Từ xa, A La nhìn thấy hai người chuyện trò vui vẻ
trong rừng đào, thoảng hoặc còn nghe thấy tiếng nói vui tai của Thanh Phỉ, bụng
nghĩ, nếu là thời hiện đại, nhìn thấy một đám hời thế này, không biết có bao
nhiêu cô nàng lao vào, người đỏ mặt có lẽ chính là anh chàng đẹp trai kia! Lại
nghĩ, năm vị công tử Phong thành, mình đã gặp được hai, không biết ba vị kia
mặt mũi ra sao.
Nghĩ mãi liền đi tìm một
một nơi yên tĩnh nghỉ chân. Đến đây đã sáu năm, lần đầu tiên tiếp xúc với thiên
nhiên, mà lại là một nơi đẹp như tranh thế này, nếu muộn hơn sẽ chẳng nhìn thấy
gì nữa. Tiếng nói cười dần dần biến mất, A La nhớ lại con đường lúc đến, nhìn
thấy một tảng đá to nhô ra từ khóm đào. Vòng ra phía sau, lại nhìn phía trước,
thì ra đó là một tấm bình phong thiên nhiên, bèn ngả người nằm bên dưới khóm
hoa, phía xa có tiếng suối chảy, cỏ bên dưới ken dày xanh mướt. Từ mặt đất nhìn
lên, những cành đào hồng rực đan nhau trong khoảng trời xanh ngắt, A La thốt
lên: “Ồ, đẹp thật!”.
“Đẹp thật!”. Một giọng
nói xen vào.
A La hơi hoảng, nhưng vẫn
nằm yên, nhắm mắt: “Nếu không bị một con gián làm hỏng thì cảnh quan còn đẹp
hơn!”.
Người kia bật cười: “Nếu
có kẻ ướt như chuột lột, không chỉ làm hỏng cảnh quan mà còn khiến thiên hạ sợ
chết khiếp!”.
A La biết chàng đại hiệp
đã đến, chắc chắn mình không địch nổi chàng ta, đây là biệt uyển của Hộ quốc
công chúa, người này chắc cũng là anh tài đến dự hội, mình dù sao cũng là thiên
kim tiểu thư của tướng phủ, chàng ta chắc cũng không dám làm gì, liền bạo dạn
hơn, tiếp tục nhắm mắt không tiếp lời.
Đại hiệp thấy nàng không
nói gì, lại nói: “Ném ngươi xuống suối thật đấy, không sợ hả?”.
A La hai tay để sau gáy,
hai chân vắt chéo, nhắm mắt nói lơ đãng: “Trái với lễ thì đừng nhìn, thấy đàn
bà con gái nghỉ ngơi, người biết lễ nên xin lỗi mới phải, đỏ mặt bỏ đi mới là
người đứng đắn!”.
Đại hiệp hừ một tiếng:
“Trông bộ dạng ngươi thế này cũng đâu phải là thục nữ danh môn! Không biết nha
đầu của phủ nào, nếu ở phủ của ta, ta đã sớm cho ăn đòn để biết phép tắc”.
A La nghĩ, sáu năm nay
mới được ra khỏi phủ một lần, đang muốn ngắm cảnh thỏa thích lại bị quấy rầy,
xúi quẩy quá chừng! Nghe khẩu khí của người này, chắc cũng con nhà quyền thế,
không nên dây vào, chuồn thôi. Nàng chồm dậy, phủi áo, nhìn trên nhìn dưới,
không vướng một hạt bụi, vụn cỏ, liền bỏ đi thẳng, không ngoái lại, vừa đi vừa
nói: “Trả chỗ cho nhà ngươi, xấu tính!”.
Chợt thấy mắt hoa lên,
chàng trai đã đứng trước mặt nàng. A La lùi một bước, bụng nghĩ, cậy mình biết
khinh công nhảy ra dọa người. Nàng nheo mắt ngắm chàng ta, thân hình đẹp, cũng
cao như thái tử, mặt khôi ngô, đường nét đẹp, vầng trán thông minh. Mấy nam
nhân gặp hôm nay, sao chàng nào cũng ưu tú thế không biết?
Chàng trai khoanh tay
trước ngực: “Nói, là a đầu của phủ nào?”.
A La nhìn chàng trai chỉ
khoảng mười tám, mười chín, thầm nghĩ, tưởng ta dễ bắt nạt vậy sao? Bèn chắp
tay vào eo nghiêng đầu hỏi: “Nói, là tiểu tử phủ nào!”.
Mắt chàng ta sáng lên,
khóe miệng hiện lên nụ cười lạnh lùng: “Khách đến dự Đào hoa yến hôm nay cũng
chỉ có bấy nhiêu, ngươi hãy tự nói ra, đợi ta tra soát được, đưa về phủ, xem ta
dạy ngươi thế nào! Loại a đầu vô giáo dưỡng, chịu ơn không biết báo đáp, lại
còn dám lén ra tay với thiếu gia đây, ta ghét nhất loại người mưu mô sau
lưng!”.
A La cũng bắt chước chàng
ta cười lạnh lùng: “Ai bảo mắt ngươi nhìn ngó lung tung, hình như luật hình
Ninh quốc có điều quy định, nhìn ngó đàn bà con gái nhà lành bị tội phạt móc
mắt. Ta không báo quan phủ đã là may cho ngươi rồi, ở chỗ cảnh đẹp thế này, ta
thực lòng không muốn thấy những chuyện tàn nhẫn xảy ra, dâm tặc!”.
Người kia nghe nói vậy,
mặt biến sắc: “Làm gì có chuyện đó!”. Giơ tay định tóm A La. Nàng né người
tránh được, chân trái tung ra. Chàng trai lắc đầu tránh, nhướn mày, nói: “Thì
ra là con mèo hoang vuốt sắc. Thử lại lần nữa đi!”. Nói đoạn, vung nắm đấm, kéo
theo luồng gió phả thẳng vào mặt A La.
A La thầm kêu khổ, người
ta biết khinh công, chẳng phải loại thường dân không biết võ, mình sao có thể
đánh được? Miệng hét lên: “Nam tử đứng đắn không đấu với nữ nhi, bắt nạt đàn bà
con gái còn gì là anh hùng!”. Nói đoạn, tức thì xuất mấy chiêu Karate phản ứng
nhanh đã luyện nhiều năm nay, nhanh chóng tránh được mấy đòn phản công.
Chàng trai vốn không vận
nội lực, nghe nàng nói cứng như vậy liền dừng tay: “Được rồi, người bé thế mà
qua được mấy chiêu của ta, nói đi, là người phủ nào? Nói rồi ta sẽ thả cho đi”.
A La cúi đầu thầm trách
mình xúi quẩy, sáu năm không ra khỏi phủ, hầu như cách ly với thế giới bên
ngoài, tính cách người hiện đại vẫn nguyên vẹn, hoàn toàn không cảm thấy mình
đã đắc tội với ai. Vậy là ánh mắt thay đổi, lẩm bẩm một câu gì đó, chàng trai
nghe không rõ, vội bước tới gần. A La đột nhiên ngẩng đầu nhìn phía trước, reo
lên: “A! Phu nhân!”.
Chàng trai sửng sốt, A La
dùng đầu gối thúc mạnh, trúng chỗ hiểm, hai tay chém xuống dưới, chàng trai
không kịp đề phòng bị A La quật ngã, nhưng không bị ngất, miệng hét: “Ngươi,
ngươi!”.
A La nhảy lên, tay lại bổ
một nhát, khiến chàng ta ngất hẳn. Lúc đó mới đắc ý phủi tay: “Sư phụ ta nói,
đàn ông bình thường chỉ một cú chém tay của ta là ngã gục. Có lẽ bây giờ ta còn
nhỏ, lực chưa đủ! Dâm tặc, ai bảo nhà người làm ta nổi hứng!”. Nhìn trời, thấy
không còn sớm nữa, sắp phải trở về mảnh trời nhỏ trong tướng phủ rồi, cảnh đẹp
thế này không biết bao giờ mới lại được thưởng ngoạn, lòng lại càng phiền não.
Cởi áo ngoài của chàng trai, xé rách, trói chàng ta vào gốc đào. Nhìn bộ dạng
thảm hại của chàng ta, nỗi hận trong lòng cũng dần tiêu tan.
Từ túi áo chàng trai rơi
ra một chiếc túi thêu, gia công tinh xảo. A La mở ra xem, có mấy tờ ngân phiếu
mệnh giá cao, một ít bạc vụn, mấy hạt đậu vàng và một miếng ngọc bài. A La cười
khanh khách, tiểu tử à, coi như cướp của nhà giàu cứu nhà nghèo, làm chút lưng
vốn đầu tiên của ta, ai bảo nhà ngươi làm hỏng hứng thú của ta, đây là lần đầu
ta được xuất phủ mà! A La cười đắc ý, giấu tờ ngân phiếu vào người, đoạn xem kỹ
mấy chữ trên miếng ngọc bài, bỗng ngẩn người! Người này là Lưu Giác? Con trai
An Thanh vương, cháu ruột Ninh Vương? Chẳng trách hống hách như vậy, ác giả ác
báo! Trời ơi, sao mình lại gây sự với hắn ta?
