Tân Dã, phu quan Tào Tháo
Ngay khi Cổ Quy dẫn Bàng Thống ra ngoài, Tào Tháo nhìn thủ hạ của mình nói: "Chư vị có nghĩ Bàng Thống, Bàng Sĩ Nguyên này có đáng tin cậy hay không?"
"Chúa công không nên dễ tin lời gã nhà quê này" Trình Dục chưa kịp trả lời, Đại tướng Tào Hồng đã nói: "Người này tự xưng là kỳ sĩ Kinh Tương. Hồng cho rằng cũng chẳng làm nên trò trống gì. Kế sách hắn hiến cũng chưa chắc đã giúp chúa công đoạt được Kinh Châu, cũng có khi thằng nhãi này phụng mệnh Lưu Biểu tới đây. Chúa công tin lời hắn nhất định là sẽ tự chui đầu vào lưới".
Tào Tháo hỏi Trình Dục: "Trọng Đức nghĩ sao?"
Trình Dục nói: "Dục nghĩ rằng không phải Bàng Thống cố ý làm ra vè huyền bí".
Tào Tháo đột nhiên quát to: "Trương Liêu đâu?"
Đại tướng Trương Liêu bước ra, ôm quyền nói: "Có mạt tướng".
Tào Tháo nói: "Lập tức điểm năm trăm tinh binh đi theo Cô tới Tương Dương".
"Tuân lệnh".
Trương Liêu trả lời rồi rời đi.
Tào Tháo nhìn Trình Dục, Lưu Diệp nói: "Trọng Đức, Tử Dương hãy chia nhau đi làm việc".
"Tuân lệnh".
Trình Dục, Lưu Diệp ôm quyền vái chào rồi cùng rời khỏi sảnh đường.
Năm thứ mười một Hán Hiến Đế, mùa xuân ( năm 198 )
Mã Dược cử Cao Thuận thống lĩnh hai vạn đại quân ra Hán Trung hạ trại, không lâu sau đó hai vạn quân đóng trại ở đó phân tán ra, bí mật quay lại Quan Trung sau đó Mã Dược lại cử thiên tướng dẫn hai vạn đại quân đó quay lại Hán Trung hội họp với Cao Thuận, cứ như thế diễn ra mười lần. Tới mùa thu năm đó đã tạo nên một tư thế hai mươi vạn đại quân đang đóng trại ở Nam Trịnh.
Cao Thuận lại phái ra rất nhiều mật thám, xích hầu, ngày đêm không ngừng thăm dò địa hình, quân tình Tây Xuyên, phái người vào Tây Xuyên trắng trợn phao tin tức nói trước khi mùa đông bắt đầu đại quân sẽ xuôi nam tiến đánh Tây Xuyên.
Ngay lập tức thế cục Tây Xuyên nổi sóng, biến đổi một cách kỳ lạ, giống như là cơn giông tố sắp xảy ra.
Tin tức truyền tới Thành Đô, Ích Châu mục Lưu Chương vô cùng hoảng sợ, hắn cấp tốc triệu tập văn, võ bá quan thương nghị tìm cách đối phó. Lúc này trong đại sảnh của phủ Ích Châu mục lô nhô toàn đầu người. Gần như tất cả những nhân vật có uy danh, máu mặt ở Xuyên Trung đã tụ tập ở đây, cùng nhau thương nghị đại kế.
Lúc này cũng cần phải giới thiệu sơ lược qua tình hình sĩ tộc Xuyên Trung.
Vào giữa năm Trung Bình, Mã Tương, Triệu Chi tụ tập người khởi nghĩa. Sĩ tộc Xuyên Trung là Nhâm Kỳ, Cổ Long vì để tự bảo vệ bản thân mình nên đã liên kết với cường hào Xuyên Trung tụ tập nghĩa binh trấn áp cuộc khởi nghĩa sau đó nghênh đón Lưu yên nhập Xuyên. Dưới sự ủng hộ của Nhâm Kỳ, Cổ Long, Lưu Yên nhanh chóng thiết lập được thế lực ở Tây Xuyên. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, thế lực của Cổ Long không ngừng bành trướng tạo thành mối uy hiếp thực sự nghiêm trọng tới địa vị cai trị của Lưu Yên.
Đương nhiên Lưu Yên không muốn trỏ thành con rối, để mặc cho sĩ tộc Xuyên Trung thao túng vì vậy Lưu Yến mới nghĩ tới việc lợi dụng "Đông Châu sĩ" để phản kích lại sĩ tộc Xuyên Trung.
Vậy "Đông Châu sĩ" là gì?
"Đông Châu sĩ" là tên gọi chung của người Xuyên với giới sĩ tộc đến từ bên ngoài.
