Đỉnh Cấp Rể Quý

Chương 635: Chương 635: Nghiên cứu võ học




“Tạm thời đừng nói.” Vũ Văn Thiến còn chưa lên tiếng thì Vương Kiền đã nói trước.

“Anh Vương cũng có ở đó sao?” Vũ Văn Bác vừa nghe đã nhận ra giọng của Vương Kiền, trong lòng cũng cảm thấy hơi ngạc nhiên. Trận quyết chiến lần này không ngờ cũng thu hút được sự chú ý của một thiên tài Kiếm Tông như Vương Kiền.

“Ừ.” Vương Kiền nhận điện thoại, ừ một tiếng rồi nói: “Tạm thời đừng nói chuyện Cảnh Đằng khiêu chiến cho Trần Dật Thần biết, võ giả một khi đã bế quan đều là do trong lòng có nghi hoặc. Loại cảm giác này bình thường vài năm mới gặp được một lần.”

“Nếu mấy ngày này Trần Dật Thần gặp được là do cơ duyên của cậu ấy, vậy nên đừng làm phiền.”

“Anh Thần sẽ bế quan bao lâu? Cảnh Đằng nói rồi, anh ta chỉ cho anh Thần thời hạn mười ngày.” Vũ Văn Bác không nhịn được mà nói.

“Tôi cũng không biết.” Vương Kiền lắc đầu dứt khoát và nói: “Hiện giờ các võ giả bế quan ngắn thì cũng là hai ba ngày, lâu thì mười ngày. Chuyện gì cũng có thể xảy ra, tôi cũng không biết cậu ấy sẽ bế quan bao lâu.”

“Vậy nếu anh ấy cứ bế quan, bỏ qua lời khiêu chiến của Cảnh Đằng thì sao?” Vũ Văn Thiến không thể không hỏi.

“Bỏ qua thì bỏ qua thôi, cũng là một cơ hội tốt để Cảnh Đằng nhặt được cái mạng của mình về.” Vũ Văn Bác nói một cách thờ ơ, trong mắt của anh ta, trận quyết chiến sinh tử giữa Trần Dật Thần và Cảnh Đằng không có gì phải hồi hộp. Đương nhiên Trần Dật Thần sẽ giành được chiến thắng cuối cùng.

Vũ Văn Thiến mím môi không nói, kỳ thật lúc này, cô ta cũng hy vọng Trần Dật Thần sẽ không xuất quan. Vũ Văn Bác không biết sự đáng sợ của Cảnh Đằng nhưng cô ta thì biết.

Theo quan điểm của cô ta, Cảnh Đằng là một con quái vật.

Vài năm trước, khi Cảnh Đằng xuống núi đến Kiếm Tông, anh ta đã đánh bại Vương Kiền chỉ trong một chiêu.

Mặc dù lúc đó Vương Kiền không mạnh được như bây giờ nhưng vẫn xứng đáng là thiên tài số một của của Kiếm Tông.

Trước Cảnh Đằng, Vương Kiền chưa từng thất bại chỉ trong một chiêu như thế.

Điều này cho thấy thực lực của Cảnh Đằng mạnh như thế nào.

Bây giờ anh ta lại vượt qua được cảnh giới Hóa Kình.

Đối đầu với Trần Dật Thần, còn chưa biết ai mạnh ai yếu….

Vũ Văn Thiến và Vương Kiền không vào biệt thự.

Cùng lúc đó, cách đó khoảng 100m, trong một khoảng sân nhỏ của biệt thự, cây cối hoa lá đang tắm mình trong ánh hoàng hôn, tỏa ra hương thơm khiến người ta cảm thấy sảng khoái.

Trần Dật Thần ngồi xếp bằng trên bãi cỏ trong sân, hai mắt nhắm chặt, hơi thở chậm rãi và thong thả, toàn thân bất động như một lão tăng.

Tất cả các loại chiêu thức võ công giống như một bộ phim, hiện lên hết lần này đến lần khác trong đầu anh. Anh cẩn thận lĩnh hội các môn võ công, chắt lọc tinh hoa của các môn võ thuật khác nhau, kết hợp với tình hình của bản thân với chiêu thức “Đoạn sơn hà” lúc đầu Tiêu Quốc Trung đã truyền cho anh, liên tục phân tách và kết hợp nó lại với nhau.

Hiện giờ, theo đủ cách khác nhau, trên nền tảng của “Đoạn sơn hà” anh đã tự nghiên cứu sáng tạo ta một loại võ công thuộc về riêng mình.

Đây là lời dạy của Tiêu Quốc Trung lúc đó, võ giả sau khi đạt tới cảnh giới Hóa Kình phải có một môn võ công thuộc về riêng mình.

Lúc trước Trần Dật Thần không có đủ thời gian để mày mò nghiên cứu và cũng không có đủ sức mạnh để sáng tạo ra một loại võ công.

Nhưng sau chuyến đi vài ngày tới Nhật, sau khi giao đấu với các cao thủ Hóa Kình đỉnh cao, trong lòng anh hình như hiểu ra một điều gì đó. Thêm nữa gần đây anh có nhiều thời gian, nên nảy ra ý định nghiên cứu sáng tạo ra một môn võ thuộc về riêng mình.

Tâm niệm cuối cùng năm đó của Diệp Phàm cuối cùng cũng không thực hiện được, hơn nữa còn bị các thần bảng tấn công tới chết, để nỗi ân hận suốt cả cuộc đời.

Chiêu thức “Đoạn sơn hà” mà Tiêu Quốc Trung truyền dạy cho anh trước đây là cơ sở đầu tiên để anh nghiên cứu và tạo ra võ thuật.

Lúc này, Trần Dật Thần hầu như dành toàn bộ tâm tư cho việc nghiên cứu võ học.

