Sư đoàn 191 lục quân Lam Vũ, sư đoàn trưởng do tự Dương Túc Phong kiêm nhiệm, phó sư đoàn trưởng kiêm tham mưu trưởng do Khắc Lệ Tô Na đảm nhiệm, do trên cơ bản Dương Túc Phong đã thoát ly chỉ huy tuyến đầu, cho nên trên cơ bản sư đoàn 101 là Khắc Lệ Tô Na quản lý. Dưới quyền sư đoàn 101 có năm trung đoàn 111, 112, 113, 114, 115, trung đoàn trưởng lần lượt là Tang Cách, Tô Liệt, Âu Dương Khuyết, Mạch Sơn, Tư Cơ Bối Ni, trước mắt bộ đội chủ yếu đã tập trung ở địa khu Tử Xuyên Đạo, chuẩn bị dùng binh với Lỗ Ni Lợi Á. Mỗi trung đoàn của sư đoàn ước chừng có 200-2500 không bằng nhau, toàn sư đoàn binh lực ước chừng 14000 người.
Vấn đề lớn nhất của sư đoàn này chính là nhiều tân binh, binh sĩ xuất thân từ thổ phỉ nhiều, thói lưu manh ng hiêm trọng, bởi thế giáo dục tư tưởng trở thành môn quan trọng hàng đầu, may mà Khắc Lệ Tô Na mặc dù còn chưa tự thân lên chiến trường, nhưng dù sao vẫn có trình độ cầm binh, cái này có thể nhìn ra từ khi xưa nàng chỉ huy quân đội An Lai làm loạn. Khắc Lệ Tô Na được mệnh lệnh của Dương Túc Phong, đương nhiên sẽ không bỏ qua cơ hội này, vì thế tiêu phí vô số tâm huyết rèn giũa đơn vị bội đội này, nàng không tranh trang bị giống như Lam Sở Yến, mà thiết thực luyện tốt nội công, ánh mắt cùng nhắm vào Lỗ Ni Lợi Á, muốn kiến công lập nghiệp thì phải dùng máu tươi của kẻ địch để chứng mình năng lực của mình.
Sư đoàn 102 lục quân Lam Vũ, sư đoàn trưởng do Phượng Thải Y tổng thma mưu trưởng quân Lam Vũ kiêm nhiệm, dưới quyền là năm trung đoàn, 211, 212, 213, 214, 215, trung đoàn trưởng lần lượt là Lặc Phổ, Hiên Kiệt, Tang Bố, Mông Bách, Lạc Ánh Phong. Hiện giờ bội đội chủ lực đóng ở Dương Xuyên đạo, phụ trách tiếp tục hiệp trợ chính phủ địa phương tiễu trừ dư nghiệt của Thái Dương thần giáo, đồng thời làm tốt đại luyện binh, căn cứ vào tình hình thực tế để điều động. Đây là một sư đoàn có binh lực cường đại nhất của lục quân Lam Vũ, binh lực mỗi trung đoàn đều trên 3000 người, binh lực toàn binh đoàn vượt quá 18000 người.
Tố chất quan binh của sư đoàn này cũng là cao nhất, hơn nữa trên cơ bản đều là hệ phái của Phượng Thải Y, ở phương diện vận dụng binh khí hạng nặng, rất có tâm đắc, sở trường nhất của bọn họ chính là bộ pháo hiệp đồng công kích, bất kể cứ điểm kiên cố nhường nào đều không thể cản được con đường tiến lên của họ. Bất quá, hiện giờ bọn họ đối diện với một vấn đề càng lớn hơn, không phải đánh hạ cứ điểm của địch, mà là có khả năng phải vượt qua trùng dương, tấn công đại lục Y Lan ở bờ biển đối diện.
Sư đoàn 102 lục quân Lam Vũ, sư đoàn trưởng do Lam Sở Yến tiếp tục đảm nhiệm, sư đoàn này chính là sư đoàn cải cách mạnh mẽ nhất trong lần chỉnh đồn này, trên cơ bản các cấp quan quân đều bị thay đổi trên một phần ba, binh sĩ phổ thông cũng quá nửa bị điều tới các bộ đội khác, binh sĩ mới gia tăng đều là binh sĩ cũng tới từ chính hai sư đoàn còn lại. Lam Sở Yến cũng đã biết sai lầm của mình, cho nên tỏ ra khá phối hợp, không hề biểu hiện ra sự chống đối. Dưới quyền sư đoàn 102 là 5 trung đoàn 311, 312, 313, 315, trung đoàn trưởng lần lượt là Xạ Nhan, Thí Phong, Nham Long, Sử Lực Uy, Đồ Tẫn Tru.