Khi Lưu Yên vào Xuyên nhậm chức có dẫn theo một nhóm người tài năng. Trong đó tương đối nổi danh có Ngô Ý ( trong chính sử, muội muội của Ngô Ý trước đó được gả cho thứ tử của Lưu Yên sau đó lại gả cho Lưu Bị làm hoàng hậu ), Bàng Hi, Triệu Vĩ, Đổng Phù, Hứa Tĩnh mấy người. Bởi vì mấy năm liền Quan Đông chiến loạn nên có mười mấy vạn lưu dân đổ vào Tây Xuyên. Trong số lưu dân này cũng có một số nhân tài. Tương đối nổi danh một chút có Đặng Chi, Đổng Hoà và Ngô Ban.
"Đổng Châu sĩ " từ khi theo Lưu Yên nhập Xuyên vẫn một mực bị sĩ tộc Xuyên Trung do Nhâm Kỳ, Cổ Long cầm đầu xa lánh, chèn ép. Vì vậy khi Lưu Yên và sĩ tộc Xuyên Trung phát sinh mâu thuẫn trầm trọng. Bọn họ liền kiên định không đổi ủng hộ Lưu Yên. Dựa vào sự ủng hộ mạnh mẽ của "Đông Châu sĩ", Lưu Yên đã thành công trong việc dẹp tan sự uy hiếp của sĩ tộc Xuyên Trung, trấn áp tàn khốc sự phản loạn của Nhâm Kỳ, Cổ Long. Lúc ấy gần như các đại gia tộc nổi danh, hùng mạnh bị tàn sát hoàn toàn.
Thế nhưng điều đáng tiếc là Lưu Yên cũng không phải là một người có tâm kế, không có năng lực của một người chủ có tài trí, mưu kế kiệt xuất. Năng lực của hắn rất bình thường. Sau khi tiêu trừ mối uy hiếp của sĩ tộc Xuyên Trung, hắn rất nhanh chóng lại mắc phải một sai lầm tương tự. Đó chính là để mặc cho những nhân vật tiêu biểu của "Đông Châu sĩ" như Đổng Phù, Triệu Vĩ phát triển thế lực.
Mặc dù Đổng Phù, Triệu Vĩ là "Đông Châu sĩ' nhưng thực ra lại là người Xuyên điển hình. Hai người này đã lợi dụng thân thế người Xuyên của mình đã thành công trong việc thâu tóm các thế lực sĩ tộc Xuyên Trung còn sót lại. Cuối cùng đã hình thành một tập đoàn sĩ tộc Xuyên Trung hoàn toàn mới.
Nói một câu theo thuật ngữ hiện đại là: tất cả thành quả cách mạng của "Đông Châu sĩ" đã bị Đổng Phù, Triệu Vĩ, hai người của phái bảo thủ chiếm hết.
Thế nhưng cũng cần chỉ rõ ra rằng: Đổng Phù, Triệu Vĩ, đại diện cho giới sĩ tộc mới sinh ra ở Xuyên Trung rất khác biệt với sĩ tộc bản địa sinh trưởng ở Xuyên Trung.
Sau khi Lưu Chương kế vị Lưu Yên. Sĩ tộc Xuyên Trung hình thành ba phía rất rõ ràng. Quần thể sĩ tộc mới trỗi dậy ở Xuyên Trung, sĩ tộc Xuyên Trung bản địa và "Đông Châu sĩ'. Ba đại thế lực sĩ tộc này liên kết, trợ giúp lẫn nhau. Chúng cùng hình thành cộng đồng ngươi lừa ta gạt thống trị quan trường Xuyên Trung.
Dựa vào tình thế trước mắt mà nói, sĩ tộc Xuyên Trung mới trỗi dậy nắm quyền hành to lớn về chính quyền, quân sự.
Đổng Phù nắm giữ trọng binh. Gần như tất cả quan lại địa phương ở Tây Xuyên đều xuất phát là môn hạ của hai người Triệu Vĩ, Đổng Phù. Trong khi đó "Đông Châu sĩ" thì nắm giữ quân quyền. Ví dụ như Ngô Ý, cũng là người nắm quyền hành to lớn. Nếu so sánh thì giới sĩ tộc Xuyên Trung bản địa là thê thảm nhất. Với những nhân vật đứng đầu là Trương Tùng, Phí Thi, vương Luỹ, sĩ tộc bản địa Xuyên Trung chỉ đảm nhiệm một số chức quan nhàn tản không quan trọng. Với những người như Trương Nhiệm, Nghiêm Nhan, cũng không phải là những nhân vật trọng yếu nắm giữ quân đội, trong tay nhiều lắm cũng chỉ có hai, ba ngàn quân.
Thành Đô, đại sảnh của phủ Ích Châu mục.
Lưu Chương nhìn khắp văn quan, võ tướng trong đại sảnh, ánh mắt hắn vô cùng hoảng sợ lên tiếng hỏi: "Nay Mã đồ phu dẫn theo hai mươi vạn binh mã tiến hành xâm phạm đại quy mô. Bây giờ chúng ta phải làm gì?'
