Danh Môn

Chương 201: Q.3 - Chương 201: Lũng hữu phong quan






Đỗ Á thở dài, ông ta không nói gì thêm mà yên lặng cất thư đi, Vi Đức Khánh đứng một bên xem xét thấy ông ta hơi động tâm liền nắm chặt chuôi đao lạnh lùng bảo: “ Đỗ sứ quân muốn mở thành đầu hàng?”

Lúc này, mấy vị gia tướng của Đỗ Á thấy Vi Đức Khánh mắt lộ sát khí thì lập tức rút đao ra chắn ở trước mặt chủ nhân. Đỗ Á khoát tay ý bảo thuộc hạ không nên kích động. Ông ta liếc mắt nhìn Vi Đức Khánh mà khẽ cười nói: “ Ta chỉ là một quan văn, chỉ suy nghĩ tạo phúc cho dân. Trong thành này là năm nghìn quân của Vi gia, ta chỉ huy không nổi. Đầu hàng hay giữ thành thì Vi Tướng quân tự lo đi!”

Dứt lời, ông ta liền xoay người rời đi. Vi Đức Khánh nhìn chằm chằm vào bóng lưng của ông ta biến mất rồi đột nhiên hạ lệnh: “ Bắn tên!”

Trên thành lập tức hàng vạn mũi tên cùng phóng, mũi tên bay như mưa rào. Hai nghìn quân Tây Lương dưới thành không kịp đề phòng lập tức bị bắn ngã vài trăm người. Vai Thành Liệt cũng trúng một mủi tên, hắn giận tím mặt đoạt lấy một cái cự thuẫn chắn mũi tên liền phi thân nhảy xuống sông đào bảo vệ thành mà bơi nhanh qua. Hắn nhảy nhảy lên bờ bên kia rồi bắt đầu vung Đồng Nhân nện mạnh phá cầu treo.

“ Ầm! Ầm!” Cầu treo phát ra tiếng vang thật lớn rồi lắc lư mạnh về hai bên. Gỗ vụn bay loạn, vụn gỗ văng khắp nơi, chỉ chốc lát liền chặt đứt ba khúc gỗ tròn rồi két kẹt một tiếng, cầu treo đổ nghiêng sang một bên. Quân giữ trên thành đã lâu không thấy kẻ nào hung hãn ngang ngược như vậy đều cả kinh trố mắt đứng nhìn. Từ trên đỉnh đầu tất cả mũi tên đều nhằm hắn phóng tới, chỉ chốc lát liền khiến tấm cự thuẫn hắn giơ lên bị bắn giống như con nhím.

Thành Liệt lại trốn vào hầm dưới cổng thành, thừa dịp trận mưa tên ngừng thì lao tới mãnh liệt đập hai cái rồi lại núp tiếp. Đúng lúc này, từ xa có mấy thớt ngựa phi đến, tay giơ kim bài lớn tiếng ra lệnh cho Thành Liệt: “ Đô đốc có lệnh, mệnh cho ngươi lập tức rút lui!” Thành Liệt bất đắc dĩ đành phải nhìn chăm chú cầu treo lung lay sắp đổ, hắn nổi giận gầm lên một tiếng rồi khom người nhảy xuống sông đào bảo vệ thành. Dưới sự bảo vệ của đám binh lính rút lui khỏi chiến trường. Hai nghìn đao thuẫn binh bỏ lại mấy trăm thi thể mà lui về đại doanh.

Trên đỉnh đồi, Trương Hoán lạnh lùng nhìn tất cả cảnh này, hắn cười cười xoay người hạ lệnh: “ Mặc kệ quận Kim Thành, đại quân tiếp tục nhằm hướng quận Khai Dương thẳng tiến!”

Ra lệnh một tiếng, bốn vạn đại quân chậm rãi khởi động, trong màn đêm dần dần phủ xuống chậm rãi đi xa

Vi Đức Khánh dựa vào ô bắn trên thành nhìn chăm chú vào đại quân đi xa. Ánh mắt của hắn chớp động dường như đang suy nghĩ điều gì. Một lúc ngửa đầu nhìn ánh trăng trong suốt, một lúc lại cúi đầu nhìn cái cầu treo gần như bị Thành Liệt phá hủy mà ngẩn ngơ. Một lúc lâu, hắn đột nhiên hạ quyết tâm, cắn răng ra lệnh: “ Lệnh toàn quân tập hợp, theo ta đánh lén đại doanh Trương Hoán!”

