Chu Du vừa dứt lời, Thái Sử Từ đã mang Tiết Tống đang bị kẹp dưới nách ném xuống chân ngựa Tôn Quyền. Tôn Quyền nhìn theo ánh đuốc thì thấy thất khiếu Tiết Tống đã chảy máu, hắn đã sớm tắt thở chết. Thái Sử Từ thấy thế hắn ảo não gãi gãi đầu nói: "Người này đã quá sợ hãi, mới bị kẹp đã chết rồi".
Tôn Quyền âm trầm hỏi: :"Tại sao Trần Đăng không có mặt ở đây?"
Chu Du nói: "Nghe nói Trần khuê bệnh tình nguy kịch, Trần Đăng quay về Bành Thành chịu tang cha".
"Đáng tiếc" Tôn Quyền căm hận nói: "Cuối cùng vẫn để Trần Đăng tránh được kiếp nạn này thế nhưng Giang Đô đã bị công phá. Hãy lập tức giết hết người già trong thành báo thù cho phụ thân rồi ca khúc khải hoàn quay về Lư Giang".
"Chúa công, không được" Chu Du vội vàng la lên: "Tuyệt đối không thể tàn sát dân chúng trong thành".
Tôn Quyền lãnh đam hỏi: "Vì sao không thể?"
Chu Du hỏi ngược lại: "Xin hỏi chúa công muốn nhất thời tiêu tan sự căm phẫn hay là muốn giành được vùng đất Giang Hoài màu mỡ?"
Tôn Quyền nói: "Cô vừa muốn hả giận mà cũng vừa muốn vùng Giang Hoài màu mỡ".
Chu Du nói: "Nếu chúa công muốn hả giận, tại sao không dẫn quân lên phía bắc đánh Viên Thiệu? Nếu muốn giành được vùng Giang Hoài màu mỡ thì đây chính là cơ hội tốt nhất để có thể lấy lòng sĩ tộc Từ Châu. Sao có thể tàn sát dân chúng trong thành Giang Đô được?"
Tôn Quyền nói: "Lúc này Thiên Tử đã ở Lạc Dương. Sĩ tộc Từ Châu nhất định sẽ đều hướng về Mã đồ phu, sao chúng có thể thân thiện với Cô nữa?"
"Sẽ không đâu" Chu Du nói: "Mặc dù Mã đồ phu lấy danh nghĩa Thiên Tử để sai khiến chư hầu nhưng bản chất của hắn và Tào Tháo trước đây hoàn toàn khác nhau. Tào Tháo dùng chính sách vuốt ve giới sĩ tộc trong khi đó chính sách của Mã Dược thi hành ở Quan Trung lại coi sĩ tộc thiên hạ là kẻ thù. Nếu như sĩ tộc môn phiệt Từ Châu không muốn lợi ích gia tộc của mình bị ảnh hưởng chỉ có cách kết minh cùng chúa công. Sở dĩ cố chúa công thất bại trong cuộc chinh phát Từ Châu là bởi thời cơ chín muồi chưa tới, nóng vội. Nếu như có thể chờ đợi thêm một, hai năm, chờ khi sĩ tộc Từ Châu biết được sự uy hiếp của Mã đồ phu, quân ta mới xuất quân thì không cần tốn nhiều công sức cũng đánh chiếm được Từ Châu".
"Được" Tôn Quyền gật đầu, hắn trầm giọng nói: "Từ Thịnh, Đinh Phụng nghe lệnh".
Từ Thịnh, Đinh Phụng liền tiến ra, cả hai đồng thanh nói: "Có mạt tướng".
Tôn Quyền nói: "Cô để lại hai ngàn tinh binh. Hai ngươi nhất định phải bảo vệ an toàn Giang Đô".
Từ Thịnh, Đinh Phụng hùng dũng trả lời: "Mạt tướng lĩnh mệnh".
Tôn Quyền quay đầu nhìn Thái Sử Từ, Chu Du rồi quát to: "Quay về Lư Giang".
Viên Thiệu vừa mới điều năm vạn đại quân từ Hà Bắc tới, hắn đang chuẩn bị dẫn đại quân xuôi nam tấn công Giang Hoài thì đột nhiên mật thám cấp báo Tôn Quyền đã đánh chiếm Giang Đô.
Tân Bình nói: "Chúa công, tin tức mới báo về Tôn Quyền đã chỉ huy ba ngàn tinh binh tập kích Giang Đô, Thái Thú Giang Đô là Tiết Tống chết trận. Hiện tại quận Nghiễm Lăng đã là địa bàn của Tôn gia".
"Cái gì?" Viên Thiệu kinh hãi, hắn thất thanh nói: "Tôn Quyền đánh chiếm Giang Đô? Ba ngàn tinh binh?"
"Dạ" Tân Bình gật đầu nói: "Tôn Quyền chỉ dẫn theo ba ngàn tinh binh".
