Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 391: Chương 391: Thủy chiến (4)




Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 40: Thủy chiến (4)

- Khốn kiếp, quân Chiêm đánh chứ có phải chúng ta đánh đâu mà đòi chúng ta bồi thường.- Lữ Liêm nhảy dựng lên mà chửi bới không thôi. Sau khi thuyền cá chạy về báo cáo chuyện bị quân Chiêm đánh chặn không lâu, có người từ Tân Bình tới.

Bởi bị mất con mồi chính, thất bại khiến tướng Chiêm Yan Athem thấy mất mặt, quyết tấn công các thuyền thủy quân Tân Bình, giết sạch người, neo thuyền lại mà bỏ đi. Mất một lúc ba trăm binh sĩ và thủy thủ đoàn, quan quân Tân Bình vô cùng bàng hoàng. Nhưng quân Chiêm vô tung vô ảnh, biết đâu mà tìm đòi lấy công đjao, thành ra lại nhìn sang bên Hoài Nhân. Theo họ, không phải các thuyền cá bên Hoài Nhân nhờ cậy, thì bên họ chưa phải chịu tổn thất này. Thế là cử người qua đòi trấn Hoai Nhân bồi thường cho binh sĩ thiệt mạng, tàu thuyền bị hủy.

- Đại nhân, việc này không thể nói thế được.- Trương Văn So vội khuyên Lữ Liêm bình tĩnh lại- Nói gì nói, họ cũng đã hộ tống thuyền cá của ta, rồi mới bị cuốn vào cuộc chiến này. Hai bên là hàng xóm liền kề, bây giờ quân Chiêm đã tỏ ra thái độ thù địch, quyết đánh với ta, vậy mà ta lại gây chuyện với đồng minh thân cận, thì còn gì dại bằng. Đại nhân còn nhớ câu chuyện “Giả đạo phạt Quắc” chăng? Nước Tấn có hiềm với nước Quắc, nhưng nước Quắc và nước Ngu liên minh, đánh Quắc thì Ngu can thiệp, nen vua Tấn giao hảo với vua Ngu, tặng vàng bạc châu báu để tạo liên minh, rồi mượn đường đánh nước Quắc. Diệt xong nước Quắc liền diệt nốt nước Ngu.

Lữ Liêm nghe vậy cũng chau mày. Qua phút trầm tư suy nghĩ, lão mở miệng đầy cay đắng:

- Vậy theo mi, nên trả tiền như chúng đòi.- Lữ Liêm nói mà lòng đau như cắt. Hồi đoàn thuyền cá trở về, đem sự việc tâu lên, Lý Vĩnh Khuê coi đó là một thắng lợi lớn lao, đề xuất thưởng công cho các ngư dân, lấy đó làm khích lệ. Lữ Liêm không thể từ chối, phải xuất tiền ra thưởng. Giờ lại bị vòi thêm cũng vì chuyện ấy thì thật không chịu nổi

- Trả như vậy cũng là quá nhiều!- Trương Văn So lắc đầu- Theo tôi thì thế này, tiền, ta trả một ít, gọi là an ủi và cảm ơn những binh sĩ đã chết. Còn phần đòi hỏi dôi ra thì thôi. Còn phần thuyền, ta đồng ý đóng thuyền cho họ, gửi lại một vài thuyền cá cải tạo, thay cho thuyền chiến của họ, nhưng tiền thì họ phải trả một phần.

- Chỉ e rằng chúng không chịu.

- Tôi xin sang bên đó nói khéo một phen.

- Được, việc này chỉ có ông sang biện luận thì may ra.

Trương Văn So chợt liếm môi..

========== Truyện vừa hoàn thành ==========

1. Ngoảnh Đầu Nhìn Lại Yêu Ngươi

2. Vung Tiền Mua Định Mệnh

3. Cầu Xin Nam Thần Cạo Trọc

4. Hủ Nữ Ga Ga

=====================================

- Có gì nói thẳng ra!- Lữ Liêm nhìn So như vậy, biết y có điều bí mật cần nói, một mặt quát mặt khác lại cho người không liên quan đi ra ngoài hết.

