Kẻ Phá Đám

Chương 1: Chương 1




Mẹ của Avery Alizabeth Delaney là một người điên loạn.

May là mẹ cô, Jilly, đã bỏ đi đâu mất tích sau ngày Avery ra đời ba hôm.

Avery được bà ngoại Lola và dì Carrie nuôi nấng.

Ba thế hệ đàn bà sống yên lành, đạm bạc trong một ngôi nhà có khung gỗ hai tầng trên phố Barnett chỉ cách quảng trường thành phố Seldon Veach , Florida , hai khu phố. Không khí ở khu phố Barnnett rất khác sau khi Jilly bỏ nhà ra đi. Căn hộ trước đây thường ồn ào náo nhiệt, bây giờ yên tĩnh. Thậm chí Carrie đã biết cười trở lại, và suốt năm năm tuyệt diệu, cuộc sống rất

an lành bình dị.

Tuy nhiên những năm về trước khi còn Jilly ở nhà, bà ngoại Lola hết sức khổ sở vì chị ta. Bà có con khi đã lớn tuổi, cái tuổi tri thiên mệnh, cho nên bây giờ bà đã già yếu, mệt mỏi. Ngày Avery lên năm, Lola đã bắt đầu đau ngực. Vào ngày sinh nhật của bé, bà phủ cái trứng lên cái bánh sinh nhật cho cháu, nhưng vừa làm được nửa đã phải ngồi nghỉ một lát mới làm tiếp được.

Lola không cho ai biết về bệnh tình của mình, bà không đi đến ông bác sĩ quen thuộc của bà ở Sheldon Beach , vì bà không tin ông ta kín miệng. Thế nào ông ta cũng nói cho Carrie biết về bệnh tình của bà. Bà đã hẹn với một ông bác sĩ chuyên khoa về tim mạch ở Savannah , rồi lái xe đến đấy để gặp ông ta. Sau khi đã khám rất cẩn thận, ông cho biết bệnh tình của bà rất

nghiêm trọng. Ông kê đơn cho thuốc uống giảm đau và trợ tim, khuyên bà đi đứng chậm lại và với một giọng rất nhẹ nhàng, ông nói rằng bà phải bớt làm việc. Lola không đếm xỉa gì đến lời khuyên của bác sĩ.

Ông bác sĩ gà mờ ấy biết gì mà nói? Có thể một chân bà đã nằm dưới mồ, nhưng lạy Chúa, chân kia bà phải cố đứng cho thật vững ở trên mặt đất. Bà còn đứa cháu ngoại phải nuôi, và bà sẽ không đi đâu hết nếu chưa làm xong công việc.

Lola có tài giả vờ mình có sức khỏe tốt rất giỏi.Bà đã hoàn thiện cái biệt tài ấy trong những năm rối rắm vì lo kiểm soát Jilly. Khi ở Savannah trở về, bà cố tin mình khỏe như bò mộng.Và quả đúng như thế.

Bà ngoại Lola từ chối không nói gì về Jilly, nhưng

Avery muốn biết hết những chuyện về chị ta.Bất cứ khi nào cô bé hỏi về mẹ mình, là bà ngoại cô mím môi rồi trả lời như mọi khi:

- “Ta ước sao cho nó tốt. Ta ước sao cho nó

hoàn toàn tốt”.

– Rồi không để cho Avery có thì giờ hỏi tiếp, bà chuyển sang vấn đề khác. Dĩ nhiên đấy không phải là câu trả lời thỏa đáng nhất là đối với một em bé năm tuổi hiếu kỳ.Cách duy nhất mà Avery có thể biết đôi chút về mẹ em là hỏi dì em. Carrie thích nói về Jilly, cô

không hề quên bất cứ hành động xấu xa nào của chị cô , và vì thế mà tội lỗi của mẹ Avery chồng chất như núi.

Avery rất nể phục dì em. Em tin dì là người xinh đẹp nhất trần đời, và ước mơ sao em giống dì chứ đừng giống bà mẹ trời đánh của mình. Carrie có tóc màu giống như màu mứt đào bà ngoại làm, và cặp mắt có màu xám xanh như mắt con mèo có lông trắng mà Avery đã thấy ảnh màu trong một cuốn sách truyện. Carrie thường ăn kiêng để sụt ký, nhưng Avery nghĩ rằng để như thế dì em cũng đẹp rồi. Carrie cao 1m65, nên trông cao ráo đẹp đẽ, và khi cô cài những kẹp tóc sáng lóng lánh trên đầu để giữ cho tóc khỏi xõa xuống mắt trong khi học hay làm việc nhà, trông cô như một công chúa.

Avery thích hương thơm nơi người dì tỏa ra,hương thơm như mùi thơm của hoa dành dành.Carrie nói với Avery rằng đây là nước hoa cô yêu thích, và Avery nghĩ đây là loại nước hoa đặc biệt. Khi Carrie vắng nhà, Avery cảm thấy cô độc, cô gái bèn lẻn vào phòng ngủ của dì, rảy nước hoa lên tay lên chân, tưởng tượng dì của em đang ở phòng bên cạnh.

Tuy nhiên điều mà Avery thích nhất về Carrie là dì em đã nói với em như nói với một người lớn.Dì em không đối xử với em như bà ngoại Lola đã làm. Khi Carrie nói về người mẹ trời đánh của em, Jilly, dì em thường bắt đầu bằng một giọng rất nghiêm trang:

- Dì không che dấu sự thật vì cháu còn nhỏ.Cháu có quyền biết sự thật.

Vào tuần lễ trước khi Carrie đi Caliornia, Avery vào phòng dì để thu xếp đồ đạc. Cô bé rất thích giúp dì, và Carrie đã thu xếp xong, cô bảo cháu gái ngồi vào bàn trang điểm của mình, để trước mặt cô bé chiếc hộp đựng giày, trong hộp có nhiều đồ trang sức rẻ tiền. Cô đã mua những thứ này ở chợ trời gần nhà để làm quà cho Avery trước khi cô ra đi. Avery rất sung sướng khi nhìn những đồ trang sức bóng loáng và lập tức em trang điểm trước tấm kính hình bầu dục.

- Carrie, tại sao dì phải đi tuốt đến tận California ? Dì phải ở nhà với bà ngoại với cháu chứ?

Carrie cười :

- Dì phải ở nhà à?

- Peyton nói mẹ nó đã nói như thế. Peyton nói mẹ nó nói dì đã học xong đại học và bây giờ dì phải ở nhà để giúp chăm sóc cháu vì cháu hay quấy rầy.

Peyton là bạn thân nhất của Avery, và vì cô bé này lớn hơn Avery một tuổi, nên Avery tin lời cô ta nói. Theo Carrie thì mẹ của Peyton, Harriet, là người hay xen vào chuyện của người khác,nhưng vì chị ta tốt với Avery, nên cô bỏ qua tính hay chen vào việc nhà người khác của chị ta.Sau khi đã xếp cái áo laen bằng lông dê màu xanh nhạt, cái áo Carrie thích nhất vào vali xong, một lần nữa cô nói cho cháu nghe vì sao

cô phải ra đi.

- Cháu nhớ là dì được tài trợ để đi học tiếp chứ?Dì phải lấy bằng thạc sĩ, và dì đã nói cho cháu biết ít ra cung 5 lần rồi, là tại sao việc học thêm sau đại học rất quan trọng. Dì phải đi, Avery à.Đây là cơ hội ngàn vàng cho dì, và sau khi dì đã lập công ty riêng, dì sẽ già và nổi tiếng, rồi cháu và bà ngoại sẽ đến ở với dì. Chúng ta sẽ có nhà lớn ở Beverly Hill, có gia nhân và có hồ bơi.

- Nhưng như thế thì cháu không học đàn dương cầm được. Bà Burns nói cháu phải học vì cháu có năng khiếu âm nhạc.

Vì thấy cô cháu gái có vẻ quan trọng quá, nên Carrie không dám cười.

- Bà ấy nói cháu có khiếu có nghĩa là cháu phải thực tập mới giỏi được, nhưng cháu có thể học đàn ở California . Cháu cũng có thể học Karate ở đấy luôn.

- Nhưng cháu thích học Karate ở đây. Sammy nói học võ này cháu sẽ đá rất mạnh, nhưng dì biết sao không, Carrie? Cháu nghe bà ngoại nói, mẹ của Peyton cho biết bà ta không thích con bà học Karate. Bà nói làm thế không hợp với giới nữ lưu.

- Tầm bậy -Carrie nói.

- Dì đóng học phí cho cháu học, dì muốn cháu lớn lên biết cách để tự vệ.

- Nhưng tại sao phải tự vệ?- Avery hỏi.

-Mẹ của Peyton cũng hỏi bà ngoại tại sao phải tự vệ.

- Vì dì không muốn bất kỳ ai có thể xô đẩy cháu

như Jilly thường xô đẩy dì,- cô đáp.

- Cháu lớn lên sẽ không sợ ai hết. Và dì tin chắc ở

California có nhiều trường dạy võ để tự vệ rất tuyệt vời, giáo viên giỏi như Sammy.

- Mẹ Peyton nói bà ngoại nói rằng Jilly đi xa để làm tài tử điện ảnh. Dì cũng muốn làm tài tử điện ảnh à, Carrie?

