Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 381: Chương 381: Bình định Pơtao Anui (9)




Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 30: Bình định Pơtao Anui (9)

Tin tức về cái chết của Siu Mậm tới tai Siu Kleen rất là nhanh và bằng phương thức bất ngờ nhất, Kiệt cho người mang cờ hiệu và đồ tùy thân của Siu Mậm tới, lại cho trói theo một viên hàng tướng tới tận doanh trại liên quan Pơtao Anui và Pơtao Angin để kẻ đó kể rõ mọi chuyện. Biết vua Siu Mậm chết, quân Hồng Bàng phá được 3 cứ điểm chặn đường phía đông, và giờ đang tiến về đây hội quân với quân Hồng Bàng tại đây, hai mặt kìm họ, cả Siu Kleen lẫn các tù trưởng Pơtao Anui khủng hoảng. song sứ giả được Kiệt cử tới lại đề nghị hòa giải.

- Hồng Bàng tấn công là vì người Pơtao Anui gây sự trước, nào tấn công, nào cướp phá, xây pháo đài.... Nay vua Pơtao Anui đã chết, chủ ta muốn tạm ngừng chiến, các người nhận lại xác vua, an tán, bầu nên vua mới, hai bên cùng bàn chuyện!

Các tù trưởng Pơtao Anui há hốc mồm khi nhận được món hời này. Họ cảm thấy nếu đối phương cho phép hòa giải thì cũng tốt, còn không cũng nên bầu thêm vua mới để thống nhất hiệu lệnh. Siu Kleen thì tranh thủ đó dò hỏi sứ giả về thái độ của quân Hồng Bàng với bản thân, sứ giả cũng tỏ thái độ thông cảm

- Chúng tôi biết quý quốc và Pơtao Anui có mối giao hảo, nên tới trợ lực cũng là phải làm.

Sau khi trấn an liên quân địch, sứ giả xin đi truyền tin. Việc này khiến cho liên quân Pơtao chợt lo, nhỡ đây là kế để báo cho kẻ trong đánh ra, kẻ ngoài đánh vào thì sao. Thấy họ tỏ ra bất an, sứ giả liền trấn an rằng, quân Hồng Bàng chỉ mong sống an ổn, nên đại quân hiện giờ đã phá hủy các cứ điểm rồi lui về đất cũ, chỉ còn cánh quân này ở lại. Liên quân có thể cho người tìm hiểu. Ngược lại vào truyền tin cho quân bên trong để họ biết đã tới lúc hòa đàm, hai bên tránh những hành vi quá khích không đáng có.

Đúng là quân Hồng Bàng trong trại cứ đêm ra tấn công, đốt phá cũng là cái đáng lo, nhất là bây giờ quân mình biết tin Siu Mậm bại trận, tinh thần không ổn định. Họ cho phép sứ giả vào truyền tin, nhưng cũng lệnh toàn quân chuẩn bị phòng bị đánh ra. Sứ giả vào báo tin chiến thắng, chư tướng cùng Toàn đều thở phào.

- Bây giờ thì sao, trong đánh ra ngoài đánh vào phải không?

- Hiện tại chưa phải lúc.- Sứ giả nói qua kế hoạch của Kiệt cho chư tướng nghe thử, đồng thời xin chứ tướng hồi đáp.

Kế hoạch của Kiệt chính là hoãn binh. Kẻ địch hiện đang rất lo sợ, chúng phải tập trung quân lại để phòng bị quân họ đánh lén. Nhưng quân của Toàn đã cướp phá, lấy đi nhiều lương thảo, vậy số lương thảo còn lại của địch có thể trụ được bao lâu. Có lẽ 1 tháng tới 2 tháng là cạn tới đáy, khi đó, địch thấy quân ta đã có thiện chí, lòng cảnh giác giảm bớt, lại thêm áp lực lương thảo, tất phải để quân Pơtao Angin đi về. Khi đó, ta mạnh hơn hẳn, phát động tấn công cũng tốt, ép hàng cũng tốt.... quyền chủ động là ở ta cả.

- Vậy ngươi quay về báo rằng ta muốn bổ sung thêm điều này nữa, trong việc hòa giải, quân ta yêu cầu người Pơtao Anui phải chấp nhận trả tự do cho những nô lệ Pơtao Lia.