A La nhìn miếng ngọc bài,
lại nhìn Lưu Giác bị trói trên cây, thầm mắng mình gây sự, vội vàng cởi trói
cho chàng ta. Cởi được một nửa, Lưu Giác khẽ rên một tiếng, nàng sợ đến nỗi tay
mềm oặt. Đúng là đại hiệp, tỉnh nhanh vậy sao? Không dám đánh thêm, nhưng khi
Lưu Giác tỉnh lại, nàng sẽ không còn bản lĩnh khống chế chàng ta nữa. A La đành
bất chấp, đằng nào dây trói cũng cởi gần hết, bèn bỏ miếng ngọc bài vào lòng
chàng ta, co cẳng chạy.
Nàng còn chưa kịp chạy
khỏi tầm mắt Lưu Giác thì chàng đã tỉnh, nhìn bóng áo xanh chạy phía xa, lại
nhìn xuống người, vùng dậy, dây trói tuột ra. Lưu Giác đứng dậy, sờ sau gáy: “A
đầu xấu xa! Bé tý mà ra tay lợi hại như vậy, không biết dùng võ công gì? Lưu
Anh!”.
Một gã trai khỏe khoắn từ
sau khóm hoa cách đó không xa chạy ra, cung kính trả lời: “Hình như Thiếu Lâm
thốn quyền, nhưng không giống lắm!”.
Lưu Giác nhìn miếng ngọc
bài trong lòng, xem ra a đầu này đã biết thân phận của mình: “Ngươi đến từ lúc
nào?”. Lưu Anh ngẩn người, vẫn cung kính đáp: “Lúc cô nương ấy trói chúa
thượng”.
Lưu Giác cười khẩy: “Khi
nó trói ta cũng dùng Thiếu Lâm thốn quyền?”.
Lưu Anh quỳ sụp xuống:
“Chúa thượng trách phạt”.
Lưu Giác cười ha hả:
“Giương mắt nhìn thấy tiểu vương gia nhà ngươi bị một tiểu cô nương đánh ngất,
chuyện không thể tin được, lúc đầu ngươi tưởng ta có tà ý với người ta, không
dám ra tay, sau lại sợ ta trách phạt không dám xông ra cứu, đúng không?”.
Lưu Anh đỏ mặt: “Chúa
thượng anh minh”.
Lưu Giác nghiêm mặt: “Đi
tra xem đó là nha đầu của phủ nào, đưa về vương phủ cho ta! Ta sẽ từ từ dạy
nó!”.
Lưu Anh vội nhặt chiếc áo
rách đem đi, lát sau mang chiếc áo khác khoác lên người chủ nhân. Lưu Giác chầm
chậm đi về phía Đào hoa yến, con nha đầu thối tha, dám đánh ngất tiểu vương
gia! Đột nhiên nhớ lại khi kéo nàng ta từ suối lên, gió thổi tung mái bờm trước
trán lộ ra cặp mắt lóng lánh như thủy tinh, khóe miệng bất giác nở nụ cười, thú
vị thật!
A La tự biết đã gây ra
họa, nếu bị Lưu Giác bắt, chàng ta không báo thù mới lạ. Vội vàng trở về hội
yến, kêu đau đầu, đại phu nhân và Thanh Lôi, Thanh Phỉ đang cao hứng, thấy Thanh
La làm hỏng cuộc vui, sầm mặt: “Vừa rồi còn khỏe thế, sao lại đau đầu?”.
A La nói giọng yếu ớt:
“Có lẽ trong lúc đi dạo bị trúng gió. Mẹ cả, bao giờ chúng ta rời khỏi đây?”.
Phu nhân bực tức vì việc
chưa thành, nhìn nàng: “Bây giờ bữa tiệc tối còn chưa bắt đầu, công chúa không
nói đùa, thái tử điện hạ đang có ý với Thanh Lôi, sao con không có thành tâm,
lại muốn phá chuyện tốt của tỷ tỷ như vậy?”.
A La thầm thở dài, khi
mình giúp họ sao không nói? Sớm biết thế này mình đã không ra tay, cứ để mặc
cho Thanh Lôi tận mắt nhìn tướng phủ bẽ mặt! Đều là con chồng, sao phân biệt
đối xử như thế? Lầu xanh thì sao, mẹ xinh đẹp của mình mới mười sáu tuổi đã
đường hoàng bước vào Lý phủ, do tài mạo song toàn, đã từng nổi danh Phong
thành, các người đã sợ đến thế sao? Ta thấy các vị mỗi người mỗi vẻ cũng không
tồi, thật không hiểu nổi. Miệng lại bất giác bật cười, tỏ vẻ vô cùng đau khổ.
Thanh Lôi cắn môi nói nhỏ
với đại phu nhân, đại phu nhân nghĩ một lát nói với Thanh La: “Còn hai canh giờ
nữa mới đến tiệc tối, xe ngựa đưa con về trước, rồi quay lại đón chúng ta”.
Thanh La nghi hoặc nhìn
Thanh Lôi, Thanh Lôi nháy mắt với nàng. Lẽ nào do mình đánh đàn giải vây, đại
tỷ này cuối cùng đã chịu đối xử tốt với mình một chút? Thanh Phỉ không nói gì,
A La liếc nhìn, nhận thấy toàn thân Thanh Phỉ như tràn sức xuân. Bụng nghĩ mình
nhất thiết phải rời khỏi đây, rời khỏi mối họa Lưu Giác kia, lập tức để cho
Quyên Nhi dìu ra ngoài.
Đi được vài bước, A La
quay đầu, cũng là lúc phu nhân mở miệng, hai người gần như cùng nói: “Chuyện
đến dự Đào hoa yến, sau này không nên nhắc lại nữa”. A La đang vui mừng vì câu
nói đó, lại bổ sung thêm: “Nếu công chúa biết tam tiểu thư của Lý gia đến dự mà
không bái kiến, như vậy là thất lễ. Bây giờ A La lại khó chịu trong người, từ
chối dự tiệc lại càng thất kính”.
Phu nhân gật đầu tán
thành.
Lúc ra đi A La quan sát
xung quanh, không thấy ai chú ý đến mình, mới vững dạ lên xe ngựa.
Trở về đến phủ, từ xa đã
thấy thất phu nhân đang đứng ngóng, trong lòng thấy ấm áp, cười hớn hở gọi:
“Con về rồi, mẹ!”.
Ánh mắt thất phu nhân rất
dịu dàng, phu nhân vẫn đứng tựa cổng chờ, lần đầu tiên xa A La có một ngày đã
thấy nhớ. Nhìn trời, thất phu nhân lại cau mày: “Tam Nhi, sao chưa đến tiệc tối
con đã quay về? Chỉ có một mình ư?”.
A La nói to: “Có thể vừa
ăn vừa kể không? Con đói lắm rồi”.
Thất phu nhân lắc đầu
cười sai vú Trương dọn cơm, nói với A La: “Mẹ biết, ra ngoài ăn không no, nào
lại đây ăn với mẹ”.
A La mệt suốt một ngày,
quả thực rất đói, cảm thấy cơm nhà mình vẫn ngon hơn: “Tiệc trưa của công chúa
chỉ có bánh và đồ điểm tâm, con lại không dám ăn nhiều, nếu không lại bị đại
phu nhân trách là không ý tứ, không chú ý thân phận. Tiệc tối thịnh soạn như
thế lại không thể ăn”.
Thất phu nhân hỏi: “Tại
sao không thể ăn?”.
A La sợ phu nhân lo lắng,
không dám kể chuyện mình đã gây sự với tiểu vương gia của phủ An Thanh vương,
nghĩ mãi mới kể chuyện đánh đàn thay Thanh Lôi. Thấy thất phu nhân mặt tái
nhợt, nàng vội an ủi: “Trong trướng chỉ có năm người của phủ mình, chúng ta
không nói ra, không ai biết đâu”.
Thất phu nhân chảy nước
mắt: “Tam Nhi, con gây họa lớn rồi! A đầu Quyên Nhi e là là không thể mở miệng
nữa”.
A La kinh ngạc: “Chúng ta
không nói, sao có thể gây họa! Đại phu nhân không xấu thế đâu? Quyên Nhi đã thề
không nói lộ nửa câu”.
Thất phu nhân lại thở
dài: “Có câu, trời biết, đất biết, ta biết, người biết, bây giờ đại phu nhân
biết, đại tiểu thư, nhị tiểu thư biết, Quyên Nhi biết, con và mẹ biết, khi họ
trở về lẽ nào lão gia không biết? Tam phu nhân, tứ phu nhân không biết? Thanh
Lôi và mẹ nó đương nhiên không dám nói, lão gia và đại phu nhân tuyệt đối không
nói, nhưng còn Thanh Phỉ và mẹ nó? Hai người ấy vốn từ lâu đã khó chịu vì tam
phu nhân dựa vào con gái để được lão gia sủng ái, ngộ nhỡ họ nói ra, thì biết
làm sao?”.
A La sững người: “Mẹ à,
lúc đó con thấy Thanh Lôi tội nghiệp quá. Mặc dù không qua lại nhiều, nhưng
cũng chẳng hận thù, tỷ ấy mới mười sáu tuổi”.
Thất phu nhân ngẫm nghĩ
rồi nói: “Chuyện đã thế này, đành chờ xem ý tứ lão gia”.
