- Lão Tiền, hôm qua ông đưa hắn về nhà, lang trung nói sao?
Vân Diệp ngồi ở đại sảnh hỏi Tiền quản gia bên cạnh, hôm qua trông người đó chẳng có vẻ gì là sắp chết, sao qua một đêm đã đi đời rồi?
- Hầu gia, lang trung trong trang hôm qua xem xét, vết thương không
nghiêm trọng, đại bộ phận là thương nhẹ, chỉ là hoảng sợ quá độ, không
lý nào lại chết. Hôm qua lão nô bồi thường mười ngân tệ ngay trước mặt
hương thân, bản thân Đào Tứ Bảo cũng hài lòng, nói là lãi rồi.
- Vậy để quan phủ xử trí đi, ông bảo lang trung trong trang lần nữa đi
xem xem vì sao hắn chết. Ta cứ cảm thấy chuyện này không ổn lắm, mấy
ngày này cảnh vệ trong trang phải tăng cường, những người bên ngoài nếu
dùng tiền dẹp được thì cứ dùng, cứ tiếp tục thế này không có lợi cho Vân gia.
Lão Tiền gật đầu ra ngoài làm việc, Na Mộ Nhật đãn tiểu nha đầu hốt
hoảng từ trong phòng chạy ra, thấy tiểu nha đầu cũng sợ hãi lắm, Vân
Diệp nhíu mày nói với Tân Nguyệt theo sau:
- Chó cắn người sao lại đi trách trẻ nhỏ? Bốn tuổi thì hiểu cái gì, nàng xem con sợ thế kia, xảy ra chuyện thì giải quyết, các nàng không được
trừng phạt con nữa.
Vân Diệp bế Vân Mộ vào lòng, thấy con cứ che mông, liền vèn váy của nó
lên, cởi quần cộc xuống, phán hiện cái mông nhỏ có hai dấu tay đỏ rực.
Thế là nổi giận, hung dữ trừng mắt lên nhìn Tân Nguyệt và Na Mộ Nhật,
không thèm nói câu nào, bế Vân Mộ đi xoa rượu thuốc.
Đặt Vân Mộ và Vân Bảo Bảo ở giường mềm, Vân Diệp hứng trí dạy hai đứa bé Tam Tự Kinh, mình đọc một câu, con đọc một câu, chưa tới một khắc, Vân
Mộ đã nhớ được chín câu, là đứa bé cực kỳ thông tuệ, Vân Bảo Bảo kém
hơn. Cả buổi sáng không một ai dám tới thư phòng quấy rầy cha con họ,
Tân Nguyệt và Na Mộ Nhật càng tránh thật xa, sai Tiểu Linh Đang mang
nước tới một lần, bánh hai lần.
Tới trưa Lão Tiền trở về, vừa qua cửa liền nói:
- Hầu gia, nhà đó chỉ vòi tiền, không có ý khác, lang trung nói người
kia chết vì quá hoảng sợ, không có điều gì khả nghi, lão nô bồi thường
cho lão phụ nhân kia một trăm ngân tệ, coi như xong rồi.
Vân Diệp gật đầu, hiện đang lúc rối ren, chỉ cần dẹp được chuyện là tốt, Vân gia an ổn là tốt nhất.
Buổi chiều rời nhà tới thư viện quả nhiên không thấy nhà kia đâu nữa,
tốc độ làm việc của Lão Tiền không tệ, mang cả hai đứa bé theo, tới thư
viện ba cha con có thể chơi cả ngày, mấy ngày tới không muốn nhìn mặt nữ nhân trong nhà.
Vượng Tài kéo xe ngựa nhẹ chạy phăng phăng trên con đường trải đầy lá
rụng, chó Vượng Tài đeo giọ mõm chạy đằng sau, cứ thích đái vào cây,
đánh dấu lãnh địa của mình.
Thấy hai đứa bé thích ngồi xe ngựa, thế là không tới thư viện nữa, chạy
dọc sông Đông Dương, vừa vào tháng mười, lá hòe treo gió lất phất rơi
xuống, hai bên đường luôn có sĩ tử áo xanh cầm cuốn sách, đi một mình
trong lá rụng, thi thoảng ngửa đầu thở dài, hoặc cúi đầu trầm tư, thân
đơn bóng lẻ, làm người ta sinh ra vô vàn cảm xúc mùa thu.
- Cha, nhưng đại ca kia làm gì thế? Cha xem, người kia vừa mới lén đá vào cây một cái.
Vân Bảo Bảo tinh mắt, tức thì phát hiện ra ảo diệu trong đó:
- Bọn họ ấy à, thực ra không phải ra đọc sách, mà là làm ra vẻ cho các
tiểu thư ở bờ đối diện xem thôi, vị kia chê lá rụng không đủ, không thể
hiện được nỗi buồn mùa thu, nên mới đá cây, đều là đồ ngốc, không được
học hắn.
Từ khi thư viện ra quy định bên trái sông Đông Dương là nơi nam tử giải
trí, bên phải là nơi nữ tử chơi đùa, sông Đông Dương rộng chưa tới mười
trượng bị bọn họ gọi là Ngân Hà. Công Thâu Mộc vì khoe khoang tài xây
cầu của mình không kém lão tổ tông, chuyên môn lấy đã xây một cái cầu,
khoảng cách vượt qua cầu Triệu Châu do Lý Chuân xây nên, Công Thâu gia
chuyên môn đi tìm sử quan, muốn viết chuyện này vào sách, kết quả bị
người ta chửi cho, không nể mặt chút nào.
