Hải Lăng, sau này là khu Hải Lăng thuộc Thái châu, tỉnh Giang Tô. Từ thời Tây Hán, đã có tên quận cổ Hán Đường, danh khu Giang Hoài. Một ngàn tám trăm năm sau lại là nơi sông đổ vào biển, khí thế cuồn cuộn. Thế nhưng cuối thời Đông Hán, Hải Lăng vẫn chủi là một huyện nhỏ ít được biết đến, nhân khẩu cũng chỉ có khoảng năm nghìn hộ.
Lã Đại Lã Định Công ở trong huyện nhỏ này. Người này xuất thân hàn sĩ (học trò nghèo), học thức hơn người nhưng lại không có gia thế xuất thân nên vẫn chưa đạt được thành tựu gì. Năm nay đã ba mươi bảy tuổi (tuổi mụ thời Hán, tuổi thực là ba mươi lăm) nhưng mới chỉ là Huyện lại một huyện. Chỉ trông vào mười một hộc bổng lộc một tháng, mới chỉ đủ cái ăn trong nhà. Ngặt cái là y tính tình ngang ngạnh, không chịu kéo bè kết cánh với đám quan huyện nên lại càng bị bài xích. Trong nha huyện, việc gì khó nhọc đều đến tay Lã Đại nhưng y cũng chẳng được hơn một phântiền thưởng. Thậm chí bất kể đúng sai, Lã Đại nhiều lần bị chèn ép khiến cuộc sống của y ở huyện Hải Lăng chẳng được yên ổn.
Chưa hết, còn có chuyện li kì hơn xảy ra! Trời vừa sẩm tối, Lã Đại đang làm việc trong nhan môn thì có một đám sai dịch hùng hổ chẳng khác nào đám lang sói xông vào trong nha môn, chẳng nói chẳng rằng đè chặt Lã Đại xuống đất, dùng dây thừng trói lại kéo đến đại sảnh nha môn.
- Lã Định Công, ngươi thật to gan!
Huyện lệnh huyện Hải Lăng hung hăng đứng trên đại sảnh lớn tiếng trách cứ:
- Ta tự thấy đối đãi với ngươi không tệ, không ngờ rằng ngươi lại dám ăn cây táo rào cây sung, cấu kết với thủy tặc.”Cấu kết thủy tặc?”
Lã Đại kinh ngạc đến ngây người! Chuyện này phải giải thích thế nào đây? Y cả tiếng kêu oan nhưng huyện lệnh Hải Lăng căn bản là không thèm đếm xỉa, thấy y không nhận tội liền cho y ăn một trận đòn roi, đánh cho Lã Đại bong da tróc thịt.
Rồi sau đó tống Lã Đại vào lại lao, giam suốt ngày đêm.
Hôm sau có hai tên ngục quan đưa Lã Đại ra khỏi đại lao:
- Lã Tá lại, Huyện lệnh đã điều tra xong, chuyện cấu kết với thủy tặc là có kẻ cố ý hãm hại, không liên can gì đến ngươi. Huyện lệnh có chút hổ thẹn nên sai chúng ta đưa Lã tá lại về nhà ha ha, mọi chuyện đã qua rồi!
- Cha!Hai người thiếu niên đã sớm chờ ở ngoài đại lao, thấy Lã Đại đi ra liền vừa khóc vừa chạy đến.
- Hai vị huynh đệ, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?
Lã Đại nghĩ mãi vẫn không hiểu ra, cố nén đau hỏi han quan huyện, lại thấy hai ngục quan kia liên tục lắc đầu. Bất đắc dĩ, y đành để hai đứa trẻ dìu mình, chầm chậm lê bước về nhà
Đằng sau truyền đến tiếng ngục quan xì xào bàn tán:
- Lã Định Công này đúng là không biết sống chết, dám gây chuyện với Nhị lão gia, Huyện tôn có thể để yên cho y sao?
Lã Đại cứng đờ người, coi như không nghe thấy gì, chậm rãi về nhà. Nhị lão giatrong lời nói của ngục quan, chính là huynh đệ của huyện lệnh Hải Lăng.
Tháng trước, Lã Đại phụ trách kiểm kê kho phủ, phát hiện số lượng lương thảo trong kho và kê khai khác biệt quá lớn. Mà kho lương này do Hải Lăng Thương Tào phụ trách. Về phần Hải Lăng Thương Tào, chính là huynh đệ của Hải Lăng huyện lệnh. Vì thế mà huyện lệnh Hải Lăng còn nghiêm khắc trách cứ một phen. Lúc ấy Lã Đại cảm thấy huyện lệnh Hải Lăng là một người chính trực, vốn là không để bụng chuyện này. Nào biết được một tháng sau đó lại xảy ra chuyện này.