A La nghĩ bụng, lúc đó
mình đâu có nghĩ sẽ có hậu quả thế này! Xem ra kinh nghiệm chưa đủ, suy nghĩ
chưa chín chắn, sáu năm nay không ra ngoài, đã xem thường tư duy của người cổ
đại rồi. Chỉ là thay Thanh Lôi chơi khúc đàn cho xong, không ngờ nhờ vậy nàng
ta lại được thái tử say mê, như vậy là lừa dối, đại bất kính, không khéo vì thế
mà chuốc tội chém đầu cũng nên. Lòng hơi sợ hãi, xem ra chế độ pháp chế xã hội
chủ nghĩa vẫn tốt hơn! Thi đại học có quay cóp, nhiều nhất cũng chỉ bị hủy tư
cách thi, ở đây làm giả coi như phải lấy mạng mà đền, mình vẫn chưa nghĩ kỹ
điều này. Sáu năm không tiếp xúc với xã hội bên ngoài, giam mình trong mảnh
trời cỏn con như ếch ngồi đáy giếng. Hình pháp ở đây không giống xã hội hiện
đại, giai cấp đặc quyền cũng khác, một người thợ ở đây dù khéo tay nếu không
cẩn thận cũng bị mất mạng như chơi. A La hầu như không có niềm tin tiếp tục ở
lại thế giới này, cảm thấy mình hoàn toàn bất lực, đành để cho người khác hãm
hại.
Thất phu nhân thấy sắc
mặt A La xanh xám, vội an ủi: “Dù gì cha con cũng là tả thừa tướng đương triều,
nếu chuyện bại lộ, có thể nói thác là đại tỷ bị bệnh đột ngột, con còn nhỏ,
thay tỷ tỷ đánh đàn, một là tình nghĩa chị em, hai là sợ tướng phủ mất mặt”.
A La nhìn đăm đăm thất
phu nhân, nói: “Vậy còn Quyên Nhi, liệu có bị làm sao?”.
Thất phu nhân sợ A La lo
nghĩ, lại an ủi: “Mẹ chỉ lo xa vậy thôi, chưa chắc đã có chuyện gì”.
A La hỏi nhỏ: “Con không
biết quý tộc Phong thành có thế lực đến đâu, nếu họ muốn một a hoàn, người khác
không cho, họ có đi cướp không? Nếu thấy ai ngứa mắt liệu có giết không”. Nàng
bỗng lại nghĩ tới những lời Lưu Giác nói muốn tìm nàng, đưa về phủ, buộc nàng
vào khuôn phép.
Thất phu nhân lại thở
dài: “Không cướp công khai, nhưng bí mật thì ai biết? Năm xưa mẹ...”. A La ngạc
nhiên nhìn thất phu nhân: “Năm xưa mẹ thế nào?”.
Thất phu nhân nhìn ra
khóm hải đường trước sân, ánh trăng đổ bóng hải đường xuống mặt đất, lốm đốm
lay động, cô quạnh như đời bà: “Năm xưa mẹ nổi tiếng nhất Uyển hoa lầu, gặp một
khách nhân, hai bên tâm đầu ý hợp đã hẹn ước vào mùa hoa nở chàng sẽ bỏ tiền
chuộc mẹ ra, hai người cùng sống bên nhau... Cuối cùng chàng đã chuộc được mẹ,
nhưng lại bị đột tử ngay trong đêm đó, mẹ cũng bị đánh thuốc mê... tỉnh lại đã
là thất phu nhân trong Lý phủ... thậm chí kẻ thù là ai mẹ cũng không biết. Cha
con sủng ái mẹ ít ngày, thấy mẹ lạnh lùng cũng không hứng thú... Cứ như vậy mẹ
thui thủi trong khu nhà này mười bốn năm”. Thất phu nhân giọng bình tĩnh, không
còn xúc động, nhưng nỗi oán hờn vẫn không thể che giấu.
A La nghe vậy buồn nản vô
chừng, đột nhiên nghĩ đến số ngân lượng lấy được của Lưu Giác, vội đưa ra cho
thất phu nhân: “Chúng ta có thể bỏ trốn không, chỗ bạc này đủ để cho chúng ta
sống chứ?”.
Thất phu nhân kinh ngạc
nhìn số ngân phiếu: “Tam Nhi, ở đâu ra số bạc này, sao lại nhiều như vậy?”.
A La đành phải kể đầu
đuôi câu chuyện gây sự với Lưu Giác thế nào. Thất phu nhân càng nghe mặt càng
tái nhợt, đến đoạn A La xé áo chùng của Lưu Giác trói vào gốc cây, lấy bạc của
người ta, mắt vừa đảo liền ngất xỉu. A La sợ hãi mặt trắng bệnh, vội ấn mạnh
đầu ngón tay vào huyệt Nhân Trung của phu nhân. Hôm nay nếu không ra khỏi phủ
thì đã không xảy ra chuyện gì, nếu không thấy vẻ tội nghiệp của Thanh Lôi đã
không đánh đàn, tướng phủ mất mặt, Lý Thanh Lôi mất mặt không can hệ đến mình.
Còn nữa, nếu không gây chuyện với Lưu Giác có phải tốt không. Nhưng hối hận thì
ích gì?
Thất phu nhân một lúc lâu
sau mới từ từ mở mắt, thấy ánh mắt lo âu của A La nhìn mình, choàng tay ôm chầm
nàng bật khóc: “Tam Nhi, phải làm thế nào bây giờ?”. A La nhanh chóng lấy lại
bình tĩnh, phân tích tình hình với thất phu nhân: “Mẹ à, tiểu vương gia của An
Thanh vương không biết con là ai. Đào hoa yến hôm nay cũng không ai biết tam
tiểu thư của Lý phủ cũng đến, con vẫn cải trang thành tỳ nữ. Con nghĩ sau khi
cha suy tính lợi hại, quyết không để con làm hỏng ý đồ bấy lâu của cha, rắp tâm
gả Thanh Lôi cho thái tử, ông ấy sẽ tìm mọi cách giấu nhẹm mọi sự. Thanh Phỉ
hôm nay cũng nói chuyện rất vui vẻ với Thành Tư Duyệt, một trong năm công tử
Phong thành, nếu Lý phủ xảy ra chuyện xấu, tiền đồ như gấm của tân nương trạng
nguyên liệu có còn? Cho nên Thanh Phỉ và tứ phu nhân cũng sẽ không nói ra. Còn
con, rút cục vẫn là con gái ông ấy. Chỉ lo cho Quyên Nhi không trụ nổi, hôm nay
con phải nhắc nó mới được, tốt nhất nên bỏ trốn”.
Thất phu nhân kéo tay A
La: “Tam Nhi à, Quyên Nhi cũng chạy không thoát, gia nô bỏ trốn nếu bị bắt lại
càng thê thảm, đa phần đều bị đánh chết”.
Đánh chết? A La kinh
ngạc, vô cùng hối hận. Do sự xúc động và bất cẩn nhất thời của mình làm hại
Quyên Nhi, chưa biết chừng Quyên Nhi sẽ mất mạng, mà mình lại không thể nào
ngăn cản. Nàng thầm quyết tâm, sau này phải bớt nôn nóng bớt kiêu ngạo, nhất
định không được đem quan điểm của người hiện đại áp dụng ở xứ này, làm việc gì
cũng phải suy tính thận trọng.
Lúc đó Tiểu Ngọc vào báo,
đại phu nhân và hai tiểu thư đã về, lão gia mời thất phu nhân và tam tiểu thư
qua đó. A La nhìn thất phu nhân, nói: “Mẹ nhất định phải tỏ ra không biết
chuyện gì, thêm một người biết là không hay”.
Thất phu nhân lại rơi lệ:
“Tam Nhi, con mới mười hai tuổi, những chuyện lớn như thế này sao mẹ có thể để
mình con đứng ra gánh vác?”.
A La lau nước mắt cho mẹ:
“Con có thể giả bộ ngây ngô, vì con còn nhỏ, họ cũng không đề phòng nhiều.
Nhưng nếu mẹ biết, họ sẽ cảnh giác với mẹ, vì vậy, mẹ càng thêm nguy hiểm. Mẹ
cứ nói con về nhà kêu đau đầu đi ngủ ngay, vừa rồi mới đánh thức”.
Khi vào đến phòng lớn,
chỉ có Lý tướng và đại phu nhân. Thất phu nhân cùng A La cúi chào. Lý tướng thở
dài: “Ngọc Đường, nàng giấu ta làm ta khổ sở! Ta vốn rất ngạc nhiên, năm xưa
ngón đàn của nàng nức tiếng Phong thành, tại sao không dạy được con gái?”.
A La đang định nói, thất
phu nhân đã tranh trả lời: “Lão gia, là thiếp không muốn A La bộc lộ, để còn
dạy thêm, mong có ngày vừa ra mắt đã thành danh”.
Đại phu nhân lao như tên
về phía trước, tay vung lên, một cái tát vào mặt thất phu nhân: “Tiện nhân! Thế
nào là vừa ra mắt đã thành danh! Hôm nay A La đã thành danh, nổi tiếng rồi
đấy”.
Thất phu nhân ôm mặt
cười: “Con gái bọn họ được tìm đám tốt, sao con gái tôi không thể!”. Thất phu
nhân cười, quay người lườm A La lúc này đang hận run người, nhất định không cho
nàng nói.
A La quỳ sụp xuống: “Là
con đã sai, hôm nay con không nên đánh đàn giúp đại tỷ!”. Bây giờ chỉ có thể tỏ
ra nhún nhường, nhưng lòng nàng bừng bùng uấn hận, hận là không thể xông ra
quật đại phu nhân và Lý tướng xuống đất.
