Đế Mộng
Chương 34
Tiêu Dao thần đạo
La Sát thị vòng tay thưa:
“Hiền nội Lộc thị xin ra mắt Nhị Nương, chúc người lãm cảnh tư khang, thường xuân viên mãn”
Lộc Đà xua tay:
“Miễn đa lễ, mau về Thiên Nha cung nghỉ ngơi trước đi, lát nữa gia gia đem phục dược và linh đan ban tặng mừng cả nhà tấn cấp”
Thấy Lộc Tùng và Lộc Tục vẫn đứng chàng ràng trước đầu kiệu, Lộc Đà vặn vẹo:
“Sao còn chưa lui gót”
Cả hai:
“Nhị Nương tổ mẫu chưa gia ân, đồ tôn không thể lui gót ạ”
Lộc Đà càn lướt vì quá “máu”:
“Thôi khỏi cần, hai đứa cháu ngoan của ta. Nhanh chân về cung mà lựa pháp bảo, ta cho mỗi đứa một cái tùy nghi lựa chọn”
Hai tân Á Thần mừng rỡ phi nhanh về cung Thiên Nha lẹ như điện xẹt
¥€¢
Quay lại chuyện 107 vị tiên thánh cùng Đa Thần và Cai Dù Đại Thánh phi thăng khỏi LuXaBu và giáng hạ xuống Địa cầu dưới bàn tay Vô Lượng pháp của Nhai Lư Phổ Tật. Do ảnh hưởng của lỗ đen Đại Hắc Ám nên có 36 vị rơi xuống 36 hòn đảo xung quanh Đông Thắng thần châu. Số còn lại văng lung tung ra tứ phương, nhưng xui xẻo nhất là Cai Dù Đại Thánh nhà mình. Anh bị chui tọt vào trong miệng núi lửa Phú Sa và đành tạm cư ở đó vì chưa thể sử dụng ngay linh lực bay lên ra ngoài được. Đa Thần may mắn bám vào miệng núi rồi cũng an bài “định cư” chơ vơ trên đỉnh, sớm hôm bầu bạn cùng mây bay thơ thẩn và tuyết trắng vô tình. Thỉnh thoảng Đa Thần lại cất giọng gọi anh bạn Cai Dù tâm sự vài câu cho đỡ buồn
71 vị tiên thánh sống rải rác khắp các hang động tự nhiên xung quanh núi Phú Sa lần hồi tìm gặp lại nhau. Họ phát hiện Đại Thánh thân yêu của mình đang tu luyện dưới một cái hố sâu hun hút trên đỉnh núi. Gặp gió mùa thuận lợi, 36 vị ở các đảo kia cũng tề tựu về cái miệng núi lửa Phú Sa mà hội ngộ với các bạn đồng hành. Thấy mọi người đã về đông đủ Cai Dù Đại Thánh bèn gợi ý:
“Nhai Lư Phổ Tật quả thật là cao thâm, ngài muốn chúng ta tự khai mở riêng trong mỗi chúng ta một đại đạo độ tâm. Các bằng hữu cứ lui về chốn cũ tự tu theo pháp kỹ Vô Lượng pháp. Cứ mỗi lần trăng rằm lại tụ họp lại đây để trao đổi thêm về đạo pháp. Ta ở chốn này ráng sức tài bồi nguyên khí, hấp dưỡng linh lực. Sớm ngày đột phá cùng nhau thỏa chí tang bồng“.
Cả đám cảm động cùng hô to:
“Mong Đại Thánh sớm ngày viên mãn công phu. Chúng tôi sẽ bầu chọn ngài làm chấp chưởng”
Đa Thần nói:
“Tu gia lấy cái tiêu dao làm trọng. Nay ta đặt tên cho đạo pháp này là Tiêu Dao, chẳng hay ý các bằng hữu thế nào?”