"Ông trời ơi, sao điều này có thể xảy ra?" Viên Thiệu bực tức nói: "Mãnh hổ Giang Đông Tôn Kiên là hạng anh hùng chỉ huy ba vạn đại quân tấn công Giang Đô hơn ba tháng mà không hạ được. Tôn Quyền chỉ huy ba ngàn tinh binh chỉ trong thời gian ngắn ngủi có thể đánh hạ Giang Đô sao? Thật sự đáng sợ. Không phải như vậy thì Tôn Quyền còn lợi hại hơn cả cha hắn gấp bội phần sao?"
Mưu sĩ Thẩm Phối ở bên cạnh nói: "Người đời thường nói Mãnh hổ Giang Đông Tôn Kiên có bốn con trai, người nào cũng là anh hùng, xem ra lời đồn đại quả không sai".
"Ai, sinh con phải được như Tôn Trọng Mưu" Viên Thiệu ngửa mặt lên trời than dài một tiếng rồi hắn nói vẻ bất đắc dĩ: "Lập tức truyền lệnh đại quân quay về Hà Bắc, huỷ bỏ kế hoạch tấn công Hoài Nam".
Thái Sử Từ đang thuật lại cuộc chiến Giang Đô một cách sinh động cho Chu Thái, Tưởng Khâm, Lữ Mông, Hoàng Cái, Tổ Lang và các tướng lĩnh Giang Đông nghe. Từ Thứ, Trương Chiêu, Bộ Chất, Cố Ung, Trương Hoành, Ngu Phiên cùng các quan văn thì đang nhắm mắt lại như dưỡng thần nhưng thực chất đang chăm chú lắng nghe. Mấy huynh đệ Tôn thị còn lại: Tôn Dực, Tôn Khuông, Tôn Du, Tôn Kiểu, Lăng Thống thì ngay cả thở mạnh cũng không dám, khi Thái Sử Từ nói tới chỗ nào gay cấn thì vỗ tay tán thưởng. Bầu không khí trong đại sảnh khá sôi động. Có vẻ bầu không khí bi thương do cái chết của Tôn Kiên đã hoàn toàn biến mất.
Từ Thứ, Trương Chiêu nhìn nhau cười gật đầu.
Trên thực tế, hai người này đương nhiên biết kỳ thật công lao của cuộc chiến Giang Đô đều là của Chu Du thế nhưng Đông Ngô hay chính là Tôn Quyền rất cần trận thắng này bởi vì khi Tôn Kiên chết trận, tinh thần của quân Đông Ngô đã chạm đáy, sáu quận Giang Đông mất ổn định. Ở vào thời khắc nguy nan này. Không còn nghi ngờ gì nữa một trận đánh thắng sẽ mang lại niềm vui tràn trề, lấy lại tinh thần của quân Đông Ngô và ổn định nhân tâm người Giang Đông, nhất là việc Tôn Quyền tự mình dẫn quân đánh chiếm Giang Đô càng có một ý nghĩa cực kỳ to lớn.
Cũng không phải tất cả mọi người đều đi tìm hiểu chân tướng trận chiến Giang Đô.
Tôn Kiên thống lĩnh ban vạn đại quân tấn công Giang Đô hơn ba tháng mà không thể hạ thành, trong khi đó Tôn Quyền chỉ dẫn theo ba ngàn quân tinh nhuệ chỉ trong một đêm đã đánh hạ Giang Đô. Chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng tin tức này đã lan truyền khắp sáu quận Giang Đông ( Đan Dương, Ngô Quận, Cối Kê, Dự Chương, Lư Giang và Hoài Nam. Dân chúng Đông Ngô và các tướng sĩ quân Ngô mừng rõ khi nhận ra tài năng của Tôn Quyền còn vượt xa cha mình là Tôn Kiên. Bọn họ cũng không còn cảm thấy tuyệt vọng vì cái chết của Tôn Kiên nữa bởi vì Tôn Quyền còn hơn xa cha của hắn.
"Chúa công giá lâm. Đại đô đốc giá đáo".
Đột nhiên một giọng nói xướng lên bên ngoài đại sảnh.
Kể từ khi Tôn Kiên chết trận, Tôn Quyền không bao giờ mỉm cười.
"Tham kiến chúa công".
Văn võ bá quan đang đứng nghiêm hai bên cuống quýt ôm quyền làm lễ ra mắt. Chu Du cũng nhẹ nhàng đứng vào hàng ngũ.
Sau khi tiến tới sau án, Tôn Quyền đứng nghiêm khoát tay nói: "Miễn lễ".
