Giang Sơn Như Thử Đa Kiêu

Chương 374: Chương 374: Vượt biển viễn chinh (1)




Biển Á Đinh vào mùa hè trông hết sức yên bình, có lẽ là ánh nắng mãnh liệt đã hoàn toàn thuần phục nó, trên mặt biển chỉ có những con sóng nhẹ cực kỳ yếu ớt. Dưới trời trong mây trắng, phản chiếu bầu trời xanh thẳm, giống như là sợ sự lợi hại của ông mặt trời, ngay cả cá biển cũng trốn vào dưới đáy biển sâu thắm, tránh bị ánh mắt trời chiếu vào, thỉnh thoảng chỉ có một chuỗi bong bóng lộ ra trên mặt biển, đó là đám cá mập lặng lẽ đi ngang qua.

Nhưng sự tĩnh mịch quá mức thường mang ý nghĩa phong ba bão táp sắp tới. Quả nhiên, theo tiếng nước ào ào, chi chit cột buồm xuất hiện ở phía đông bắc, những cánh buồm trắn muốt phản xạ ánh mặt trời tán phát ra ánh sáng làm người ta hoa mắt, giống như trên mặt biển cũng nổi lên vô số mặt trời, chốc lát sau, vô số mũi thuyền chiến thuyền cỡ lớn phá vỡ nước biển yên tĩnh, bắn tung lên bọt nước, vỗ số làn sóng từng vòng va đụng vào nhau trên mặt biển, lần lượt tan vỡ hoặc dung hợp thành vòng lớn hơn, tỏa đi thật xa.

Chiến thuyền mang tới gió biển, gió biển đem là cờ sư thứu màu lam cực lớn trên cột buồm thổi phần phật.

Ngày 3 tháng 7 năm 1729 thiên nguyên, Dương Túc Phong tự mình suất lĩnh hạm đội hải quân khổng lồ và hải quân lục chiến đội từ cảng Thánh Mã Lạc bí mật xuất phát, tới công kích đảo Sùng Minh, đoạt lấy thông đạo yết hầu giữa biển San Hô và biển Á Đinh, trải qua nửa tháng liên tục nghiêng ngả trên biển, trải qua sóng gió biển Á Đinh làm người ta nghe mà biến sắc và thời gian không gió làm người ta sốt ruột muốn chết, hiện giờ đã sắp tiếp cận được mục tiêu rồi.

Dương Túc Phong vỗ vỗ mùi thối trên người, sau đó chậm rãi đi lên boong thuyền, cánh buồm cực lớn che đi sự cuồng bạo của ánh mặt trời, để lại trên boong thuyền mảng râm mát lớn, vừa vặn có gió biển thổi tới, tức thì làm người ta thấy mát mẻ bội phần, thoải mái nhẹ nhõm, nếu còn ở trên thuyền chao đảo nửa tháng nữa, Dương Túc Phong hoài nghi mình cũng biến thành cá ướp khô toàn thân bốc mùi rồi.

Mặt biển tây nam cách đó không xa, chính là đảo Sùng Minh vùng đất binh gia ắt phải giành lấy rồi.

Trước khi miêu tả tỉ mỉ cuộc chiến tranh giành hòn đảo được sau này ghi vào sử sách, chúng ta phải đem ống kính lùi lại phía sau, tìm hiểu một chút để chứng minh đảo Sùng Minh là trung tâm phát sinh ra tất cả, tìm hiểu một chút vì sao hòn đảo nho nhỏ này có thể hao phí sinh mệnh và máu tươi nhiều binh sĩ như thế.

Đảo Sùng Minh, là một hòn đảo dẹt, đường bờ biển tương dối bằng phẳng, không có quá nhiều khúc cong, mà tuyệt đại bộ phận đường bở biển và vị trí nước biển tiếp xúc với nhau đầu có địa thế bằng phẳng, thích hợp cho quân đội đổ bộ tác chiến. Chưa có ai tính toán cụ thể tổng diện tích đất đai của đảo Sùng Minh, theo như dự đoán hẳn có hơn ba vạn kilomet vuông, về phần nhân khẩu của nó, vào năm 1960 khi đế quốc Đường Xuyên trú quân ở đảo Sùng Minh thống kê qua số lượng dân thổ cư nơi này, nghe nói có hai mươi vạn, nhưng bởi vì bời vì phía đông của đảo Sùng Minh khu rựng rậm Bái Lâm cây rừng rậm ráp, không thể kiểm tra, nơi đó tựa hồ không có nguời, nhưng thường có cư dân bản xứ ra vào, cho nên, trong văn bản báo cáo lên triều đinh, tuyên bố nơi này có hai mươi lăm vạn dân bản địa, số lượng dân bản địa có gia tăng hay không chẳng ai biết được.