Lý tướng nãy giờ vẫn mặt
lạnh quan sát, bỗng cười ha hả: “Ai bảo con sai? Nếu con không đàn khúc đó,
thái tử có thích Thanh Lôi không, A La công con lớn lắm!”. Đoạn giơ tay đỡ A La
đứng dậy, rồi ôm vào lòng, nhẹ nhàng xoa đầu nàng: “Cha chỉ giận mẹ con giấu
cha mà thôi, cha rất vui, thì ra A La của cha cũng là giai nhân có tiếng đàn
tuyệt mỹ vô song!”.
Lưng A La dựng chân lông,
da gà nổi từng đám, lòng bừng bừng phẫn hận. Biểu hiện của Lý tướng có khác nào
cái mặt hỉ hả của gã lái buôn phát hiện món hàng trong tay mình có thể bán được
giá hơn? Mình quyết không làm một món hàng để Lý tướng cầu vinh! Chủ ý đã định,
nàng nén nước mắt ngẩng đầu nhìn Lý tướng nói: “Mẹ cũng chỉ nghĩ cho A La thôi,
cha đừng trách mẹ. Huống hồ A La chỉ biết chơi đàn, thi họa thơ từ không học
nổi một phần của mẹ, nếu cha vui, A La sẽ nhờ mẹ dạy từng thứ một”. Giọng A La
rất dịu dàng, nước mắt đã đầm đìa.
Lý tướng nhìn đôi mắt đẫm
nước của nàng, cười ha hả: “Thế mới là con ngoan của cha. Sau này không được
giấu cha điều gì biết không! Rất tốt!”.
Đại phu nhân thừa cơ mới
nói: “Thiếp sợ nhất công chúa và thái tử biết chuyện sẽ trách tội. Thất muội à,
lúc đó A Lôi không có ý tranh giành, A La cũng chỉ vì không muốn tướng phủ mất
mặt ở hội yến, cũng là tốt, nhưng nếu chuyện lộ ra phải làm sao!”.
“A La từ nay sẽ không
chơi đàn nữa, đằng nào cũng không ai biết nó biết chơi đàn. Các thứ khác sẽ học
thêm ít nhiều, tin là cũng không đến nỗi”. Thất phu nhân lập tức tiếp lời. Lý
tướng gật đầu: “Cũng được, có Thanh Lôi giỏi đàn, Thanh Phỉ giỏi thư họa là
được rồi. A La, vậy con hãy theo mẹ học ngâm thơ đi”.
A La thấy ánh mắt gian
giảo của Lý tướng nhìn bàn tay mình, liếc đảo lia lịa, bỗng dưng sợ hãi vô
cùng, mới bật lên tiếng: “A La còn biết thổi sáo! Mẹ nói con cũng có năng khiếu
về nhạc lý, đang định dạy con”.
Ánh mắt Lý tướng cuối
cùng dịu đi: “Tốt, biết ngâm thơ, biết thổi sáo, cũng tốt”.
Cuối cùng A La đỡ thất
phu nhân ra khỏi phòng, lại nghe giọng Lý tướng lạnh lùng: “Ngọc Đường, nàng
nhớ dạy A La cho tốt, nó còn nhỏ nhiều chuyện chưa hiểu, nhưng nàng thì hiểu”.
Thất phu nhân cúi đầu
vâng lời.
Trở về Đường viên, A La
ứa nước mắt, bất luận trong thời hiện đại hay cổ đại chưa bao giờ nàng khiếp sợ
như hôm nay. Ngay cả khi lúc bỗng dưng bị quay trở về quá khứ kỳ dị này, nàng
cũng chưa từng cảm thấy nỗi sợ hãi rõ ràng khủng khiếp như vừa rồi. Nếu không
nói ra là mình biết thổi sáo, đôi tay này liệu có bị Lý tướng làm cho tàn phế?
A La càng nghĩ càng thấy kinh sợ, liên tục tự nhủ, mình phải động não suy nghĩ
tìm cách thay đổi cục diện bị động này. Trong ngôi lầu ba tầng ở vạt rừng góc
đông bắc phủ An Thanh vương đèn thắp sáng trưng, phòng yên ắng không một tiếng
động. Nghe nói trong vương phủ từng có một a đầu tò mò, khi đi qua vạt rừng ở
Tùng phong đường, nhìn thấy một con thỏ chạy vào đó, bèn đuổi theo, rồi không
thấy ra. Người trong phủ coi nơi đây là cấm địa, thường đi đường vòng, không
đám qua đó.
Tiểu vương gia từng vời
Hồng Ngọc vốn là đào nương nổi tiếng nhất Vãn hoa lầu đất Phong thành vào Tùng
phong đường ca hát, Hồng Ngọc trở về kể, tiểu vương gia đãi khách rất mực hào
phóng lịch thiệp, lầu gác thanh tĩnh trang nhã. Vậy là Tùng phong đường trở
thành giấc mộng đẹp của biết bao thiếu nữ Phong thành mơ tưởng cuộc sống lứa
đôi ở đó cùng với tiểu vương gia.
Lúc này tiểu vương gia
đang vẽ, tỳ nữ Tư Họa chăm chú mài mực, hoàn toàn để tâm vào thỏi mực và đài
nghiên, tay đưa đều đều, chậm rãi, cố không để một tia mực bắn ra ngoài, không
để phát ra một tiếng động dù nhỏ.
Lưu Giác đang phác họa
một thiếu nữ, tà váy dài bay bay, một phần tà váy bị chặn bởi miếng ngọc bội
với những tua rua đeo trên eo. Một thân hình uyển chuyển, cổ cao thon thả, bờ
vai mảnh dẻ, mái tóc cuốn cao như mây khói, cài chiếc trâm ngọc hình đóa hoa
lan, phong tư trác việt, chính là dung mạo của Cố Thiên Lâm, thiên kim của Cố
gia.
Lưu Giác hài lòng ngắm
nghía, lại nâng bút trầm ngâm, vẽ đôi mắt trên khuôn mặt mỹ nhân. Người ta bảo
họa long điểm nhãn, dưới nét bút của Lưu Giác, Cố tiểu thư sống động như sắp
bước ra từ bức họa. Trong đầu chàng không hiểu sao vụt hiện lên một đôi mắt
lóng lánh như nước mùa thu, chàng khẽ chớp mắt lại hình dung ra đôi mắt Cố
Thiên Lâm, lập tức hạ bút. Khi bức họa hoàn thành, ngắm nghía hồi lâu, tay cầm
bút ngẩn ngơ, sao mình lại vẽ mắt a đầu đó nhỉ?
Nữ tỳ Tư Họa liếc trộm
bức vẽ, thầm nghĩ, một cô nương thật kiều diễm, chỉ có đôi mắt sao lại có phần
hoang dã, long lanh như biết nói, cứ như không phải sinh ra trên khuôn mặt đoan
trang hiền thục như vậy của tiểu thư Cố Thiên Lâm.
Khóe mắt Lưu Giác bắt gặp
cái nhìn của Tư Họa, thấy bức vẽ như vậy lại bị đôi mắt làm cho thiếu hài hòa,
chàng giơ tay định vò nát, ánh mắt lại chạm vào đôi mắt lóng lánh trong đó, bèn
dừng lại, ngắm nhìn hồi lâu, đoạn sai Tư Họa: “Hồ giấy lại cho cẩn thận..”.. Tư
Họa cúi đầu vâng lời.
Ngón tay Lưu Giác gõ nhẹ
trên án thư hồi lâu, bỗng nói: “Tân khách đến dự Đào hoa yến có bao nhiêu nhà
mang theo a đầu, tỳ nữ? Hả?”.
Lưu Anh đã quỳ bên ngoài
đúng một canh giờ, vừa thấy tiểu vương gia mở miệng, lập tức trả lời: “Công
chúa mời bảy hộ thân vương, bốn hộ nội quyến của đại thần trong triều, a đầu,
tỳ nữ mang theo tổng cộng năm mươi bảy người, còn mời thêm hai mươi ba công tử
Phong thành, ai cũng mang theo a đầu, tỳ nữ. Tổng cộng có năm mươi bảy người đi
theo, thuộc hạ đã tra kỹ từng người, không có cô nương đó. Công chúa có tám nô
tỳ theo hầu, biệt uyển có một trăm bốn mươi sáu nữ tỳ cả thảy, cũng không có
người nào như thế”.
Lưu Giác càng nghe mặt
càng khó chịu, trong một ngày nàng ta hai lần ra tay với chàng, vậy mà không
sao tìm ra? Đường đường là tiểu vương gia của An Thanh vương mà bị nàng ta đánh
ngất trói vào cây, còn cướp mất ngân lượng, chuyện mà đồn ra chẳng thà nhảy
xuống sông Đô Ninh chết cho rồi.
Lưu Anh nhìn những đường
gân nổi lên trên bàn tay tiểu vương gia, lòng biết đây là nỗi nhục lớn của chúa
thượng, vậy mà lúc đó mình lại đứng một chỗ nghi ngờ chúa thượng có tà ý, nhưng
mà cũng không thể trách mình, với thân thủ của chúa thượng, sao có thể bị một
tiểu cô nương đánh ngất? Bây giờ lại không tìm ra người. Lưu Anh suy nghĩ đắn
đo, đoạn mạnh dạn nói: “Bẩm chúa thượng, liệu có phải là con gái các phường săn
ở thôn bản quanh đây?”.
Lưu Giác trợn mắt: “Tra
xem!”.
Lưu Anh cúi đầu vội vàng
đi ra.
