Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu

Chương 1021: Chương 1021: Cải cách kinh tế của đế quốc Lam Vũ (P2)




Chế độ phân thuế linh hoạt nằm ở chỗ, vào thời điểm thích hợp nào đó, có thể đề cao hoặc là giảm thấp thuế trung ương của địa khu nào đó để đạt được mục đích kiềm chế hoặc là kích thích.

Ví dụ như các vùng như Vân Xuyên đạo, có thể giảm bớt lượng lớn tỉ lệ thuế quốc gia, đem tuyệt đại bộ phận thu nhập tài chính phân cho địa phương; còn ở một số các địa phương tương đối giàu có ví dụ như Cách Lai Mỹ và Tử Xuyên đạo, thì có thể thoải mái đem tỉ lệ thuế quốc gia nâng cao lên một chút, cống hiến nhiều hơn cho thu nhập tài chính của địa phương, đồng thời không chế đà phát triển kinh tế quá nóng của địa phương.

Bất quá, thực hành chế độ phân thuế cũng nổ ra tranh luận vô cùng gay gắt ở trên hội nghị lần này, nhất là về mặt tỉ lệ thuế quốc gia và thuế đất ở một số tình cụ thể, rất nhiều tổng đốc địa phương đều vì vấn đề này mà tranh luận tới đỏ mặt tía tai.

Nhìn chung mà nói, phát ngôn của bọn họ đều là cường điệu thêm nhiều khó khăn của địa phương, ngay cả tổng đốc các vùng như Trinh Xuyên đạo cũng chạy ra kể khổ.

Ở trên vấn đề này trung ương hi vọng có thể thu được nhiều thuế quốc gia nhất trong giới hạn, địa phương thì hi vọng có thể giữ lại được nhiều thuế đất nhất, đây là một sự mâu thuẫn vĩnh viễn.

May mắn là sự mâu thuẫn này bị dương Túc Phong mạnh mẽ trấn áp, ngay trước mặt tất cả các vị địa biểu, Dương Túc Phong tuyên bố, một số vị tổng đốc địa phương bị điều chuyển khỏi cương vị, tất cả tổng đốc địa phương đều thực hành chế độ thay đổi xen kẽ nhau, mỗi một người nhiệm kỳ một khóa là năm năm, đảm nhận nguyên một vị trí không quá hai khóa.

Các vị tổng đốc địa phương nhất thời đầu óc quá nóng, lập tức ý thức được sai lầm của mình ở đâu, đồng thời cũng ý thức được uy nghiêm của trung ương, lập tức trở nên hết sức biết điều, chế độ luân phiên thay đổi quan viên của đế quốc Lam Vũ cũng bắt đầu được thức thi từ lúc đó.

Nội dung thứ hai của cuộc cải cách kinh tế lần này chính là thành lập xĩ nghiệp trung ương, đem mạch máu kinh tế khống chế ở trong tay quốc gia.

Cùng với sự phát triển kinh tế của quân Lam Vũ, các xí nghiệp quy mô lớn xuất hiện không ngừng, ở các vùng như Cách Lai Mỹ, Tử Xuyên đạo, đều xuất hiện một số xí nghiệp vô cùng quy mô, nhưng xí nghiệp này có thực lực kinh tế hùng hậu, có đội ngũ nghiên cứu khoa học khổng lồ, còn có số lượng nhân viên công tác đông đảo, có năng lực sản xuất sản phẩm vô cùng mạnh mẽ.

Sản phẩm của những xĩ nghiệp đó sản xuất ra bình thường đều chiếm cứ hơn một phần mười hạn ngạch của thị trường, đối với một số sản phậm có năng lực khống chế thị trường cực cao, cũng đã trở thành nguồn thuế thu chủ yếu của đế quốc Lam Vũ.

Ví dụ như đồ gốm của Tằng gia Bích Giang phủ, đã không thế trên sáu mươi phần trăm toàn bộ phân ngạch thị trường ngành nghề sản xuất gốm xứ, thu nhập doanh nghiệp mỗi một năm vượt quá bảy ngàn vạn kim tệ, lợi nhuận gần tới một ngàn vạn kim tuệ, thuế nộp lên cũng vượt quá một ngàn vạn kim tệ.

Còn tập đoàn luyện thép của Ốc Nhĩ Đa Phu ở Cách Lai Mỹ, cũng sở hữu hơn bốn mươi xí nghiệp sắt thép khác nhau, giá trị sản lượng hàng năm vượt quá một trăm triệu kim tệ, lợi thuận và thuế thu mỗi một năm cũng phải tới cả ngàn vạn kim tệ.