Đại tướng Ngô Ý bước ra khỏi hàng nói: "Chúa công không cần kinh hãi. Mã đồ phu dẫn theo hai mươi vạn đại quân xâm phạm thực ra cũng chẳng có điều gì lo lắng. Quân ta chỉ cần phái tinh binh trấn thủ chặt hai nơi hiểm yếu Gia Manh Quan, Kiếm Các. Lại cử Đại tướng đóng quân ở trung tâm Tử Đồng điều khiển tác chiến. Quân Lương Châu tấn công lâu ngày không thể công chiếm, lương thảo tiếp tế khó khăn, tất sẽ lui binh".
Đổng Phù cũng nói: "Tử Viễn nói rất đúng. Trước đây hãn tướng dưới trướng Mã đồ phu, Thái Thú Hán Trung là Trương Tú đã mấy lần khởi binh tấn công Gia Manh Quan nhưng đều thất bại lui binh đó sao. Lần này Mã đồ phu dù có tập hợp hai mươi vạn đại quân thì cuối cùng cũng chỉ e không thể làm nên cơm cháo gì. Chúa công bất tất phải lo lắng".
Lưu Chương dùng tay áo lau mồ hôi trán, hắn run run nói: "Nhưng ai là người có thể trấn thủ Gia Manh Quan, Kiếm Các?"
"Mạt tướng nguyện ý".
"Mạt tướng nguyện ý".
Lưu Chương vừa dứt lời, hãn tướng Xuyên Trung là Nghiêm Nhan, Trương Nhiệm trước sau bước ra khỏi hàng nói.
Lưu Chương nói: "Như vậy thì Trương Nhiệm hãy dẫn ba ngàn quân trấn thủ Gia Manh Quan. Nghiêm Nhan hãy dẫn ba ngàn quân trấn thủ Kiếm Các".
Trương Nhiệm, Nghiêm Nhan đồng thanh nói: "Mạt tướng tuân lệnh".
Lưu Chương lại nnhìn Ngô Y, Đồng Phù nói: "Tử Viễn ( tên chữ của Ngô Ý ) hãy thống lĩnh ban vạn đại quân trấn giữ Tử Đồng. Nguyên Trợ ( tên chữ của Đồng Phù ) hãy thống lĩnh mười vạn đại quân trấn giữ Lãng Trung. Phối hợp trợ giúp lẫn nhau".
Đổng Phù, Ngô Ý ôm quyền nói: "Tuân lệnh"
Dinh thự của Trương Tùng.
Trưởng Sử Thục quận là Phí Thi và Vương Luỹ cùng nhau tới thăm.
Trương Tùng, Phí Thi, Vương Luỹ đều là người Xuyên Trung. Có thể nói ba người đều là những nhân tài kiệt xuất của giới sĩ tộc bản địa Xuyên Trung thế nhưng vì bị giới sĩ tộc Xuyên Trung mới trỗi dậy và "Đông Châu sĩ" chèn ép, bước tiến của sĩ tộc Xuyên Trung bản địa rất gian nan. Một người năng lực xuất chúng như Trương Tùng mới chỉ là một Tòng Sự, có thể nói là một chức quan rất hèn kém.
Trong sảnh, Trương Tùng, Phí Thi, Vương Luỹ cùng ngồi quan án.
Phí Thi nói: "Lần này Mã đồ phu tụ tập hai mươi vạn đại quân ở Hán Trung, có thể nói khí thế rất hung hăng. Đổng Phù, Ngô Ý thân nắm giữ binh quyền nhưng một người trốn tránh ở Lãng Trung, một người núp ở Tử Đồng. Trương Nhiệm, Nghiêm Nhan tuy là danh tướng Xuyên Trung nhưng trong tay chỉ có ba ngàn thủ hạ chỉ e rất khó có thể ngăn cản được sức mạnh của quân Lương".
"Đúng vậy" Vương Luỹ cảm khái nói: "Bình thường chỉ thấy Ngô Ý, Đổng Phù tác oai tác quái, vênh vênh váo váo. Bây giờ đại quân Lương áp sát biên giới thì tất cả bọn chúng lại giống như con rùa rụt cổ. Chúng lại đẩy người Xuyên chúng ta đi ra tiền tuýên làm bia đỡ đạn. Quả thực chúng coi thường người Xuyên chúng ta quá đáng".
"Hừ…" Trương Tùng hừ một tiếng ý bảo hai người không nên nói vội. Sau khi hắn đứng dậy đi ra ngoài cửa quan sát cẩn thận, phát hiện không có bất kỳ ai nghe lén, hắn mới quay lại chỗ ngồi, thì thào nói với Vương Luỹ và Phí Thi: "Chỉ e Mã đồ phu tụ tập hai mươi vạn đại quân ở Hán Trung là hư trương thanh thế. Nếu như tại hạn tính không sai. Quân Lương rất có thể dùng chiêu giương đông kích tây. Trước tiên chúng gióng trống khua chiêng ở Hán Trung lam ra vẻ chuẩn bị tấn công Gia Manh Quan, tới khi đại quân Tây Xuyên bị kéo tới Tử Đồng, Lãng Trung, chúng sẽ ngầm phái một toán quân tinh binh đi theo con đường nhỏ từ Âm Bình tiến thẳng tới Thành Đô".