Sư đoàn này binh lực ít ỏi nhất, mỗi trung đoàn chỉ có chưa tới 2000 người, hơn nữa bộ đội pháo binh đi cùng cũng khá ít, khôn gphải là Dương Túc Phong không cho, mà là Lam Sử Yến không muốn quá nhiều trang bị hạng nặng, nàng cẩn “duy trì tính linh hoạt, phát triển theo hướng gọn nhẹ. Toàn sư đoàn binh lực ước chứng không tới 12000 người. Bất quá nếu nói sức chiến đấu từng binh sĩ, sư đoàn này là nổi trội nhất, nhưng đồng thời kỷ luật cũng là kém nhất, nhưng mà có một số hiện tượng kỳ quái chính là, sư đoàn 102 kỳ luật kém nhấ, nhưng binh sĩ tác chiến dũng cảm và sức chiến đấu lại là nổi trội nhất. Là điển hình của “dã” chiến quân, hai cái “dã” là, đối xử với kẻ địch hũng hàn, đối xử với dân chúng cùng tàn nhẫn, hơi tí là chân đá tay đấm, Lam Sở Yến cũng nhắm một mắt mở một mắt, trừ phi gây ra chuyện quá đáng quá mực, mời ra mặt ngăn cản.
Trừ ba sư đoàn bộ đội dã chiến này ra, quân bộ quân Lam Vũ còn trực tiếp chỉ huy lục quân đặc chiến đội quân Lam Vũ. Lục quân đặc chiến đội đã trải qua hơn nửa năm phát triển, hiện giờ đã có quy mô sơ bộ, trên huyấn luyện và tác chiến đều tìm tòi được không ít kinh nghiệm, căn cứ vào nguyên lý cơ bản cạnh tranh có thể xúc sự phát triển tốt hơn, Dương Túc Phong đem lục quân đặc chiến đội một phân làm hai, phân ra tổ kiến hai đại đội, mỗi đại đội lục quân đặc chiến ước chừng bao gồm biên chế binh lực tăng cường một đại đội, tiêu chuẩn bố trí 240 người, quan chỉ huy của nó lần lượt là Đao Vô Phong và Đồ Đấu Châu.
Lục quân đặc chiến đội trực tiếp nhận sự lãnh đạo của Dương Túc Phong, nhiệm vụ tác chiên chủ yếu là tiềm phục hậu phương địch thâm nhập vào trong kẻ địch, ví như tập kích cứ điểm và thành thị trọng yếu của kẻ địch, tạo ra hỗn loạn ở hậu phương địch, trong hỗn chiến thừa nước đục thả câu, cho nên lục quân đặc chiến đội phải ra sức phát triển ký thuật bắn tỉa, có tương đối số lượng quan binh đặc chiến đội trang bị súng ngắm, khổ luyện kỹ thuật xạ kích chuẩn bị phát huy tác dụng khả quan hơn trong chiến tranh tương lai.
Bộ đội trực thuộc của lục quân Lam Vũ còn có hai trung đoàn kỵ binh, đây là bộ đội phản ứng nhanh quy mô khá lớn của quân Lam Vũ, do chiến mã không đủ, hơn nữa một số chiến mã cần dùng để vận chuyển và chuyên chở súng máy hạng nặng, súng trái phá, cho nên chiến mã chất lượng tốt có thể dùng làm kỵ binh không quá ba trăm thớt. Bộ đội kỵ binh lục quân Lam Vũ cũng biên chế làm hai trung đoàn, phiên hiệu lần lượt là trung đoàn 951 và trung đoàn 952, quan chỉ huy chính là Phong Phi Vũ và Liệt Mông, mỗi trung đoàn kỵ binh ước chừng 1200 người, chiến mã 1500 thớt, chủ yếu lấy trang bị vũ khí hạng nhẹ làm chủ, số ít bách kích pháo chính là vũ khí uy lực lớn nhất của bọn họ.
Căn cứ vào đặc điểm địa hình của địa khu Mỹ La, lục quân quân Lam Vũ còn chuyên môn bố trí hai tiểu đoàn súng trái phá cỡ nòng 100 ly, phiên hiệu lần lượt là tiểu đoàn pháo binh 901 và tiểu đoàn pháo binh 902, đây là hỏa lực áp chế mạnh nhất của quân Lam Vũ hiện giờ, mỗi tiểu đoàn pháo binh có 26 khẩu súng trái phá cỡ nòng 100 ly, cỡ nòng 100 ly đã là cực hạn của súc vật vận chuẩn được rồi. Vốn Dương Túc Phong muốn trang bị súng trái phá cỡ nòng 155 ly, nhưng do súng trái phá cỡ nòng 155 ly vận chuyển khá khó khăn, riêng mỗi viên đạn đã có trọng lượng 9 cân, vì thế chỉ trang bị ở cứ điểm lớn, sử dụng làm hỏa lực cố định. Hai tiểu đoàn pháo binh này thuộc về quân bộ quân Lam Vũ trực tiếp không chế, chỉ vào lúc cần thiết mới phân cho phương hướng có nhu cầu, thuộc chỉ huy cấo sư đoàn.