Cai Dù vỗ tay:
“Hay lắm, nên đặt tên là Tiêu Dao thần đạo a”
Cả bọn lại đồng thanh:
“Thần chủ anh minh, Tiêu Dao thần đạo vạn đại vạn vạn đại”
Qua 3 mùa trăng, đỉnh Phú Sa bao phủ trong mây giăng mờ mịt, tuyết trắng tư bề, Cai Dù Đại Thánh phi thăng khỏi miệng núi lửa, trông thấy tóc anh trắng tựa những hoa tuyết đang rơi. Đa Thần bèn cung kính thưa rằng:
“Thần chủ chúng ta rất ư là uy nghiêm đạo mạo, chúng ta nên thống nhất gọi ngài là Thần Quân Hàn Phi Tuyết”
Vậy là một thần đạo (gồm 36 đảo và 71 động có “trụ sở” trên đỉnh Phú Sa) mang tên là Tiêu Dao đã chính thức thống trị toàn cõi Đông Thắng thần châu. Tuy còn khá non trẻ nhưng cũng là một sức mạnh “không phải dạng vừa” ở Địa cầu
¥€€
Trong số những tiên thánh từ 36 đảo 71 động có hai nữ cường, họ đều có sẵn tư chất hơn người nên con đường đạo học chân tu tinh tấn rất nhanh
Người thứ nhất là Mạc Thu Kỳ sống ở động Nhai Phong lấy Ô Long thảo làm thực phẩm chính từ khi gia nhập Địa cầu, cô tự mình đào một cái hố sâu rồi chui xuống đó ẩn tu. Vô tình “con cá chình” linh khí trong núi theo một khe nứt tuôn ra trúng ngay cái hố cô đang ẩn thân. Nữ cường này không bỏ qua cơ hội liền thụ hết số linh khí trên và miệt mài quán tưởng chân tu. Chẳng mấy chốc đã đột phá và đạt tu vi Thượng Tiên (nếu so sánh với Vũ Trụ giới thì có thể gần bằng cấp Mãnh Thần). Nhờ có Ô Long kỳ thảo bồi tựu, Mạc Thu Kỳ nữ cường sở hữu một sắc đẹp “khuynh thành đổ quán trà đá“.
Nữ cường thứ hai là Man Dung sống ở Tuyền Băng đảo. Đảo này có diện tích khá khiêm tốn nhưng lại rất huyền bí. Có một con suối chảy ôm một bờ vực, mặc cho bên ngoài băng giá phủ đông cứng vạn vật. Dòng suối trên bắt nguồn từ một khe vực rất sâu, bên trong linh khí vũ trụ còn lưu lại khá nhiều. Miệng khe được phủ kín bởi một loại dây leo có tên Mộc Ma Tuyết Liên (vì nở ra những bông hoa nhỏ ti li màu trắng tinh khôi)
Chỉ có ở đây mới xuất hiện loài cá Tuyết Long Ngư, chúng chỉ ăn một loại thức ăn duy nhất: những bông hoa Mộc Ma Tuyết Liên rụng xuống suối
Man Dung quyết định dùng ngọc thể lõa lồ của bản thân làm mồi, cô rắc những bông Mộc Ma Tuyết Liên lên rồi trườn người xuống suối bất chấp thời tiết bên ngoài giá lạnh. Đàn cá theo quán tính vừa đớp hoa vừa đùa bỡn và kỳ cọ khắp châu thân của nàng.
Vì cá Tuyết Long Ngư hấp thụ linh khí từ khe vực nên một số con đã trở thành Linh Ngư và luyện thành trân đan. Khi đã trở nên thân thiết với bầy cá Tuyết Long Ngư, mỹ nhân họ Man “dụ dỗ” bầy cá dùng trân đan của mình nuôi dưỡng và vun bồi nguyên khí ngược lại cho mình
Có một con Linh Ngư vô tình thọ nạn, trước khi chết đã tặng lại trân đan lại cho Man Dung. Có được bảo vật, nữ cường chuyên tâm tu luyện và nhanh chóng tấn cấp tu vi Thượng Tiên.
Hai nữ cường xinh đẹp kia bèn rời bỏ nơi thường trú, tự nguyện lên núi Phú Sa “giúp đỡ” Thần chủ Hàn Phi Tuyết tu luyện. Kết quả là họ trở thành một bộ ba “Tam Diêu Kiêu Thánh” danh trấn Địa cầu sau này