"Hả?"
"Gì?"
Phí Thi, Vương Luỹ kinh hãi khi nghe nói vậy, cả hai thất thanh nói: "Nếu quả như dự đoán của Vĩnh Niên. Đại quân Tây Xuyên ở xa mãi Tử Đồng, Lãng Trung trong lúc cấp bách nhất định sẽ không kịp quay lại phòng thủ. Quân Lương Châu sẽ nhân dịp đó đánh chiếm Thành Đô".
"Không phải có thể mà là nhất định" Trương Tùng nói: "Từ Đạp Trung ra Âm Bình có một con đường nhỏ. Một đường từ Giang Du tới Phù Thành, qua Miên Trúc, Duyên Đồ đều không có bất kỳ một nơi hiểm yếu nào để phòng thủ. Trong các thành trì dọc đường cũng không có trọng binh trấn giữ. Mã đồ phu chỉ cần phái ra ba ngàn tinh binh là có thể phá thành, nhổ trại, thẳng tiến tới Thành Đô".
Phí Thi nói: "Như vậy chúng ta hãy mau chóng bẩm báo chúa công, sớm phái tinh binh trấn thủ con đường nhỏ Âm Bình".
"Chậm đã" Trương Tùng khoát tay nói: "Tử Thư ( tên chữ của Phí Thi), không thể".
"Cái gì?" Vương Luỹ thất thanh hỏi: "Ý của Vĩnh Niên muốn gì?"
Trương Tùng nói: "Ta có ý định mang Tây Xuyên hiến cho Thừa tướng. Chẳng hay ý nhị vị thế nào?'
"A" Phí Thi vội vàng la lên: "Vĩnh Niên nói vậy là sai rồi. Chính sách của Mã đồ phu thi hành ở Quan Trung có thể nói là đại nghịch bất đạo. Coi trọng thứ dân và thương nhân ti tiện, lại không tin dùng giới sĩ tộc chúng ta. Đi ngược lại với cổ huấn của thánh nhân, bỏ lễ, định chế. Mã đồ phu làm điều ngang ngược như vậy, bỏ quên nguồn gốc. Chúng ta há có thể tiếp tay cho hắn làm bậy sao?"
Trương Tùng cũng không phản bác lại, hắn chỉ lạnh lùng hỏi ngược lại một câu: "Vậy nhị vị còn muốn tiếp tục làm thủ hạ dưới trướng Đổng Phù, Triệu Vĩ, Ngô Ý, làm cái đuôi của người khác sao? Đến bao giờ chúng ta mới có thể đoạt lại lợi ích của sĩ tộc Xuyên Trung chúng ta? Đến lúc nào sĩ tộc Xuyên Trung chúng ta mới chân chính nắm giữ binh quyền. Đến lúc nào chúng ta mới chân chính nắm giữ vận mệnh của chúng ta?"
"Cái này…'.
Vương Luỹ, Phí Thi cứng họng.
Trương Tùng khẽ vỗ trác án, hắn trầm giọng nói: "Ta đã vẽ một bức địa đồ toàn bộ địa hình Tây Xuyên. Mấy ngày nữa ta sẽ mang theo bức địan đồ này tới Lạc Dương, yến kiến Thừa tướng phân tích rõ lợi hại. Nếu như Thừa tướng đồng ý duy trì lợi ích của giới sĩ tộc Xuyên Trung chúng ta, không áp đặt chính sách mới ở Quan Trung cho Tây Xuyên lúc đó Tùng mới dâng hiến địa đồ sau đó sẽ mang hết toàn lực giúp Thừa tướng vào Xuyên".
Vương Luỹ nói: "Nếu như Mã đồ phu không nghe theo?"
Ánh mắt Trương Tùng lộ hàn quang, hắn trầm giọng nói: "Vậy chúng ta hãy mang kế giương đông kích tây của quân Lương Châu bẩm báo lên chúa công, đề nghị chúa công cử một toán tinh binh tới trấn thủ con đường nhỏ Âm Bình, đánh bại âm mưu của Mã đồ phu".
"Được" Vương Luỹ trầm giọng nói: "Tính từ ngày Vĩnh Niên rời Xuyên, hãy lấy thời hạn ba tháng. Nếu trong ba tháng đó không có tin tức báo về, bọn ta sẽ lập tức báo lên chúa thượng để phái quân Ích Châu trấn giữ con đường nhỏ Âm Bình".