- Đại nhân, tuy lần này, các ngư dân chỉ có thể chạy trốn, nhưng thực tế chứng minh, việc huấn luyện cho họ có tác dụng, quân Chiêm muốn diệt gọn họ mà không được. Có điều Lý đại nhân e rằng sẽ nhân cơ hội này mà đòi cường binh. Cường binh vốn không sai, nhưng sẽ đặt gánh nặng lớn lên vai bách tính, tiền của, sức người đều sĩ bị hao mòn vì đổ vào cường binh. Đại nhân phải tìm cách kiềm chế ông ta lại.

- Vậy quân Chiêm thì sao?

- Đại nhân, chỉ e dùng toàn bộ thủy quân Hoài Nhân ta, dùng toàn bộ tài lực Hoài Nhân, cũng chưa chắc thắng nổi thủy quân các nước Chiêm Thành tụ hội. Có chăng, chỉ là nhất tướng công thành vạn cốt khô mà thôi. Như thế cái lợi chỉ mình Lý Vĩnh Khuê được, mà hại thì tất cả đều hại.

- Nhưng cường binh là để bảo vệ Hoài Nhân, ta khó chối từ được.

- Với quân lực hiện tại của ta là thủ đã dư dả, nếu tăng binh, chỉ e Lý Vĩnh Khuê càng ham chiến mà thôi. Đại nhân, Lý Vĩnh Khuê ban đầu luyện binh quá mức nghiêm khắc, muốn dùng những phương pháp tàn nhẫn mà có tinh binh, sau nhờ họ Hoàng, họ Bùi hợp lực, mới không có việc cực đoan. Giờ y tuyển lính mới, ham lập công, lẽ nào không lặp lại việc cũ.

Trương Văn So nói xong là đi ngay, bỏ lại Lữ Liêm trầm tư suy nghĩ. Phần mình, So đi gặp sứ bên Tân Bình, bảo rằng ông ta xin tới Tân Bình biện bạch. Để đi cho thuận tiện, hai bên đi đường thủy, lần này cẩn thận dùng thủy quân hộ tống.

Thấy Trương Văn So yêu cầu thủy quân hộ tống, Ebisu hơi ngại. Tin tức vụ quân Chiêm đánh úp thuyền cá, không bắt được thì giết hết thủy quân Tân Bình hộ tống khiến thủy quân có phần e ngại. Trương Văn So mời Ebisu ra nói chuyện riêng:

- Tướng quân thân là thống lĩnh thủy quân, nhưng giờ lại e sợ kẻ địch, như vậy chỉ e không hợp lé thường. Huống hồ bây giờ...

- Bây giờ làm sao?- Trương Văn So nói lấp lửng, khiến Ebisu sốt ruột vặn hỏi.

- Tướng quân có biết trận vừa rồi, các ngư dân tiếng là chỉ chạy thoát, thực tế, cũng là đánh ngang tay với quân Chiêm vậy. Thậm chí so ra, còn hơn cả thủy quân Tân Bình. Lý Vĩnh Khuê từ lâu không vừa mắt tướng quân, ngặt nỗi là kẻ từ xa tới, không gốc gác, thần long nan áp địa đầu xà. Nhưng người ấy là bậc anh tài, lập nên lực lượng mới, dùng đám dân thường luyện thành tinh binh. Nay có chiến công này, tất nhiên muốn tăng binh, tăng quyền rồi dần dà thay thế ngài mất. Hai ta cũng có giao tình, tôi không đành lòng thấy ngài như vậy.

Ebisu lập tức tỏ ra căng thẳng, không biết phải tính toán làm sao với tình hình này. Trương Văn So liền khuyên, nên tỏ chút bản lĩnh, trước tiên cho hộ tống So và sứ Tân Bình về Tân Bình, để thấy rõ lòng can đảm của thủy quân. Thứ nữa là bắt đầu rèn luyện thủy quân, nhất là trong cuộc so tài với các ngư dân, không nên nhẹ tay, đừng quá đáng là được. Ebisu nghe vậy gật đầu liên tục, cảm ơn Trương Văn So đã bày kế, rồi cho người chuẩn bị thuyền hộ tống So đi sang Tân Bình.

Trương Văn So thấy Ebisu như vậy, trong bụng hài lòng. Sở dĩ y khuyên Lữ Liêm khống chế Lý Vĩnh Khuê, lại khích Ebisu, là vì không muốn Lý Vĩnh Khuê thành công cường binh, làm thủy quân Hoài Nhân quá mạnh, có thể thắng quân Chiêm với những tổn thất không đáng kể. Như vậy quân Chiêm làm sao có thể gây đủ loạn để khiến quan lại Nam Giao lộ sơ hở.