Chương 4
Từ xa, A La nhìn thấy hai
người chuyện trò vui vẻ trong rừng đào, thoảng hoặc còn nghe thấy tiếng nói vui
tai của Thanh Phỉ, bụng nghĩ, nếu là thời hiện đại, nhìn thấy một đám hời thế
này, không biết có bao nhiêu cô nàng lao vào, người đỏ mặt có lẽ chính là anh
chàng đẹp trai kia! Lại nghĩ, năm vị công tử Phong thành, mình đã gặp được hai,
không biết ba vị kia mặt mũi ra sao.
Nghĩ mãi liền đi tìm một
một nơi yên tĩnh nghỉ chân. Đến đây đã sáu năm, lần đầu tiên tiếp xúc với thiên
nhiên, mà lại là một nơi đẹp như tranh thế này, nếu muộn hơn sẽ chẳng nhìn thấy
gì nữa. Tiếng nói cười dần dần biến mất, A La nhớ lại con đường lúc đến, nhìn
thấy một tảng đá to nhô ra từ khóm đào. Vòng ra phía sau, lại nhìn phía trước,
thì ra đó là một tấm bình phong thiên nhiên, bèn ngả người nằm bên dưới khóm
hoa, phía xa có tiếng suối chảy, cỏ bên dưới ken dày xanh mướt. Từ mặt đất nhìn
lên, những cành đào hồng rực đan nhau trong khoảng trời xanh ngắt, A La thốt
lên: “Ồ, đẹp thật!”.
“Đẹp thật!”. Một giọng
nói xen vào.
A La hơi hoảng, nhưng vẫn
nằm yên, nhắm mắt: “Nếu không bị một con gián làm hỏng thì cảnh quan còn đẹp
hơn!”.
Người kia bật cười: “Nếu
có kẻ ướt như chuột lột, không chỉ làm hỏng cảnh quan mà còn khiến thiên hạ sợ
chết khiếp!”.
A La biết chàng đại hiệp
đã đến, chắc chắn mình không địch nổi chàng ta, đây là biệt uyển của Hộ quốc
công chúa, người này chắc cũng là anh tài đến dự hội, mình dù sao cũng là thiên
kim tiểu thư của tướng phủ, chàng ta chắc cũng không dám làm gì, liền bạo dạn
hơn, tiếp tục nhắm mắt không tiếp lời.
Đại hiệp thấy nàng không
nói gì, lại nói: “Ném ngươi xuống suối thật đấy, không sợ hả?”.
A La hai tay để sau gáy,
hai chân vắt chéo, nhắm mắt nói lơ đãng: “Trái với lễ thì đừng nhìn, thấy đàn
bà con gái nghỉ ngơi, người biết lễ nên xin lỗi mới phải, đỏ mặt bỏ đi mới là
người đứng đắn!”.
Đại hiệp hừ một tiếng:
“Trông bộ dạng ngươi thế này cũng đâu phải là thục nữ danh môn! Không biết nha
đầu của phủ nào, nếu ở phủ của ta, ta đã sớm cho ăn đòn để biết phép tắc”.
A La nghĩ, sáu năm nay
mới được ra khỏi phủ một lần, đang muốn ngắm cảnh thỏa thích lại bị quấy rầy,
xúi quẩy quá chừng! Nghe khẩu khí của người này, chắc cũng con nhà quyền thế,
không nên dây vào, chuồn thôi. Nàng chồm dậy, phủi áo, nhìn trên nhìn dưới,
không vướng một hạt bụi, vụn cỏ, liền bỏ đi thẳng, không ngoái lại, vừa đi vừa
nói: “Trả chỗ cho nhà ngươi, xấu tính!”.
Chợt thấy mắt hoa lên,
chàng trai đã đứng trước mặt nàng. A La lùi một bước, bụng nghĩ, cậy mình biết
khinh công nhảy ra dọa người. Nàng nheo mắt ngắm chàng ta, thân hình đẹp, cũng
cao như thái tử, mặt khôi ngô, đường nét đẹp, vầng trán thông minh. Mấy nam
nhân gặp hôm nay, sao chàng nào cũng ưu tú thế không biết?
Chàng trai khoanh tay
trước ngực: “Nói, là a đầu của phủ nào?”.
A La nhìn chàng trai chỉ
khoảng mười tám, mười chín, thầm nghĩ, tưởng ta dễ bắt nạt vậy sao? Bèn chắp
tay vào eo nghiêng đầu hỏi: “Nói, là tiểu tử phủ nào!”.
Mắt chàng ta sáng lên,
khóe miệng hiện lên nụ cười lạnh lùng: “Khách đến dự Đào hoa yến hôm nay cũng
chỉ có bấy nhiêu, ngươi hãy tự nói ra, đợi ta tra soát được, đưa về phủ, xem ta
dạy ngươi thế nào! Loại a đầu vô giáo dưỡng, chịu ơn không biết báo đáp, lại
còn dám lén ra tay với thiếu gia đây, ta ghét nhất loại người mưu mô sau
lưng!”.
A La cũng bắt chước chàng
ta cười lạnh lùng: “Ai bảo mắt ngươi nhìn ngó lung tung, hình như luật hình
Ninh quốc có điều quy định, nhìn ngó đàn bà con gái nhà lành bị tội phạt móc
mắt. Ta không báo quan phủ đã là may cho ngươi rồi, ở chỗ cảnh đẹp thế này, ta
thực lòng không muốn thấy những chuyện tàn nhẫn xảy ra, dâm tặc!”.
Người kia nghe nói vậy,
mặt biến sắc: “Làm gì có chuyện đó!”. Giơ tay định tóm A La. Nàng né người
tránh được, chân trái tung ra. Chàng trai lắc đầu tránh, nhướn mày, nói: “Thì
ra là con mèo hoang vuốt sắc. Thử lại lần nữa đi!”. Nói đoạn, vung nắm đấm, kéo
theo luồng gió phả thẳng vào mặt A La.
A La thầm kêu khổ, người
ta biết khinh công, chẳng phải loại thường dân không biết võ, mình sao có thể
đánh được? Miệng hét lên: “Nam tử đứng đắn không đấu với nữ nhi, bắt nạt đàn bà
con gái còn gì là anh hùng!”. Nói đoạn, tức thì xuất mấy chiêu Karate phản ứng
nhanh đã luyện nhiều năm nay, nhanh chóng tránh được mấy đòn phản công.
Chàng trai vốn không vận
nội lực, nghe nàng nói cứng như vậy liền dừng tay: “Được rồi, người bé thế mà
qua được mấy chiêu của ta, nói đi, là người phủ nào? Nói rồi ta sẽ thả cho đi”.
A La cúi đầu thầm trách
mình xúi quẩy, sáu năm không ra khỏi phủ, hầu như cách ly với thế giới bên
ngoài, tính cách người hiện đại vẫn nguyên vẹn, hoàn toàn không cảm thấy mình
đã đắc tội với ai. Vậy là ánh mắt thay đổi, lẩm bẩm một câu gì đó, chàng trai
nghe không rõ, vội bước tới gần. A La đột nhiên ngẩng đầu nhìn phía trước, reo
lên: “A! Phu nhân!”.
Chàng trai sửng sốt, A La
dùng đầu gối thúc mạnh, trúng chỗ hiểm, hai tay chém xuống dưới, chàng trai
không kịp đề phòng bị A La quật ngã, nhưng không bị ngất, miệng hét: “Ngươi,
ngươi!”.
A La nhảy lên, tay lại bổ
một nhát, khiến chàng ta ngất hẳn. Lúc đó mới đắc ý phủi tay: “Sư phụ ta nói,
đàn ông bình thường chỉ một cú chém tay của ta là ngã gục. Có lẽ bây giờ ta còn
nhỏ, lực chưa đủ! Dâm tặc, ai bảo nhà người làm ta nổi hứng!”. Nhìn trời, thấy
không còn sớm nữa, sắp phải trở về mảnh trời nhỏ trong tướng phủ rồi, cảnh đẹp
thế này không biết bao giờ mới lại được thưởng ngoạn, lòng lại càng phiền não.
Cởi áo ngoài của chàng trai, xé rách, trói chàng ta vào gốc đào. Nhìn bộ dạng
thảm hại của chàng ta, nỗi hận trong lòng cũng dần tiêu tan.
Từ túi áo chàng trai rơi
ra một chiếc túi thêu, gia công tinh xảo. A La mở ra xem, có mấy tờ ngân phiếu
mệnh giá cao, một ít bạc vụn, mấy hạt đậu vàng và một miếng ngọc bài. A La cười
khanh khách, tiểu tử à, coi như cướp của nhà giàu cứu nhà nghèo, làm chút lưng
vốn đầu tiên của ta, ai bảo nhà ngươi làm hỏng hứng thú của ta, đây là lần đầu
ta được xuất phủ mà! A La cười đắc ý, giấu tờ ngân phiếu vào người, đoạn xem kỹ
mấy chữ trên miếng ngọc bài, bỗng ngẩn người! Người này là Lưu Giác? Con trai
An Thanh vương, cháu ruột Ninh Vương? Chẳng trách hống hách như vậy, ác giả ác
báo! Trời ơi, sao mình lại gây sự với hắn ta?