- Không, dì muốn xây dựng công ty và hái ra rất nhiều tiền. Dì sẽ làm cho những người khác trở thành tài tử.

Avery quay lui với tấm gương và đeo cặp hoa tai bằng kim cương giả thật lớn màu lục. Rồi cô bé mở sợi dây chuyền cũng bằng kim cương giả và đeo vào cổ.

- Dì biết Peyton nói sao không?- Cô bé hỏi rồi không đợi trả lời mà nói tiếp.

- Nó nói mẹ nó nói khi Jilly có mang cháu, bả đã lớn đủ biết chuyện đời rồi.

- Đúng thế! – Carrie trả lời. Cô kéo hộc tủ đựng bít tất ra, lôi hết ra giường rồi so từng đôi.

- Jilly đã 18 tuổi.

- Nhưng mẹ Peyton nói thế nghĩa là sao? Mẹ cháu đủ biết chuyện đời là biết cái gì?

- Bà ấy muốn nói rằng Jilly phải biết cách đề phòng.Cái hộc tủ rơi xuống nền nhà. Carrie lấy lên đẩy lại vào tủ, rồi tiếp tục sắp chồng bít tất.

- Nhưng đề phòng nghĩa là sao? – Avery hỏi. Cô bé nhăn mặt với mình trong gương khi đeo chiếc dây chuyền thứ hai.

Carrie tảng lờ như không nghe câu hỏi của cô bé. Cô không muốn nói dông dài đến chuyện tình dục và ngừa thai. Avery còn nhỏ quá không nên nghe những chuyện như thế này. Cho nên cô muốn cô cháu gái chú ý qua chuyện khác.

- Cháu rất may mắn đấy nhé.

- Có phải cháu nhờ có dì và bà ngoại chăm sóc,vì cháu là đứa bé quậy phá không?

- Đúng thế,- Cô đáp.

- Nhưng cháu còn may mắn hơn nữa là vì Jilly khi có thai cháu, bả không uống rượu nhiều hay là không uống từng nẵm thuốc an thần có chất ma túy. Nếu mẹ cháu mà xài nhiều cái chất độc hại ấy vào người, thì khi cháu ra đời, thế nào cháu cũng mang họa vào

thân.

- Peyton nói mẹ nó nói cháu may mắn đã được ra đời bình an vô sự.

Quá chán, Carrie nói:

- Có phải mẹ Peyton rất thích nói về Jilly không?

- Ờ,- cô bé đáp.

-Thứ thuốc an thần ấy không tốt à?

- Ừ không tốt nếu uống nhiều. Chúng sẽ giết chết cháu như chơi.

- Thế tại sao người ta dùng?

- Vì họ ngốc. Dẹp cái đồ nữ trang ấy đi và đến ngồi trên vali cho dì có thể đóng lại.

Avery cẩn thận để hoa tai và dây chuyền vào hộp đựng giày. Cô bé leo lên cái giường có đỉnh màn cao.

- Cho cháu cái này nhé?- Cô bé hỏi, vừa lấy cuốn sách nhỏ có bao nhựa màu xanh.

- Không, không được. Đây là cuốn nhật ký của dì, - Carrie đáp. Cô lấy cuốn sách nơi tay Avery,nhét vào cái túi nhỏ trong vali. Cô đóng vali,Avery lên ngồi ở trên. Cô đè mạnh vali xuống rồi khóa lại.

Khi Carrie giúp cháu bước xuống giường, thì Avery hỏi:

- Tại sao tuần sau mới đi mà bây giờ đã thu xếp đồ đạc? Bà ngoại nói dì làm thế là vì lo xa.

PHẦN MỞ ĐẦU (2)

- Thu xếp đồ đạc cho gọn trước khi sơn phòng cho cháu, trước khi dì ra đi không phải là chuyện lo xa. Làm thế để khỏi vướng đồ đạc khi sơn quét lại phòng. Ngày mai cháu và dì ra tiệm bán sơn để chọn màu.

- Cháu biết. Dì đã nói dì để cho cháu chọn màu.Mà dì Carrie này?

- Cái gì thế?- Carrie hỏi vừa mang vali đến gần cửa.

- Có phải bà mẹ trời đánh khi gặp chúa sẽ ghét cháu không?

Carrie quay lui, thấy sự lo sợ hiện ra nơi mắt Avery, bỗng cô thấy nổi giận. Mặc dù Jilly không có ở đây, chị ta vẫn gây đau đớn cho gia đình,chuyện này không chấm dứt được hay sao?Carrie nhớ cái đêm cô biết chị cô sắp có con như nhớ chuyện vừa xảy ra hôm qua.Jilly tốt nghiệp trung học vào buổi tối thứ sáu tháng năm trời dịu mát. Rồi cô ta về nhà, phá hỏng buổi lể ăn mừng bằng cách tuyên bố rằng cô có thai sáu tháng rồi. Cô ta đã khéo giữ để không lộ ra ngoài.

Khi nghe tin, Lola quá kinh hoàng, mới đầu bà sợ gia đình sẽ mang tai tiếng, xấu hổ; nhưng rồi bà bình tĩnh và nói:

- Chúng ta là một gia đình, chúng ta phải tìm cách giải quyết. Chúng ta phải tìm ra một cách để thu xếp việc này cho ổn thỏa. Phải vậy không, Carrie?

Carrie đang đứng nơi bàn ở phòng ăn, lấy daocắt một miếng bánh nơi cái bánh thật lớn mà bà Lola đã bỏ công trang hoàng cả buổi sáng.

- Thời đại bây giờ và về sau mà để cho có thai là điều rất ngu đần. Jilly, chị không hề nghe về chuyện ngừa thai à?Hay chị là đồ khờ dại?

Jilly đứng dựa vào tường, hai tay vòng trước ngực, nhìn Carrie. Lola muốn tránh cho hai cô con gái một cuộc đấu khẩu kịch liệt, bà bèn nói xen vào:

- Carrie, đừng nặng lời làm gì. Chúng ta đừng làm cho Jilly buồn.

- Mẹ nên nói mẹ không muốn làm cho chị ấy buồn – Carrie chỉnh lời mẹ.

- Carrie, con đừng nói cái giọng ấy với mẹ.Cô ân hận, cúi đầu, xúc miếng bánh bỏ vào đĩa.

- Vâng, thưa mẹ.

Jilly đáp lại:

- Tôi không nghĩ đến chuyện ngừa thai. Tôi đã đến ông bác sĩ ở Jacksonville để phá thai, nhưng ông không chịu lấy ra, vì ông ta nói cái thai đã lớn.

- Lola ngồi phịch xuống ghế, đưa tay che mặt.

- Mày có đi bác sĩ…

Jilly không quan tâm đến vấn đề này nữa. Cô đi vào phòng khách, ngồi vào ghế nệm dài, lấy cái điều khiển tivi, bật lên xem.

- Chị ta gây nên nhiều chuyện phiền phức rồi bỏ đi, Carrie nói, để mọi chuyện cho chúng ta lo liệu. Khôn đấy chứ!

- Đừng nói thế, Carrie,- Lola nài nỉ. Bà chà xát bộ lông mày như để làm dịu cơn đau đầu, rồi nói:

- Jilly không bao giờ chịu suy nghĩ chín chắn khi làm việc gì.

- Tại sao lại thế? Chị ấy phải biết sữa đổi tật xấu chứ. Mẹ đã bỏ qua hết thảy các tội lỗi của chị ấy chỉ vì mẹ không thể nghiêm khắc với chị ấy.Con nghĩ mẹ đã sợ chị.

- Nói thế thật kỳ cục, - Lola lớn tiếng đáp lại. Bà đứng dạy khỏi bàn, đi vào bếp để rữa đĩa.

–Chúng ta là một gia đình, chúng ta phải cho qua

một chuyện như thế này, - Bà nói lớn cho Carrie

ở ngoài nghe.

- Con phải giúp đỡ thôi, Carrie à.Chị con cần sự nâng đỡ về tinh thần.

- Carrie nắm chặt hai tay, bực tức. Biết làm sao cho mẹ cô mở mắt nhìn thấy đứa con trắc nết,ích kỷ mà bà đã nhọc công nuôi dưỡng. Tại sao bà không thấy sự thật?

Mùa hè năm đó là một kỷ niệm đau buồn. Jilly là cơn ác mộng khủng khiếp thường xuyên của cô, và mẹ họ đã tất bật làm lụng để phục vụ cho cô ta. May thay, Carrie có công việc làm mùa hè ở quán bà Sammy và Grille, cô đã làm rất nhiều giờ trong ngày để khỏi về nhà.