Toàn thấy người Pơtao Lia bị bắt làm nô lệ, cuộc sống cực khổ, nên khi quân Hồng Bàng tới cứu, họ hưởng ứng mạnh mẽ, có lực lượng này, căn cứ của hắn mới giữ tốt vậy. Ngoài ra, từ miệng một số nô lệ Pơtao Lia giải phóng được, thu thập tra hỏi một số tù binh, biết rằng chỉ một số ít các tù trưởng được quyền nắm giữ số nô lệ đó. Như vậy, đòi hỏi này càng khiến nội bộ địch phân chia phe phái. Kẻ có nô lệ tất muốn giữ nguyên, kẻ không có thì mong thả cho yên chuyện. Nếu địch đánh lẫn nhau thì tốt, không thì cũng không giúp nhau khi ta đánh kẻ giữ nô lệ. Cứ đánh cái lối đánh tằm ăn rỗi, nhất định sẽ diệt được Pơtao Anui.

Có sự dẫn dắt của Toàn, Kiệt càng nghĩ sâu thêm một bước, đó là một công đôi việc, xử lý Pơtao Angin luôn thể. Kiệt và Toàn trao đổi liên tục và lập nên một sách lược hoàn hảo cho việc này. Theo đó, để hai bên không có hiểu lầm không đáng có, sẽ có 1000 tinh binh Hồng Bàng được cử lên đây, đổi lại, cứ 2000 quân Hồng Bàng từ căn cứ sẽ rút đi. Đa phần là quân Đá Vách cùng các nô lệ Pơtao Lia mới được giải phóng. Số này hoặc có thể gây chuyện (quân Đá Vách), hoặc mức chiến đấu không cao, ở lại tốn cơm gạo (nô lệ Pơtao Lia mới được giải phóng).

Quân Hồng Bàng tiếng là bớt quân, thực tế chiến lực chỉ tăng không giảm, tất nhiên, quân Pơtao Anui cũng không có tính thế, chúng cảm thấy như vậy là đối phương có thành ý, cũng lập tức bắt tay vào việc chuẩn bị hòa đàm. Đầu tiên chính là bầu vị vua mới. Họ chọn Siu Bam, là con trai trưởng của Siu Mậm làm vua mới, rồi cấp tốc mời quân Pơtao Angin rời đi. Thời gian qua, không đánh nhau, nhưng quân Pơtao Angin ở lại, ăn uống tiêu pha đống lương thực của họ, số lượng lương thực bị tiêu hao khiến dân Pơtao Anui chết khiếp. Siu Kleen bị mời về, tặng nhiều quà cáp cảm ơn, nhưng trong lòng hết sức bực bội, chuyến này ra trận coi như công cốc, đống đồ tặng giá trị thật, nhưng so với những thương vong phải chịu thì sao bù được. Nhưng Siu Kleen cũng không còn cách nào khác, người Pơtao Anui giờ chỉ một lòng muốn hòa đàm, thoát khỏi chiến tranh.

Bấy giờ, tang lễ cho vua cũ cũng xong, vua mới, con trai trưởng của Siu Mậm, Siu Bam lên ngôi, lập tức bày tỏ ý muốn hòa đàm. Kiệt tiếp nhận, để Toàn đứng ra hòa đàm luôn, các điều khoản đều đã thông qua từ trước, không có gì phải thay đổi. Theo đó, cái giá quân Hồng Bàng cần đạt được bao gồm:

- Hai xứ Pơtao Anui và Hồng Bàng đạt thành hiệp nghị đình chiến ngay lập tức.

- Đường ranh giới sẽ thay đổi, trả lại một phần đất Pơtao Lia mà Pơtao Anui chiếm làm bồi thường cho quân Hồng Bàng.

- Trả tự do cho nô lệ Pơtao Lia bị bắt trong trận chiến mà Pơtao Anui và Pơtao Angin hợp lực diệt Pơtao Lia năm đó. Số nô lệ quy về Hồng Bàng, là dân tự do Hồng Bàng.

- Trả một phần bồi thường.

- Mở cửa thông thương, mậu dịch tự do giữa hai bên.

- Đổi lại, quân Hồng Bàng sẽ trả lại tù binh, tuy nhiên voi chiến, vũ khí họ sẽ giữ, tránh đối phương có hành vi phản trắc.