Cao tầng của đế quốc Lam Vũ cho rằng, bản thân cần thiết phải nắm giữ một số sĩ nghiệp liên quan tới quốc kế dân sinh, ví dụ như các loại xí nghiệp sắt thép, điệp lực, xi măng, giao thông, vận chuyện, thông tấn, để ứng phó với các thời kỳ khác thường.

Cái lợi của việc đem đại bộ phận xĩ nghiệp nạp vào trong sự quản lý của trung ương là có thể trực tiếp thu được lượng lớn thu nhập thuế quốc gia ổn định, đồng thời xí nghiệp quy mô lớn nạp vào sự quản lý cuôc gia, có thể thuận tiện định ra chính sách quản lý, đề phong những xí nghiệp này khi định ra chính sách nào đó xuất hiện khác biệt quá lớn.

Những xĩ nghiệp này đều liên quan tới quốc kế dân sinh, một khi xuất hiện tình huống phá sản, sẽ mang lại hậu quả tính tai nạn, làm cho cả xã hội chấn động cực lớn.

Trải qua đàm phán phối hợp của hai bên, ước chừng có hơn bốn mươi xĩ nghiệp cỡ lớn tiếp nhận sự quản lý trực tiếp của đế quốc Lam Vũ, hình thành xí nghiệp thuộc quyền quản lý trực tiếp của trung ương. Bất quá ở vấn đề quyền kinh doanh và quyền sở hữu còn có rất nhiều chuyện phải dần dần làm rõ trong thời gian sau này.

Những xí nghiệp trung ương cỡ lớn này có được sự hỗ trợ về mặt chính sách ở phía cao tầng của quân Lam Vũ, mà đế quốc Lam Vũ thì có được cơ sở kinh tế vững vàng từ chỗ bọn họ.

Do bản thân Dương Túc Phong có ấn tượng rất sâu đối với hành vi xấu xa đối với các xí nghiệp lũng đoạn ở tiền thế, cho nên ở hội nghị kinh tế này này có một nội dung tương đối quan trọng, đó chính là chống lũng đoạn.

Sự quật khởi của quân Lam Vũ, mang theo sự quật khởi của giai cấp tư sản kiểu mới, một số nhà đại tư bản có lá gan có tầm nhìn, đã lợi dụng trọn vẹn cơ hội và chính sách quân Lam Vũ cấp cho bọn họ, phát triển một đống xĩ nghiệp cỡ lớn, từ trong đó thu được vô số lợi nhuận.

Do không có quá nhiều đối thủ, cho nên bọn họ phát triển rất nhanh, sản phảm mà nó sản xuất ra rất mau chóng chiếm cứ được phần lớn phân ngạch của thị trường, địa vị lũng đoạn của nói cũng bất tri bất giác được hình thành.

Cứ lấy sản nghiệp gốm sứ của Tằng gia Bích Giang phủ ra mà nói, đồ gốm mà bọn họ sản xuất ra đã chiếm cứ trên sáu mươi phần trăm phân ngạch của thị trường, bọn họ có thể dễ dàng lợi dụng lực lường tài chính và thủ đoạn kinh tế mạnh mẽ để đàn áp đối thủ từ đó đạt được mục đích khống chế thị trường.

Còn cả Tài gia Cao Dương phủ, bọn họ cũng cơ bản lũng đoàn ngành nghề dệt may, thậm chí mức độ lũng đoạn còn cao hơn cả sản nghiệp đồ gốm, tất cả sản phẩm dệt may ở trong khu vực quân Lam Vũ khống chế, gần như đều là do Tài gia sản xuất ra, có Tô Lăng Tuyết và đám Tài Tiêm Tiêm thỉnh thoảng chỉ điểm và chiếu cố, năng lực của Tài gia ở trên thị trường thực sự trở nên quá mức khủng bố rồi.

Rất rõ ràng, khi vừa mới bắt đầu, những xĩ nghiệp cỡ lớn này có tác dụng dẫn lối thị trường rất là mạnh, nhưng khi bọn họ bắt đầu dùng phương thức cạnh tranh công băng không cho phép lấy thủ đoạn gây cản trở sự phát triển của đối thủ thì những xĩ nghiệp này lại gây ra tác dụng trái chiều cho sự phát triển kinh tế, tệ nạn lũng đoạn cũng bắt đầu biểu hiện ra.