Rất rõ ràng, chuyện này là do Hải Lăng Hải Lăng sai người gây chuyện với Lã Đại trong lòng Lã Đại dâng lên cảm giác chán nản, để hai con dìu tay chậm rãi về nhà.
- Định Công!Khi Lã Đại về đến nhà mới biết trong nhà có khách. Trong đó có một người y không hề xa lạ, chính là một học sinh cách đây mấy năm khi y đến học viện Khai Dương ở quận Lang Gia học rồi kết bạn.
- Văn Hướng?
Lã Đại nhận ra Văn Hướng xong cũng rất ngạc nhiên, đồng thời cũng rất vui mừng. Y bỏ tay hai con ra, quay ra chào cố nhân và Từ Thịnh. Nhưng mới đi được hai bước chân liền đau nhói khiến y ngã quỵ xuống.
Từ Thịnh vội vàng bước đến đỡ y đứng dậy.
- Định Công vì sao lại ra nông nỗi này?- Hài, một lời khó mà nói hết.
Lã Đại cười khổ lắc đầu, hạ giọng nói:
- Văn Hướng không phải đang học ở học viện sao, sao lại đến Hải Lăng?
- Còn nói nữa, nếu không phải là Văn Hướng đến kịp thời thì ông suýt chút nữa đã chết trong lao rồi.
Thê tử của Lã Đại mang rượu trong bếp đi ra, nghe thấy Lã Đại hỏi vậy không kìm nổi tức giận mà nói:
- Đã sớm nói đừng làm mấy chuyện vô tích sự này, ông đâu có nghe. Nếu đã làm mấy chuyện vô tích sự này rồi thì cứ theo người ta mà làm, ông lại cứ ngông nghênh, trong nha phủ còn thiếu ai ông chưa đắc tội không hả? Lần này ông xảy ra chuyện, tôi cầu cứu khắp nơi cũng chẳng ai muốn ra mặt giúp ông cả. Nếu không phải là VănHướng đến kịp, giúp ông tìm mối quan hệ thì bây giờ ông vẫn đang ở trong nhà lao. Có trời mới biết còn sống được mà ra ngòai không.
Lã Đại nghe xong mặt đỏ bừng bừng. Có điều y thấy áy náy với vợ con nên còn chưa nổi cáu.
- Văn Hướng, ngươi làm cách nào mà khai thông được quan hệ vậy?
- Còn thế nào nữa. Tối qua Văn Hướng đến nhà chúng ta, sau khi biết ông xảy ra chuyện liền dùng năm mươi lạng vàng đến cầu người, Huyện lệnh mới chịu thả ông ra.
Lã Đại nghe vậy cả kinh:
- Văn Hướng, làm sao có thể để ngươi tốn kém như vậy được?Từ Thịnh cười nói:
- Chỉ là chút tiền, lại được việc năm ấy đại huynh ở học viện chiếu cố tiểu đệ như vậy, tiểu đệ ta tay giúp đỡ huynh cũng là chuyện đương nhiên. Mà tiền này cũng không phải của ta, là do Công tử nhà ta bỏ ra.
Lã Đại lúc này mới để ý thấy bên cạnh Từ Thịnh còn có một người nữa. Theo lí mà nói thì y phải dễ dàng nhìn thấy người này. Thân cao tám thước hai tấc, mặt tròn, mắt to, mày rậm. Thân hình có chút mập mạp nhưng thần thái lại không hề nặng nề. Trên mặt là một nụ cười chất phác thật thà, làm người ta không khỏi cảm thấy muốn gẫn gũi, thân thiết.
- Vị này là
- Đây là Công tử nhà ta.Mọi người còn đang nói chuyện, vợ của Lã Đại đã dọn rượu và thức ăn ra, mời ba người Lã Đại uống rượu. Lã Đại bây giờ mới để ý, đồ ăn hôm nay rất phong phú, có rượu có thịt, lại có món thịt dê vàng non mà y thích ăn nhất. Y không kìm nổi nuốt nước miêng một cái, ngạc nhiên hỏi:
- Đồ ăn hôm nay sao lại phong phú vậy?