Đêm càng ngày càng khuya, gió đêm rét lạnh thấu xương. Bốn vạn quân Tây Lương đã hành quân được khoảng hai mươi dặm. Trương Hoán đột nhiên giơ tay ngăn lại rồi cười nói với Thành Liệt tức giận bất bình suốt dọc đường: “ Ngươi lại chỉ huy năm nghìn quân nhằm hướng nam lén lút đi vòng quay về quận Kim Thành, đi đón nhận sự đầu hàng của Đỗ Á. Trấn an thật tốt cho ta, không cho phép quấy nhiễu dân chúng.”

Thành Liệt vui mừng, hắn lên tiếng bèn điểm binh nhằm hướng nam mà đi. Trương Hoán lại mỉm cười hạ lệnh: “ Lệnh cho toàn quân hạ trại ngay tại chỗ, chuẩn bị nghênh đón khách quý của chúng ta!”

Khi trời sắp sáng lên thì Trương Hoán chỉ huy đại quân xếp thành hàng tiến vào quận Kim Thành.

Đêm xuống, cổng thành Trường An đã đóng, tiếng trống cầm canh vang lên khuấy đông không gian. Đây đã là hồi trống báo hiệu canh ba, Trước cửa các đại phường đều trống không. Những cánh cửa sắt nặng nề cọ vào nhau phát ra những âm thanh cót ca cót két. Tại đại môn của phường Tuyên Dương vào lúc nửa đêm xuất hiện một trăm quân mã hộ vệ cho một chiếc xe ngựa đang lao nhanh về phía đại môn.

Bên trong xe ngựa, Hữu Thượng thư Vi Tranh trong lòng như có lửa đốt. Ông ta không ngừng thúc giục người xa phu (người đánh xe) chạy nhanh hơn nữa. Nửa canh giờ trước ông ta nhận được một phong thư từ chim bồ câu đưa tin. Nội dung bức thư đó rất đơn giản, chỉ có một câu ngắn gọn: Bọn người Đảng Hạ ở Hà Tây đã di chuyển về phía đông, có một số quận(thành trì)đã mất, Khai Dương tình thế rất nguy ngập.

Tình hình ở Lũng Hữu đột nhiên chuyển biến theo tình huống xấu. Bởi vì có nằm mơ vị Hữu Thượng Thư này cũng không thể tưởng tượng ra bọn người Đảng Hạ ở Hà Tây lại tấn công Lũng Hữu, hơn nữa giờ đây Khai Dương thành lại bị uy hiếp, tình hình nguy ngập trong gang tấc. Dù có cái đầu vốn rất tỉnh táo và sáng suốt của một vị thượng thư, như trong trong bức thư kia nội dung quá ít khiến ông ta không tài nào lí giải thông suốt được biến cố này. Trong đầu của ông ta lúc này chỉ còn hiện lên bốn chữ “Khai Dương nguy cấp”.

Ông ta hiểu quá rõ rằng một khi Khai Dương lại mất vào tay bọn Đảng Hạng thì đối với Vi gia tình hình sẽ xấu đến mức nào. Lần trước bị quân Hồi Hột xâm lấn khiến cho Vi gia mất đi một nửa thực lực. Tiền tài tích góp mấy chục năm bị cướp đi, mấy trăm thanh niên ưu tú của Vi gia cũng bất hạnh mà gặp nạn. Nếu lần này Vi gia lại bị bọn Hạ Đảng xâm phạm nữa thì chắc chắn Vi gia sẽ không thể gượng dậy nổi.

Xe ngựa chở Vi Hữu thượng thư chạy như điên trên con đường vắng. Chốc lát xa phu đã ghìm cương trước cửa phủ Thôi Viên. Vị đại nhân này không đợi xe dừng hẳn mà nhảy luôn xuống, nên khi tiếp đất thân hình ông ta lảo đảo, suýt chút nữa thì ngã. Ông ta không kịp sửa sang quan phục cho chỉnh tề, mà vội vàng bước lên bậc tam cấp tới đại môn của Thôi phủ. Ông ta nói bằng giọng khẩn cấp “ Xin nhanh chóng bẩm báo với tướng quốc. Nói có Vi Tranh cầu kiến, Lũng Hữu có đại sự phát sinh”

Lão nhân đảm nhiệm việc gác cổng của Tướng Quốc phủ không phải là một hạ nhân bình thường. Lão nhân này đã vì Thôi Viên mà làm người gác cửa trong hai mươi năm qua. Có lẽ ông ta đã tu luyện được đôi mắt “Hỏa nhãn kim tinh” nên người nào phải cự tuyệt, người nào cần phải bẩm báo ông ta đều có thể tự quyết định quyết định. Chỉ nhìn thấy một người có địa vị cao cấp như Vi Tranh mà phải vội vàng hấp tấp tới mức suýt ngã khi xuống xe cũng đủ để cho lão gác cổng hiểu được sự nghiêm trọng của vấn đề. Ông ta lập tức chạy đi bẩm báo với Đại quản gia.