Trên đảo Sùng Minh, trừ trú quân của thế lực ngoài lại và cực ít nhà hàng hải vì gió bão hoặc là nguyên nhân khác mà dừng lại nơi đây ra, nhân khẩu ngoại lai thường trú ở đây cực kỳ cực kỳ ít, bởi vì quân dân bản địa nơi đây mặc dù chưa tới mức không hữu hảo lắm, nhưng hiển nhiên cũng chớ mong bọn họ sẽ giúp đỡ người ngoài, tới tận sau năm 1700 thiên nguyên, đế quốc Đường Xuyên dần có kế hoach di dân nơi này, mới làm cho nhân khẩu người ngoại lai ở đây được tăng thêm, nhưng chủ yếu cũng tập trung ở phụ cận trấn Trừng Hải phía đông bắc, hơn nữa đại đa số là thương nhân kinh doanh nghề vận chuyển đường biển hoặc ngư nghiệp, cư dân đương địa chủ yếu lấy trồng trọt và bắt cá để sống, lực lượng sản xuất khá là lạc hậu.

Đảo Sùng Minh chính là điển hình cho khí hậu nhiệt đới cận nhiệt đới, lượng mưa rất nhiều, thực vật tươi tốt, vật sản phong phú nhất của đảo Sùng Minh chinh là các loại vật liệu gỗ, sau đó là long não. Từng mảng từng mảng rừng rậm nguyên thủ rộng lớn được cư dân bản địa bảo vệ phân bố ở mỗi góc hòn đảo, khiến cho nơi này trở thành căn cứ thiên nhiên sửa chữa thuyền bè qua lại, nhưng do hạn chế của điều kiện kỹ thuật, còn do triều đình đế quốc Đường Xuyên cản trở có mục đích, đảo Sùng Minh mặc dù có vô số vật liệu gỗ, nhưng không hề có xưởng tạo thuyền nào.

Do có rất nhiều rừng rậm, trong rừng rậm chứa vô số thực vật thiên nhiên, cho nên cư dân bản xứ dựa vào thực vật thiên nhiên cũng có thể sống qua ngày, bọn họ vui vẻ tự cấp tự tục, không có kỳ vọng xa xôi gì, nhưng dó cư dân bản đia biết rất rõ ràng rừng rậm chính là cơm áo cha mẹ của mình, cho nên sự yêu thương bảo vệ của họ đối với rừng rậm cũng hết sức nghiêm ngặt, đối với hành vi chặt đốn cây bừa bãi, bọn họ so với người làm công tác bảo vệ rừng thời hiện đại tích cực hơn nhiều, thậm chí có thể vì chặt phá rừng mà bùng phát chiến tranh. Khi quân đội đế quốc Đường Xuyên bắt đầu đồn trú ở đây, cũng đã phạm phải loại sai lầm này, sau đó kịp thời sửa đổi mới khiến cho quân đội và cư dân bản địa sông hòa thuận với nhau.

Nhìn từ địa hình, đại bộ phận địa khu của đảo Sùng Minh đều khá bằng phẳng trũng thấp, chỉ phía đông bắc có khá nhiều đồi núi, địa thế tương đối cáo, nhưng những đối núi này cũng chỉ là một ít ngọn đồi nhấp nhô nối liền, Phi Ưng lĩnh có độ cao lớn nhất so với mực nước biển cũng không tới bảy trăm mét, hơn nữa phía nam lại là đồng trống cực kỳ bằng phẳng thẳng cách cò bay, trời biển nối liền, tài nguyên phía đông bắc khá thiếu thốn, nhưng lại không ẩm ướt lắm, so ra khá khích hợp để cư ngụ, còn phia tây nam mưa rơi không ngừng, thực vật và động vật cực kỳ phát triển, sinh trưởng mau chóng, trong đấu tranh của nhân loại và tự nhiên, nhân loại rõ ràng ở thế hạ phong.

Căn cứ vào tư liệu tình báo trước đây cho thấy, đảo Sùng Minh không có nhiều tài nguyên khoáng sản lắm, thực vật và động vật thống trị hòn đảo này, không để lại đủ không gian cho khoáng vật, sản lượng khá lớn có đồng khoáng và lưu huỳnh, bất quá với quân Lam Vũ mà nói, gần như có thể bỏ qua, chỉ có vùng núi phía đông băng có một cái mỏ vàng nổi tiếng, nhưng trải qua nhiều năm khai thác, hẳn là đã đào gần hết rồi, bất quá những thứ này vẫn là nguyên nhân căn bản nhất hấp dẫn Pháp Lôi Nhĩ không tự lượng sức chiếm lấy nó.

Hoàng kim, bất kỳ lúc nào cũng dễ dàng làm người ta mất lý trí, quốc gia cũng không ngoại lệ.

Khống chế đường giao thông trọng yếu giữa biển San Hô và biển Á Đinh Trừ giá trị chiến lược ra, đảo Sùng Minh có rất nhiều giá trị kinh tế bởi vì xung quanh nó là hải dương, cư dân bản địa nơi đây mỗi năm đều có thể từ trong vùng hải dương này đánh bắt được trên bốn mươi vạn tấn cá tươi, hơn nữa bọn họ còn sử dụng thuyền gỗ hết sức thô sơ, nếu như có thuyền đánh bắt tiên tiến, thu hoạch sẽ phong phú bội phần, bất quá, vô luận từ góc độ nào để nói, thuyền đánh bắt muốn tới đảo Sùng Minh đúng là có hơi xa.