Jilly sinh vào cuối tháng tám, tại bệnh viện quận. Sau khi sinh xong, cô ta nhìn đứa bé quằn quại, mặt mày phồng rộp, đã làm cô đau đớn và quyết định không muốn làm mẹ. Không bao giờ, không bao giờ. Nếu các bác sĩ bằnglòng, chắc cô ta đã cắt tử cung hay thắc buồng trứng vào hôm đó.Lola đã lôi Carrie đến bệnh viện để thăm cô chị.Họ chưa vào đến phòng, Jilly đã tuyên bố rằng cô ta quá trẻ đẹp, không thể kè kè đứa bé bên cạnh. Ngoài thành phố Sheldon Beach ở Floridara, cả một thế giới rộng lớn mở ra trước mắt cô,

nhưng sẽ không có ai giàu có chú ý đến cô nếu cô đi đâu cũng ẵm đứa bé bên hông. Không,tình mẫu tử không hợp cho cô. Ngoài ra cô ao ước trở thành minh tinh điện ảnh. Cô phải khởi đầu bằng cách được phong hoa hậu nước Mỹ .Cô ta nói với họ cô ta đã chuẩn bị đâu vào đấyrồi. Cô ta kheo rằng mình đẹp hơn những con bò cái cô đã xem trên tivi hồi năm ngoái, nhữngcô gái thi hoa hậu mặc áo tắm đi trên sân khấu.Cô ta quả quyết rằng khi các giám khảo nhìn cô,thế nào họ cũng trao vương miện cho cô.

- Lạy chúa, chị dốt quá – Carrie nói

– Họ không trao vương miện cho những cô gái đã có con.

- Mày mới là đồ dốt, Carrie à.

- Thôi, hai đứa, - Lola ra lệnh.

– Các con muốn để cho các nữ hộ sinh nghe hay sao?

- Họ nghe hay không, con chẳng cần, - Jilly nói.

- Mẹ bảo con phải im, - Lola đáp.- Phải biết suy nghĩ, Jilly à. Bây giờ con đã làm mẹ rồi.

- Con không muốn làm mẹ. Con muốn làm minh tinh, - Jilly nói lớn.

Hoảng hồn, Lola kéo Carrie vào phòng, bảo cô đóng cửa. Một tay nắm bó hoa bà mang đến cho Jilly, tay kia bà phải níu cánh tay của Carrie để cho khỏi khụy xuống.Carrie tức giận vì bị bắt buộc phải đỡ bà. Cô dựa người vào cửa và nhìn cô chị.

- Này Jilly, tao không quan tâm đến lời mày nói,- Lola nói, giọng thì thào giận dữ.

Mẹ cô thường không nói với Jilly một giọng như thế. Carrie thấy vui, cô bèn chú ý đến cuộc nói chuyện.

Mày phải có trách nhiệm, - Lola nói. Giọng bà nghiêm nghị, vừa nói bà vừa bước đến phía giường.

– Mày phải làm mẹ cho thật tốt, Carrie và tao sẽ giúp mày nuôi nấng đứa bé. Công việc sẽ tốt đẹp. Mày sẽ thấy. Tao nghĩ là mày nên gọi bố đứa bé….- Jilly cười to khiến bà ngừng lại.

–Có gì vui mà cười?

- Cười mẹ. – Jilly đáp. – Có phải mẹ dã hoạch định đời tôi theo ý của mẹ không? Mẹ luôn luôn muốn làm cho tôi phải cư xử và hành động theo ý của mẹ. Mẹ à, bây giờ tôi lớn rồi. Tôi muốn làm gì thì làm.

- Nhưng, Jilly, người bố có quyền biết anh ta có con gái.

Sửa cái gối dưới đầu cho cao, Jilly ngáp thật to.

- Tôi không biết bố đứa bé là ai cả. Có thể là thằng sinh viên đaih học ở Savannah, nhưng cũng không chắc lắm.

Lola thả tay Carrie ra:

- Mày nói không chắc là sao? Mày nói với tao…

- Tôi nói láo. Mẹ muốn tôi nói thật phải không? Tốt tôi nói cho mà nghe. Cha của đứa bé có thể là cả tá thằng đàn ông.

Lola lắc đầu. Bà không muốn tin con gái.

- Đừng nói tầm bậy. Nói thật cho tao nghe.

Carrie ngẩng đầu.

- Ôi, lạy chúa, Jilly!

Jilly thích thấy người khác sửng sốt và thích mọi

người chú ý đến mình.

- Tôi nói thật đấy. Tôi không đếm xuể số đàn ông đã ngủ với tôi. Tôi không thể nào biết ai là bố của đứa bé. – Cô thấy mặt mẹ cô lộ vẻ ghê tởm.

– Tôi làm cho mẹ buồn phải không? – Jillly hỏi, vẻ thích thú.

– Đàn ông yêu tôi, - cô ta kheo khoang.

– Họ làm tất cả những gì tôi muốn để tôi vừa lòng. Họ cho tôi ngững món quà đắt tiền và cho cả tiền mặt nữa, tôi phải giấu mẹ và Carrie để người khác khỏi ganh tỵ và làm ra vẻ ta đây thánh thiện hơn ai hết. Mẹ sẽ lấy tiền bạc và nữ trang của tôi, phải không? Nhưng tôi không để cho mẹ có cơ hội đâu. Tôi lanh lợi chứ

không như mẹ tưởng đâu, mẹ à.

Lola nhắm mắt, cố chặn cơn buồn nôn trào lên.

- Mày có bao nhêu đàn ông cả thảy?

- Làm sao tôi biết? Mẹ không nghe tôi nói à? Tôi đã nói tôi không đếm xuể. Công việc tôi phải làm là để cho họ sử dụng cơ thể tôi trong một thời gian ngắn. Họ yêu vì tôi, tôi để cho họ yêu.Tôi đẹp hơn cả những diễn viên ở Hollywood cộng lại, và tôi sẽ nổi tiếng. Mẹ cứ đợi mà xem.Ngoài ra, tôi thích nhục dục. Khi đàn ông làm việc này ngon lành, ta có cảm giác rất tuyệt vời.Mẹ không hiểu phụ nữ tân thời đâu. Mẹ già rồi,mẹ à, mẹ khô khan hết rồi. Có lẽ mẹ không nhớ tình dục là gì.

- Bán thân lấy tiền à? Mày có biết làm thế là mày thành cái đồ gì không?

- Là người phóng khoáng, - Jilly càu nhàu.

Carrie bước ra khỏi cửa.

- Không, không phải. Làm thế là thành con đĩ dơ bẩn, Jilly à. Chị sẽ thành thế đấy.

- Mày không biết gì đâu mà xía vào, - Jilly hét lớn. Đàn ông muốn mày như họ muốn tao đâu.Tao làm cho họ nổi điên, và họ không tèm nhìn đến mày đâu. Tao là người phóng khoáng nên mày ganh tỵ.

- Thôi mẹ ơi. Ta về thôi. – Carrie chạm vào vai mẹ cô.

Jilly quay đầu, nói lầu bầu:

- Phải, về đi. Để tôi ngủ. Đi đi, để cho tôi nghỉ ngơi.

Carrie phải giúp Lola ra xe. Chưa bao giờ cô thấy mẹ cô quẩn trí như thế, việc này khiến cô đâm lo sợ.

Khi họ lái xe rời khỏi bệnh viện, Lola thẩn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ.

– Con đã biết nó sẽ như thế nào rồi, con đã nói cho mẹ biết, nhưng mẹ không nghe con. Mẹ như sống trong đám sương mù phải không?

Carrie gật đầu.

- Có cái gì trong người Jilly không ổn. Bản chất tytiện trong người chị ấy đã vượt quá giới hạn…tính nết không bình thường.

- Có phải mẹ đã gây nên cho nó không? – Lolahỏi, giọng có vẻ bối rối.

– Bố con đã làm hư nó,và sau khi ổng bỏ chúng ta, mẹ đã quá cưngchiều để nó khỏi cảm thấy bị bỏ rơi. Có phải mẹđã làm cho nó trở thành con quái vật không?

- Con không biết.

Cả hai mẹ con không ai nói với ai lời nào cho đến khi họ về nhà. Carrie lái xe chạy trên con đường vào nhà, đến đậu ở trước nhà xe, tắt máy. Khi cô mở cửa thì mẹ cô nắm cánh tay cô.

PHẦN MỞ ĐẦU (3)

- Mẹ rất ân hận về cách mẹ đã đối xử với con –Bà bật khóc

– Con là đứa con gái tốt, lâu nay mẹ xem đây như là điều hiển nhiên. Đời sống của chúng ta quay quanh Jilly phải không? Mẹ hình như đã bỏ hết thì giờ trong 18 năm của nó để làm nó hạnh phúc. Mẹ chỉ muốn con hiểu rằng mẹ rất tự hào về con. Mẹ chưa bao giờ nói với con thế phải không? Mẹ nghĩ chuyện khủng

khiếp vừa rồi đã làm cho mẹ nhận thấy con là một kho báu. Mẹ yêu con, Carrie à.

Carrie không biết trả lời như thế nào. Cô không nhớ trước đây có khi nào mẹ cô nó với cô là bà yêu cô không. Cảm thấy như thể cô đã thắng một cuộc thi, nhưng vì đối thủ không đến dự.Đứa con vàng đã bị mờ xỉn, và vì cô còn lại một mình, nên cô thắng cuộc.

Thế mà chưa đủ. Cô hỏi:

- Mẹ sẽ làm gì với Jilly?

- Dĩ nhiên mẹ sẽ làm cho nó cải tà quy chánh.

Carrie rút tay đi.

- Mẹ vẫn không thành công đâu. Chị ấy không cải tà qui chánh được đâu. Có lẽ chị không thểlàm được. Chị ấy bệnh , mẹ à.

Lola lắc đầu

- Nó được nuông chiều thành hư, nhưng mẹ có thể làm…

Carrie cắt ngang lời bà.