Thôi Viên đã thay y phục để chuẩn bị đi ngủ. Thị thiếp đang giúp ông ta xoa bóp hai bên vai. Bỗng nhiên viên quản gia Thôi phủ chạy tới báo có Vi Tranh cầu kiến, Lũng Hữu phát sinh đại biến.

Dù sự việc này nằm ngoại dự tính của Thôi Viên nhưng ông ta cũng không có mấy chút kinh ngạc. Ông ta liên nghĩ ngay tới những khó khăn mà Trương Hoán phải đối mặt. Tiếp tục vỗ vỗ vào đôi tay của người thị thiếp ra hiệu cho nàng ta tiếp tục côn việc. Nhìn cái thái độ thong dong, bình tĩnh kia, dường như đối với chuyện này Thôi Viên đã có những dự tính riêng của mình.

Trên thực tế Thôi Viên đối với kết quả của việc hòa đàm Lũng Hữu quả thật là trước sau đều có chút lo lắng. Lo lắng của ông ta đến từ việc Vi Ngạc nhượng bộ quá ít. Trong việc hòa đàm lần này , tất cả những vật tư (điều kiện) trợ giúp trên thực tế đều do Vi gia đáp ứng. Ví như việc hàng năm ủng hộ Linh Vũ quận ba mươi vạn thạch lương thực, thật ra đó cũng chỉ là việc làm để lấy chút tiếng tăm với triều đình,. Còn trên thực tế triều đình thừa sức làm việc đó.

Chỉ có chức vụ cao thì mới được ưu đãi, tỉ như Hà Tây Tiết độ sứ Trương Hoán. Trong khi Vi Ngạc thật ra cái gì cũng không hề có nhượng bộ cho Thôi Viên, ông ta ở đất Hà Tây nay phát sinh nội loạn cùng với Thôi Viên kết đồng minh. Còn Trương Hoán lại tặng Thôi đại nhân hai ngàn con chiến mã.

Điều này nói rõ cái gì: Trương Hoán hắn cao thượng hay hắn sợ Thôi – Vi hai bên kết đồng minh, độc chiếm cai quản Lũng Hữu. Vì thế Thôi Viên vẫn chưa thể tóm lược được một thế cục ổn địnhvào lúc này. Nhưng thế cục đang nguy cấp hơn nữa Vi Ngạc cũng đã đem binh tới rồi. Ông ta không chú ý tới Hà Tây nữa mà tất cả tinh lực cũng đều tập trung cho chiến dịch Thục Trung mà di chuyển tới. Còn về phần Trương Hoán hắn đã muốn giao cho Bùi Tuấn, là Bùi Tuấn , hắn cùng Vi Ngạc đảm bảo, bản thân ông ta nào có quan hệ gì đâu.

“ Đưa ông ta ra tới thư phòng, mà cứ thư thả cho ta thay y phục”. Thôi Viên đổi một bộ quần áo rồi hướng tới ngoài thư phòng đi tới.

Từ xưa đến nay, quan lớn đi gặp khách, tự nhiên cũng chẳng cần vội vàng làm gì. Bọn họ muốn lợi dụng thời gian để đi một đoạn đường này để suy nghĩ đối sách cho phù hợp. Đồng thời là một hình thức để biểu hiện kiểu cách của nhà quan. Thôi Viên chậm chậm đi tới thư phòng., trong thời gian nửa nén hương ông ta đã đưa ra quyết định: Bất kể nguyên nhân gì đưa đến biến cố Lũng Hữu, ông ta đều sẽ phong tỏa tin tức, quyết không thể để Thục Trung Vi Ngạc biết tình hình. Bất kể chuyện gì trước hết vẫn là ổn định Vi gia.

Chưa bước tới cửa thư phòng, Thôi Viên đã nhìn thấy cái dáng điệu như nằm trên chảo lửa của Vi Tranh. Chắp hai tay ra sau lưng, đi đi lại lại tới chóng cả mặt. Thôi Viên lập tức trên khuôn mặt nở ra một nụ cười xã giao, ngay từ xa ông ta cười nói: “Lôi lão phu từ trong chăn ra, Vi hữu thừa thật là ác quá đó nha”


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.