Ở bên trên là bố trí quân dã chiến chính quy, còn đội cảnh vệ nhân dân thì tương đối đơn giản hơn một chút, đầu tiên là vũ khí so với bộ đội dã chiến thấp hơn một bậc, trang bị của quân Lam Vũ là các loại một loạt vũ khí súng trường Mauser, súng tự động, súng máy hạng nhẹ, bách kích pháo, dã chiến pháo. Còn đội cảnh vệ nhân dân chỉ trang bị súng trường Mauser và một ít súng máy hạng nhẹ không có hỏa pháo (doanh thủ bị cứ điểm ngoại lệ). Sau nữa là biên chế của đội cảnh vệ nhân dân khá phân tán, biên chế lớn nhất của nó là tiểu đoàn, không có biên chế kỵ binh, tiểu đội thông tin chỉ trang bị cho tiểu đoàn cấp một, như vậy mỗi một tiểu đoàn bình thường chỉ có c hừng 600 người, bình thường đồn trú tại các phủ hoặc các cứ điểm, phụ trách phòng thủ phủ thành còn có sự kiện mà cảnh sát không thể trấn áp, nếu như có đông kẻ địch tới tấn công, đội cảnh vệ nhân nhân chỉ phụ trách phòng thủ tới khi quân dã chiến tới cứu viện.
Đội cảnh vệ nhân dân biên chế dựa theo số lượng chính phủ địa phương để sắp xếp, đảm bảo mỗi phủ đều có một tiểu đoàn, có thể ứng phó với các sự kiện đột phát ở nơi đó, tương đương với cảnh sát vũ trang hiện nay. Tại một số phủ khá quan trọng hoặc là một số cứ điểm quan trọng, binh lực của đội cảnh vệ nhân dân có được sự tăng cường tương ứng, tiểu đoàn thủ bị cứ điềm còn chuyên môn trang bị súng máy Mã Khắc Thẩm và hỏa pháo. Nhưng, tổng thể mà nói, đội cảnh vệ nhân dân chỉ là bộ đội phòng vệ địa phương, đồng thời cũng là nguồn binh lực dự bị của bội đội dã chiến quân Lam Vũ.
Hải quân quân Lam Vũ dựa theo biên chế bảy hạm đội để thiết lâm, lần lượt là hạm đội thứ nhất quan tư lệnh Vũ Phi Phàm, căn cứ Bố Lôi Tư, hạm đội thứ hai, quan tư lệnh Phất Lai Triệt căn cứ cảng Bá Châu. Hạm đội thứ ba, quan tư lệnh Khắc Lý Khắc Lan căn cứ Thánh Mã Lạc, hạm đội thứ tư, quan tư lệnh Khắc Lai Ô Địch Mã, căn cứ Hải Nha. Hạm đội thứ năm, quan tư lệnh Trát Lan Đinh căn cứ cảng Tô San. Hạm đội thứ sáu quan tư lệnh Tô Chẩm Thư căn cứ Tư Đa Khắc. Hạm đội thứ bảy quan tư lệnh Đặc Lan Khắc Tư căn cứ cảng Mễ Luân.
Chủ lực mỗi hạm đội hải quân Lam Vũ đều là Long Nha chiến hạm, số lượng đều trên hai mươi, những chiếc Long Nha chiến hạm này mặc dù sản xuất theo tiêu chuẩn hóa, chú trọng tốc độ, nhưng trên mặt cải tiến trang bị vẫn không ngừng tiến hành, giai đoạn sau này Long Nha chiến hạm hạ thủy có trọng tải tăng lên đến chừng tám trăm tấn, chủ yếu là tăng cường số lượng đạn pháo dự bị, tăng cường số lượng kho hàng , để có thể cất giữ được nhiều nước ngọt và thức ăn hơn, có thể duy trì ở trên biển thời gian lâu hơn, có thể có được tính cơ động lớn hơn.
Đồng thời, mặt cải thiện điều kiện sinh hoạt của thuyền viên, Dương Túc Phong cũng dồn hết tâm trí, do số lượng hỏa pháo giảm thiểu, khiến cho số lượng thuyền viên có thể giảm bớt đi rất nhiều, trước đây một chiếc chiến đấu hạm trọng tải chừng hai nghìn tấn có trang bị một trăm khẩu pháo thanh trượt, cần phải bố trí năm trăm tới bảy trăm thuyền viên, nhưng Long Nha chiến hạm trọng tải chỉ có tám trăm tấn, chỉ cần trang bị sáu mươi tư thuyền viên, điều này làm cho không gian sinh hoạt của thuyền viên cải thiện rất nhiều, võng treo cũng làm các thuyền viên có thể an tâm đi vào giấc ngủ trong thuyền bè tròng trành,. Đương nhiên, nước chanh ép vẫn không thể thiếu được, đó là vật phẩm đề phòng và chữa trị bệnh máu xấu.