"Chúa công" Trương Chiêu bước ra khỏi hàng tước tiên nói: "Việc thu hoành lương thực của sáu quân Giang Đông đã bắt đầu. Vì đã tiến hành xây dựng các công trình thuỷ lợi, công với mưa thuận gió hoà nên các quận đều bội thu. Riêng quận Hoài Nam càng thu hoạch lớn, trăm năm có một. Hiện tại các kho lương ở các quận đã đầy, đủ để quân ta có thể chính chiến hai năm liên tiếp'.
Tôn Quyền gật đầu, sắc mặt hắn vẫn không chút thay đổi đáp: "Ừ".
Trương Chiêu vừa mới đứng vào hàng, Trương Hoàng liền bước ra nói: "Chúa công, bốn quận Ngô Quận, Dự Chương, Đan Dương, Cối Kê đã bình định xong loạn Sơn Việt. Sĩ gia Giao Châu cũng cử sứ giả tới, muốn ký kết hiệp nghị ngưng chiến lâu dài với chúa công, còn nữa mật thám báo về Viên Thiệu đã dẫn đại quân quay về Hà Bắc".
Tin mừng nối tiếp tin mừng, sắc mặt văn võ bá quan trong đại sảnh vô cùng mừng rỡ.
Thế nhưng trên gương mặt Tôn Quyền vẫn không hiện lên chút vui vẻ nào, hắn đột nhiên giơ cao tay phải. Âm thanh xì xào bàn tán trong đại sảnh đột nhiên dừng lại. Ánh mắt của văn võ bá quan đều tập trung vào Tôn Quyền.
Tôn Quyền liếc nhìn mọi người bên dưới rồi đột nhiên hắn quát to: "Chu Du đâu?'
Chu Du tiến lên hai bước, hắn quỳ trước án của Tôn Quyền nói: "Có mạt tướng".
Tôn Quyền cầm bội kiếm trong tay, hắn trịnh trọng cầm bội kiếm đặt lên đỉnh đầu Chu Du nói: "Từ ngày hôm nay làm Đại đô đốc ba quân, thay mặt Cô thống lĩnh ba quân, không được sai sót".
Sắc mặt Chu Du vô cùng nghiêm nghị, hắn giơ cao hai tay tiếp nhận bội kiếm của Tôn Quyền đáp: "Du…kính cẩn tuân chỉ lệnh của chúa công".
Tôn Quyền khẽ gật đầu, đột nhiên hắn ngẩng đầu nói: "Hoàng Cái, Lữ Mông, Thái Sử Từ đâu?"
Ba tướng Hoàng Cái vội bước ra ngoài, theo thứ tự quỳ sau lưng Chu Du, đồng thành đáp: "Có mạt tướng".
Tôn Quyền nói: "Hoàng Cái lão tướng quân làm Đô đốc bộ quân, Lữ Mông làm Đô đốc thuỷ quân. Thái Sử Từ làm Đô đốc kỵ quân. Tất cả chịu sự chỉ huy của Đại đô đốc, ngay lập tức chỉ huy bộ, thuỷ, kỵ quân ngày đêm thao luyện, chỉnh đốn võ bị, không được sai sót".
Hoàng Cái, Thái Sử Từ ầm ầm trả lời: "Mạt tướng kính cẩn tuân chỉ lệnh của chúa công". Lữ Mông thì có vẻ kích động, hắn phấn khích nói: "Mạt tướng tuyệt đối sẽ không phụ sự phó thác của chúa công".
Trong đại sảnh vô cùng tĩnh lặng, không ai dám lên tiếng.
Mặc dù việc Tôn Quyền bổ nhiệm Chu Du làm Đại đô đốc ba quân một cách đột ngột nhưng chuyện này đáng lý phải như thế nên không có ai dám chất vất. Việc bổ nhiệm Hoàng Cái làm Đô đốc bộ quân cũng không có gì đáng nói vì dù sao Hoàng Cái cũng đi theo từ lúc Tôn Kiên khởi binh, là một lão tướng còn sót lại. Việc bổ nhiệm Thái Sử Từ làm Đô đốc kỵ quân cũng rất hợp lý, Thái Sử Từ không những nổi danh dũng mãnh trong ba quân mà cũng là viên tướng duy nhất trong quân Đông Ngô am hiểu kỵ chiến, có thể nói đó là lựa chọn duy nhất cho vị trí Đô đốc kỵ quân.
Nhưng việc bổ nhiệm Lữ Mông làm Đô đốc thuỷ quân thì hoàn toàn vượt qua dự đoán của mọi người. Lữ Mông chẳng những còn trẻ tuổi, hơn nữa lại không có danh tiếng gì. Từ trước tới nay Lữ Mông vẫn chỉ là một Chiết Trùng Giáo uy nho nhỏ. Đối với phần đông tướng già của quân Đông Ngô thì Lữ Mông không có số mà gì. Luận về chiến công, võ nghệ, sự từng trải, kinh nghiệm Lữ Mông đều thua xa hai tướng Chu Thái, Tưởng Khâm. Cho dù chức Đô đốc thuỷ quân có được thay phiên thì cũng không tới lượt Lữ Mông.