Còn về lời khiêu chiến của Cảnh Đằng… Anh vẫn không hề hay biết.

Buổi sáng hôm trước, anh ôn lại tất cả những chiêu thức võ công mà anh đã học được trong đầu một lần rồi luyện tập trong lòng, cảm nhận và lĩnh hội, khí thế cũng vì thế mà chịu ảnh hưởng.

“Võ thuật nước H có rất nhiều loại khác nhau, bao gồm côn pháp, kiếm pháp, đao pháp, quyền pháp, chưởng pháp, … mỗi loại đều có một đặc điểm riêng, bác đại tinh thâm. Cho dù tự nghiên cứu ra võ công của mình cũng không thể tránh được những loại này, hơn nữa còn phải kết hợp chúng trong chiến đấu.”

Trần Dật Thần trầm ngâm, tự nói với mình: “Kiếm là vua của trăm quân cũng giống như thương, đứng đầu trong trăm quân là côn, thầy của trăm quân là đao. Trong thực chiến uy lực của nó mạnh mẽ, tốc độ tấn công, phòng thủ đều nhanh, biến hóa khôn lường, luôn khiến đối thủ không kịp đề phòng. Trong võ thuật hiện đại, cao thủ dùng kiếm vẫn chiếm số đông.”

“Ngoài ra, các bộ môn võ thuật cổ đại hầu như đều học tập từ động vật, chẳng hạn như quyền khỉ, quyền rắn… ví dụ như một đòn sát thủ nổi tiếng trong boxing là đòn tấn công kết hợp của rồng và rắn.”

“Rồng là một thần thú trong thần thoại và truyền thuyết cổ đại của nước H, thường tượng trưng cho điềm lành. Đây cũng là một trong những nét văn hóa truyền thống tiêu biểu nhất của nước H. Hình ảnh rồng trong võ thuật không chỉ có uy lực đáng sợ mà còn mang tính đại diện rất cao.”

“Như vậy, võ công mình tạo ra lấy kiếm pháp làm chuẩn, kết hợp hình ảnh của rồng, đồng thời tiếp thu ưu điểm và tinh hoa của đao pháp, kiếm pháp, quyền thuật, kết hợp những bước đi đặc biệt mới là thích hợp nhất.”

Anh cứ nói như vậy đến khi tư duy của anh dần trở nên rõ ràng. Trần Dật Thần đã định xong một khuôn mẫu lớn cho môn võ mà anh ấy muốn nghiên cứu và sáng tạo: “Hơn nữa, “Đoạn sơn hà” mà sư phụ đã truyền cho mình cũng đi theo lối tư duy này, vừa hay có thể lấy nó làm nền tảng, cải thiện, biến đổi dần dần, sẽ càng dễ dàng hơn nếu anh sáng tạo võ công theo cách đó.”

“Có rất nhiều kiếm pháp trong võ học của nước H, những môn nổi tiếng có Bá Vương Kiếm của Sở Bá Vương, có Bách điểu triều phượng kiếm của Triệu Tử Long thời Tam quốc, kiếm pháp Dương gia… Tất cả những kiếm pháp đó đều có một đặc điểm, đó là chú trọng hiệu quả, chiêu thức đi từ phức tạp đến đơn giản, chủ yếu bao gồm đâm, chọc, quét ngang, nhấn mạnh việc một đòn giết chết.”

Sau khi thiết lập được khuôn mẫu lớn, Trần Dật Thần tiếp tục suy nghĩ: “Kiếm thuật mà mình tạo ra phải tuân theo nguyên tắc này, đồng thời phải có sự khác biệt với kiếm pháp cổ đại, để phù hợp với chiến đấu sống chết trong thời hiện đại hơn.”

Nghĩ đến đây, trong lòng Trần Dật Thần đã có kế hoạch cho riêng mình, ánh mắt trở anh nên kiên định, anh đứng bật dậy, toàn thân lóe lên.

Dưới ánh mặt trời, anh dùng tay phải của mình như một ngọn giáo, liên tiếp sử dụng những kiếm thuật mà mình đã học được, bên trong còn kết hợp với tuyệt chiêu “Đoạn sơn hà” mà anh đã nghĩ ra và dùng cách thức này để tìm kiếm linh cảm.

Một lần, hai lần, ba lần…

Sau đó, cả một buổi chiều Trần Dật Thần đắm chìm trong việc nghiên cứu, sáng tạo võ học, gần như không ngừng nghỉ. Khi hoàng hôn buông xuống, toàn thân mệt mỏi không muốn động đậy.

Nhưng anh vẫn cố lê thân thể đã mệt mỏi rã rời của mình về biệt thự tắm nước nóng rồi tới nhà hàng dùng bữa.

Tập võ tiêu hao nhiều năng lượng và thể lực hơn các môn thể thao khác, cần bổ sung thức ăn, nghỉ ngơi cần thiết và phục hồi sức khỏe kịp thời, nếu không sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân tổ tiên nhà họ Cảnh khi sáng tạo ra Âm dương quyền lại bao gồm cả phương pháp tắm thuốc để hồi phục.

Sau khi ăn sáng xong, Trần Dật Thần trở lại khoảng sân nhỏ của biệt thự, anh vẫn khoanh chân ngồi trên bãi cỏ, nhưng không cảm ngộ võ công nữa, mà để đầu óc trống rỗng, dùng mắt quan sát mũi, mũi quan sát tim, đồng thời ngồi tĩnh tâm để kích thích phương pháp hô hấp thần bí kia.

Đây là thói quen khi tập võ của anh, tốc độ phục hồi năng lượng và thể lực của nó còn nhanh hơn so với việc nằm nghỉ trên giường rất nhiều.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.