Những điều này đều có con số chứng tỏ, ở xí nghiệp thông tấn và sắt thép có đầy đủ sự canh tranh, kỹ thuật mới không ngừng xuất hiện, mà sản nghiệp đồ gốm và sản nghiệp dệ may, sự phát triển của kỹ thuật mới rõ ràng là rất ít, trong cả năm 1731 thiên nguyên, kỹ thuật chuyên nghiệp mà xí nghiệp sắt thép sinh ra có hơn ba trăm hạng mục, mà kỹ thuật chuyên nghiệp do sản nghiệp dệt may và sản nghiệp gốm sứ công lại với nhau còn chưa tới hai mươi hạng mục.

Bất quá, muốn chia tách các ngành nghề lũng đoạn này chẳng phải là chuyện dễ dàng, có thể đem đem xĩ nghiệp là tới mức lũng đoạn ngành nghề, có kẻ nào là đèn cạn dầu đâu chứ, lại có người nào mà lại không có quan hệ mật thiết với quan viên cao cấp của chính bản thân quân Lam Vũ?

Tài gia thì không cần nói nữa, Tài Băng Tiêu là đại thần tài chính của quân Lam Vũ, công tước Ốc Lặc Nhĩ cũng không cần phải nói bời ông ta chính là một trong số những người quyền lực nhất của Cách Lai Mỹ, còn về người khác, ít nhất cũng là bếp trưởng của Vị Ương cung ( Tằng Vĩ – Tằng Bàn Tử)

Dưới sự kiên trì một cách ngoan cố của Dương Túc Phong, pháp luật chống lũng đoạn được cưỡng ép thông quá, tất cả xĩ nghiệp cùng loại hình, đều phải thành lập trên xĩ nghiệp trở lên, nếu không sẽ bị cưỡng ép phân chia, tuyệt đối không cho phép lũng đoạn thị trường, thao tùng thị trường.

Được tỷ muội Tài gia ám thị ngầm, mấy ngày trước khi luật pháp chống lũng đoạn được đưa ra, Tài gia Cao Dương phủ chủ động tách xĩ nghiệp dệt may của mình ra, chia thành ba công ty quy mô tương đối, ngày thứ hai sau khi pháp luật chống lũng đoạn được thông gia, Tằng gia Bích Giang phủ cũng cũng chỉ đành phân nhỏ xí nghiệp gốm sứ của rmiình, mấy người con trai của Tằng Cùng chia ra trở thành người lãnh đạo của các công ty khác nhau không có quan hệ phụ thuộc.

Cũng giống như vậy, bị chia nhỏ còn có hơn ba mươi xĩ nghiệp lũng đoạn khác, trật tự kinh tế của đế quốc Lam Vũ quay trở lại khởi điểm cạnh tranh công bằng, thu hút được rất nhiều xĩ nghiệp tham gia làm ăn, bất quá đối với việc chia tách này, rốt cuộc có nhiều cái lợi hơn hay có nhiều cái hại hơn, cho tới tận ngày nay cũng là đề tài tranh luận không ngừng.

“Lũng đoạn gây trở ngại cho cạnh tranh.” Đây là một trong số mấy câu nói dài nhất mà Dương Túc Phong phát biểu trên hội nghị lần đó.

Bất quá có thể thực sự lý giải được chỉ chưa tới một phần mười số đại biểu, còn đại bộ phần cho rằng Dương Túc Phong thèm muốn tài phú của bọn họ, bọn họ bí mật lặng lẽ muốn thương lượng riêng với Dương Túc Phong, đem một số cổ phần chuyển nhượng cho riêng Dương Túc Phong, đây đúng là một đề nghị rất cuốn hút.

Kết quả là cổ phần bị Dương Túc Phong thu lấy rồi, nhưng nhịp bước chia tách chống lững đoạn vẫn không dừng lại mảy may, làm những đại biểu kia phải ngậm bồ hòn làm ngọt, có khổ mà không nói ra được, chỉ đành coi như dùng học phí giá cao nhận rõ bộ mặt của Dương Túc Phong.

- Các ngươi đem tiền dâng đến cho y, khẳng định là lấy bánh bao nhân thịt mà ném chó, chỉ có đi không có về.

Sau khi biết được tin tức ngầm này, mấy đại thương gia đều nở nụ cười vui mừng trên tai họa của người khác, bọn họ đều là người đi theo bước tiến của Dương Túc Phong lớn mạnh, sao lại không hiểu cách làm việc của Dương Túc Phong, việc mà y đã nhận định, thì dù là ngươi đem cho y bao nhiêu lợi ích cũng vô dụng, ngược lại đã mất phu nhân lại thiệt quân.

Lần này Dương Túc Phong đúng là có hơi ác một chút, cổ phần của mấy xí nghiệp lớn, mỗi năm tiền lãi có thể hơn một ngàn vạn kim tệ, đủ để giúp những nữ nhân của y sống sung sướng rồi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.