"Ừ" Trương Tùng gật đầu nói: "Sau khi ta rời khỏi Tây Xuyên, Tử Thư, Tử Phục ( tên chữ của Vương Luỹ ) hãy âm thầm liên kết với Vương Bình, Trương Nhiệm, Nghiêm Nhan mấy người đó, sớm chuẩn bị sẵn sàng để nghênh đón quân Lương Châu vào Xuyên".
Vương Luỹ nói: "Vĩnh Niên cứ yên tâm. Tử Quân ( tên chữ của Vương Bình ) chính là tộc đệ của tại hạ. Nhị vị tướng quân Trương Nhiệm, Nghiêm Nhan cũng là thuộc hạ cũ của Nhâm công, Cổ công đề bạt. Chúng ta chỉ cần nói với bọn họ là để duy trì lợi ích của sĩ tộc Xuyên Trung, là vì muốn báo thù cho Nhâm công, Cổ công, bọn họ nhất định sẽ theo chúng ta".
"Như vậy tốt quá" Trương Tùng nói: "Việc này không nên chậm trễ. Ngay ngày mai ta sẽ khởi hành đi Lạc Dương".
Phí Thi, Vương Luỹ ôm quyền nói: "Vĩnh Niên huynh bảo trọng".
Lưu Biểu thiết yến khoản đãi sĩ tộc Kinh Tương, Tào Tháo là khách quý nên đương nhiên cũng tham dự.
Rượu quá ba tuần, Lưu Biểu đột nhiên đứng dậy quát to: "Ta có một câu, chư vị hãy lắng nghe".
Âm thanh trong đại sảnh dần dần trở nên nhỏ xuóng, ánh mắt của mọi người đều nhìn vào người Lưu Biểu.
Lưu Biểu liếc nhìn một vòng quanh đại sảnh, hắn cất cao giọng nói: "Cô nay tuổi già sức yếu, dù vẫn còn lòng duy trì chính sự nhưng là lực bất tòng tâm. Hai con trai tuổi còn nhỏ, tài trí đần độn, không đủ lực gánh vác trách nhiệm trấn giữ Kinh Tương. Nay Cô có ý nhường Kinh Châu cho Tào công, khẩn cầu Tào công trấn giữ Kinh Châu. Chẳng hay ý của chư vị thế nào?"
Lập tức trong đại sảnh trở nên vô cùng tĩnh mịch.
Ngoại trừ Hàn Huyền và một số ít người biết ý định thực sự của Lưu Biểu, còn gần như tất cả sĩ tộc Kinh Tương đều cảm thấy vô cùng bất ngờ.
Mặc dù bọn họ cũng có ý nghênh đón Tào Tháo vào làm chủ kinh Châu thế nhưng tất thảy mới chỉ ở giải đoạn chuẩn bị, căn bản vẫn chưa bước tới giai đoạn tiến hành thực sự. Mấy đại sĩ tộc Sái, Hoàng, Vương, Hàn thậm chí còn chưa chính thức thông qua sự việc này. Bọn họ thực sự không thể ngờ hôm nay Lưu Biểu lại nói ra những lời này trên bàn yến tiệc.
Trong lúc cấp bách không ai dám nghĩ xem lời nói này của Lưu Biểu là thật lòng hay chỉ là dò xét. Đám sĩ tộc Kinh Tương trong đại sảnh chỉ biết đưa mắt nhìn nhau, không ai dám tuỳ tiện bày tỏ thái độ.
Trong bầu không khí làm kẻ khác nghẹt thở, đột nhiên Tào Tháo đứng dậy, hắn nhìn Lưu Biểu vái chào một cái thật dài và nói với giọng vô cùng thành khẩn: "Tháo lâm vào thế cùng, may được Lưu Kinh Châu không chê mới được làm huyện lệnh Tân Dã. Tháo thực tâm rất cảm kích, thực không dám có vọng tưởng như vậy".
Lưu Biểu nói: "Năng lực của Tào công hơn Biểu này gấp bội. Không cần từ chối".
Tào Tháo vội la lên: "Nếu Lưu Kinh Châu vẫn khư khư cố chấp thì Tháo chỉ còn cách cao bay chạy xa mà thôi".
"Tào công sợ rằng bản thân Cô cố ý dò xét sao?" Lưu Biểu đột nhiên mỉm cười, bất chợt hắn quát to: "Người đâu?"
Ngay lập tức có một viên tiểu lại tay nâng ấn tín, tiết việt từ sau bức bình phong đi ra. Lưu Biểu cầm lấy ấn tín, tiết việt trịnh trọng đặt trên án. Hắn một lần nữa nhìn Tào Tháo nói: "Ấn tín và tiết việt đều ở đây. Xin mời Tào công".
