Xa gia của Lý Nhị đi tới tận đại môn Vân gia mới dừng lại, Vân Diệp đi bộ theo xa giá một đoạn, toàn thân toàn bụi, không kịp rửa đã thấy đế hậu từ trên xe xuống.
Vân Diệp chưa kịp nói chuyện với Lý Nhị, phu thê Lý Nhị mỉm cười hàn
huyên với lão nãi nãi, lúc này y mới nhớ ra, mời khách là lão nãi nãi
không phải mình.
Rõ ràng biết hết ngóc ngách Vân gia rồi, lại giả vờ lần đầu tới, lão
nãi nãi còn phải đi trước dẫn đường, đợi ở cửa nghênh tiếp không phải
chỉ có người Vân gia, Lý Cương, Đỗ Như Hối, Phòng Huyền Linh mặc thường
phục cung kính hành lễ với hoàng đế.
Hoàng đế ngồi ở Vân gia chốc lát rồi muốn cùng hoàng hậu tới nhà trang
hộ, vì toàn trang là người của Kiêu kỵ vệ và Thiên Ngưu vệ, nên đế hậu
một trước một sau đi trong trang, như phu thê bình thường.
Lão nông bị hoàng đế làm sợ chết khiếp, ông ta vẫn cứ bám vào viện
tường người ta chào hỏi, sau đó hỏi người ta ý kiến thế nào về vụ thu
hoạch.
- Không ý kiến gì, nghe quan gia thôi, quan gia bảo sao thì làm thế.
Vân Diệp nghe thấy cười khoái trá, đúng là người của Vân gia trang vẫn
thông minh, câu này không thể tuyệt hơn, có câu học vấn trong dân gian,
quá chính xác.
Lý Nhị nhăn mũi tựa hồ hơi xấu hổ, mình chỉ muốn ra oai, tôn trọng ý
nguyện bách tính, nhưng cũng phải để họ thấy hoàng gia uy nghiêm, không
ngờ uy phong hơi quá, hương nông dọa thàn chim cút, chuyện thành vô vị.
Quay đầu nhìn Vân Diệp đang cười trộm, cuối cùng tìm được chỗ xả giận, mũi hừ một tiếng:
- Ngươi thấy trẫm chuyện bé xé ra to?
- Không ạ, bệ hạ là thánh quân, lấy đại giá của giao tự tới Vân gia trang, thần mừng vô kể.
- E là sợ hơn mừng hả? Điển luận ghi, đế vương xuất hành, rời kinh ba
mươi dặm phải chiêu cáo thiên hạ, bày y trượng, có gì không đúng?
Đương nhiên là không có vấn đề, đường từ Vân gia trang tới kinh thành,
qua mấy lần sửa thẳng, hiện chỉ cách ba mươi lăm dặm, hoàng đế nhất định muốn làm theo điển lễ, Vân Diệp phải chịu, tuy trước giờ ông ta tới đây luôn gọn nhẹ.
Hoàng đế sắp năm mươi rồi, nhưng tính khí càng trở nên nóng nảy, nghe
nói trong hoàng cung gần đây ông ta đánh người suốt, mà đánh chêt, một
cách chết rất thống khổ, chỉ nhìn đại bộ phận là hoạn quan phụ trách mua bán thì biết hoàng đế hạ lệnh dán miệng.
Thường thì bách tính đầy hiếu kỳ về hoàng đế thần bí, luôn muốn nghe
ngóng chút sinh hoạt của hoàng tộc, vì thế hoạn quan mua bán thành nguồn tin tức duy nhất, hoàng đế làm thế, tức là ông ta tiếp tục giữ loại
thần bí này.
Vân Diệp dẫn vợ chồng hoàng đế đi thăm con trâu cái suýt đẻ non, thưởng
thức quả khô Tào gia, còn thịt lợn nhà đồ tể bị Vân gia mua hết rồi,
hoàng đế không đi xem nữa.
Không bao lâu đã đi khắp Vân gia trang tử, một số lão nông cũng dám lớn
gan nói chuyện với hoàng đế, còn về phần Trường Tôn thị bị một đám lão
thiếu bà di lôi đi đâu mất rồi, so với hoàng đế oai nghiêm, hoàng hậu
bình dị dễ gần luôn được hoan nghênh nhất ở Vân gia trang.
- Xem ra hoàng hậu được hoan nghênh hơn trẫm.
Lý Nhị không thấy hoàng hậu đâu, liền đùa với các hương dân.
- Nam nhân gia thế nào cũng phải cần ít uy nghiêm, nếu không chẳng quản
được nhà, mấy nhi tử của lão hán đều sợ lão hán, nhưng thân với mẹ
chúng, đều cùng một đạo lý.
Lý Nhị cười gật đầu, rất hài lòng với câu này.
Máy nói đã mở, các hương nông thấy hoàng đế dễ nói chuyện cũng dần dần góp lời, cơ hội nở mặt như vậy không nhiều.
- Nói vậy là lao dịch triều đình bố trí không hợp lý.
- Bệ hạ, cũng không phải không hợp lý, quóc gia cần sửa đường, xây
thành, những công việc này luôn cần người làm, quan gia giảng giải đạo
lý rồi, lão hán chỉ thấy, có người đi được, có người không thích hợp.
