chế lại thay đổi thành cân bằng quyền lực giữa ba thế lực lớn. Nhưng điểm căn bản là Hữu Tướng quốc nắm giữ quyền chấp chính phê duyệt thì có lẽ không thay
đổi.
Mà hiện tại, cùng với việc Tướng Quốc đảng và Thái Hậu đảng tiêu vong, cơ cấu quyền lực vốn có hiển nhiên không thể thích
ứng với tình thế mới. Nhưng cho dù như thế nào thì trước khi cơ cấu
quyền lực mới được áp dụng, Hữu Tướng quốc vẫn nắm giữ được quyền lớn
trong thiên hạ.
Trương Hoán lúc này cũng không vội một
bước đăng cơ, mà là hắn áp dụng một loại biện pháp quá độ xem ra khá ôn
hòa, lấy thân phận Giám Quốc để thực hành đại quyền quân đội và quốc
gia. Nhưng cứ như vậy lại xuất hiện một vấn đề, Trương Hoán rốt cuộc là
quân hay là thần. Nếu như là quân, như vậy địa điểm làm việc của hắn
liền không phải là Trung Thư Tỉnh mà hẳn là tại Tử Thần Các, hoặc là
trực tiếp làm bên trong Lân Đức Điện tại Đại Minh Cung. Khi đó cả nhà
của hắn cũng có thể chuyển vào Đại Minh Cung, nhưng có vẻ như chuyện lại còn chưa phát triển đến một bước đó.
Nhưng nếu như hắn là thần, vậy thì quyền lực giữa Giám Quốc và Hữu Tướng quốc lại nên
phân chia như thế nào. Cho nên ở dưới cục diện xấu hổ này của người quân không ra quân, thần không phù hợp quy tắc thì Trương Hoán liền áp dụng
một loại thủ pháp kỹ thuật khéo léo. Đầu tiên là hắn cho đóng cửa hậu
cung Đại Minh Cung, đuổi vị vua trên danh nghĩa đi. Đây là để nói cho
trong ngoài triều hắn mới là vị quân chủ đích thực của Đại Đường. Hàng
thứ yếu là sửa chữa lại Tử Thần Các để tránh việc tạo thành ảnh hưởng
bất lợi do hắn lập tức đăng cơ, lại có thể nhân cơ hội bước vào Trung
Thư Tỉnh làm việc mà cướp lấy đại quyền của Hữu Tướng quốc. Khiến cho
Giám Quốc và Hữu Tướng quốc có thể hợp nhất hai thành một.
Có thể nói đây là kế một mũi tên hạ hai chim, cho nên hiện tại hắn đã
là quân, nhưng lại là thần. Đem cả quân quyền lẫn tướng quyền một mình
độc tài. Bởi vậy Hữu Tướng quốc tạm quyền Lý Miễn chỉ có thể quay trở
lại Lễ Bộ làm chức Lễ Bộ Thượng Thư của lão.
Giờ phút
này. Tại phòng làm việc của Trương Hoán bên trong Trung Thư Tỉnh, sáu
người Trương Hoán, Bùi Hữu, Thôi Ngụ, Lô Kỷ, Hàn, Nguyên Tái đang bí mật tiến hành một lần bàn bạc khẩn cấp. Nội dung bàn bạc là Hình bộ Thượng
Thư Sở Hành Thủy chậm chạp không chịu về kinh. Ông ta nêu lý do không
chịu quay về kinh rất đơn giản, theo bản thân ông ấy nói là bởi vì Hoài
Tây Tiết Độ Sứ Lý Hi Liệt muốn tiến công Hoài Nam. Ông ta phải ở lại
Quảng Lăng để phòng bị. Nhưng Trương Hoán lại có được tin tức là nội bộ
Lý Hi Liệt đang phát sinh nội chiến, các Đại tướng thủ hạ của hắn là
Lương Sùng Nghĩa và Lưu Hiệp mỗi người chiếm một quận, không chịu nhờ vả Lý Hi Liệt mà có khuynh hướng tự lập. Binh lực trong tay Lý Hi Liệt
trên thực tế chỉ có hai vạn người.
Lý Hi Liệt đã thân
mình lo chưa xong, nào có sức lực đi tiến công Hoài Nam, như vậy Sở Hành Thủy lấy cớ phòng bị Hoài Tây chính là giả. Thực sự ông ta muốn phòng
bị, có lẽ là đạo quân của Lận Cửu Hàn đóng quân tại quận Dư Hàng.
Trương Hoán hoàn toàn thật không ngờ Sở Hành Thủy lại trở thành một
thành trì cuối cùng của thế gia. Bùi gia từ bỏ binh quyền, Thôi gia cũng từ bỏ tư binh, vốn Sở gia là dễ dàng nhất giải quyết ngược lại biến
thành vật cản trở. Quả thật, cùng lúc này thì Trương Hoán không cách nào cấp cho Sở gia quyền lực lớn hơn nữa, Tả Tướng cùng Hữu Tướng hắn đã
lần lượt chia cho Thôi gia và Bùi gia. Đối với Sở Hành Thủy, hắn vốn có
kế hoạch đem Lại Bộ Thượng Thư cho ông ta, nhưng điều kiện là Sở gia từ
bỏ quân đội. Nhưng Sở Hành Thủy hiển nhiên không hài lòng với điều kiện
này. Về phương diện khác, Sở Hành Thủy không muốn từ bỏ sự khống chế của Sở gia đối với Hoài Nam, ông ta hy vọng duy trì nguyên trạng.