A La nhìn miếng ngọc bài,
lại nhìn Lưu Giác bị trói trên cây, thầm mắng mình gây sự, vội vàng cởi trói
cho chàng ta. Cởi được một nửa, Lưu Giác khẽ rên một tiếng, nàng sợ đến nỗi tay
mềm oặt. Đúng là đại hiệp, tỉnh nhanh vậy sao? Không dám đánh thêm, nhưng khi
Lưu Giác tỉnh lại, nàng sẽ không còn bản lĩnh khống chế chàng ta nữa. A La đành
bất chấp, đằng nào dây trói cũng cởi gần hết, bèn bỏ miếng ngọc bài vào lòng
chàng ta, co cẳng chạy.
Nàng còn chưa kịp chạy
khỏi tầm mắt Lưu Giác thì chàng đã tỉnh, nhìn bóng áo xanh chạy phía xa, lại
nhìn xuống người, vùng dậy, dây trói tuột ra. Lưu Giác đứng dậy, sờ sau gáy: “A
đầu xấu xa! Bé tý mà ra tay lợi hại như vậy, không biết dùng võ công gì? Lưu
Anh!”.
Một gã trai khỏe khoắn từ
sau khóm hoa cách đó không xa chạy ra, cung kính trả lời: “Hình như Thiếu Lâm
thốn quyền, nhưng không giống lắm!”.
Lưu Giác nhìn miếng ngọc
bài trong lòng, xem ra a đầu này đã biết thân phận của mình: “Ngươi đến từ lúc
nào?”. Lưu Anh ngẩn người, vẫn cung kính đáp: “Lúc cô nương ấy trói chúa
thượng”.
Lưu Giác cười khẩy: “Khi
nó trói ta cũng dùng Thiếu Lâm thốn quyền?”.
Lưu Anh quỳ sụp xuống:
“Chúa thượng trách phạt”.
Lưu Giác cười ha hả:
“Giương mắt nhìn thấy tiểu vương gia nhà ngươi bị một tiểu cô nương đánh ngất,
chuyện không thể tin được, lúc đầu ngươi tưởng ta có tà ý với người ta, không
dám ra tay, sau lại sợ ta trách phạt không dám xông ra cứu, đúng không?”.
Lưu Anh đỏ mặt: “Chúa
thượng anh minh”.
Lưu Giác nghiêm mặt: “Đi
tra xem đó là nha đầu của phủ nào, đưa về vương phủ cho ta! Ta sẽ từ từ dạy
nó!”.
Lưu Anh vội nhặt chiếc áo
rách đem đi, lát sau mang chiếc áo khác khoác lên người chủ nhân. Lưu Giác chầm
chậm đi về phía Đào hoa yến, con nha đầu thối tha, dám đánh ngất tiểu vương
gia! Đột nhiên nhớ lại khi kéo nàng ta từ suối lên, gió thổi tung mái bờm trước
trán lộ ra cặp mắt lóng lánh như thủy tinh, khóe miệng bất giác nở nụ cười, thú
vị thật!
A La tự biết đã gây ra
họa, nếu bị Lưu Giác bắt, chàng ta không báo thù mới lạ. Vội vàng trở về hội
yến, kêu đau đầu, đại phu nhân và Thanh Lôi, Thanh Phỉ đang cao hứng, thấy
Thanh La làm hỏng cuộc vui, sầm mặt: “Vừa rồi còn khỏe thế, sao lại đau đầu?”.
A La nói giọng yếu ớt:
“Có lẽ trong lúc đi dạo bị trúng gió. Mẹ cả, bao giờ chúng ta rời khỏi đây?”.
Phu nhân bực tức vì việc
chưa thành, nhìn nàng: “Bây giờ bữa tiệc tối còn chưa bắt đầu, công chúa không
nói đùa, thái tử điện hạ đang có ý với Thanh Lôi, sao con không có thành tâm,
lại muốn phá chuyện tốt của tỷ tỷ như vậy?”.
A La thầm thở dài, khi
mình giúp họ sao không nói? Sớm biết thế này mình đã không ra tay, cứ để mặc
cho Thanh Lôi tận mắt nhìn tướng phủ bẽ mặt! Đều là con chồng, sao phân biệt
đối xử như thế? Lầu xanh thì sao, mẹ xinh đẹp của mình mới mười sáu tuổi đã đường
hoàng bước vào Lý phủ, do tài mạo song toàn, đã từng nổi danh Phong thành, các
người đã sợ đến thế sao? Ta thấy các vị mỗi người mỗi vẻ cũng không tồi, thật
không hiểu nổi. Miệng lại bất giác bật cười, tỏ vẻ vô cùng đau khổ.
Thanh Lôi cắn môi nói nhỏ
với đại phu nhân, đại phu nhân nghĩ một lát nói với Thanh La: “Còn hai canh giờ
nữa mới đến tiệc tối, xe ngựa đưa con về trước, rồi quay lại đón chúng ta”.
Thanh La nghi hoặc nhìn
Thanh Lôi, Thanh Lôi nháy mắt với nàng. Lẽ nào do mình đánh đàn giải vây, đại
tỷ này cuối cùng đã chịu đối xử tốt với mình một chút? Thanh Phỉ không nói gì,
A La liếc nhìn, nhận thấy toàn thân Thanh Phỉ như tràn sức xuân. Bụng nghĩ mình
nhất thiết phải rời khỏi đây, rời khỏi mối họa Lưu Giác kia, lập tức để cho
Quyên Nhi dìu ra ngoài.
Đi được vài bước, A La
quay đầu, cũng là lúc phu nhân mở miệng, hai người gần như cùng nói: “Chuyện
đến dự Đào hoa yến, sau này không nên nhắc lại nữa”. A La đang vui mừng vì câu
nói đó, lại bổ sung thêm: “Nếu công chúa biết tam tiểu thư của Lý gia đến dự mà
không bái kiến, như vậy là thất lễ. Bây giờ A La lại khó chịu trong người, từ
chối dự tiệc lại càng thất kính”.
Phu nhân gật đầu tán
thành.
Lúc ra đi A La quan sát
xung quanh, không thấy ai chú ý đến mình, mới vững dạ lên xe ngựa.
Trở về đến phủ, từ xa đã
thấy thất phu nhân đang đứng ngóng, trong lòng thấy ấm áp, cười hớn hở gọi:
“Con về rồi, mẹ!”.
Ánh mắt thất phu nhân rất
dịu dàng, phu nhân vẫn đứng tựa cổng chờ, lần đầu tiên xa A La có một ngày đã
thấy nhớ. Nhìn trời, thất phu nhân lại cau mày: “Tam Nhi, sao chưa đến tiệc tối
con đã quay về? Chỉ có một mình ư?”.
A La nói to: “Có thể vừa
ăn vừa kể không? Con đói lắm rồi”.
Thất phu nhân lắc đầu
cười sai vú Trương dọn cơm, nói với A La: “Mẹ biết, ra ngoài ăn không no, nào
lại đây ăn với mẹ”.
A La mệt suốt một ngày,
quả thực rất đói, cảm thấy cơm nhà mình vẫn ngon hơn: “Tiệc trưa của công chúa
chỉ có bánh và đồ điểm tâm, con lại không dám ăn nhiều, nếu không lại bị đại
phu nhân trách là không ý tứ, không chú ý thân phận. Tiệc tối thịnh soạn như
thế lại không thể ăn”.
Thất phu nhân hỏi: “Tại
sao không thể ăn?”.
A La sợ phu nhân lo lắng,
không dám kể chuyện mình đã gây sự với tiểu vương gia của phủ An Thanh vương,
nghĩ mãi mới kể chuyện đánh đàn thay Thanh Lôi. Thấy thất phu nhân mặt tái
nhợt, nàng vội an ủi: “Trong trướng chỉ có năm người của phủ mình, chúng ta
không nói ra, không ai biết đâu”.
Thất phu nhân chảy nước
mắt: “Tam Nhi, con gây họa lớn rồi! A đầu Quyên Nhi e là là không thể mở miệng
nữa”.
A La kinh ngạc: “Chúng ta
không nói, sao có thể gây họa! Đại phu nhân không xấu thế đâu? Quyên Nhi đã thề
không nói lộ nửa câu”.
Thất phu nhân lại thở
dài: “Có câu, trời biết, đất biết, ta biết, người biết, bây giờ đại phu nhân
biết, đại tiểu thư, nhị tiểu thư biết, Quyên Nhi biết, con và mẹ biết, khi họ
trở về lẽ nào lão gia không biết? Tam phu nhân, tứ phu nhân không biết? Thanh
Lôi và mẹ nó đương nhiên không dám nói, lão gia và đại phu nhân tuyệt đối không
nói, nhưng còn Thanh Phỉ và mẹ nó? Hai người ấy vốn từ lâu đã khó chịu vì tam
phu nhân dựa vào con gái để được lão gia sủng ái, ngộ nhỡ họ nói ra, thì biết
làm sao?”.
A La sững người: “Mẹ à,
lúc đó con thấy Thanh Lôi tội nghiệp quá. Mặc dù không qua lại nhiều, nhưng
cũng chẳng hận thù, tỷ ấy mới mười sáu tuổi”.
Thất phu nhân ngẫm nghĩ
rồi nói: “Chuyện đã thế này, đành chờ xem ý tứ lão gia”.