- Mẹ vẫn sống trong mộng ảo. – Cô nói rồi bước

ra khỏi xe, đóng mạnh cửa và đi vào nhà.

Lola đi theo cô vào bếp, bà lấy cái tạp dề móc trên móc gỗ gắn trên tường, buộc quanh bụng.

- Mẹ có nhớ chuyện gì xảy ra vào ngày sinh nhật thứ tám của con không? – Carrie hỏi, vừa kéo cái ghế nơi bàn trong bếp ra và ngồi xuống.

Muốn tránh nhắc lại kỷ niệm đau buồn, Lola không quay người lui, bà nói:

- Không nhớ gì hết. Tại sao con không don bàn

để mẹ dọn thức ăn ra?

- Mẹ cho con búp bê Barbie mà con muốn có.

- Carrie, bây giờ mẹ không muốn nói chuyện này.

- Mẹ ngồi xuống. Chúng ta cần bàn chuyện này.

- Chuyện này xảy ra đã lâu. Tại sao con còn nhắc lại làm gì?

Lần này Carrie không nhượng bộ. Cô nói tiếp:

- Đêm đó con đã vào trong phòng ngủ của mẹ.

- Carrie, mẹ không…

- Mẹ ngồi xuống, mẹ kiếp! Mẹ không thể sống như thế này. Mẹ phải nhìn vào thực tế. Ngồi xuống, mẹ. – Cô muốn nắm vai bà lắc mạnh cho bà thức tỉnh.

Lola lam theo lời con. Bà kéo ghế ngồi xuống trước mặt con, hai tay chắp lại ngay ngắn trong lòng.

- Mẹ nhớ bố con rất buồn vì lời tố cáo của con, - bà nói.

– Còn Jilly thì khóc. Đêm ấy con thức cả nhà dậy.

- Chị ấy muốn lấy con búp bê của con, - Carrie nói.

- Con không chịu đưa cho chị ấy, chị nói chị sẽ lấy kéo múc mắt con ra. Lúc nữa đêm con thức dậy, chị ấy đứng bên giường nhìn con, tay cầm cái kéo của mẹ. Chị ấy cười, nụ cười bệnh hoạn. Chị mở kéo đóng kéo, làm phát ra tiếng kêu rùng rợn. Rồi chị lấy búp bê Barbie mới của con, con nhìn chị đâm mũi kéo vào mắt búp bê, và con nhìn nụ cười trên mặt chị… Cảnh tượng rất khủng khiếp. Khi con định hét lên, chị cúi

xuống và nói nhỏ với con:

- Bây giờ đến phiên mày.

- Con khi ấy còn quá nhỏ nên không nhớ chính xác sự việc đã xảy ra. Chuyện bé con xé thành to.

- Ồ không, con không phóng đại, - cô nói.

–Chuyện xảy ra đúng như thế mà. Mẹ không thấy ánh mắt của chị ấy, nhưng con xin cam đoan là chị ấy muốn giết con. Nếu con ở trong nhà một mình với chị, thế nào chị cũng thực hiện điều chị mong ước.

- Không, không, nó chỉ dọa cho con sợ thôi, -Lola khăng khăng nói.

– Nó không muốn hại con. Jilly yêu con mà.

- Nếu mẹ và bố không có ở đấy, chắc chị ta đã hại con rồi. Chị ấy điên mẹ à. Con không cần quan tâm đến chị ấy, nhưng bây giờ có một đứa bé vô tội. Cô hít vào một hơi thật dài rồi nói:

-Con nghĩ là chúng ta nên khuyến khích Jilly cho đứa bé để họ làm con nuôi.

Ý kiến của cô làm Lola nổi giận.

- Không thể được, - bà nói, đập mạnh tay lên bàn.

– Đứa bé ấy là cháu con và cháu ngoại của mẹ, mẹ không để cho người lạ nuôi nó.

- Đấy là con đường hy vọng duy nhất để cho đứa bé có được tương lai sáng, - Carrie biện luận. Con bé sẽ sống không nổi với mẹ nó, vì Jilly không thương nó. Con chỉ hy vọng mầm mống điên loạn trong người Jilly không di truyền cho con bé.

- Ôi lạy chúa. Điều duy nhất sai trái của Jilly là nó quen nếp sống buông thả. Độ này rất nhiều thiếu nữ đã tỏ ra rất ngu đần với đàn ông. Thếlà sai lầm, - bà vội nói tiếp,

- Nhưng mẹ biết lý do tại sao Jilly muốn đàn ông thương yêu nó. Bố nó đã bỏ nó, và nó cố…

- Mẹ không hiểu gì hết hay sao? – Carrie hét to.

– Hồi nãy con tưởng là mẹ đã hiểu được thực trạng của Jilly, nhưng bây giờ con nghĩ là con đã lầm. Mẹ không mở mắt ra mà nhìn. Mẹ đã hỏi con, phải chăng mẹ đã làm cho chị ấy trở thành quái vật không, mẹ không nhớ à?

- Mẹ muốn nói hạnh kiểm của nó là con số không, nhưng bây giờ Jilly đã là người mẹ rồi.Khi mẹ đến lại bệnh viện để đem nó và đứa bé về nhà, con sẽ thấy. Nó sẽ hiểu ra cho mà xem.

Thật giống như nói với bức tường.

- Mẹ nghĩ là bản năng làm mẹ sẽ hoán cải chị ấy à?

- Phải, mẹ nghĩ thế, - Lola nói.

Rồi con sẽ thấy, -bà lại nói,

- Jilly sẽ muốn cải tà quy chính.

Carrie bỏ cuộc. Quá đau đớn, cô về phòng và ở miết trong phòng cả đêm. Sáng hôm sau khi cô xuống dưới nhà, cô thấy trên bàn trong bếp có tờ giấy ghi lời nhắn. Mẹ cô cho biết đã đi Sears để mua cái nôi, áo quần em bé và ghế ngồi của trẻ con để gắn trên xe hơi.

- Mộng ảo! – Carrie lẩm bẩm nói.

Sáng thứ hai, Lola đến bệnh viện để đưa Jilly và đứa bé chưa đặt tên về nhà. Carrie từ chối không đi với mẹ. Cô nói với bà rằng cô phải làm việc vào ca sớm tại nhà hàng Sammy và rời khỏi nhà trước khi kịp hỏi cô.

Jilly đang đợi Lola. Cô ta đã mặc áo quần, đứng trước tấm gương trong phòng tấm chải tóc. Cô ta vẩy tay chỉ đứa đang khóc ở giữa chiếc giường nhàu nhò lộn xộn, cô ta vừa vứt đứa bé xuống đấy sau khi cô ta ra khỏi phòng mấy giây, và nói với Lola rằng bà có thể nuôi nó, bán nó,hay là cho nó… Cô ta chẳng cần quan tâm đến việc bà muốn làm gì thì làm. Rồi cô ta lấy cái bao ngủ và đi ra khỏi bệnh viện với số tiền cô ta ăn cắp của em gái, tiền dành dụm để vào đại học, nhét vào trong cái nịt vú.

Mãi cho đến hai tuần sau, Carrie mới thấy việc rút tiền xuất hiện trên tờ báo cáo của ngân hàng, Carrie quá giận. Cô làm việc cực nhọc để dành dụm tiền, cô quyết định lấy lại số tiên cho bằng được. Cô muốn khai cho cảnh sát biết tênkẻ đã ăn trộm, nhưng Lola không muốn cô làm thế.

- Chuyện trong gia đình phải đóng cửa bảo nhau, - bà quyết định như thế.

Mùa xuân năm sau, Carrie tốt nghiệp trung học,và mùa hè năm đó cô làm hai công việc. Lola đã dùng một ít tiền để dành của mình để giúp Carrie nộp học phí vào đại học, và Carrie đã làm thêm những công việc ngoài giờ ở trường đại học để phụ vào các việc chi tiêu. Vào dịp nghỉ lễ giáng sinh năm đó, khi Carrie về nhà, cô rất hững hờ với con của Jilly.

Tuy nhiên, Avery không phải là loại trẻ em đáng ghét để cho người ta lưu tâm đến. Chỉ cần nhìn cô bé cười toe toét hai lần là Carrie phải cười lại với bé. Mỗi lầm về nhà, là sợi dây thân ái càng ràng buộc vững bền hơn. Đứa bé thương mến cô, và tình cảm, tuy chưa bộc lộ rõ ràng, đã nảy nở giữa hai dì cháu.

Avery là cô bé dịu dàng nhất, thông minh nhất,cho nên dù muốn dù không, Carrie cũng phải thay chân mẹ nó. Dĩ nhiên cô có bản năng bảo vệ của người mẹ. Cô sẽ làm bất cứ điều gì để giữ cho Avery được an toàn.

Thế nhưng bây giờ đã năm năm trôi qua, dù họ sống bên nhau yên ổn, Jilly vẫn còn là mối đe dọa gây đau khổ cho gia đình.

- Phải không dì Carrie? Có phải bà ấy ghét cháu không?

Carrie buộc lòng phải lưu tâm đến câu hỏi của cô bé. Chống hai tay lên hông, cô hít vào thật sâu rồi hỏi:

- Cháu cần biết Jilly nghĩ gì về cháu phải không?

Avery nhún vai đáp:

- Cháu không biết.

