Hận

Chương 36: Chương 36




Chị Hồng vẫn cố lẩn tránh tôi, nhưng tôi vẫn cố đuổi theo.

- Em xin chị gặp em một lần đi... bà Hiền gặp quả báo rồi.

Chị Hồng nghe tôi nói liền dừng lại, tôi lại gần ôm lấy chị Hồng, hai chị em mừng mừng tủi tủi. Chị Hồng vẫn xinh đẹp như ngày nào, có điều bây giờ mái tóc dài đen óng của chị không còn nữa.

- Sen... em khỏe không? Em sống có tốt không?

- Em khỏe, chị có khỏe không? Gặp lại chị em mừng quá.

- Chị cũng vậy.

- Chị ở đây lâu chưa ? Gần nhà vậy mà sao em không biết chị còn sống?

Chị Hồng nhìn tôi khẽ cười.

- Chị ở đây từ lúc... cậu ba cho chú lái xe cứu chị. Ngôi chùa nhỏ này được sự ủng hộ tiền mỗi tháng của cậu ba đó. Ở đây toàn là những người không gặp may mắn. Nhưng mấy tháng gần đây không thấy tiền cậu ba gởi qua nữa.

Tôi ngớ người, nhíu mày khó hiểu.

- Là... là sao, em không hiểu ?

- Cái hôm mà chị bị thả xuống sông đó, tưởng đâu chuyến này chết chắc rồi, cái rọ cứ trôi theo dòng nước may sao có người vớt lên. Lúc tỉnh lại thì mới thấy là chú lái xe. Chú ấy đưa chị đến đây, và tối đó cậu ba đến gặp chị.

- Anh ta đến để nguyền rủa hay mắng nhiếc chị ? Bản tính anh ta là thế còn gì.

- Không phải đâu, cậu ba đã xin lỗi chị.

- Xin lỗi ?

- Đúng vậy, cậu ba nói “lỗi của con cái thì ba mẹ gánh, lỗi của ba mẹ thì con cái phải chịu“. Cậu ba mong chị bỏ qua và thôi hận thù. Lúc đầu chị oán hận ghê gớm lắm, mỗi ngày chị đều nghĩ cách để có thể quay về trả thù. Nhưng càng suy nghĩ như thế chị lại thấy bản thân mình bị tội nghiệp và tổn thương ghê gớm. Sau đó, mỗi ngày chị tập buông bỏ thù hận, mỗi ngày một ít. Và giờ chị thấy lòng thật an yên. Phật dạy oán hận do người, nhưng nghiệp báo do trời. Bởi vậy chị để bà ta phải chịu nghiệp báo của trời.

Nghe chị Hồng nói mà lòng tôi thấy mông lung lắm, có phải tôi đã làm sai ở đâu rồi không. Rồi chị Hồng nắm lấy tay tôi.

- Sen à, cậu ba tuy tính tình nóng nảy. Nhưng cậu cương trực và biết suy nghĩ lắm. Em lấy được cậu là phúc lắm đó em.

Tôi khẽ cười.

- Là phúc hay họa còn chưa biết chị à.

- Do phúc phần mỗi người nữa em.

- Dạ. Chị biết anh Cò ở đâu không?

- Chị không biết.

- Vậy hả chị, em cũng không nghe nói gì về ảnh hết.

Chúng tôi nói chuyện một lúc rồi tôi đi về. Trên đường đi tôi cứ suy nghĩ về câu nói của ông cụ ăn xin, câu nói của chị Hồng. Một lần nữa tôi lại đặt mình vào sự lựa chọn có nên buông bỏ hay không. Nếu không thì tôi phải xử lý mợ hai sao đây ? Còn nếu buông bỏ thì liệu em tôi có oan ức quá không?

[...]

Vẫn như mọi ngày, con bé gia nô mang đồ ăn vào cho bà Hiền. Trong phòng tối thui, mùi hôi thối bốc lên. Con gia nô để đồ ăn lên bàn, rồi chạy vội lại để mở cửa cho bớt mùi và dễ thấy đường hơn. Khi nó nhìn thầy bà Hiền nó hốt hoảng chạy ra ngoài không kịp.

- Cứu... cứu với...

Nghe động ả Đào và ông Toàn cùng đám gia nô vào xem. Bà Hiền mắt trợn ngược, ruồi bâu quanh miệng. Còn bên cạnh miệng có máu chảy ra, không một ai biết bà ấy chết từ bao giờ. Ả Đào sợ quá liền quay mặt vào người ông Toàn. Ông Toàn vỗ về ả Đào.

- Không sao, không sao đừng sợ. Mình về phòng đi, để đó tôi lo cho.

- Dạ mình.

Ông Toàn liền cho người sai tìm thầy về xem nguyên do bà Hiền chết.

- Thưa ông... bà nhà chết do... do...

- Thầy nói đi, sao phải ấp úng.

- Do... cắn lưỡi mà chết ạ.

Ông Toàn nhíu mày rồi thở dài. Ông Toàn cũng có chút thương cảm cho bà Hiền. Dù sao bà ấy cũng sinh cho ông hai đứa con còn gì.

- Thầy cầm 20 đồng bạc trắng này, và biết cái gì nên nói và không nên nói chứ ?

- Dạ.. dạ... bà nhà chết là do trụy tim, do buồn phiền thưa ông.

- Nên nhớ, có chết ông cũng nói như vậy nghe không, nếu không ông cũng không yên đâu.

- Dạ.. dạ.. con rõ thưa ông.

Tin dữ này, tôi cũng nên thông báo cho cậu ba biết chứ nhỉ.