..........................................

Lý Vĩnh Khuê quả nhiên có ý mở rộng thêm lực lượng chiến đấu mới và tìm tới Lữ Liêm để xin phép. Song Lữ Liêm lại chối từ

- Lý đại nhân không biết đấy thôi, vừa rồi Tân Bình cử người sang đòi hỏi tiền bạc về vụ việc thủy quân bên họ bị ta làm liên lụy. Đòi hỏi bên họ rất cao, trả tiền cho lính chết trận, bồi thường thuyền bè, bồi thường vũ khí bị mất,... Dù nhiều thứ nghe vô lý, nhưng Tân Bình với ta là thế môi rằng, như nước Ngu với nước Quắc, cùng chung kẻ thù là quân Chiêm, họ cũng thực bị ta liên lụy, không thể chối từ. Tôi phải cử Trương Văn So qua thương thuyết, hi vọng có giá cả thích hợp, nhưng cũng phải có khoản bồi thường chứ.

- Đại nhân, đành rằng ngài làm vậy cũng có lý, nhưng cầu người không bằng cầu mình. Quân Chiêm áp cảnh, đánh các đội ngư dân của ta. Nay có thể thoát được hoàn toàn, nhưng mai có thể không. Không bổ sung thêm người, đóng thêm thuyền từ ngay lúc này, khi có thiệt hại, lấy đâu mà bù đắp.

- Lý đại nhân quá mức lo lắng rồi!- Một giọng nói vang lên từ phía cửa, là Ebisu đã tìm tới.

- Ebisu, tới có việc gì?

- Bẩm đại nhân, tiểu tướng tới đây, không gì khác ngoài xin đại nhân y chuẩn cho thủy quân được quyền tuần tra kiểm soát lại vùng biển của ta. Khi trước, quân Chiêm có qua lại, để không gây sự ảnh hưởng nghiêm trọng, bọn tôi phải án binh bất động, nhưng giờ này quân Chiêm ngang ngược, đánh thuyền cá, giết hại thủy quân Tân Bình, dã tâm không thể che giấu. Vì thế, phải xuất lực lượng ra mà đe nẹt chúng, để chúng không hồng hách ngang ngược nữa. Nếu không, cái lòng lang dạ sói kia được kích động, thì không biết sẽ thế nào.

Ngày xưa chính thủy quân không chịu xuất trận, lấy lý do sợ kích động quân địch, nhưng giờ lại đổi giọng, bảo lo cho đại cục, Lữ Liêm cực chán ghét. Có điều thủy quân bị khích tướng, muốn xuất trận cũng là cái hay. Thủy quân vốn là lính chuyên nghiệp, không phải huấn luyện từ đầu, vũ khí trang bị cũng khá sẵn, chi bổ sung cũng ít. Quan trọng hơn, họ vốn là lính, không phải dân, không ảnh hưởng tới sản xuất. Lý Vĩnh Khuê muốn tăng binh, tất phải bắt thêm dân, dân đi lính, không làm việc được, thu nhập của Hoài Nhân sẽ giảm mất.

- Nếu như thủy quân đã có ý muốn báo quốc, ta cũng không thể ngăn cản, cho phép các người xuất chiến, bảo hộ biển và dân chúng.

- Rõ.

Lý Vĩnh Khuê hơi nheo mắt nhìn Ebisu và Lữ Liêm. Thủy quân Hoài Nhân bị khích tướng, sôi nổi hoạt động trở lại, cũng có cái lợi. Nhưng lợi bất cập hại, đám người này vốn là cướp biển, tùy hứng đã quen, thấy lợi thì bu lại, thấy hại thì tránh đi. Giờ hăng hái là vì muốn bảo toàn lợi ích, nhỡ tới khi thiệt hại quá cao, chúng xoay chiều thì Hoài Nhân làm sao. Tên Lữ Liêm thật không có tầm nhìn. Ngược lại, một đội quân mới, toàn người dân, có cái lợi là dễ sai bảo, họ lại có động lực bảo hộ quê nhà, có thể liều chết, huấn luyện cũng tốt nữa. Có điều hiện giờ, nói cũng chả ai nghe, phải chờ vậy.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.