- Này nhé, dì sẽ nói cho cháu biết. Bà mẹ trời đánh của cháu có lẽ ghét cháu, nhưng không phải vì khi mới sinh cháu là ai, hay trông cháu như thế nào… Cháu là đứa bé hoàn hảo. Jilly chỉ không muốn lãnh trách nhiệm nuôi cháu thôi.

–Cô chỉ cái ghế gần bên giường.

– Dì sẽ nói cho cháu nghe chuyện quan trọng này, và dì muốn cháu phải chú ý nghe, ngồi xuống.

Avery vội vàng làm theo lời của dì.

- Có lẽ cháu còn quá nhỏ không nên nghe chuyện như thế này, nhưng dì vẫn nói cho cháu biết mẹ cháu là người điên loạn.

Avery thất vọng. Bé tưởng sẽ được nghe điều gì mới lạ.

- Dì đã nói chuyện này cho cháu nghe rồi. Nói rất nhiếu lần rồi.

- Dì muốn nhắc lại cho cháu nhớ, - cô nói.

– Jilly không bình thường. Đáng ra mẹ cháu phải bị nhốt trong nhà thương điên một thời gian thật lâu mới phải.

Avery rất kinh ngạc khi nghe nói đến chuyện nhốt mẹ cô. Nhà thương điên là cái gì?

- Là chỗ dành cho người bệnh.

- Jilly bệnh à?

- Phải – Cô đáp.- Nhưng không phải loại bệnh người ta thường mắc phải. Mẹ cháu mắc bệnh ti tiện, hận thù, và điên khùng. Chắc bà ta quá điên khùng mới bỏ một người tuyệt vời như cháu mà đi. – Carrie nói thêm rồi cuối người vuốt tóc ra khỏi mắt của Avery.

– Mẹ cháu đã lớn lên với đầu óc lệch lạc. Không hẳn là tệ nạn xã hội, nhưng cũng gần như thế.

Mắt Avery mở to. Cô bé nói nho nhỏ:

- Carrie, dì vừa nói gần như thế.

- Dì nói đúng những điều dì nhận xét.

Avery đứng lên khỏi ghế, đến ngồi trên giường bên cạnh Carrie. Cô bé nắm bàn tay của dì rồi nói:

- Nhưng chắc dì không nói đúng những điều dì

nhận xét.

PHẦN MỞ ĐẦU (4)

- Để dì nhận xét cho cháu nghe. Một người tệ nạn xã hội là người không có lương tâm, và chắc cháu muốn biết lương tâm là gì. Lương tâm là cái nằm trong đầu cháu để nói cho cháu biết điều gì sai trái khi cháu mắc phải sai lầm. Lương tâm sẽ làm cho cháu cảm thấy cắn rứt.

- Như khi cháu nói với bà ngoại rằng cháu đã thực hành đàn xong, nhưng cháu không làm, rồi bà khen cháu ngoan, nhưng cháu không ngoan vì cháu nói láo, và thế là cháu cảm thấy lương tâm cắn rứt, phải không?

- Phải, đúng như thế đấy, - cô đáp. – Mẹ cháu không có trái tim hay là tâm hồn, sự thật là thế đấy.

- Giống như bài hát dì thích nhất, phải không?Có phải bài hát là loại trái tim hay tâm hồn không?

- Phải, giống bài hát, - Carrie nói cho bé an tâm.

– Jilly không có tâm hồn để cảm nhận những gì không có liên quan hay có lợi cho mình.

Avery dựa người vào một bên Carrie, ngước mắt nhìn cô, cặp mắt xanh tím đẹp tuyệt vời, đẹp hơn mắt mẹ bé rất nhiều. Carrie thấy được vẻ thanh khiết và tính thiện ẩn sau cặp mắt ấy.

- Jilly chỉ lo thương mình mà không thương ai hết, nhưng cháu đừng bỏ công lo buồn về chuyện này. Chuyện này không phải là lỗi của cháu. Cháu có tin dì không?

Avery gật đầu với vẻ trang trọng.

- Chính bà mẹ trời đánh của cháu mới có lỗi.Carrie cười.

- Đúng thế.

- Cháu có tâm hồn không?

- Có chứ. Ai cũng có tâm hồn ngoại trừ mẹ cháu.

- Trước khi con Whiskers bị Jilly hành hạ cho đến chết, nó có tâm hồn không?

- Có lẽ có, - cô đáp, nhớ đến con mèo của cô đã bị Jilly dành lấy rồi hành hạ rất dã man với nó.

- Tâm hồn ở đâu?

- Tâm hồn của cháu ư? – Carrie suy nghĩ một hồi mới đáp. Nó ở trong người cháu, bao quanh trái tim của cháu. Tâm hồn cháu thanh khiết mãi. Cháu sẽ không được giông Jilly, Avery à.

- Nhưng dì nói cháu trông giống mẹ cháu.

- Việc trông giống bề ngoài không quan trọng. Bên trong người cháu mới là vấn đề quan trọng.

- Có phải Jilly thương dì và thương bà ngoại mà không thương cháu không?

Carrie chán nản.

- Dì tưởng cháu đã hiểu hết những điều dì nói.Jilly không thương ai hết, ngoài mình. Mẹ cháu không thương bà ngoại, không thương dì và không thương cháu. Bây giờ cháu đã hiểu chưa?

Avery gật đầu.

- Bây giờ cháu chơi với đồ nữ trang được không?Carrie cười. Hình như đứa bé đã nghĩ đến những vấn đề quan trọng hơn. Cô nhìn bé ngồi nơi bàn trang điểm, lục đồ trong hộp ra lại.

- Cháu có biết điều tuyệt vời nhất đã xảy đến cho cháu không?

Averry trả lời, mắt không nhìn đi chỗ khác.

- Có dì làm dì Carrie của cháu.

- Có phải cháu cho thế là điều tuyệt vời nhất.-Cô hỏi, vẻ ngạc nhiên và thích thú. – Tại sao thế?

- Vì điều mà dì nói với cháu là điều tuyệt vời nhất.

Carrie cười:

- Này cháu, có điều còn tuyệt vời hơn nữa.

- Điều gì?

- Cháu sẽ không lớn lên với nỗi lo sợ như dì đã chịu đựng. Jilly sẽ không trở về. Cháu sẽ không bao giờ gặp lại mẹ cháu nữa… không bao giờ.Đó là điều tuyệt vời nhất.

Vừa nói xong câu nói là Carrie cảm thấy ớn lạnh tận xương sống. Nói huênh hoang như thế có liều lĩnh không? Phải chăng khi tuyên bố không có ma quả là người ta có thể làm cho ma quỉ hiện lên? Cô cảm thấy sự ớn lạnh như là điều linh cảm. Nhưng dĩ nhiên không phải thế. Cô chỉ quá lo xa vậy thôi. Cô xua đuổi cảm giác lo sợ,cô trở lại với công việc.

Tuần tiếp theo cô bận rộn nhiều công việc.Avery chọn màu hồng để sơn tường, và Carrie thêm đường viền màu trắng. Cô nghĩ cái phòng ngủ trông như sự bùng phát một trường phái nghệ thuật mới, nhưng Avery thích thế. Vào chiều chủ nhật, cô bé yên vị ở phòng ngủ lớn phía trước. Carrie đã chất vali vào thùng xe hơi.Cô sẽ ngủ đêm cuối cùng ở phòng ngủ cũ của

Avery trên cái giường thô ráp khó chịu.Tối đó cả nhà ăn bữa tối có những món Carriethích nhất. – Nhũng thức kiêng kỵ theo chế độ ăn kiêng của cô như gà chiên, khoai tây nghiền và nước sốt thịt, đậu xanh ninh. Lola dùng số rau bà trồng ở vườn sau để làm món salad tươi, nhưng Carrie không đụng đến. Vì cô đã quyết định không ăn kiêng một ngày – một ngày tự do tội lỗi kỳ diệu – nên cô đã ăn đủ các món kia căng cả ruột rồi.

Sau khi Lola đọc truyện cho Avery nghe xong và để cô bé vào giường, Carrie đến hôn chúc cô bé ngủ ngon. Cô bật đèn đêm, đóng cửa phòng ngủ, rồi xuống lầu làm tiếp một số công việc giấy tờ cần thiết.

Công việc này tiếp tục công việc khác mãi cho đến hơn mười một giờ cô mới lên lầu lại. Lola đã ngủ trong phòng bà ở phía sau nhà. Carrie kiểm tra Avery – Ôi, cô sẽ nhớ cô bé này biết bao – và khi thấy cô cháu gái nằm trong cái giường khổng lồ, cô muốn bật cười. Cô bé mang ít ra đến năm sợi dây chuyền và bỗn cái vòng

đeo ở cổ tay. Cái vương miện đã mờ với những hạt kim cương bằng thủy tinh đã mất gần hết,vướng vào tóc nằm chệch sang một bên đầu. Cô bé nằm ngửa mà ngủ, ôm con gấu nhồi bông đã bị rách trong tay. Carrie ngồi xuống giường, nhẹ nhàng tháo đồ nữ trang để khỏi làm cho bé thức dậy.

Sau khi đã bỏ hết đồ trang sức rẻ tiền vào hộp,cô lặng lẽ đi ra cửa. Khi cô kéo cửa đóng lại thì bỗng nghe Avery thì thào nói:

- Chúc ngủ ngon, Carrie.