Nhưng Trương Hoán lo lắng tuyệt không chỉ có là do Sở Hành Thủy không
chịu từ bỏ tư binh, hắn càng lo lắng bởi Sở Hành Thủy lén tiếp nhận Lý
Sư Đạo, đó mới là một con sói, là Thôi Khánh Công đệ nhị. Sở gia chỉ hơi có sơ ý thì sẽ bị hắn nuốt chửng. Giang Hoài, nhất là Hoài Nam đã là
kho lúa và trung tâm kinh tế của Đại Đường, là hy vọng để Đại Đường phục hưng. Một khi ở đó phát sinh nạn binh hoả thì đối với Đại Đường đó là
một đòn cực kỳ nặng nề.
“ Theo tại hạ được biết, Sở
Hành Thủy cũng đề phòng đối với Lý Sư Đạo nên đã hòa lẫn quân Bộc Dương
vào trong quân Hoài Nam. Lý Sư Đạo được nhậm chức Bảo Ứng Binh Mã Sứ,
nhưng thuộc hạ có không quá năm nghìn người, mà thân binh tâm phúc của
hắn chỉ có hai ngàn người nên tạm thời không gây nổi sóng gió gì. Trái
lại Sở Hành Thủy trong tay có đại quân mười vạn, để nuôi sống đại quân
mười vạn này hàng năm ít nhất cần trăm vạn tiền lương. Cứ như vậy, ông
ta tất nhiên sẽ xâm phạm lợi ích triều đình, làm cho khoản thu thuỷ vận
của triều đình ắt giảm bớt. Điều này mang lại một hậu quả lâu dài nghiêm trọng.”
Người nói chính là Công Bộ Thượng Thư Hàn,
ông ta vốn là tâm phúc của Vương Ngang, tiếp đó lại trở thành nồng cốt
của Thái Hậu đảng. Đến sau khi xác định rõ thân phận Hoàng tộc của
Trương Hoán thì đã thấy rõ đại thế nên dứt khoát nương nhờ Trương Hoán,
đồng thời chủ động đem mấy vạn quân Đoàn Luyện Binh ở Chiết Tây nắm giữ
trong tay giao cho Binh bộ. Bởi vậy cũng rất được Trương Hoán coi trọng. Hắn đã xác định thái độ, nếu như Sở Hành Thủy cứ luôn khăng khăng thì
sẽ để Hàn tiếp nhận chức Hình bộ Thượng Thư, trực tiếp chủ quản Hình bộ.
Đồng thời, Hàn bởi vì làm Chiết Tây Quan Sát Sứ kiêm Thứ Sử quận Dư
Hàng trong thời gian dài, đối với tình hình của Sở gia có thể nói ông ta nắm rõ như lòng bàn tay. Cho nên khi ông ta đứng dậy lên tiếng thì mọi
người đều cực kỳ chăm chú lắng nghe.
“ Sở gia từ thời
Khai Nguyên trỗi dậy tới nay vẫn luôn tốn sức cai quản Hoài Nam. Bọn họ
mặc dù không nhúng tay vào thu nhập từ thuế của Diêm Thiết Giám, nhưng
bọn họ lại gần như lũng đoạn những nghề kiếm tiền nhất ở Quảng Lăng mà
lại cũng không nộp một văn thuế. Không chỉ có như thế, mấy chục năm qua
Sở gia tại quận Quảng Lăng, quận Tấn Lăng, quận Đan Dương, Ngô Quận và
rất nhiều vùng tương tự chiếm giữ trên hai mươi vạn khoảnh ruộng, hàng
năm thu được mấy trăm vạn thạch lương. Tất cả tích trữ trong kho hàng
tại quận Đan Dương. Tại hạ từng thấy tận mắt, nơi đó tích trữ lương thực ít ra cũng có ngàn vạn thạch. Cho nên Thôi Khánh Công mới toàn tâm toàn ý muốn tấn công Hoài Nam cũng là bởi có nguyên nhân này trong đó.”
Hàn nói đến tích trữ ngàn vạn thạch lương khiến cho mọi người đều không hẹn mà cùng thốt ra một tiếng hô nhỏ. Ai cũng thật không ngờ một Sở gia vẫn khiêm tốn lại là cực kỳ giàu có như vậy. Giờ phút này ánh mắt của
mọi người đồng loạt nhìn về Trương Hoán, mấu chốt nằm ở chỗ hắn. Sở Hành Thủy là cậu ruột của hắn, đầu tiên phải xem hắn có thái độ như thế nào
rồi mọi người mới có thể quyết định suy nghĩ.