Anh nghe tôi hỏi xong, thẫn thờ một lát rồi lại lắc đầu. Vẫn cười khẽ đưa tay lên xoa đầu tôi như xem tôi là một đứa con nít. Tôi ương bướng chạy theo sau, cố ý đi đến gần anh rồi hỏi tiếp:“ Anh ơi, anh nói cho em biết đi mà”
“Về nhà thôi”
“Anh nói cho em nghe một chút thôi, em hứa sẽ không nói với ai đâu”
Anh và tôi đang đi trên đường về. ánh mặt trời đã lặn xuống từ lâu, những ngọn đèn ven đường đã được bật sáng. Anh đi trước, tôi chạy theo sau, vừa đu tôi vừa năn nỉ hỏi. Bỗng anh quay đầu lại khiến tôi bất cẩn đâm vào lưng anh. Bị đau nên đưng tay lên xoa xoa cánh mũi của mình để đỡ hơn mọt chút. Anh nhìn tôi, khuôn mặt trở nên rất bí ẩn, thấp thoáng đâu đó trên môi là nụ cười nhưng được che dấu bởi khuôn mặt nghiêm túc.
“Em hứa chứ?”
Tôi gật đầu lia lịa, đôi mắt mừng rỡ nhìn anh:“ Hứa, hứa, em hứa mà”
“Vậy...” Anh nói kéo dài một hơi, lồng ngực tôi đập mạnh hơn để chú ý nghe anh nói. Sợ sẽ nghe lọt một chữ nào. Ai ngờ anh lại như cũ cốc đầu tôi một cái rõ đau rồi bảo:
“ Anh càng không muốn cho em biết”
Đầu tôi như bốc hỏa, đứng trân trân tại chỗ nhìn anh đi xa. Tức giận đi từng bước tới gần anh, bất mãn nói:“ Sao lại không cho em biết được? Em có nói với ai đâu”
“Em là con nít, không hiểu được đâu”
“Ơ, em là thiếu nữ rồi đấy, em hơn mười tám tuổi rồi, con nít gì nữa”
“Đúng là đồ ngốc, dù em có già đến mấy thì vẫn là con nít”
Qủa thật lời anh nói làm tôi ngây ngô không hiểu một chút nào. Nhưng quả thật anh đã thành công trong việc đánh lạc hướng tôi. Trên đường đi mãi cãi nhau với anh về chuyện tôi không còn là con nít nữa, nhiều lần tôi ngớ ngẩn đem mấy cái ví dụ ra để chứng minh làm anh bật cười. Nhưng đêm về, trước khi ngủ tôi bỗng nhớ ra là mình đang hỏi anh về chuyện của chị Dany.
Qủa thật tôi đúng là đồ ngốc mà, bình thường khôn khéo lắm, đến khi gặp chuyện của anh tôi lại có suy nghĩ lệch đi. Lại nhớ đến chuyện hồi nhỏ, tôi dù là con nít nhưng sống rất thực dụng. Bởi bố mẹ tôi cãi nhau đều vì vấn đề tiền bạc nên khi ấy tôi chỉ thấy tiền là quan trọng nhất, rồi tự nhủ với lòng rằng sau này phải làm ngành gì đó để kiếm tiền thật nhiều thật nhiều. Cứ hễ gặp ông bà là tôi chỉ quan tâm đến việc ông bà có cho mình tiền hay không. Hay cứ đi chơi với ai đó, là cứ nghĩ rằng người ta sẽ cho mình cái gì. Nhưng khi bố mẹ mất, tôi gặp được anh, có một gia đình mới. Chuyện tiền tài vật chất tôi cũng chẳng thèm suy nghĩ đến, bởi lúc ấy tôi cô đơn lắm, một đứa trẻ mất đi bố mẹ trong một tai nạn khủng khiếp như vậy ai mà không sợ hãi. Nhưng khi bên cạnh anh tôi mới thấy an tâm. Vì vậy đến tận bây giờ trong lòng tôi đều là bóng dáng của anh, dù sau này tôi học ngành kinh tế, tiền tài không ổn định nhưng ít nhất khi có anh bản thân tôi cũng cảm thấy an ủi một phần.