Khi Carrie quay lui nhìn cô bé, bé đã nhắm mắt. Trong ánh sáng yếu ớt chiếu vào từ đèn đường, cô bé trông như một thiên thần. Carrie nghĩ nếu cô bé là con ruột của cô, thì cô cũng chỉ thương yêu đến như thế này là cùng. Bản năng bảo vệ hết sức dồi dào trong lòng cô. Cô không thích nghĩ đến chuyện ra đi, cô cảm thấy

như thể cô bỏ rơi đứa bé.Nhưng Carrie tự nhắc nhở mình: cô phải ra đi.Tương lai của Avery phụ thuộc vào cô. Khi cô đã có cơ nghiệp, cô sẽ có thể giúp đỡ mẹ và cháu đầy đủ, xứng với trường hợp của họ. Carrie không muốn để cho tình cảm yếu đuối xen vào làm cản trở kế hoạch của cô. Cô phải đạt cho được mục đích và ước mơ của mình, Avery và Lola cũng phụ thuộc vào cả hai yếu tố này.Khi cô đi ra hành lang để đến phòng tắm, cô nói lẩm bẩm:- Mình đang làm điều đúng đắn. – Khi đứng dưới vòi nước, cô vẫn cứ tin như thế.

Carrie vừa mới vặn vòi nước cho chảy mạnh thì bỗng có tiếng cửa xe hơi đóng thật mạnh làm cho Avery thức giấc. Cô bé nghe có tiếng cười ồ ồ, liền vùng ra khỏi giường để xem ai làm ồn như thế. Cô thấy một người đàn ông và một người đàn bà. Họ đứng bên chiếc xe hơi cũ tả tơi, đầu chụm vào nhau, cười nói ồn ào.Người đàn bà có mái tóc màu vàng. Người đàn ông tóc đen. Anh ta có cái gì nơi tay. Avery nhìn một bên cửa sổ nên họ không thấy cô bé, nếu thấy có thể họ la lớn biểu cô bé đừng chõ mũi vào. Người đàn ông đưa cái chai tu một hơi. Rồi anh ta đưa cho người đàn bà, chị ta ngửa đầu cũng tu một hơi.

Họ làm gì trước nhà của bà ngoại thế nhỉ? Avery quỳ xuống núp sau tấm màn viền đăng ten. Cô bé cuối đầu khi người đàn bà quay lui và đi lên vỉa hè. Người đàn ông trông có vẻ không được đứng đắn, không đi theo chị ta. Anh ta đứng dựa vào cái thanh chắn ở xe, mắt cá chân này tréo lên mắt cá chân kia. Anh ta tu một hơi khác, rồi ném cái chai không ra đường. Tiếng

chai vỡ to như hơi thở hổn hển của Avery. Làm dơ bẩn cả đường xá, thật quá tệ. Bà ngoại Lola đã nói với cô như thế.Gã đàn ông không nhìn vào ngôi nhà. Anh ta nhìn con đường, vì thế mà Avery nghĩ là tình thế yên ổn, nên đứng thẳng lên để nhìn cho rõ. Cô thấy khi anh ta quay người về phía chiếc xe, có cái gì thòi ra nơi túi quần sau. Cái gì thế nhỉ? Có lẽ là chai rượu khác?Người đàn ông có vẻ không đứng đắn, mặc áo thun dơ bẩn, hẳn là khác nước kinh khủng, vì hắn đưa tay ra sau và lôi cái chai ra. Nhưng không phải cái chai. Avery thở hổn hển lại. Gã đàn ông không tốt, nắm trong tay một khẩu súng đen bóng loáng. Giống như loại súng cô bé thường thấy trên tivi.Cô bé quá bị kích thích nên cảm thấy không còn lo sợ nữa. Cứ đợi xem ra sao để có thể kể cho Peyton nghe. Bé có nên đánh thức bà ngoại và dì Carrie dậy để nói cho họ biết về khẩu súng không? Có lẽ họ sẽ gọi cho ông sĩ quan ở đồn cảnh sát để ông ta đến tóm cổ anh chàng không tốt này đi.Avery giật mình khi nghe tiếng đấm rầm rầm ở cửa trước. Bé nghĩ chắc là cô ấy đấm cửa để gọi bà ngoại vào lúc nửa đêm.Cái cô này hét lớn những lời bật bạ kinh khủng.Avery chạy lui vào giường, chui vào núp dưới chăn, phòng trường hợp bà ngoại vào kiểm tra

bé trước khi xuống lầu để bảo cái cô ấy thôi đừng có làm ồn như thế nữa. Bé biết thế nào bà ngoại cũng nói với cô ta: " Chị muốn thức người chết dậy à? – Đúng, thế nào bà cũng nói thế cho mà xem. Như bà vẫn thường nói thế với Carrie khi dì ấy mở tivi hay máy hát thật to.Nhưng nếu bà ngoại đi xuống dưới nhà nhìn vào mà thấy không có Avery trong giường, bé không biết chuyện sẽ xảy ra thế nào.Thỉnh thoảng người ta phải làm những việc xấu để tìm ra được vấn đề quan trọng. Peyton đãnói với bé rằng nghe người khác nói mà không nói lại cho ai biết những điều mình đã nghe, là chuyện rất tốt.Tiếng đấm cửa thình thịch to hơn khi người đàn bà yêu cầu bà ngoại mở cửa cho chị ta vào.Bà ngoại mở cửa, Avery nhìn chị ta la hét omsòm. Bé hiểu lời chị ta nói. Bỗng Avery không

hiếu kỳ nữa. Bé hoảng sợ. Bé hất tấm chăn nhảy xuống giường, nằm sắp trên nền nhà, bò xuống trốn dưới giường. Bé chui nhanh đến đầu giường có ván chắn. Bé đã lớn rồi, quá lớn không thể khóc. Nước mắt chảy xuống ha bị má là vì bé nhắm hai con mắt quá chặt

Sự chờ đợi làm Avery phát điên. Cô ngồi trong

cái buồn nhỏ vuông vức, lưng dựa vào tường,

chân này chéo lên chân kia, một tay gõ mấy đầu

ngón tay lên mặt bàn, tay kia nắm bao nước đá

để lên đầu gối bị thương. Tại sao lâu như thế

này nhỉ? Tại sao Andrews không gọi? – Cô nhìn

chăm chăm vào máy điện thoại, muốn nó reo

lên. Không có gì. Không có tiếng động. Quay

chiếc ghế xoay, cô nhìn chiếc đồng hồ hiện số

lần thứ một trăm. Bây giờ là 10:05, giống như

cách đây 10 giây. Lạy Chúa, đáng ra bây giờ cô

đã nghe điện thoại reo rồi mới phải chứ.

Mel Gibson đứng dậy, dựa vào bức vách ngăn

đôi giữa buồng làm việc của anh với buồng của

Avery, nhìn cô với ánh mắt đầy thiện cảm. Tên

này là tên thật của anh, tên móc nôi, nhưng Mel

cho rằng cái tên này xưa rồi, cái tên vô danh,

không ai trong lực lượng cảnh sát đếm xỉa đến.

Thế nhưng anh cũng không thích cái tên do cơ

quan đặt cho anh là Brad Piit.

- Chào, Brad, - Avery nói. Cô và các đồng đội

khác vẫn dùng cái tên mới này cho quen. Tuần

trước đồng đội gọi anh bằng tên "George

Clooney", và cái tên này gặp phản ứng như cái

tên "Brad" bây giờ, anh quắc mắt và nhắc rằng

tên anh không phải là "George", không phải

"Brad", và không phải "Mel", mà là "Melvin".

- Đáng ra bây giờ cô đã có tin rồi mới phải, --

Anh nói.

Avery quyết không để cho anh ta trêu chọc. Anh

ta cao, trông có vẻ lanh lợi, yết hầu nhô ra thật

lớn, và có thói quen dùng ngón tay thứ ba đẩy

chiếc kính gọng thép lên trên cái sống mũi

thẵng. Margo, một đồng đội khác nói với Avery

rằng Mel làm thế là có ý đồ. Đấy là cách anh để

cho ba người khác trong tổ biết rằng anh ta cảm

thấy mình quan trọng hơn các tổ viên khác.

Avery không đồng ý như thế. Mel thường không

làm điều gì không chính đáng. Anh sống theo

quy cách mà anh tin là hình ảnh điển hình của

người thuộc cơ quan FBI. Anh tận tâm, có trách

nhiệm, năng nổ, có tham vọng, và…. Hơi quan

trọng hóa công việc một chút. Mặc dù anh mới

27 tuổi, nhưng áo quần anh mặc giống như các

nhân viên mật vụ mặc vào thời thập niên 50 của

thế kỷ XX. Côm lê đen, sơ mi trắng tay dài có cổ

áo cài khuy, cà vạt đen nhỏ bản, giày đen mũi

nhọn đánh láng bóng, và đầu tóc ngắn mà

Avery biết cứ hai tuần là anh cắt một lần.

Anh có thói quen kỳ lạ là hay trích dẫn vài chi

tiết trong tập Chuyện Của Cơ Quan FBI, truyện

đã được chuyển thành phim với Jimmy Stewart

thủ vai chính. Anh ta nhanh trí kinh khủng và có

tinh thần đồng đội. Anh chỉ cần tỏ ra mình xuất

sắc hơn một tí là được. Thế thôi.