A La nghĩ bụng, lúc đó
mình đâu có nghĩ sẽ có hậu quả thế này! Xem ra kinh nghiệm chưa đủ, suy nghĩ
chưa chín chắn, sáu năm nay không ra ngoài, đã xem thường tư duy của người cổ
đại rồi. Chỉ là thay Thanh Lôi chơi khúc đàn cho xong, không ngờ nhờ vậy nàng
ta lại được thái tử say mê, như vậy là lừa dối, đại bất kính, không khéo vì thế
mà chuốc tội chém đầu cũng nên. Lòng hơi sợ hãi, xem ra chế độ pháp chế xã hội
chủ nghĩa vẫn tốt hơn! Thi đại học có quay cóp, nhiều nhất cũng chỉ bị hủy tư
cách thi, ở đây làm giả coi như phải lấy mạng mà đền, mình vẫn chưa nghĩ kỹ
điều này. Sáu năm không tiếp xúc với xã hội bên ngoài, giam mình trong mảnh
trời cỏn con như ếch ngồi đáy giếng. Hình pháp ở đây không giống xã hội hiện
đại, giai cấp đặc quyền cũng khác, một người thợ ở đây dù khéo tay nếu không
cẩn thận cũng bị mất mạng như chơi. A La hầu như không có niềm tin tiếp tục ở
lại thế giới này, cảm thấy mình hoàn toàn bất lực, đành để cho người khác hãm
hại.
Thất phu nhân thấy sắc
mặt A La xanh xám, vội an ủi: “Dù gì cha con cũng là tả thừa tướng đương triều,
nếu chuyện bại lộ, có thể nói thác là đại tỷ bị bệnh đột ngột, con còn nhỏ,
thay tỷ tỷ đánh đàn, một là tình nghĩa chị em, hai là sợ tướng phủ mất mặt”.
A La nhìn đăm đăm thất
phu nhân, nói: “Vậy còn Quyên Nhi, liệu có bị làm sao?”.
Thất phu nhân sợ A La lo
nghĩ, lại an ủi: “Mẹ chỉ lo xa vậy thôi, chưa chắc đã có chuyện gì”.
A La hỏi nhỏ: “Con không
biết quý tộc Phong thành có thế lực đến đâu, nếu họ muốn một a hoàn, người khác
không cho, họ có đi cướp không? Nếu thấy ai ngứa mắt liệu có giết không”. Nàng
bỗng lại nghĩ tới những lời Lưu Giác nói muốn tìm nàng, đưa về phủ, buộc nàng
vào khuôn phép.
Thất phu nhân lại thở
dài: “Không cướp công khai, nhưng bí mật thì ai biết? Năm xưa mẹ...”. A La ngạc
nhiên nhìn thất phu nhân: “Năm xưa mẹ thế nào?”.
Thất phu nhân nhìn ra
khóm hải đường trước sân, ánh trăng đổ bóng hải đường xuống mặt đất, lốm đốm
lay động, cô quạnh như đời bà: “Năm xưa mẹ nổi tiếng nhất Uyển hoa lầu, gặp một
khách nhân, hai bên tâm đầu ý hợp đã hẹn ước vào mùa hoa nở chàng sẽ bỏ tiền
chuộc mẹ ra, hai người cùng sống bên nhau... Cuối cùng chàng đã chuộc được mẹ,
nhưng lại bị đột tử ngay trong đêm đó, mẹ cũng bị đánh thuốc mê... tỉnh lại đã
là thất phu nhân trong Lý phủ... thậm chí kẻ thù là ai mẹ cũng không biết. Cha
con sủng ái mẹ ít ngày, thấy mẹ lạnh lùng cũng không hứng thú... Cứ như vậy mẹ
thui thủi trong khu nhà này mười bốn năm”. Thất phu nhân giọng bình tĩnh, không
còn xúc động, nhưng nỗi oán hờn vẫn không thể che giấu.
A La nghe vậy buồn nản vô
chừng, đột nhiên nghĩ đến số ngân lượng lấy được của Lưu Giác, vội đưa ra cho
thất phu nhân: “Chúng ta có thể bỏ trốn không, chỗ bạc này đủ để cho chúng ta
sống chứ?”.
Thất phu nhân kinh ngạc
nhìn số ngân phiếu: “Tam Nhi, ở đâu ra số bạc này, sao lại nhiều như vậy?”.
A La đành phải kể đầu
đuôi câu chuyện gây sự với Lưu Giác thế nào. Thất phu nhân càng nghe mặt càng
tái nhợt, đến đoạn A La xé áo chùng của Lưu Giác trói vào gốc cây, lấy bạc của
người ta, mắt vừa đảo liền ngất xỉu. A La sợ hãi mặt trắng bệnh, vội ấn mạnh
đầu ngón tay vào huyệt Nhân Trung của phu nhân. Hôm nay nếu không ra khỏi phủ
thì đã không xảy ra chuyện gì, nếu không thấy vẻ tội nghiệp của Thanh Lôi đã
không đánh đàn, tướng phủ mất mặt, Lý Thanh Lôi mất mặt không can hệ đến mình.
Còn nữa, nếu không gây chuyện với Lưu Giác có phải tốt không. Nhưng hối hận thì
ích gì?
Thất phu nhân một lúc lâu
sau mới từ từ mở mắt, thấy ánh mắt lo âu của A La nhìn mình, choàng tay ôm chầm
nàng bật khóc: “Tam Nhi, phải làm thế nào bây giờ?”. A La nhanh chóng lấy lại
bình tĩnh, phân tích tình hình với thất phu nhân: “Mẹ à, tiểu vương gia của An
Thanh vương không biết con là ai. Đào hoa yến hôm nay cũng không ai biết tam
tiểu thư của Lý phủ cũng đến, con vẫn cải trang thành tỳ nữ. Con nghĩ sau khi
cha suy tính lợi hại, quyết không để con làm hỏng ý đồ bấy lâu của cha, rắp tâm
gả Thanh Lôi cho thái tử, ông ấy sẽ tìm mọi cách giấu nhẹm mọi sự. Thanh Phỉ
hôm nay cũng nói chuyện rất vui vẻ với Thành Tư Duyệt, một trong năm công tử
Phong thành, nếu Lý phủ xảy ra chuyện xấu, tiền đồ như gấm của tân nương trạng
nguyên liệu có còn? Cho nên Thanh Phỉ và tứ phu nhân cũng sẽ không nói ra. Còn
con, rút cục vẫn là con gái ông ấy. Chỉ lo cho Quyên Nhi không trụ nổi, hôm nay
con phải nhắc nó mới được, tốt nhất nên bỏ trốn”.
Thất phu nhân kéo tay A
La: “Tam Nhi à, Quyên Nhi cũng chạy không thoát, gia nô bỏ trốn nếu bị bắt lại
càng thê thảm, đa phần đều bị đánh chết”.
Đánh chết? A La kinh
ngạc, vô cùng hối hận. Do sự xúc động và bất cẩn nhất thời của mình làm hại
Quyên Nhi, chưa biết chừng Quyên Nhi sẽ mất mạng, mà mình lại không thể nào
ngăn cản. Nàng thầm quyết tâm, sau này phải bớt nôn nóng bớt kiêu ngạo, nhất
định không được đem quan điểm của người hiện đại áp dụng ở xứ này, làm việc gì
cũng phải suy tính thận trọng.
Lúc đó Tiểu Ngọc vào báo,
đại phu nhân và hai tiểu thư đã về, lão gia mời thất phu nhân và tam tiểu thư
qua đó. A La nhìn thất phu nhân, nói: “Mẹ nhất định phải tỏ ra không biết
chuyện gì, thêm một người biết là không hay”.
Thất phu nhân lại rơi lệ:
“Tam Nhi, con mới mười hai tuổi, những chuyện lớn như thế này sao mẹ có thể để
mình con đứng ra gánh vác?”.
A La lau nước mắt cho mẹ:
“Con có thể giả bộ ngây ngô, vì con còn nhỏ, họ cũng không đề phòng nhiều.
Nhưng nếu mẹ biết, họ sẽ cảnh giác với mẹ, vì vậy, mẹ càng thêm nguy hiểm. Mẹ
cứ nói con về nhà kêu đau đầu đi ngủ ngay, vừa rồi mới đánh thức”.
Khi vào đến phòng lớn,
chỉ có Lý tướng và đại phu nhân. Thất phu nhân cùng A La cúi chào. Lý tướng thở
dài: “Ngọc Đường, nàng giấu ta làm ta khổ sở! Ta vốn rất ngạc nhiên, năm xưa
ngón đàn của nàng nức tiếng Phong thành, tại sao không dạy được con gái?”.
A La đang định nói, thất
phu nhân đã tranh trả lời: “Lão gia, là thiếp không muốn A La bộc lộ, để còn
dạy thêm, mong có ngày vừa ra mắt đã thành danh”.
Đại phu nhân lao như tên
về phía trước, tay vung lên, một cái tát vào mặt thất phu nhân: “Tiện nhân! Thế
nào là vừa ra mắt đã thành danh! Hôm nay A La đã thành danh, nổi tiếng rồi
đấy”.
Thất phu nhân ôm mặt
cười: “Con gái bọn họ được tìm đám tốt, sao con gái tôi không thể!”. Thất phu
nhân cười, quay người lườm A La lúc này đang hận run người, nhất định không cho
nàng nói.
A La quỳ sụp xuống: “Là
con đã sai, hôm nay con không nên đánh đàn giúp đại tỷ!”. Bây giờ chỉ có thể tỏ
ra nhún nhường, nhưng lòng nàng bừng bùng uấn hận, hận là không thể xông ra
quật đại phu nhân và Lý tướng xuống đất.