Từ khi tôi chuyển về sống với anh, hầu như là tôi không thấy chị Dany lần nào, mỗi lần tôi nhắc đến chị ấy là anh toàn né tránh. Tôi biết là anh thích chị ấy, cảm giác thích một người chính là khi nhắc đến tên thôi cũng làm con người ta tắt đi nụ cười đang nở trên môi. Tôi để ý đến anh nhiều lần, hễ nghe tên Dany anh lại có chút man mác buồn rồi không muốn nói chuyện với người nào khác.
Nhìn anh như vậy, lòng tôi cũng ẩn ẩn đau đau, nhưng chẳng giúp được gì. Chỉ hi vọng rằng anh sẽ mau quên chị ấy. Và cũng mong chị ấy không xuất hiện trước mặt anh lần nào nữa. Có lẽ là tôi ích kỉ, chỉ muốn giữ lấy yêu thương cho riêng bản thân mình. Nhưng nếu như tôi không ích kỉ như vậy, người đau thương sẽ là tôi.
Dần đến ngày vào trường nhập học. Vẫn như lần đầu, anh dẫn tay tôi đi vào quảng trường đại học, tôi cũng chẳng bỡ ngỡ gì. Chỉ vào lớp rồi nhận một bộ hồ sơ làm bài tập đi khảo sát. Nhiệm vụ của tôi là phải hoàn thành trước một tuần, đi phỏng vấn từng nhà trong khu vực mình đang sống về vấn đề dịch vụ mà họ đang dùng hiện nay.
Qủa thật, bộ đề họ ra cho tôi không khóc, nhưng đối với những thứ mình không thích thì không tài nào làm được. Nhưng cũng đành chịu, nếu tôi không làm được thì họ sẽ gửi tôi vào một lớp dưới để đào tạo lại đến khi nào có thể hoàn thành bộ đề thì thôi. Tôi cũng chẳng mong muốn gì, mới đầu năm đã thất bại thì sau này cũng chẳng tiến bộ được tí nào. Vì vậy tôi quyết tâm hoàn thành bằng được.
“Uả, em đi đâu đấy, không ăn cơm hả?”
Giọng của anh từ trong bếp vọng ra ngoài, tôi vừa mang giày vừa nghe xong liền trả lời:“ Không đâu, em còn phải đi phỏng vấn”
Vừa nói xong chạy nhanh như bay ra ngoài, tôi cong chưa quên được nụ cười thách thức của anh khi tôi cầm tập hồ sơ về. Lúc trước anh cũng vậy, nhưng đề dễ hơn tôi nhiều, chỉ cần đi phỏng vấn hai ba người ngoài đường là xong. Với khuôn mặt đẹp trai và cách ăn nói dịu dàng của anh hiển nhiên là hoàn thành thành công và vượt quá dự kiến ban đầu. Còn tôi phải mặt dày mày dạn giữa trưa nắng đi gõ cửa từng nhà, vào để phóng vấn họ.
Dù họ vẫn trả lời tận tình nhưng tôi cảm giác là họ không thích lắm. Bởi sự có mặt của tôi đã quấy rầy họ, một phần con lại cũng bởi vì những câu hỏi mà tôi chuẩn bị sẵn khá riêng tư nên người ta không thích trả lời, ví dụ như:
“Vậy xin hỏi, lương một tháng của cô chú là bao nhiêu tiền?” Hoặc là:“ Con cháu của cô chú đang dùng hãng điện thoại gì, loại nước nào?” Và đặc biệt hơn là:“ Đồ lót của cô chú được mua với giá bao nhiêu tiền?”