Việc Tôn Quyền bổ nhiệm Lữ Mông làm Đô đốc thuỷ quân cũng là có ý mượn việc này để tạo nên quyền uy tuyệt đối của mình. Sau cuộc chiến Giang Đô, Trương Chiêu đã hoàn toàn thay đổi cách nhìn của mình với Tôn Quyền. Trương Hoành lại ăn nói cẩn trọng, không dùng tới tư thế của một cựu thần Đông Ngô đứng ra ngăn cản Tôn Quyền. Những văn quan chỉ là những thiên lôi chỉ đâu đánh đấy của nhị Trương thì lại lựa chọn cách im lặng.
Các võ tướng thì không khỏi cóchút không cam lòng, cảm thấy giận dữ bất bình thay cho Chu Thái, Tưởng Khâm.
Ngược lại tựa như Chu Thái, Tưởng Khâm lại không có bất kỳ phản ứng nào trước việc một gã tiểu tử chưa ráo máu đầu như Lữ Mông làm chỉ huy của mình, sắc mặt cả hai có vẻ thờ ơ nhưng thực tế cả hai rất khó chịu, chuẩn bị tìm một cơ hội để cho gã tiểu tử Lữ Mông này lãnh giáo sự lợi hại của hai người.
Khi không thấy ai lên tiếng phản đối, Tôn Quyền lại nói: "Từ Thứ, Lục Tốn nghe lệnh".
Từ Thứ cùng Lục Tốn, người cùng tuổi Tôn Quyền, một bạch diện thư sinh cùng tiến lên đứng sau lưng các tướng Hoàng Cái. Tôn Quyền nói: "Từ Thứ làm quân sư, Lục Tốn làm tế tửu quân sư. Nhị vị hãy gắng hết sức hỗ trợ, tham mưu việc quân cho Đại đô đốc, bắc cự Cường Lỗ, trong vòng hai năm Cô muốn có được cả Từ Châu giàu có và đông đúc".
Từ Thứ, Lục Tốn ôm quyền nói: "Lĩnh mệnh'.
Trương Chiêu, Cố Ung thấy Tôn Quyền dùng người rất quyết đoán, không chút nghi ngờ, càng không đắn đo suy nghĩ, cử chỉ rất giống với tác phong của tiên phụ Tôn Kiên thì không khỏi gật đầu, ánh mắt hiện lên sự vui mừng.
Trần Đăng khẽ vái chào Mã Dược nói: "Tham kiến Thừa tướng".
"Nguyên Long, miễn lễ" Mã Dược bước lên hai bước thân mật cầm tay Trần Đăng
Trần Đăng khẽ rút tay khỏi tay Mã Dược, lạnh nhạt nói: "Dốc sức phục vụ triều đình, san sẻ gánh nặng của triều đình chính là trách nhiệm của kẻ thần tử. Vì sao Thừa tướng phải cảm tạ?"
Có thể nói lời nói của Trần Đăng rất thẳng thừng, không chút khách sáo. Ý của Trần Đăng là ta bán mạng cho Thiên Tử Đại Hán chứ không phải bán mạng cho Mã đồ phu ngươi, ngươi tạ ơn ta làm gì?
"Ai" Mã Dược giống như chạm phải một cái đinh mềm nhưng hắn vẫn không tức giận, chỉ cười nói: "Nguyên Long thực là bậc trung thần. Cô phải trọng thưởng tương xứng, người đâu!".
"Thừa tướng" Trần Đăng nói: "Không có công không dám thụ hưởng. Nguyên Long quyết không dám thụ hưởng ban thưởng của Thừa tướng".
Mã Dược lại như đâm đầu vào đinh, hắn thoáng biến sắc nhưng rồi lại mỉm cười nói: "Nguyên Long đúng thật là bậc quốc sĩ, đức cao khiến người phải khâm phục".
Trần Đăng ôm quyền, thở dài nói: "Đăng có ý nguyện gặp mặt Thiên Tử, chẳng hay có được không?"
Mã Dược nói: "Lẽ ra nên như vậy. Người đâu, hãy mau dẫn Trần Đăng đại nhân vào cung triều kiến Thiên Tử".
Lập tức có một viên tiểu lại bước tới dẫn Trần Đăng đi.
Đưa mắt nhìn bóng dáng Trần Đăng xa dần, nụ cười trên gương mặt Mã Dược dần dần biến mất mà thay vào đó là sự lạnh lùng thường thấy, Giả Hủ ở bên cạnh liền khuyên nhủ: "Chúa công, nếu muốn một người trung nghĩa như Trần Đăng quy thuận thì tuyệt đối không thể nóng vội".