Đảo Sùng Minh trước này chưa từng hình thành chính thể độc lập, nhân dân nơ đó tựa hồ đối với chính trị không có chút hứng thú nào, mà an tâm với cuộc sống tự cấp tự túc, nhưng vị trí của nó, quyết định nó chính là địa phương định sẵn phải bị đại quốc khống chế, bắt đầu từ thời đại hàng hải, ánh mắt của mỗi kẻ thống trị của các cường quốc trên biển đều không rời khỏi nơi này, bởi vì mọi người đều biết, khống chế nơi này, là bằng với khống chế một nửa biển San Hô và biển Á Đinh.

Hai trăm năm trước, vì tranh đoạt đảo Sùng Minh, đế quốc Đường Xuyên đã nhiều lần động binh, nhiều lần xuất động hạm đội khổng lồ hộ tống quân đội đế quốc Đường Xuyên đổ bộ lên đây, nhưng khi đó nước Lữ Tống thống trị đảo Sùng Minh cũng ngoan cường bất khuất anh dũng phản kháng, cuộc chiến tranh giành kịch liệt kéo dài tới tận ba năm, cuối cùng quân đội dế quốc Đường Xuyên cũng đem cờ Kim Long cắm vững vàng lên đảo Sùng Minh, đồng thời bắt đầu xây dựng thành thị, chuẩn bị chiếm lĩnh nơi này lâu dài, tòa thành xây dựng đó, chính là trấn Trừng Hải ngày nay. Là thành thị và cửa càng duy nhất trên đảo Sùng Minh không có phong cách cư dân bản địa.

Còn trên lịch sử trước khi đế quốc Đường Xuyên can dự vào, đảo Sùng Minh đại đa số thời gian thuộc về vương quốc Lữ Tống thống trị. Cực bắc của vương quốc Lữ Tống cách cực nam của đảo Sùng Minh chỉ có hơn ba trăm hải lý, hạm đội hai ngày là có thể tới nơi, khi thuận gió thậm chí có thể một ngày cũng có thể tới được, đây là điều kiện thuật lợi nhất cho nước Lữ Tống bá chiếm đảo Sùng Minh, nhưng dưới sự thống trị của nước Lữ Tống, đảo Sùng Minh không có cơ cấu thống trị mạnh mẽ, bởi bản thân nước Lữ Tống cũng rất nhiều rắc rối, chuyện nội bộ của mình cũng chẳng giải quyết nổi, tất nhiên không rảnh để ý tới đảo Sùng Minh rồi.

Lịch sử của nước Lữ Tống có thể ngược dòng tới trước năm 600 thiên nguyên, đã có hơn một trăm năm lịch sử, trong vô vàn những hòn đảo ở nam đại dương, nó là địa khu duy nhất hình thành quốc gia tập quyền trung ương, hơn nữa khoảng năm 616 thiên nguyên hình thành quốc gia phong kiến, nhưng nước Lữ Tống hình thành quốc gia phong kiến mang theo tính hạn chế cực lớn, hơn nữa rất bất ổn, thường bị sự kiện nhỏ như hạt mè hạt đâu đánh cho tan tành, lại rơi vào trong chia cách và chiến loạn. Hơn một mình năm trước, nước Lữ Tống phân phân hợp hợp tới hơn hai mươi lần, nó từng có một thời cường đại, làm bốn biển phục tùng, nó cũng từng chiến loạn liên miên, yếu ớt chẳng chịu nổi một đòn.

Khi Dương Túc Phong kiểm tra lịch sử nước Lữ Tống, phát hiện nước Lữ Tống có triều đại tồn tại quốc gia tập quyền cường đại sống thọ nhất cũng không tới 100 năm, tuyệt đại đa số các vương triều đều có ba mươi tới năm mươi năm, chính biến ở quốc gia này quả thực là như cơm bữa, những tướng lĩnh năm quân thường thường chính là người khai phá triều đại tiếp theo, điều này cũng làm cho phương thức thống trị của nước Lữ Tống cực kỳ cổ cái, đó là kẻ thống trị dứt khoát là người xuất thân quân nhân, người chưa đi lính, căn bản không thể sinh tồn ở trên vùng đất hỗn loạn này.

Bởi nguyên nhân lịch sử, nhân khẩu nước Lữ Tống cũng biến hóa giống như xe đi núi vậy. Nơi này đất đai màu mỡ, vật sản phong phú, khiến nhân khẩu ra đổi so với địa khu khác cao hơn mấy lần, trong thời đại hòa binh, tốc độ nhân khẩu sinh sôi vô cùng nhanh, từ mười tới hai mươi năm là có thể tăng gấp đôi. Nhưng trong thời kỳ chiến luận, nhân khẩu ở đây cũng giảm nhanh vô cùng, bởi vì người thống trị nơi này so với người thông trị ở các địa phương khác càng hiểu rõ hơn đạo lý thứ mình không có được không thể để cho người khác có được, bao gồm nguồn nhân khẩu trong đó, phàm là nhân khẩu bản thân không thể khống chế, cho dù giết sạch toàn bộ cũng không tiếc, tuyệt đối không thể để lại cho kẻ địch.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.