Cầu Triệu Châu được xây là để cho bách tính hai bờ thuận tiện qua sông,
cầu của ông xây hoàn toàn cho đẹp, ý nghĩa khác nhau một trời một vực,
dù ông xây cầu dài như cầu vồng cũng chẳng được tích sự gì, chỉ lãng phi tiền tài.
Vân Diệp kệ xác, cầu Đông Dương đúng là rất đẹp, như cầu vồng gác trên
sóng, đã được khen là cảnh đẹp nhất ở sông Đông Dương, đánh xe lên cầu
Đông Dương, tới giữa cầu bị người ta chặn lại, một bà tử cao to thô kệch rống:
- Lại là một tên vô lại, ngươi tưởng mang theo hai đứa bé xinh đẹp là có thể lừa được à? Bên phải là chỗ của khuê nữa, không có qua, quay xe
lại, cho ngươi biết mấy ngày trước có kẻ cho tiền ta cũng vô ích, tới
bốn đồng, bà tử không thèm nhìn một cái.
Một câu làm Vân Diệp tức xì khỏi, bỗng dưng bị người ta mắng là vô lại, còn không thể cãi được, đành quay đầu ngựa hậm hực nói:
- Mai sẽ khai trừ ngươi.
Bà tử lời lẽ cay nghiệt độc ác hơn ba mươi trượng vẫn lọt vào tai, hai
đứa bé nhìn bà tử dậm chân chửi bới, cười khanh khách không ngừng.
- Hai đứa ngốc này, cha bị người ta mắng mà các ngươi cười vui vẻ thế à?
Vân Diệp khẽ vỗ mông hai đứa bé:
- Đường đường hầu gia bị thôn phụ sơn dã vô tri mắng mỏ đúng là chuyện
vui vẻ. Vân hầu, xưa nay thôn phụ xỉ nhục quốc hầu mà không bị hạch tội, chỉ có ở thời thánh nhân thôi, người phẩm đức cao thượng mới không chấp thôn phụ, hôm nay nhìn khí độ Vân hầu, đúng là khiến người ta khâm
phục.
Một giọng nói đột ngột vang lên, Vân Diệp nhìn lại, chỉ thấy dưới cây
dương liễu có một lão giả áo thô, trâm gỗ, chỉ là khuôn mặt xấu xí, mặt
dài, má cao, đây là tướng cổ quái mà người ta hay nói, cao nhân ẩn sĩ
toàn thế.
Vân Diệp dừng xe lại, chắp tay hỏi:
- Nghe tiên sinh ngôn đàm cổ nhã, không biết là kỳ nhân nào, dám hỏi đại danh?
- Ha ha ha, lão phu lâu không xuất thế đã quên tên rồi, để lão phu nghĩ
xem, phải rồi, hình như là Diêu Tư Liêm, ngươi có thể gọi là Yếu Tử
Kiểm, tức là chết cũng muốn thể diện ấy, ha ha ha.
Nghe tên ông ta, Vân Diệp yên tâm hơn không ít, là người đóng cửa chuyên môn nghiên cứu học vấn, từ đầu năm Trinh Quan bắt đầu soạn sử, ba mươi
quyển, đó là quốc sử thể kỷ truyện duy nhất, ai có thể ghi chép bí mật
của quốc triều? Chỉ có Diêu Tư Liêm.
Đây là vị học giả trân chính, ( Lương thư) và ( Trần thư) hai trong hai
mươi bốn bộ chính sử trong năm nghìn năm lịch sử Trung Hoa chính là tác
phẩm của ông ta, trước kia Lý Cương mời Diêu Tư Liêm xuống núi, dạy quốc sử, kết quả ông ta uyển chuyển từ chối, không ngờ hôm nay gặp bên sông
Đông Dương, chẳng lẽ nói tiên sinh chuẩn bị xuống núi.
- Giản Chi tiên sinh tới Ngọc Sơn đúng là hiếm có, vãn bối mạo muội mời tiên sinh tới thư viện uống một chén trà được không?
- Một chén trà thì không đủ đâu, lão phu từ lúc mặt trời mọc tới Ngọc
Sơn, tới giờ chưa có hạt cơm nào vào bụng, bụng sôi như sấm gầm, nghe
nói thịt kho tàu của thư viện là món ngon hiếm có, không thể không thử.
Nói xong leo lên xe ngựa, bế Vân Bảo Bảo trêu chọc.
Từ lúc thấy Diêu Tư Liêm là Vân Diệp đã thích ông già khôi hài này rồi,
ông ta và Hứa Kính Tông là thập bát học sĩ đương thời, tiếc là nhân phẩm đạo đức chênh nhau quá xa.
Tới thư viện liền vào thẳng bếp, giờ cơm trưa đã qua, chỉ còn lại cơm
thừa chưa bán hết, Diêu Tư Liêm chẳng ngại, bảo đầu bếp hâm nóng, ăn
ngon lành, ma bà đậu hũ thêm vào thịt kho, mùi vị chắc chắn chẳng ra gì, ông ta vẫn khen không ngớt, ông trời ạ, vị đại nho này thường ngày ăn
cái gì? Cám lợn à?
****
Thể kỷ truyện là một thể loại viết sử truyền thống của Trung Quốc: kỷ là bản kỷ của đế vương; truyện là các truyện của các nhân vật khác. Bắt
đầu từ sử ký của Tư Mã Thiên.