Triều đình cho đất, thì phải nộp thuế và đi lao dịch, vấn đề là bắt
người Vân gia trang đi lão dịch thì lỗ lắm.
- Lỗ lắm? Thế là sao?
Lý Nhị thiếu chút nữa chết nghẹn, lao dịch mà cũng lỗ?
Lão Hán cười chất phác:
- Đúng thế ạ, bệ hạ xem nếu lão hán dùng một tháng lao dịch vào thành
bán quả khô có thể kiếm được năm mươi ngân tệ, nhưng, lão hán dùng một
ngân tệ có thể thuê một tráng hán đi lao dịch, không chỉ làm nhiều hơn,
còn làm tốt hơn lão hán, lão hán vẫn có thể kiếm được bạc, chẳng những
có lợi cho bệ hạ, lợi cho quan gia, lợi cả cho lão hán. Bệ hạ, năm sau
lao dịch, lão hán có được thuê người đi hộ không?
Mắt Lý Nhị lồi ra, không cách nào trả lời câu hỏi này, lời lão hán nhìn
qua không có vấn đề, đúng là chuyện lưỡng toàn kỳ mỹ, nhưng lúc đầu quốc triều định ra chế độ lao dịch không nghĩ tới còn có loại vấn đề này,
chỉ là vấn đề này triển khai, phải định lại chế độ thuế má, đâu phải một sớm một chiều mà làm được.
- Bệ hạ, nhi tử của lão hán là phủ binh, cũng theo hầu gia vài lần lên
chiến trường, cũng có ít quân công, giờ ở lại nhà thành thằng lười,
chẳng làm gì cả, ỷ vào mình có quân công, ăn không ngồi rồi, chỉ muốn
đợi bệ hạ lại gọi ra chiến trường. Lão hán hỏi hầu gia rồi, chính sách
của triều đình mấy năm tới là nghỉ ngơi dưỡng sức, không động binh nữa.
Bệ hạ nói nó tiếp tục thế thì sao được, nói ra nó là phủ binh, ngụ binh
vu nông, triều đình không đánh trận phải là nông phu mới đúng, nhưng nó
không muốn làm ruộng, chỉ muốn làm binh, bệ hạ tuyển nó vào quân ngũ
được không?
Lý Nhị há hốc mồm, lại là một câu hỏi liên quan chế độ binh dịch quốc
gia, không phải một hai câu xử lý được, mình nghĩ rằng là chế độ hoàn
mỹ, xuống dưới lại biến dạng, dùng suy nghĩ một người thay suy nghĩ mọi
người thiên hạ, vênh quá lớn.
Cứ tưởng bách tính chỉ có thể nói tới chuyện như vụ mùa, hoa quả, trâu
bò, hiện giờ nhận ra không phải như thế, chính sách mình định ra, cuối
cùng dẽ dùng lên đầu bọn họ, họ mới là người hiểu chính sách nhất.
- Nước có thể chở thuyền cũng có thể lật thuyền, mà nước hay thay đổi
nhất, chèo thuyền cũng phải dựa vào thực tế biến hóa, khi tá lực, khi
thuận thế, khi phải ngược dòng ...
Khi về Vân gia, Lý Nhị và quần thần ngồi ở đại sảnh, kể cho họ những
điều nghe thấy trong trang, làm mình không trả lời nổi, thiên hạ còn
nhiều bách tính như thế, vấn đề tích trữ không biết bao nhiêu, mặt nước
nhìn bình lặng không biết có bao nhiêu dòng chảy ngầm.
Lý Cương cười khà khà:
- Bệ hạ không cần tự coi nhẹ mình, triều Trinh Quan là thịnh thế hiếm
có, ngoài không có địch, trong không có họ, đó là công tích của bệ hạ,
lòng bệ hạ có bách tính là thánh quân rồi, vấn đề bệ hạ gặp là lắm thầy
nhiều ma thôi.
- Một chính sách lập ra phải chiếu cố tới lợi ích của đại đa số, chứ
không phải bộ phận nhỏ, bệ hạ bị Vân gia trang làm mê hoặc rồi.
- Lao dịch là một phương thức thu nạp lòng trung thành của bách tính với quốc gia, không phải là vấn đề ngân tệ, lão phu cho rằng, lao dịch chỉ
có thể tăng, không thể giảm, còn tên phủ binh lười biếng kia chỉ là
trường hợp đặc biệt.
Lý Nhị xưa nay suy nghĩ vấn đề vĩ mô mà không phải vi mô, hiện đột nhiên tiếp xúc với chuyện cụ thể, làm hoàng đế rất mất tự tin.
Một vị hoàng đế tự cho mình là minh quân, đột nhiên gặp phải lão nông
đưa vấn đề thực tế muốn hoàng đế giải quyết, đây đúng là bắt nạt hoàng
đế, vấn đề này mà tới tay chủ bạ huyện, lão hán sẽ bị tát lệch mòm, sau
đó bắt lão hán đưa mình hai ngân tệ, một ngân tệ để thuê tráng hán, một ngân tệ để mình uống rượu, thế là chẳng còn chuyện chó gì nữa, chỉ Lý
Nhị mới liên tưởng tới chính sách, sinh ra cảm giác nguy cơ.