Toàn cũng là kẻ xảo trá, vẫn đều là những điều kiện ấy, nhưng y nâng nó lên, để đối phương phải trả giá đến khi về được tới giá mà Kiệt cho phép, mà vẫn thấy giá mình bỏ ra quá rẻ, thậm chí còn gửi riêng tiền cho Toàn coi như hối lộ y vì đã giúp đỡ. Toàn đem tiền đưa lên cho Kiệt, và nhận lại toàn bộ, Kiệt cho phép kiếm lời riêng kiểu này, không hại tới việc công, lại lợi cho tư, kích thích sự phát triển.

Bên Pơtao Anui, biết về những điều kiện này, tranh cãi gay gắt lắm, những kẻ không có nô lệ Pơtao Lia hoặc đất đai chiếm được thì chấp nhận ngay, song những kẻ có nô lệ và đất đai thì kiên trì không chịu, Siu Bam phải không ngừng vừa đấm vừa xoa mãi, cuối cùng mới xong việc. Y hứa hẹn rằng, đây chỉ là hành động tạm thời, hết một năm, khi hai xứ Pơtao Anui và Pơtao Angin hồi phục, sẽ lại xuất quân đánh Hồng Bàng, rồi còn xin viện trợ của người Chiêm nữa.

Sau khi các hiệp định được ký kết, một lượng lớn dân Pơtao Lia được trả lại. Đã liệu trước tình hình, nên Kiệt từ trước khi hòa đàm đã chuẩn bị. Những nô lệ được giải phóng trong thời kỳ giao chiến vừa về đến đất Hồng Bàng được tẩy não, để họ tiếp thu sự cai trị mới của quân Hồng Bàng. Tiếp đó, Kiệt cho người nhanh chóng vận chuyển nhân lực, vật lực tới. Về nhân lực, đó là những người dân Nam Bàn từng xin làm tá điền của Minh để được cứu mạng trong cuộc nổi loạn ở Nam Bàn khi xưa, sau đó họ vẫn là tá điền cho Minh, nhưng được đào tạo quản lý nhân sự rất tốt, có họ, cai trị nơi này sẽ tốt hơn.

Hoàng Anh Kiệt chia dân Pơtao Lia được giải phóng ra thành các làng bản, không theo các thị tộc như xưa, làm thế để phá vỡ kết cấu thị tộc của họ, đặt những người cai trị cấp địa phương là những dũng sĩ Pơtao Lia theo quân Hồng Bàng từ sớm, những người này vẫn là người Pơtao Lia, nên dân Pơtao Lia không chống đối. Đã thế, Kiệt cho tuyên truyền, nhờ những người này anh dũng chiến đấu, mà các nô lệ được giải phóng, tự nhiên, họ càng nghe lời những người dũng sĩ được bổ nhiệm chức quan địa phương. Còn những quan viên cao cấp hơn một chút, thì mới dùng các tá điền Nam Bàn, để đảm bảo các chính sách mới được triển khai.

Việc xây dựng vùng đất mới được cấp tốc thực hiện, Kiệt biết đối thủ của họ, Pơtao Anui và Pơtao Angin rồi sẽ tìm cách quay trở lại đánh Hồng Bàng để lấy lại những gì đã mất. Khi đó, chỉ có một đạo quân thực sự tinh nhuệ cùng một hệ thống hậu cần hùng mạnh mới giúp họ dành chiến thắng.

Về phần Pơtao Angin, Kiệt cũng không để chúng yên, sứ giả đi qua nơi đó, trách mắng vua tôi Pơtao Angin có hành vi gây phương hại tới lợi ích của hai bên. Đồng thời tuyên bố làng Hồng Bàng từ giờ không cung cấp máy móc trang thiết bị cho Pơtao Angin coi như trừng phạt. Đồng thời, họ cũng chính thức tuyên bố rằng nếu Pơtao Angin còn có hành động nào quá đáng nữa, thì khi ấy Hồng Bàng sẽ tổng lực trả đũa.

- Các vị xin đừng quên, đất Nam Bàn cũng có quân Hồng Bàng!- Người sứ giả nói một câu như thế rồi quay đi

Siu Kleen bị sỉ nhục như vậy liền giận điên người, thậm chí còn đòi xuất quân đánh quân Hồng Bàng. Vương Vĩnh liền cản lại, nói rằng hiện tại bên ta vừa phải rút quân về, lòng người rệu rã, địch lại mới thắng trận, sĩ khí nâng cao, mà quân Hồng Bàng tại Nam Bàn cũng mạnh chứ không yếu, gây sự lúc này không nên. Siu Kleen bị nói một phen, trong lòng giận nhưng không biết làm sao.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.