Mã Dược gật đầu, bùi ngùi nói: "Văn Hoà không cần lo lắng, Cô chỉ cảm động trước tấm lòng quang minh chính đại của Trần Đăng, phong thái quân tử mà thôi, không giống như một số người vẫn tự cho mình là trung thần Đại Hán nhưng vẫn khúm núm trước Cô. Cô thực sự không biết là những người đó thuần phục bản thân Cô hay là đương kim Thiên Tử. Nếu người trong thiên hạ cũng quang minh lỗi lạc như Trần Đăng thì quá tốt'.
"Ai" Giả Hủ khẽ mỉm cười, hắn nhìn Mã Dược nói: "Nếu kẻ sĩ trong thiên hạ ai cũng đều như Trần Đăng thì cũng không hẳn là một chuyện tốt với chúa công. Nói không đâu xa, nếu Tây Xuyên Lưu Chương là một người như Trần Đăng thì liệu chúa công có dám để Cam Ninh tướng quân thống lĩnh kỳ binh bất ngờ tập kích Thành Đô không? Còn nữa nếu ba con trai cùng cháu của Viên Thiệu cũng như vậy thì liệu chúa công có yên tâm giao Trung Nguyên cho chúng không?"
"Ha ha ha" Mã Dược cười to nói: "Thì đương nhiên như vậy".
"Chúa công" Mã Dược vừa nói xong, đột nhiên Lý Túc bước vội vào, hắn nói nhanh: "Nghiễm Lăng cấp báo".
"Nghiễm Lăng?" Mã Dược nói: "Mau nói!".
Sắc mặt Lý Túc vô cùng nghiêm trọng, hắn vội nói: "Ngay sau khi chuyển thi thể Tôn Kiên về Lư Giang, Tôn Quyền đã lập tức chỉ huy ba ngàn tinh binh bí mật xuất chinh, đánh chiếm Giang Đô.Tiết Tống, Thái Thú Quảng Lăng thay cho Trần Đăng hoàn toàn không đề phòng quân Đông Ngô đánh lén Giang Đô nên đã để Tôn Quyền đánh lèn Giang Đô thành công".
"Hả?" Mã Dược thất thanh nói: "Quân Ngô đánh lén Giang Đô thành công?"
"Đúng" Lý Túc gật đầu nói: "Trận chiến Giang Đô không chỉ giúp Tôn Quyền đoạt lấy Quảng Lăng làm quận thứ bảy của Giang Đông mà còn làm sĩ khí quân Ngô lên cao, cuộc phản loạn ở sáu quân Giang Đông cũng nhanh chóng bị bình định. Sĩ Nhiếp, quân Sơn Việt ở Ngô Trung đều lặng lẽ chấm dứt chiến tranh. Thậm chí Viên Thiệu còn chưa xuất binh đã bị hù doạ quay về'.
"Chu Du!" Mã Dược quả quyết: "Nhất định đó là do Chu Du làm!".
Sắc mặt Giả Hủ có vẻ lo lắng, hắn nói: "Thế nhưng Tôn Quyền tuổi còn trẻ mà có thể quyết đoán như vậy cũng đủ thấy hắn không phải là người tầm thường".
"Chu Du không chết, Cô không thể ăn ngon ngủ yên" Mã Dược chắp tay sau lưng đi lại trong sảnh, đột nhiên hắn dừng lại hỏi Lý Túc: "Tử Nghiêm, tình hình thu hoạch lương thực ở Giang Đông năm nay như thế nào?"
Lý Túc nói: "Nghe nói cũng giống như Quan Trung. Một năm được mùa hiếm thấy".
"Vậy không hay rồi" Mã Dược kích động nói: "Một trận đánh Giang Đô giúp Tôn Quyền tạo dựng uy danh chỉ trong thời gian ngắn nhất, cũng ổn định thế cục Giang Đông đang lung lay sắp đổ vì cái chết của Tôn Kiên. Một khi quân Ngô khôi phục được như cũ sẽ lập tức ra tay với Từ Châu. Nếu Từ Châu lọt tất vào tay Tôn Quyền, lại có Chu Du trợ giúp thì chỉ e sẽ di hoạ khôn cùng".
Khoái Việt ở bên cạnh đột nhiên nói: "Chúa công, Tôn Quyền vẫn chỉ là một đứa bé, trong lòng hắn chưa chắc đã thật sự tin tưởng Chu Du. Sao chúng ta không dùng kế ly gián làm Tôn Quyền nghi ngờ Chu Du?'
Mã Dược nói: "Kế ly gián?"
Lý Túc nói: "Chỉ e kế ly gián rất khó thành hiện thực. Từ Lư Giang cũng vừa mới có tin tức truyền tới: Tôn Quyền đã chỉ định Chu Du làm Đại đô đốc ba quân. Tất cả binh quyền Giang Đông do Chu Du nắm. Nếu như Tôn Quyền không có tính khoan dung độ lượng hơn người thì e là hắn không dám đưa ra quyết định như vậy".