- Cô không nghĩ bây giờ đáng ra cô đã nhận

được tin tức rồi à? – Anh hỏi, giọng lo âu như

tâm trạng của cô.

- Còn sớm, -- Cô đáp, nhưng chưa đầy năm

phút sau, cô nói tiếp, - anh nói đúng. Đáng ra

bây giờ đã có tin.

- Không – Anh chỉnh lại. – Tôi nói đáng ra "cô"

đã nhận tin. Lou, Margo và tôi không có dính líu

gì đến quyết định nhờ cậy đội SWAT hết.

Ôi, lạy Chúa, cô đã nghĩ như thế nào nhỉ?

- Nói cách khác, anh không muốn bị khiển trách

nếu tôi sai lầm phải không?

- Không khiển trách đâu, -- Anh nói. – Mà bị sa

thải. Tôi cần công việc này. Tôi đã sắp trở thành

nhân viên mật vụ chính thức rồi. Theo nhãn

quan của tôi.

- Tôi biết, Mel.

- Melvin, -- Anh chỉnh lại ngay tức khắc. – Và lợi

thế sẽ lớn.

Margo đứng dậy để có thể tham gia câu chuyện.

- Nhưng tiền lương bèo.

Mel nhún vai nói:

- Môi trường làm việc cũng thế. Nhưng…. Cơ

quan FBI kia mà.

- Môi trường làm việc của chúng ta có sao đâu?

Lou vừa đứng dậy vừa hỏi. Buồng làm việc của

anh nằm bên trái buồng của Avery. Mel ngay

trước mặt cô, còn buồng của Margo nằm kế bên

buồng của Lou. Phòng làm việc của họ -- Họ

thường âu yếm gọi là hang chuột. – nằm phía

sau phòng cơ khí với tiếng máy đun nước nóng

và máy nén kêu rầm rầm.

- Tôi thấy môi trường làm việc có gì không ổn

đâu? – Anh hỏi lại, giọng có vẻ bối rối.

Lou kém năng lực, nhưng dễ thương, Avery nghĩ

thế. Bất cứ khi nào cô nhìn anh ta, cô lại nhớ

đến cảnh bừa bãi trong bức biếm họa cũ có

nhan đề "Nghèo xơ xác". Lou lúc nào cũng luộm

thuộm. Anh ta thông minh thật đấy, nhưng

không mở miệng nói được câu gì hay ho, cái áo

sơ mi tay cụt thường thường có ít ra là một vết

bẩn. Sáng nay có hai vết. Một vết do nước mứt

nơi bánh cam vòng của Margo mang đến. Vết

này có màu đỏ lớn nằm ngang trên vết mực đen

do cây bút gây ra trên túi áo sơ mi trắng.

Lou nhét đuôi áo vào quần – sáng nay là lần thứ

ba anh nhét áo vào quần – rồi nói:

- Tôi thích làm việc dưới này. Rất thoải mái.

- Chúng ta làm việc trong một góc tầng hầm

không có cửa sổ - Margo đáp lại.

- Thì có sao đâu? – Lou hỏi. – Chúng ta làm ở

đâu cũng không giảm bớt tầm quan trọng.

Chúng ta là thành phần của một tổ công tác.

- Tôi muốn làm thành phần của tổ công tác nào

có cửa sổ. – Margo nói.

- Không thể có đủ thứ được. Này, Avery, đầu gối

ra sao rồi? – Bỗng anh hỏi, đổi đề tài.

Cô thận trọng giở bao nước đá lên, nhìn chỗ bị

thương.

- Bớt sưng rồi.

- Chuyện xảy ra như thế nào? – Mel hỏi. Anh

là người duy nhất không nghe tai nạn xảy ra.

Margo vuốt mái tóc quăn đen, ngắn và đáp:

- Một bà già suýt chút nữa giết chết cô ấy.

- Với một chiếc Cadillac, - Lou nói. -- Tai nạn xảy

ra trong bãi đổ xe. Rõ ràng bà già không nhìn

thấy cô ấy. Chắc phải rút bớt tuổi cho phép lái

xe xuống mới được.

- Bà ta đã tông vào cô à?

- Không, -- Avery đáp. -- Khi xe bà phóng quành

góc đường, tôi chạy tránh được xe bà ta, nhưng

lại đụng phải đầu một chiếc Mercedes khác, đầu

gối va vào càng xe. Tôi nhận ra chiếc Cadillac là

của bà Speigel, bà ở trong tòa nhà chung cư của

tôi. Tôi nghĩ bà đã 90 tuổi. Bà không được lái

xe, nhưng thỉnh thoảng tôi thấy bà lấy xe ra để

đi mua đồ lặt vặt.

- Bà ta có dừng lại không?- Mel hỏi.

Cô lắc đầu.

- Tôi nghĩ chắc bà ta không tin là có tôi ở đấy.

Bà ta phóng xe thật nhanh đến nổi tôi mừng là

không có ai trên đường hết.

- Lou, anh nói đúng đấy, - Margo nói. Cô ta biến

mất sau bức vách ngăn buồng làm việc của cô,

cúi xuống đẩy cái thùng đựng giấy đánh máy

đến góc buồng, rồi đứng lên trên thùng. Bỗng cô

cao bằng Mel. -- Phải giới hạn tuổi cho phép lái

xe. Avery nói bà già quá nhỏ, đến nổi cô ấy

không thấy được đầu bà ta khi nhìn từ phía sau

xe. Chỉ thấy được một đám tóc bạc.

- Khi chúng ta già, thân thể chúng ta teo lại, --

Mel nói. – Margo, nghĩ mà xem, khi cô 90 tuổi,

chắc không ai thấy cô.

Margo, người nhỏ nhắn, cao 1m55, không phật

ý đáp:

- Tôi sẽ mang giầy cao gót.

Điện thoại reo, cắt đứt câu chuyện. Avery vùng

đứng dậy, xem đồng hồ: 10 giờ 14 phút.

- Đúng giờ, -- Cô thì thào nói khi điện thoại reo

lần thứ hai.

- Trả lời đi,- Margo lo lắng nói.

Avery nhấc máy khi máy reo hồi thứ ba. Cô đáp:

- Avery Delaney đây.

- Ông Carter muốn gặp cô tại văn phòng của

ông lúc 10 giờ 30, cô Delaney.

Cô nhận ra giọng nói. Cô thư ký của Carter có

giọng nói của người ở bang Maine, cô đáp:

- Tôi sẽ đến bây giờ.

Khi Avery gác máy, ba cặp mắt đều nhìn cô.

- Ôi, trời đất! -- Cô nói nhỏ.

- Sao? -- Margo hỏi, cô là người thiếu kiên nhẫn

nhất.

- Carter muốn gặp tôi.

- Ơ ồ. Chuyện không hay rồi. – Mel nói, rồi, như

thể anh nhận ra anh đã nói cái gì đáng ra không

nên nói, anh nói thêm. – Cô muốn chúng tôi

cùng đi với cô không?

- Anh muốn làm thế à?- Avery hỏi, ngạc nhiên

khi nghe anh ta đề nghị.

- Tôi không muốn, nhưng phải đi.

- Thôi được rồi. Tôi hứng đạn một mình được

rồi.

- Tôi nghĩ chúng ta sẽ cùng đi, -- Margo nói. --

Nếu đuổi thì đuổi cả đám. Tôi muốn nói chúng

ta cùng đồng lòng với nhau, được không?

- Được, -- Avery đồng ý – Nhưng ba bạn đã cố

nói với tôi đừng đến gặp Andrews kia mà. Bạn

nhớ chứ? Tôi là người duy nhất phạm lỗi. – Cô

đứng dậy, để bao nước đá lên đỉnh tủ hồ sơ,

lấy áo khoác.

- Chuyện không hay rồi, -- Mel lặp lại. – Họ phá

hỏng quy tắc chỉ huy. Lôi thủ trưởng của thủ

trưởng vào việc này, chắc là chuyện chẳng lành.

Carter vừa được đề bạt làm chỉ huy các chiến

dịch nội hạt.

- Như thế tức là bây giờ ông ta là thủ trưởng

của hai tầng thủ trưởng, -- Margo nói.

- Không biết có đầy đủ các thủ trưởng ở đó

không – Lou nói.

- Chắc có, Avery nói nhỏ. – Có lẽ cả ba thủ

trưởng đều có mặt để sa thải tôi. – Cô cài nút

áo khoác rồi hỏi: -- Trông tôi như thế nào?

- Giống như người muốn hại cô, -- Mel nói.

- Bít tất của cô rách hết, -- Margo nói.

- Tôi biết. Tôi tưởng tôi có một đôi khác trong

hộc bàn, nhưng té ra không.

- Tôi có thừa một đôi đây.

- Cám ơn, Margo, nhưng cô nhỏ con, mà tôi thì

lớn. Mel, Lou, quay lưng lại hay ngồi xuống.

Khi họ quay lưng, cô đưa tay xuống dưới váy,

kéo bít tất dài ra rồi để hai gót chân lên giày.

Cô rất tiếc là hôm nay cô mặc váy. Thường

thường cô mặc quần và áo sơ mi, nhưng vì hôm

nay cô đi ăn tiệc, nên phải diện bộ đồ

Averymani của dì Carrie tặng cách đây hai năm.