Tôi lại bên giường cậu ba, đưa tay sờ lên má cậu, nước mắt tôi chảy ra. Tôi khóc ngất lên, tôi ôm lấy cậu ba, tôi khóc ướt hết áo của cậu. Tôi nghĩ chắc cậu cũng muốn ôm tôi lắm, muốn an ủi tôi lắm.

- Em xin lỗi... xin lỗi đã hiểu lầm mình. Em biết ai mới là kẻ giết em em rồi. Nhưng bà Hiền có lỗi, ông Toàn có lỗi, bọn họ đã ném xác em Lài xuống sông. Bà Hiền em đã phạt bà ấy, em khiến bà ấy cũng như mình. Nhưng nào ngờ, bà ấy ở ác nên có người đã hại bà ấy. Bà Hiền chết rồi, bà ấy cắn lưỡi chết rồi.Mình có biết như vậy em thỏa mãn lắm không? Còn kẻ thủ ác, nhất định nhất định em sẽ trả thù. Em không thể buông bỏ được, nghĩ lại cái chết của em Lài, em mãi mãi không buông bỏ được.

Tôi lại gục mặt lên ngực cậu ba mà khóc, tôi thấy cậu ba hình như cũng khóc theo tôi.

Đám tang bà Hiền cũng diễn ra nhanh chóng, họ cũng không tò mò nhiều khi biết được nguyên nhân. Bởi ngày xưa, đã lấy chồng thì có chết cũng là ma nhà chồng mà thôi. Hôm đó cậu hai có về phục tang cho bà Hiền, tôi thấy cậu buồn nhiều nhưng cậu không khóc. Đám tang xong, cậu hai lại về bệnh viện. Cậu hai đã dọn ra bệnh viện sống lun từ ngày Lài mất.

[...]

Thời gian cứ trôi đi, mà tôi cũng không biết cách nào để lôi mợ hai ra đền tội được. Bế tắc, thật sự là bế tắc. Cứ mỗi ngày tôi đều tự mình đi chợ, mua hoa quả hương đèn để thắp lên mộ Lài. Mong em ấy phù hộ cho tôi tìm ra cách, mong cho ba má tôi quay về tìm chị em tôi. Tại sao họ lại có thể bỏ đi mà không một lời nhắn nhủ vậy chứ.

Không biết bên kia có gì mà đám đông bu quanh vậy kìa. Tôi cũng có rẻ đoàn người để vào xem. Cái người đang quỳ gối bán mình chôn mẹ này sao tôi thấy quen quá, hình như tôi gặp ở đâu rồi thì phải.

- Anh Bình...

Người đàn ông đó ngước lên nhìn tôi, rất đỗi ngạc nhiên.

- Là.. là Sen phải không?

- Em đây, sao anh lại ở đây, mà sao lại ra nông nỗi này hả anh?

- Chuyện dài lắm Sen ạ.

Tôi lấy trong túi ra đưa cho anh Bình 1 đồng bạc trắng.

- Anh cầm lấy đi, em đi chợ nên không mang nhiều.

- Như vậy là quá đủ rồi em.

Tôi giúp anh thuê người chôn cất cho mẹ anh Bình tử tế. Xong anh mới tâm sự với tôi.

- Em nhớ lần mà em trai anh gây tai nạn cho em đó. Chỗ làm người ta đuổi không cho làm nữa. Đi nơi nào xin việc họ cũng không nhận, sợ lại giống kiểu em Khánh của anh. Mà về làm nông thì không có ruộng đất. Anh đành đưa mẹ vào đây sinh sống, anh dựng được túp lều ngoài bãi đất trống kia cho mẹ anh trú mưa trú nắng, còn anh đi làm thuê. Dân nơi khác đến khó xin việc lắm, sau rồi họ cũng nhận cho khuân vác. Không được mấy đồng mà mẹ lại ốm, anh không có tiền thuốc than. Đành nhìn mẹ...

- Em hiểu rồi. Thôi tạm thời ở chỗ em.

- Em bảo anh ở đâu cũng được, em đã mua anh thì anh là của em. Với cả anh còn nợ em một ân huệ.

- Thôi, em không cần đâu.

- Em không nhận, anh không dám đến.

Anh Bình nói thế, châc vì anh aya cũng ngại, với anh ấy là đàn ông nên tôi cũng giữ thể diện cho anh ấy.

- Được rồi, anh đến chỗ em, em nói anh cứ nghe theo vậy nghe.

- Anh biết rồi.

- Còn nữa, vào nhà đó anh phải gọi em là mợ ba.

Anh Bình nhìn tôi mà cứ sững sờ, tôi cũng không hiểu vì sao anh lấy lại vậy.

Tôi đưa anh Bình về nhà, ả Đào thấy liền hỏi.

- Ai vậy Sen.

Tôi liền về lại vẻ ngây thơ, dại khờ của mình.

- Dạ, anh này hồi trước giúp đỡ con và cậu ba trong vụ tai nạn, nay anh ấy gặp nạn, mẹ anh ấy mất không có tiền chôn,nên con muốn giúp anh ấy. Con dẫn anh ấy về đây để xin má cho anh ấy được làm gia nô trong nhà, được không má ?

- Ừa, tùy mày. Dù sao nó cũng lúc cơ hàn.

Rồi ả Đào nhìn anh Bình lên giọng chủ.

- Thằng kia, mày về đây phải biết tôn ti trật tự nghe chưa?

Anh Bình chấp hai tay lại, cúi lạy ả Đào.

- Vâng, thưa bà.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.