"Tôn Quyền thậm chí đã giao toàn bộ binh quyền Giang Đông cho Chu Du sao? Đây là việc giao tính mạng toàn gia của mình đặt lên người Chu Du. Chẳng lẽ hắn không sợ Chu Du cắn lại sao?" Mã Dược cau mày nói: "Thế nhưng….điều này cũng đủ để chứng minh Tôn Quyền là người vô cùng bất phàm. Tôn Kiên có con trai như vậy cũng ngậm cười nơi chín suối".
"Thế cục Giang Đông bất ngờ thay đổi quả thực nằm ngoài dự đoán của mọi người. Việc Tôn Kiên chết trận là một đòn đả kích trí mạng đối với Đông Ngô nhưng đối với Chu Du, Tôn Quyền mà nói thì nó lại là một chuyện nhân hoạ đắc phúc" Sắc mặt Giả Hủ càng hiện lên sự lo lắng, hắn trầm giọng nói: "Tôn Quyền lợi hại như vậy, chỉ e Viên Thiệu không dám tranh đoạt nữa rồi".
"Ý của quân sư là việc trực tiếp xuất binh tiếp quản địa bàn của Viên Thiệu sau đó tranh đoạt Từ Châu với Đông Ngô sao?" Pháp Chính cau mày nói: "Thế nhưng kỵ binh Mạc Bắc vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng, thoạt nhìn thì mười vạn kỵ binh là rất nhiều, muốn trong một thời gian ngắn đánh chiếm các châu U, Tịnh, Ký, Thanh, Duyện, Dự cùng Từ Châu thì chỉ e là vẫn chưa đủ sức".
"Thôi!" Mã Dược nói: "Mặc dù Tôn Quyền lợi hại nhưng vẫn không là gì khi so sánh với Tào Tháo. Lúc này địa bàn chiến lược của chúng ta vẫn là Kinh Châu và Tây Xuyên. Còn về phần Từ Châu hãy để đó cho Viên Thiệu chăm lo, huống chi quân Đông Ngô đánh chiếm Từ Châu cũng không có gì đáng lo lắm. Tuy Giang Hoài là vùng đất màu mỡ nhưng không có địa thế hiểm yếu để phòng thủ. Một khi kỵ binh Mạc Bắc của chúng ta xuôi nam thì chỉ cần không tốn quá nhiều công sức là có thể đoạt lại".
Khoái Việt nói: "Xin thứ cho tại hạ nói thẳng. Lúc này Tào Tháo không khác gì chó nhà có tang, trấn thủ một góc Tân Dã. Binh lính chỉ có mấy ngàn, tướng chỉ có hơn mười viên, hoàn toàn không thể so sánh với mối đại hoạ Giang Đông. Sao chúa công không phái đại quân ra Nhữ Nam uy hiếp lấy Lư Giang như thế tất Tôn Quỳên sẽ không dám vội vàng đánh chiếm Từ Châu".
"Không" Mã Dược quả quyết nói: "Chẳng lẽ Dị Độ chưa từng nghe nói câu: Nhổ cỏ không nhổ tận gốc, gió xuân tới lại đâm chồi trỗi dậy sao?"
"Nhổ cỏ không nhổ tận gốc, gió xuân tới lại đâm chồi trỗi dậy sao?" Khoái Việt lắc đầu nói: "Chưa từng nghe nói".
"Ai" Mã Dược than nhẹ một tiếng rồi giải thích: "Ý muốn nói trừ ác phải tận diệt. Tào Tháo còn chưa chết ngày nào, Cô thực sự không yên tâm".
Khoái Việt nói: "Vậy đó chẳng phải là bỏ gốc lấy ngọn sao?"
Mã Dược nói: "Tôn Quyền còn lâu mới được coi là gốc, Tào Tháo càng không phải là ngọn".
Khoái Việt chắp tay nói: "Tại hạ hiểu".
Tào Tháo cầm một phong thư trong tay nhìn thuộc hạ xung quanh nói: "Lưu Biểu cho người mang thư mời tới. Hắn muốn mời Cô tới Tương Dương dự tiệc. Chư vị nghĩ xem có nên đi hay không?"
Đại tướng Vu Cấm nói: "Lưu Biểu mời cũng chưa chắc có ý tốt. Chúa công không thể xem nhẹ".
Trương Liêu, Trương Cáp, Tang Bá chư tướng cũng phụ hoạ: "Vu Cấm tướng quân nói rất đúng. Chúa công tuyệt đối không thể xem nhẹ".
Tào Tháo hỏi Trình Dục: "Trọng Đức nghĩ sao?"