- Lưu công tử nói ngươi trong lao cũng chịu khổ nhiều rồi nên đưa tiền cho ta mua chút rượu thịt, coi như an ủi ngươi một chút.
- Như vậy sao được, như vậy sao được
Lã Đại nghe xong liền liên tục lắc đầu, vẻ mặt hổ thẹn nói:
- Phiền công tử tốn kém đã là không dám nhận, sao có thể để công tử vì ta mà tốn kém thêm được?- Định Công sao phải khách sáo vậy? Nhớ ngày đó cùng ta uống rượu ở học viện Khai Dương, ngươi hào phóng biết bao, bây giờ hào sảng ấy trốn đến đâu rồi?
- Ài.
Lã Đại thở dài lắc đầu, không từ chối nữa. Chỉ là y bị thương ở chân nên không thể ngồi xuống, chỉ có thể ngồi trên uống rượu.
- Văn Hướng, ngươi sao lại đến Hải Lăng?
Có câu “Vô sự không lên điện Tam Bảo, tuy rằng thời Đông Hán còn chưa có cách nói này, nhưng đạo lí này thì Lã Đại hiểu được. Y dù ngang bướng đến đâu cũng tuyệt đối không phải kẻ ngu. Cho nên y ngồi xuống cũng chưa vội hỏi thăm thân thế của Lưu công tử, mà lại hỏi han Từ Thịnh.Trong mắt Từ Thịnh hiện lên vẻ cô đơn, hạ giọng nói:
- Ta bây giờ đã không học ở học viện nữa rồi Đầu năm nay, ở quê có đám cường hào cướp bóc hết ruộng đất nhà ta, cha ta đến nói lí lại bị chúng đánh chết. Ta biết chuyện đùng đùng nổi giận trở về, đem cả nhà thằng khốn kia hơn hai mươi nhân mạng giết sạch. Sau đó ta cũng không về Lang Gia nữa mà định đến Giang Đông tị nạn, không ngờ trên đường đi lại gặp công tử
- Còn có loại chuyện này sao?
Lã Đại trong lòng chấn động, lại quay ra nhìn về phía “Lưu công tử”
Lưu công tử, đương nhiên là Lưu Sấm. Từ Thịnh nói cho hắn biết, y có một người bạn ở Hải Lăng, tên là Lã Đại. Lưu Sấm lúc ấy cũng ngạc nhiên, cảm thấy có chút quen tai sau đó hắn nhớ ra, Lã Đại tuy không xuất hiện trong Tam quốc Diễnnghĩa nhưng trong Tam quốc chí lại là một nhân vật cực kì lợi hại. người này, thời Đông Ngô từng được phong đến chức Tư mã, cũng là một trong hiếm hoi những người có tuổi thọ lâu nhất thời Tam quốc. Có thể làm đến Đại Tư mã trong thời Tam quốc, cho dù y phò tá nước nào thì y cũng không hề tầm thường.
Tuy nhiên Lưu Sấm vẫn cho rằng Lã Đại vẫn là nhân sĩ Đông Ngô chính gốc. Không nghĩ tới y lại là người Hải Lăng, hiện tại làm việc ở Hải Lăng.. ý của Từ Thịnh là nhờ Lã Đại tìm thuyền giúp rồi bí mật vượt sông. Nhưng Lưu Sấm lại sinh ra ý muốn chiêu mộ nhân tài! Những bậc danh sĩ như vậy, hắn bản thân sao có thể mời được, nhưng Lã Đại, người này
Phải biết rằng, trong Tam quốc chí, Tôn Quyền từng có lời đánh giá Lã Đại như sau: “Lã Đại xuất thân vạn dặm, vì nước cần lao, gia môn gặp nạn mà Cô không biết. Một cánh tay đắc lực như vậy, để đâu cho hết trách nhiệm?” Chính là muốn nói LãĐại đã vì ta làm không biết bao nhiêu chuyện, thế mà ta lại không biết y gia cảnh bần cùng đến vậy. Các đại thần vây quanh ta, đều tự xưng là tâm phúc, là cánh tay đắc lực, nhưng chẳng có ai nói cho ta chuyện này, quả là thất trách.
Lời này, nghe qua thì không có gì đáng nói. Nhưng phải biết rằng, Tôn Quyền là loại nhân vật như thế nào?
Một người có thể cùng Lưu Bị và Tào tháo hình thành thế chân vạc thời Tam Quốc mà nói ra những lời nhận xét như vậy, cũng đủ để nhìn ra năng lực của Lã Đại.