"Chúa công không thể" Lưu Biểu vừa dứt lời, bất chợt có một viên tiểu lại tiến lên hai bước, quỳ trước đại sảnh, hắn dập đầu khóc không thành tiếng nói: "Kinh Châu là cơ nghiệp của chúa công một tay lập nên. Há có thể dễ dàng trao vào tay người sao? Nếu chúa công vẫn khăng khăng không bỏ ý định, hạ quan nguyện lấy cái chết ngay dưới thềm này để thể hiện lòng mình".
"Cần gì ngươi phải chết dưới thềm này?" Sắc mặt Lưu Biểu vô cùng lạnh lùng, hắn quát to: "Thân vệ đâu? Hãy mau chóng mang kẻ không biết thức thời vụ này ra ngoài…chém đầu răn chúng".
"Tuân lệnh!".
Ngay lập tức có hai tên giáp sĩ như lang như hổ bước nhanh vào trong đại sảnh, bắt viên tiểu lại đi ra ngoài. Viên tiểu lại cố sức giãy giụa, Hắnn ngửa mặt lên trời gào to: "Chúa công, hạ quan chết không nhắm mắt. Chết không nhắm mắt'.
Chỉ trong chốc lát, giáp sĩ đã mang đầu lâu của viên tiểu lại máu vẫn chảy đầm đìa vào trong đại sảnh.
Sĩ tộc Kinh Tương trong đại sảnh thực sự không ngờ Lưu Biểu lại thực sự giết viên tiểu lại đó. Tất cả biến sắc nhìn nhau, trong lúc này không ai dám bước ra khuyên can Lưu Biểu chuyện nhường Kinh Châu cho Tào Tháo nữa. Trong mắt Tào Tháo không khỏi xuất hiện một tia nghiêm túc. Nếu không phải Bàng Thống đã chỉ điểm trước cho hắn thì hắn cơ hồ đã bị Lưu Biểu này lừa gạt vào chỗ chết rồi.
Lưu Biểu đằng đằng sát khí nhìn mọi người trong đại sảnh quát: "Ai dám khuyên Cô nữa thì hãy nhìn gương tên tiểu lại đó".
Sái Mạo hít một hơi thật sâu, hắn đột nhiên bước ra khỏi hàng, hướng Tào Tháo vái chào rồi cao giọng nói: "Cung thỉnh Tào công lưu thủ Kinh Châu".
Hoàng Thừa Ngạn, Vương Sán, Hàn Huyền mấy người cũng rối rít bước ra khỏi hàng, cùng kêu lên phụ hoạ: "Cung thỉnh Tào công lưu thủ Kinh Châu".
Một khi tứ đại sĩ tộc đã biểu thị thái độ. Sĩ tộc Kinh Tương còn lại cũng tranh nhau noi theo, tất cả rối rít bước ra khỏi hàng cùng xin Tào Tháo tiếp quả Kinh Châu. Ánh mắt Lưu Biểu lạnh lùng bàng quan, sắc mặt bình thản lạnh lùng. Hắn thầm nghĩ rốt cuộc bọn này đã nói ra suy nghĩ thực sự của mình. Một khi các ngươi đã bất nhân vậy thì đừng trách Cô bất nghĩa.
Bất chợt trong lúc đó Lưu Biểu nhếch miệng cười đầy sát khí, đanh ác.
"Leng keng" Đột nhiên trong đại sảnh vang lên âm thanh của kim loại va chạm vào nhau.
Mọi người nghe thấy âm thanh đó vội vàng quay đầu nhìn. Công tử Lưu Kỳ từ sau bình phong bước ra. Lưu Kỳ cầm song kiếm trong tay, sắc mặt đầy sát khí. Lưu Kỳ liếc nhìn sĩ tộc Kinh Tương trong đại sảnh, hắn quát to: "Uổng công phụ thân ta xưa nay hậu đãi các ngươi. Không ngờ các ngươi lại là lũ tiểu nhân bội tín như thế. Các ngươi muốn đón Tào Tháo mà phản bội phụ thân ta. Ta không thể nhẫn nhịn được nữa. Người đâu?"
"Ô".
Lưu Kỳ vừa quát lên thì trong đột nhiên trong đại sảnh vang lên một tiếng hét như sấm gần như chấn vỡ màng tai của mọi người.
Mọi người vội vã quay đầu nhìn thì thấy một đám dã nhân toàn thân mặc da thú đang chen chúc nha tiến vào đại sảnh. Tên dã nhân đi đầu vóc người cao lớn, khoảng hơn một trượng. Mắt to như chuông đồng, da như than lửa. Trong tay hắn cầm một cái vồ sắt vừa to vừa nặng. Trên cổ hắn đeo một dây xích làm bằng đầu lâu người.
Dã nhân này không ai khác mà chính là con trai của lão Phiên vương Võ Lăng Sa Đà, tân Phiên Vương Sa Ma Kha.
Nhìn thấy tướng mạo Sa Ma Kha như hung thần ác sát đến ngay một người có kiến thức rộng lớn như Tào Tháo cũng không khỏi hít một hơi thật sâu.