Trình Dục trầm ngâm một lát rồi nói: "Dục cho là Lưu Biểu không có ác ý. Hơn nữa dù Lưu Biểu muốn có ác ý, sĩ tộc Kinh Tương nhất định cũng không đồng ý. Dù sao bây giờ giết chúa công cũng không phải là điều hay đối với sĩ tộc Kinh Tương vì vậy chúa công cứ yên tâm đi dự tiệc thế nhưng vẫn cần Trương Liêu tướng quân chỉ huy năm trăm tinh binh đi theo bảo vệ".
Lưu Diệp, Cổ Quy cùng nói: "Nếu được Trương Liêu tướng quân đi theo bảo vệ thì chúa công cứ yên tâm đi dự tiệc".
"A a" Tào Tháo mỉm cười nói: "Cô cũng có ý này".
"Báo…" Tào Tháo vừa dứt lời, chợt thấy Tào Hưu bước nhanh vào, hắn quỳ xuống bẩm báo: "Bên ngoài phủ có một người tướng mạo xấu xí tự xưng là kỳ sĩ Kinh Tương muốn gặp chúa công, ông ta nói có chuyện quan trọng muốn bẩm báo".
Tào Tháo hỏi: "Kỳ sĩ Kinh Tương?"
Tàn Phách nói: "Thậm chí người này không biết xấu hổ là gì, hắn còn tự xưng mình là kỳ sĩ Kinh Tương".
Cổ Quy nói: "Tự xưng là kỳ sĩ cũng chưa chắc đã có tài cán gì".
Trình Dục nói: "Sao chúa công không triệu vào gặp mặt?"
"Ừ, Trọng Đức nói hợp ý Cô" Tào Tháo vui vẻ gật đầu, hắn nhìn Tào Hưu nói: "Văn Liệt, hãy mau cho người này vào"
"Tuân lệnh".
Tào Hưu lĩnh mệnh rời đi, một lát sau hắn đã dẫn một người vóc dáng ngũ đoản, tướng mạo xấu xí như vượn khỉ, người bé loắt choắt. Nam tử xấu xí đó thấy Tào Tháo, không chắp tai thi lễ, không hành lễ, hắn chỉ ngang nhiên đứng giữa đại sảnh, kiễng chân, ngửa mặt lên trời, ngạo nghễ nói: "Ngày chết của Tào công sắp đến, không biết ngài đã biết hay chưa?"
"Càn rỡ!".
Tàng Phách nghe vậy vô cùng giận dữ, hắn rút soạt bảo kiếm ra, hắn bước lên hai bước kề bảo kiếm vào cổ nam tử xấu xí.
Nam tử xấu xí như là không nhìn thấy thanh bảo kiếm đang kề trên cổ mình, hắn lạnh lùng liếc nhìn Tàng Phách một cái rồi nói vẻ trào phúng: "Tướng quân thân kinh bách chiến, giết người đầy đồng, sợ gì giết thêm một người nữa? Hãy mau chóng ra tay, không nên ngần ngại".
"Muốn chết!".
Tàng Phách giận dữ, hắn đang định một kiếm giết chết nam tử xấu xí thì Tào Tháo khoát tay nói: "Tang Bá tướng quân không được vô lễ".
"Hừ!".
Tàng Phách tức giận trừng mắt nhìn nam tử xấu xí rồi mới miễn cưỡng thu lại bảo kiếm quay lại chỗ của mình. Lúc này Tào Tháo mới chắp tay chào nam tử xấu xí, cao giọng nói: "Chẳng hay tôn tính đại danh của tiên sinh là gì?"
Nam tử xấu xí vuốt vuốt ống tay áo, ngạo nghễ nói: "Kẻ bất tài này chính là Bàng Thống, Bàng Sĩ Nguyên'.
"Thì ra là Bàng Tiên sinh" Tào Tháo nói: "Mới rồi tiên sinh nói vậy không rõ là có ý gì? Xin vui lòng chỉ giáo".
Bàng Thống nói: "Nay Lưu biểu mở Hồng Môn yến, muốn nhổ tận gốc Tào công cùng thế lực của ba nhà lớn nhất sĩ tộc Kinh Tương. Tào công không biết lần này chính là đi vào tử lộ sao? Nếu như không phải có bằng hữu uỷ thác, tại hạ cần gì làm điều thừa thãi này, tự chuốc lấy nhục. Nay lời đã chuyển, tại hạ xin cáo từ".
"Tiên sinh xin dừng bước" Tào Tháo vội vàng la lên: "Cô có nhiều điều chứa chất trong lòng không giải thích được, xin vui lòng chỉ giáo".
Bàng Thống lãnh đạm nói: "Nếu Tào công muốn chiết nhiều chuyện, sao không đi tìm cao nhân khác chỉ giáo cho?"
Nói xong Bàng Thống liền rũ tay áo ý muốn bỏ đi.
"Ghê tởm!".
Tàng Phách tức giận, hắn lại rút kiếm định chém Bàng Thống, Tào Tháo cả giận quát: "Không thể càn rỡ!".
Tàng Phách nói: "Chúa công!".