Nếu như có người đến hỏi tôi những câu hỏi này, kiểu gì cũng không đợi người trar lời, tôi đã cầm chủi đánh bay người ta ra ngoài. Nhưng nhu cầu công việc nó phải thế, những vấn đề mấu chốt phục vụ cho việc buôn bán, dù đúng hay sai cũng phải hỏi. Người ta trả lời thật tình thì mình ghi nhận, người ta trả lời không đúng thì mình phải tìm hiểu.
Có lần, đến hai căn hộ cuối ở nơi tôi đang sống. Nhìn lại mình cũng gần hoàn thành nên ui mừng gõ cửa rồi đi vào. Vừa vào tôi liền gặp được một bà cô khá trẻ. Bà khó chịu mời tôi xuống ghế. Tôi vẫn lôi các câu hỏi cũ rít ra để hỏi:
“Xin hỏi, không biết bộ đồ trên người bà bán với giá bao nhiêu tiền?”
Bà ta hất cằm lên, tỏ vẻ quý phái rồi trả lời:“ Tổng quan là hơn chục triệu đấy, chưa tính cái quần tôi đang mang là trên hai triệu rồi”
Tôi nghe xong hoảng hồn, nhìn thật kĩ áo quần của bà, thấy quen mắt, vô thức đạp lại:
“Cái này hôm qua tôi mới thấy ngoài chợ, bây giờ nó đang còn thanh lí hàng đồng gia đấy”
Không hiểu sao bà bỗng tức giận quát:“ Đồ trên người tôi sao lại có thể so sánh với hàng hóa ngoài chợ, cô đúng là không có mắt. Đi, đi ra khỏi nhà tôi ngay”
Bà vừa nói vừa đẩy tôi đi ra khỏi cửa, tôi nghĩ bà hiểu nhầm nên phân minh cho chính mình:“ Không, tôi chỉ nói là mẫu mã giống thôi mà”
Bà đẩy tôi ra khỏi cửa. Đứng trước bao nhiêu người, khuôn mặt bà cũng hòa hoãn đi một chút. ánh mắt tôi vô tình nhìn thấy chiếc áo màu trắng bà đang manh, vô ý nói lớn tiếng:
“A, cái áo này hôm qua tôi thấy họ bán ven đường này, nhãn mác y hệt luôn”
Nhiều người bỗng quay lại nhìn. Bà tức giận không thể quáy tôi được, liền đóng của lại cái rầm thật to. Còn tôi đứng như đá ở trước cửa, quả thật đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Sao bà ta có thể tức giận vô lý như vậy nhỉ.
“Xoảng” Không biết nước từ đâu rơi xuống ào ào làm tôi ướt từ trên xuống dưới. Tôi ngẩng đầu lên nhìn trên tầng, thấy bà ban nãy cầm một cái xô to đùng hếch mắt lên nhìn tôi rồi quay lưng lại bỏ đi. Tôi xác định là đống nước này là bà ta đổ xuống trên đầu tôi. Nhưng tôi vẫn không hiểu, rốt cuộc bà ta tức giận tôi là vì cái gì.
Người tôi bây giờ ướt như chuột lột, từ tóc tai đến giầy, không chỗ nào là không bị thấm nước. Tính vào trong kia làm rõ ràng với bà một trận nhưng nhà người ta đã đóng cửa, nếu gõ cửa chắc chắc họ cũng không cho vào. Tôi mang túi xách lên tính đi qua nhà còn lại, nhưng mỗi tội là người tôi ướt hết. Vào nhà họ chắc người ta không thích nên cũng đành lủi thủi về nhà một mình.
Tôi đi từ ban sáng đễn bây giờ cũng đã xê chiều, mặt trời có nhẹ hơn một chút, đi thật nhanh để chạy về nhà. Bỗng có một tấm áo to khoác lên người tôi, có chút ấm áp hòa vào người làm tôi đỡ cảm thấy lạnh hơn một chút, tôi ngẩng đầu lên tính nói cảm ơn nhưng khi nhìn vào khuôn mặt ấy tôi lại câm nín, không thể nói nên lời.