Lưu Kỳ vung tay lên quát to: "Trói lại tất cả cho bản công tử".
"Ô".
Sa Ma Kha ầm ầm trả lời, hắn vung tay lên. Mười mấy tên dã nhân sau lưng hắn ùa lên xô ngã sĩ tộc Kinh Tương trong đại sảnh.
Tuy Sái Mạo là anh vợ Lưu Biểu nhưng hắn cũng không ngoại lệ. Sái Mạo tức giận nhìn Lưu Kỳ quát to: "Lưu Kỳ, ngươi điên hả? Dám vô lễ như vậy ư?"
"Điên ư?" Lưu Kỳ lãnh đạm nói: "Bản công tử không điên mà là các ngươi điên rồi".
"Ngươi!" Sái Mạo nổi giận, hắn nhìn Lưu Biểu nói: "Chúa công, đã xảy ra chuyện gì? Tại sao không ngăn công tử lại?"
"Không cần" Trên gương mặt Lưu Biểu đột nhiên hiện lên sát khí, sự hung ác. Hắn lãnh đạm nói: "Ý của công tử cũng là ý của Cô".
"Hả? Là ý của chúa công sao?" Sái Mạo, Hoàng Thừa Ngạn, Vương Sán giật mình kinh hãi, thất thanh nói: "Mới vừa rồi chúa công còn muốn nhượng lại Kinh Châu".
"Ai" Tào Tháo vẫn một mực ngồi yên từ nãy giờ đột nhiên thở dài một tiếng. Hắn nhìn Sái Mạo, Hoàng Thừa Ngạn mấy người nói: "Chẳng lẽ chư vị vẫn chưa nhìn ra sao? Hôm nay Lưu Kinh Châu bày ra tiệc này chính là bố trí Hồng Môn yến. Lưu Kinh Châu là muốn diệt trừ chư vị và Cô đây, chấm dứt hậu hoạn. Cô đã làm liên luỵ tới chư vị rồi".
"Hả?" Sái Mạo, Hoàng Thừa Ngạn, Vương Sán vội hỏi Lưu Biểu: "Chúa công, vì sao lại vậy?"
Lưu Biểu lãnh đạm nói: "Các ngươi có ý muốn vứt bỏ Cô, vì sao Cô không thể giết các ngươi?'
"Lưu Biểu người điên rồi" Sái Mạo giận dữ quát to. "Năm đó nếu không phải là ta thì một thư sinh như ngươi sao có thể trở thành chủ Kinh Châu? Ta lại còn chịu thiệt gả muội muội cho ngươi. Ta không ngờ ngay hôm nay ngươi lại lấy oán báo ân. Ta thật sự có mắt như mù lại đi thờ phụng một lẻ tiểu nhân vong ân bội nghĩa như ngươi".
Binh!
Sái Mạo vừa dứt lời, lưu Kỳ đã vung tay tát một cái rất mạnh vào mặt Sái Mạo. Lưu Kỳ chỉ vào mặt Sái Mạo mắng: "Người vong ân phụ nghĩa chính là ngươi".
"Lưu Biểu, thất phu!" Thái Thú Giang Hạ là Hoàng Tổ cố sức vùng vẫy hai cái nhưng vẫn không thoát ra được, hắn tức giận mắng: "Hôm nay dù ngươi có thể giết chết Lão Tử ta, Lưu thị của ngươi cũng không có một kết cục tốt đẹp. Con trai Hoàng Xa của Lão Tử sẽ thống lĩnh đại quân Giang Hạ tiến tới Tương Dương báo thù cho Lão Tử. Ha ha ha".
"Cô ở Tương Dương chờ con ngươi tới báo thù" Lưu Biểu cười âm hiểm rồi hứn quát lên: "Mang tất cả ra ngoài bêu đầu".
Trương Tùng nhìn Mã Dược vái chào rồi hắn cung kính nói: "Tại hạ Trương Tùng, Tòng Sự Ích Châu tham kiến Thừa tướng".
"Ích Châu Trương Tùng?"
Sắc mặt Giả Hủ khẽ biến, hắn vội vàng tiến tới thì thào vào tai Mã Dược mấy câu.
Mã Dược lập tức tiến tới đỡ Trương Tùng đứng dậy. Hắn vui mừng nói: "Tiên sinh hãy mau đứng dậy".
"Tạ ơn Thừa tướng".
Trương Tùng không khỏi đắc ý khi hắn thấy Mã Dược dùng hậu lễ đối đãi. Hắn bái lạy một lần nữa rồi cùng Mã Dược ngồi quanh án.
Mã Dược hỏi: "Tiên sinh không quản ngại đường xa ngàn dặm từ Tây Xuyên tới Lạc Dương là có chỉ giáo gì?"
Trương Tùng đưa tay vuốt chòm râu ngắn rồi hắn ra vẻ giận dữ nói: "Thừa tướng cho là Xuyên Trung không có người có thể đoán ra kế giương đông kích tây của Thừa tướng sao?'