Tào Tháo quát: "Còn không lui ra cho Cô".
"Ôi".
Tàng Phách thở dài, hắn tức giận ném thanh trường kiếm trong tay xuống đất rồi lui xuống.
Lúc này Tào Tháo mới rời khỏi chỗ ngồi, hắn tiến tới trước mặt Bàng Thống vái chào và nói: "Vừa rồi Tàng Phách tướng quân có nhiều thất lễ với tiên sinh. Cô xin bồi tội với tiên sinh".
Bàng Thống mấy lần dò xét, thấy Tào Tháo thuỷ chung có lòng chiêu hiền đãi sĩ, không ngạo mạn, kiêu căng nên hắn không khỏi trở nên nghiêm nghị. Bàng Thống cung kính quay người cúi người thật sâu vái chào Tào Tháo một cái rồi cao giọng nói: "Tào công trí tuệ rộng lớn, khoan dung độ lượng, khoáng đạt khiến người khâm phục. Vừa rồi Thống chỉ làm ra vẻ cuồng vọng một chút chính là muốn nhìn xem Tào công có lòng đối đãi với người như người đời thường nói không. Hôm nay mới thử qua một lần, quả nhiên danh bất hư truyền".
Tào Tháo nói: "Tiên sinh quá khen, Cô thẹn không dám nhận".
Bàng Thống nói: "Việc làm lần này của Thống thực không có ác ý, kính xin Tào công khoan thứ. Còn về phần vị tướng quân kia, sau này tại hạ sẽ tới tận cửa tạ tội".
"A, tiên sinh quá lời rồi" Tào Tháo cầm tay Bàng Thống dẫn tới chỗ ngồi rồi hỏi tiếp: "Chẳng hay chuyện tiên sinh vừa nói tột cùng là như thế nào?"
Bàng Thống nghiêm mặt nói: "Mã đồ phu là người kiêu hùng, Lưu Biểu yếu đuối không phải là đối thủ. Theo như tại hạ biết ba sĩ tộc Sái, Hoàng, Vương cầm đầu sĩ tộc môn phiệt Kinh Tương có ý nghênh đón Tào Công vào làm chủ Kinh Châu. Việc này vốn vô cùng bí mật nhưng không hiểu tại sao Lưu Biểu lại biết được. Lưu Biểu đã ra lệnh cho tòng tử Lưu Bàn dẫn năm ngàn quân từ Du huyện, Trường Sa tới trú ở Công An, lại sai trưởng tử Lưu Kỳ tới núi Võ Lăng điều hai ngàn Phiên binh, lấy tiếng là muốn bảo vệ xung quanh Tương Dương nhưng thực ra là muốn đối phó với Tào công và ba gia tộc môn phiệt".
"Có việc ấy sao?" Tào Tháo hoảng sợ nói: "Nếu không có tiên sinh thì e rằng Cô đã bị gã thất phu Lưu Biểu làm hại rồi".
Bàng Thống lại nói: "Lưu Biểu dự định sau ba ngày nữa sẽ thiết đại yến ở phủ Thứ Sử mời quần thần, Tào công và sĩ tộc môn phiệt Kinh Tương. Đợi khi Tào công và sĩ tộc Kinh Tương đều tới. Hai ngàn Phiên binh của Phiên vương Sa Ma Kha sẽ bao vây phủ Thứ Sử, tru diệt ba gia tộc cầm đầu của Sái Mạo, Hoàng Tổ, Vương Uy, Tào công cũng nằm trong nhóm bị tru diệt".
"Sau đó Lưu Biểu sẽ ra lệnh cho cháu ngoại Trương Doãn tiếp ứng năm ngàn quân của Lưu Bàn vượt Giang Bắc tiến vào đóng ở Tương Dương".
"Lưu Biểu nghĩ rằng chỉ cần tiêu diệt được ba đại môn phiệt cùng với Tào công là có thể khống chế cục diện Kinh Châu, có thể bảo toàn lợi ích và địa vị của Lưu gia ở Kinh Châu. Nhưng ông ta đã lầm to. Một khi Sái Mạo, Hoàng Tổ, Vương Uy bị giết thì quân Kinh Châu như rắn mất đầu, lòng quân đại loạn. Kết quả cuối cùng chỉ tạo thuận lợi cho gã ác lang Mã đồ phu".
Bàng Thống vừa nói xong, Trình Dục, Lưu Diệp, Cổ Quy mấy người vô vùng hoảng sợ.
Tào Tháo sau mày suy nghĩ một lát rồi hỏi Bàng Thống: "Lưu Biểu lòng dạ độc ác như vậy thì Cô phải làm gì bây giờ?"
Bàng Thống nói: "Thống có một kế, đảm bảo Lưu Biểu chắp tay nhượng lại Kinh Châu".
"Hả?" Tào Tháo vội la lên: "Xin lắng nghe".