Lý tướng nãy giờ vẫn mặt
lạnh quan sát, bỗng cười ha hả: “Ai bảo con sai? Nếu con không đàn khúc đó,
thái tử có thích Thanh Lôi không, A La công con lớn lắm!”. Đoạn giơ tay đỡ A La
đứng dậy, rồi ôm vào lòng, nhẹ nhàng xoa đầu nàng: “Cha chỉ giận mẹ con giấu
cha mà thôi, cha rất vui, thì ra A La của cha cũng là giai nhân có tiếng đàn
tuyệt mỹ vô song!”.
Lưng A La dựng chân lông,
da gà nổi từng đám, lòng bừng bừng phẫn hận. Biểu hiện của Lý tướng có khác nào
cái mặt hỉ hả của gã lái buôn phát hiện món hàng trong tay mình có thể bán được
giá hơn? Mình quyết không làm một món hàng để Lý tướng cầu vinh! Chủ ý đã định,
nàng nén nước mắt ngẩng đầu nhìn Lý tướng nói: “Mẹ cũng chỉ nghĩ cho A La thôi,
cha đừng trách mẹ. Huống hồ A La chỉ biết chơi đàn, thi họa thơ từ không học
nổi một phần của mẹ, nếu cha vui, A La sẽ nhờ mẹ dạy từng thứ một”. Giọng A La
rất dịu dàng, nước mắt đã đầm đìa.
Lý tướng nhìn đôi mắt đẫm
nước của nàng, cười ha hả: “Thế mới là con ngoan của cha. Sau này không được
giấu cha điều gì biết không! Rất tốt!”.
Đại phu nhân thừa cơ mới
nói: “Thiếp sợ nhất công chúa và thái tử biết chuyện sẽ trách tội. Thất muội à,
lúc đó A Lôi không có ý tranh giành, A La cũng chỉ vì không muốn tướng phủ mất
mặt ở hội yến, cũng là tốt, nhưng nếu chuyện lộ ra phải làm sao!”.
“A La từ nay sẽ không
chơi đàn nữa, đằng nào cũng không ai biết nó biết chơi đàn. Các thứ khác sẽ học
thêm ít nhiều, tin là cũng không đến nỗi”. Thất phu nhân lập tức tiếp lời. Lý
tướng gật đầu: “Cũng được, có Thanh Lôi giỏi đàn, Thanh Phỉ giỏi thư họa là
được rồi. A La, vậy con hãy theo mẹ học ngâm thơ đi”.
A La thấy ánh mắt gian
giảo của Lý tướng nhìn bàn tay mình, liếc đảo lia lịa, bỗng dưng sợ hãi vô
cùng, mới bật lên tiếng: “A La còn biết thổi sáo! Mẹ nói con cũng có năng khiếu
về nhạc lý, đang định dạy con”.
Ánh mắt Lý tướng cuối
cùng dịu đi: “Tốt, biết ngâm thơ, biết thổi sáo, cũng tốt”.
Cuối cùng A La đỡ thất
phu nhân ra khỏi phòng, lại nghe giọng Lý tướng lạnh lùng: “Ngọc Đường, nàng
nhớ dạy A La cho tốt, nó còn nhỏ nhiều chuyện chưa hiểu, nhưng nàng thì hiểu”.
Thất phu nhân cúi đầu
vâng lời.
Trở về Đường viên, A La
ứa nước mắt, bất luận trong thời hiện đại hay cổ đại chưa bao giờ nàng khiếp sợ
như hôm nay. Ngay cả khi lúc bỗng dưng bị quay trở về quá khứ kỳ dị này, nàng
cũng chưa từng cảm thấy nỗi sợ hãi rõ ràng khủng khiếp như vừa rồi. Nếu không
nói ra là mình biết thổi sáo, đôi tay này liệu có bị Lý tướng làm cho tàn phế?
A La càng nghĩ càng thấy kinh sợ, liên tục tự nhủ, mình phải động não suy nghĩ
tìm cách thay đổi cục diện bị động này. Trong ngôi lầu ba tầng ở vạt rừng góc
đông bắc phủ An Thanh vương đèn thắp sáng trưng, phòng yên ắng không một tiếng
động. Nghe nói trong vương phủ từng có một a đầu tò mò, khi đi qua vạt rừng ở
Tùng phong đường, nhìn thấy một con thỏ chạy vào đó, bèn đuổi theo, rồi không
thấy ra. Người trong phủ coi nơi đây là cấm địa, thường đi đường vòng, không
đám qua đó.
Tiểu vương gia từng vời
Hồng Ngọc vốn là đào nương nổi tiếng nhất Vãn hoa lầu đất Phong thành vào Tùng
phong đường ca hát, Hồng Ngọc trở về kể, tiểu vương gia đãi khách rất mực hào
phóng lịch thiệp, lầu gác thanh tĩnh trang nhã. Vậy là Tùng phong đường trở
thành giấc mộng đẹp của biết bao thiếu nữ Phong thành mơ tưởng cuộc sống lứa
đôi ở đó cùng với tiểu vương gia.
Lúc này tiểu vương gia
đang vẽ, tỳ nữ Tư Họa chăm chú mài mực, hoàn toàn để tâm vào thỏi mực và đài
nghiên, tay đưa đều đều, chậm rãi, cố không để một tia mực bắn ra ngoài, không
để phát ra một tiếng động dù nhỏ.
Lưu Giác đang phác họa
một thiếu nữ, tà váy dài bay bay, một phần tà váy bị chặn bởi miếng ngọc bội
với những tua rua đeo trên eo. Một thân hình uyển chuyển, cổ cao thon thả, bờ
vai mảnh dẻ, mái tóc cuốn cao như mây khói, cài chiếc trâm ngọc hình đóa hoa
lan, phong tư trác việt, chính là dung mạo của Cố Thiên Lâm, thiên kim của Cố
gia.
Lưu Giác hài lòng ngắm
nghía, lại nâng bút trầm ngâm, vẽ đôi mắt trên khuôn mặt mỹ nhân. Người ta bảo
họa long điểm nhãn, dưới nét bút của Lưu Giác, Cố tiểu thư sống động như sắp
bước ra từ bức họa. Trong đầu chàng không hiểu sao vụt hiện lên một đôi mắt
lóng lánh như nước mùa thu, chàng khẽ chớp mắt lại hình dung ra đôi mắt Cố
Thiên Lâm, lập tức hạ bút. Khi bức họa hoàn thành, ngắm nghía hồi lâu, tay cầm
bút ngẩn ngơ, sao mình lại vẽ mắt a đầu đó nhỉ?
Nữ tỳ Tư Họa liếc trộm
bức vẽ, thầm nghĩ, một cô nương thật kiều diễm, chỉ có đôi mắt sao lại có phần
hoang dã, long lanh như biết nói, cứ như không phải sinh ra trên khuôn mặt đoan
trang hiền thục như vậy của tiểu thư Cố Thiên Lâm.
Khóe mắt Lưu Giác bắt gặp
cái nhìn của Tư Họa, thấy bức vẽ như vậy lại bị đôi mắt làm cho thiếu hài hòa,
chàng giơ tay định vò nát, ánh mắt lại chạm vào đôi mắt lóng lánh trong đó, bèn
dừng lại, ngắm nhìn hồi lâu, đoạn sai Tư Họa: “Hồ giấy lại cho cẩn thận..”.. Tư
Họa cúi đầu vâng lời.
Ngón tay Lưu Giác gõ nhẹ
trên án thư hồi lâu, bỗng nói: “Tân khách đến dự Đào hoa yến có bao nhiêu nhà
mang theo a đầu, tỳ nữ? Hả?”.
Lưu Anh đã quỳ bên ngoài
đúng một canh giờ, vừa thấy tiểu vương gia mở miệng, lập tức trả lời: “Công
chúa mời bảy hộ thân vương, bốn hộ nội quyến của đại thần trong triều, a đầu,
tỳ nữ mang theo tổng cộng năm mươi bảy người, còn mời thêm hai mươi ba công tử
Phong thành, ai cũng mang theo a đầu, tỳ nữ. Tổng cộng có năm mươi bảy người đi
theo, thuộc hạ đã tra kỹ từng người, không có cô nương đó. Công chúa có tám nô
tỳ theo hầu, biệt uyển có một trăm bốn mươi sáu nữ tỳ cả thảy, cũng không có
người nào như thế”.
Lưu Giác càng nghe mặt
càng khó chịu, trong một ngày nàng ta hai lần ra tay với chàng, vậy mà không
sao tìm ra? Đường đường là tiểu vương gia của An Thanh vương mà bị nàng ta đánh
ngất trói vào cây, còn cướp mất ngân lượng, chuyện mà đồn ra chẳng thà nhảy
xuống sông Đô Ninh chết cho rồi.
Lưu Anh nhìn những đường
gân nổi lên trên bàn tay tiểu vương gia, lòng biết đây là nỗi nhục lớn của chúa
thượng, vậy mà lúc đó mình lại đứng một chỗ nghi ngờ chúa thượng có tà ý, nhưng
mà cũng không thể trách mình, với thân thủ của chúa thượng, sao có thể bị một
tiểu cô nương đánh ngất? Bây giờ lại không tìm ra người. Lưu Anh suy nghĩ đắn
đo, đoạn mạnh dạn nói: “Bẩm chúa thượng, liệu có phải là con gái các phường săn
ở thôn bản quanh đây?”.
Lưu Giác trợn mắt: “Tra
xem!”.
Lưu Anh cúi đầu vội vàng
đi ra.