Mã Dược giả bộ không hiểu hỏi: "Hà cớ gì tiên sinh lại nói những lời ấy?"
Trương Tùng nói: "Thừa tướng muốn dùng kế nghi binh lôi kéo đại quân Tây Xuyên ra đường Tử Đồng, Lãng Trung. Thừa tướng lại âm thầm phía một toán tinh binh lẻn theo con đường nhỏ Âm Bình thừa dịp tiến đánh Thành Đô, có phải vậy không?"
Mã Dược kinh hãi, biến sắc hỏi: "Tại sao tiên sinh lại biết được?"
Trương Tùng hỏi: "Tùng chỉ muốn hỏi Thừa tướng xem có phải thế không?'
Mã Dược nói: "Đúng như vậy".
Trương Tùng nói: "Chẳng lẽ Thừa tướng không sợ Lưu Ích Châu sẽ phái một toán tinh binh trấn giữ con đường nhỏ Âm Bình sao? Một khi đã như vậy quân tinh binh của Thừa tướng sẽ lâm vào tuyệt cảnh tiến không được mà thoái cũng không xong, chết không có chỗ chôn".
"Cô khinh thường người Xuyên quá" Mã Dược toát mồ hôi lạnh, hắn nhìn Giả Hủ nói: "Văn Hoà, hãy cấp tốc báo tin cho Cam Ninh tướng quân ở Trường An quay về Lạc Dương. Việc kỳ tập Tây Xuyên hãy hoãn lại".
"Thừa tướng không cần nóng vội như thế" Trong lòng Trương Tùng vô cùng khoái trá khi hắn thấy Mã Dược khẩn trương như vậy. Hắn khoát tay ngăn cản nói: "Mặc dù Xuyên Trung không thiếu danh sĩ nhưng người có thể phá giải kế giương đông kích tây của Thừa tướng cũng chỉ có mấy người nhìn thấu nhưng cũng chưa chắc đã vì Lưu Chương mà hiến kế'.
"Hả?" Mã Dược nói: "Xin rửa tai lắng nghe".
Trương Tùng nói: "Lưu Chương là kẻ hèn yếu, nhu nhược. Bàng Hi, Triệu Vĩ thâu tóm quyền hành, làm điều sai trái. Sĩ tộc Xuyên Trung oán thán dậy đất, dân chúng lầm than không thể tả, chỉ hy vọng Thừa tướng vào làm chủ Tây Xuyên. Ôi…".
Mã Dược nói: "Cô cũng có ý tạo phúc cho Tây Xuyên nhưng đường trong Thục gian khó"
Trương Tùng lấy từ trong ống tay áo ra một cuốn sách lụa, hắn nhìn Mã Dược nói: "Tại hạ thường đi khắp đó đây Tây Xuyên, tự tay vẽ một bản đồ địa hình Tây Xuyên. Nay Tùng có ý muốn hiến Thừa tướng, trợ giúp Thừa tướng vào Xuyên. Thế nhưng…".
Bàn tay Mã Dược đã đưa ra một nửa vội rụt lại, hắn khoát tay nói: "Tiên sinh cứ nói. Đừng ngại".
Trương Tùng nghiêm nghị nói: "Tại hạ muốn Thừa tướng phải lập lời thể. Sau khi Thừa tướng vào Xuyên phải coi trọng lợi ích của người Xuyên. Tuyệt đối không được áp dụng chính sách mới ở Quan Trung đối với sĩ tộc, dân chúng Tây Xuyên. Chẳng hay như vậy có được không?'
Mã Dược nghe vậy chần chừ nói: "Cái…".
Trương Tùng thấy Mã Dược do dự không quyết thì hắn nói tiếp: "Nếu Thừa tướng nguyện lập lời thể, tại hạ có thể thuyết phục danh tướng Xuyên Trung là Trương Nhiệm, Nghiêm Nhan quay giáo về với Thừa tướng, dâng tặng Gia Manh Quan, Kiếm Các, cung nghênh đại quân của Thừa tướng vào Xuyên".
"Hả?'
Nghe vậy tim Mã Dược đập thình thịch.
Kể từ sau khi thu phục Hán Trung, quân mật thám Lương Châu đã thu thập được rất nhiều thông tin về Tây Xuyên. Rất nhiều lần Mã Dược đã được nghe nói tới đại danh của danh tướng Xuyên Trung là Trương Nhiệm, Nghiêm Nhan. Thái Thú Hán Trung là Trương Tú cũng đã mấy lần khởi binh tấn công Gia Manh Quan, hắn muốn giải trừ chướng ngại ngăn cản đại quân của Mã Dược vào Xuyên trong tương lại nhưng cuối cùng vẫn thất bại trong tay Trương Nhiệm.
Trương Nhiệm có thể làm Trương Tú mấy lần thất bại là đủ thấy hắn rất có tài năng.