Bộ đồ có màu nâu đẹp tuyệt vời, mặc với chiếc

áo bó không tay có cổ hình trái tim cũng cùng

màu. Chiếc váy trước có xẻ hai bên trông rất

khiếm nhã, nhưng Avery đã khâu lại cho kín

đáo. Bộ đồ trông rất tuyệt. Điều đáng làm cho

cô ghi nhớ là cô mặc bộ đồ đẹp đúng vào hôm

cô bị sa thải.

- Bắt này, -- Margo nói vừa ném cái gói bít tất

còn mới cho Avery. – Đây là loại mỗi kích cõ đều

vừa. Chúng co giãn rất tốt. Cô phải mang bít tất.

Chắc cô biết luật về áo quần rồi.

Avery đọc cái nhãn, nó cho biết vừa với mọi kích

cỡ.

- Cám ơn, cô nói và ngồi xuống lại. Hai chân cô

dài, khi kéo chiếc bít tất lên tận hông cô cứ sợ

rách, nhưng đôi tất hình như vừa vặn sít sao.

- Cô sẽ đến trễ đấy, - Mel nói khi cô đứng lên

sữa lại chiếc váy cho ngay ngắn. Tại sao cô

không nhận thấy cái váy ngắn như thế này nhỉ?

Gấu của váy chưa chạm đến đầu gối.

- Tôi còn bốn phút nữa. – Cô đáp. Sau khi đã tô

son lại đôi môi, kẹp tóc gọn gàng sau gáy, cô xỏ

chân vào giày. Đến lúc ấy cô mới nhận ra gót

giày bên phải lỏng ra. Chắc khi cô vấp phải nắp

chiếc xe, gót giày đã bị gãy.

Cô nghĩ bây giờ chẳng làm gì được nữa rồi. Cô

hít vào, vươn vai, đi khập khiễng ra lối đi ở giữa

phòng. Mỗi khi cất chân bước, cô cảm thấy đầu

gối giật giật.

- Hãy chúc tôi may mắn đi!

- Avery, -- Mel nói lớn. Anh đợi cho cô quay lui

mới thảy cho cô cái thẻ chứng minh kẹp nơi áo.

– Có lẽ cô nên đeo cái này vào nó.

- Phải, đúng vậy. Thế nào họ cũng lấy lại trước

khi đưa tôi ra khỏi cơ quan.

Margo nói với theo thật lớn:

- Này Avery, cậu đừng quên chuyện…. nếu bị sa

thải, cậu khỏi cần phải lo quái gì hết mà cứ vui

chơi thoải mái với dì cậu ở suối nước khoáng

đẹp như mộng ấy.

- Tôi không biết có đến gặp dì tôi ở đấy không.

Dì ấy vẫn tưởng tôi đang kèm các đứa bé ở D.C.

- Nhưng bây giờ chắc dì cô biết chuyện ấy đã

hủy bỏ rồi, cô thế nào cũng đến đấy vui chơi, --

Margo lập luận.

- Đúng đấy, cô nên đi thôi, -- Lou nói. -- Cô có

thể ở lại Utopia cả một tháng để làm bảng tóm

tắt.

- Không ích gì đâu, quý vị,- Avery đáp, không

nhìn lui.

Văn phòng của Carter nằm ở tầng lầu bốn của

tòa nhà cao ốc. Vào ngày thường, cô sẽ đi bằng

cầu thang lầu để tập thể dục nhịp điệu, nhưng

bây giờ đầu gối cô quá đau và gót giày bên phải

quá lung lay. Khi đến thang máy, cô mệt nhoài.

Trong khi chờ đợi thang đến, cô nhẩm tính trong

óc những điều cô nói khi Carter hỏi về việc cô đã

làm.

Cửa thang máy mở. Cô bước vào, bỗng nghe có

tiếng kêu răng rắc. Cô nhìn xuống thấy gót giày

nằm kẹt giữa đường ranh của thang máy với

nền nhà. Vì chỉ có một mình, nên cô kéo cao

váy, cúi xuống ở bên phía chân không bị đau để

lấy cái đế giày bị long ra. Chính lúc ấy cửa thang

máy đống lại ngay trên đầu cô.

Buột miệng rủa, Avery nhào lui. Thang máy

chuyển động, cô níu vào lan can. Khi cửa thang

mở ra ở tầng một, cô lấy gót giày và đứng lên.

Khi thang máy lên đến tầng bốn, trong thang có

nhiều khách, cô bị lấn ra tận phía sau. Cảm thấy

mình như một kẻ ngu ngốc, cô xin lỗi mọi người

để ra phía trước và khập khiễng bước ra ngoài.

Khổ thay, văn phòng của Carter ở cuối cái hành

lang dài. Cánh cửa kính còn cách khá xa nên cô

không đọ được tên khắc trên trên nắm tay cửa

bằng đồng.

Vừa đi cô vừa nghĩ: Ráng lên. Đi được nữa

đường cô dừng lại xem giờ để cho cái chân đau

được nghĩ một lát. Cô con một phút nữa. Cô có

thể đến kịp giờ, vừa đi lại cô vừa nghĩ. Cái kẹp

tóc rơi ra, nhưng cô chụp kịp trước khi nó rớt

xuống nền nhà. Cô kẹp lại vào tóc và đi tiếp. Cô

bỗng ước chi xe bà Speigel tông vào cô. Chắc

bây giờ cô khỏi phải nghĩ ra lời giải thích, và thế

nào Carter cũng gọi cô ở bệnh viện để sa thải cô

qua điện thoại.

- Ráng lên, - Cô lặp lại – Lẽ nào tệ hơn nữa?

Dĩ nhiên có thể tệ hơn. Ngay khi cô kéo cánh

cửa, chiếc bít tất móc vào quần lót bị sút ra, tụt

xuống khi cô khập khiễng bước tới bàn cô tiếp

tân, dải vải quấn quanh hông tuột xuống mông.

Người đàn bà da ngăm đen trịnh trọng mặc bộ

đồ Chanel ngắn cũn cỡn có vẻ ngạc nhiên khi

thấy Avery.

- Có phải cô Delaney không?

- Phải, - cô đáp.

Chị ta cười.

- Cô đến đúng giờ. Ông Carter sẽ đánh giá cao

việc này. Ông ấy làm việc rất đúng giờ giấc.

Khi chị ta nhấc máy điện thoại để báo Avery đã

đến, cô nghiêng người tới trước, hỏi:

- Có phòng vệ sinh nữ gần đây không?

- Ở ngoài hành lang, qua khỏi cầu thang máy,

phía bên trái.

Avery nhìn ra sau suy tính. Đi dọc theo cái hành

lang dài dằng dặc để tháo cái bít tất mắc dịch

ra, chắc cô sẽ trễ giờ hẹn, còn nếu không, cô có

thể….

Cô tiếp tân cắt đứt dòng suy nghĩ mông lung của

cô:

- Ông Carter muốn gặp cô ngay bây giờ.

Cô không nhúc nhích.

- Cô có thể vào trong, - Chị ta nói.

- Vấn đề là…

- Sao?

- Sao?

Avery từ từ đứng thẳng lên. Chiếc bít tất nằm

yên. Cô mỉm cười nói:

- Tôi vào trong bây giờ.

Cô quay người, thôi cười, tay vịn vòa mép bàn

rồi cố bước đi như thể chiếc giày vẫn còn đế.

Nếu may mắn, Carter sẽ không chú ý đến tình

trạng của cô.

Cô đùa với ai đấy? Người đàn ông đã được huấn

luyện để có tài quan sát.

Ông ta cao, có vẻ đạo mạo, mái tóc dày đốm

bạc và chiếc cằm vuông. Khi cô đi vào, Tom

Carter đứng dậy. Cô lúc lắc đi tới. Khi đến bên

cái ghế trước bàn làm việc của ông, cô muốn

ngồi phịch xuống, nhưng phải đợi ông cho phép.

Carter đưa tay qua bàn để bắt tay cô, và vì cô

phải vươn người tới trước, nên cái bít tất không

chịu nằm yên một chỗ. Cái móc bây giờ đã tuột

xuống đến đầu gối. Trong cơn hoảng hốt, cô

nắm tay ông, lắc thật mạnh. Khi cô nhận ra tay

phải cô nắm cái gót giày thì đã quá trễ. Từ khi

cô thi tốt nghiệp đến giờ, chưa bao giờ cô ra mồ

hôi như thế này.

- Thưa ông, rất sung sướng được gặp ông. Thật

là một vinh dự. Ông muốn gặp tôi à? Trời, ở đây

nóng quá. Xin phép ông được cởi áo khoác có

được không ạ?

Cô nói lan man, hình như không dừng được. Tuy

nhiên lời nhận xét về nhiệt độ làm cho ông

Carter chú ý. Ơn chúa, lời đồn quả không sai.

Carter có bộ ổn nhiệt riêng, ông thích để nhiệt

độ trong phòng dưới độ nước đông. Nhiệt độ

giống như ở Alaska. Avery ngạc nhiên không

thấy hơi thở của mình thở ra. Thì ra cô nín thở.

Hãy bình tĩnh, cô tự nhủ. Hít vào thật sâu đi.

Carter gật đầu với vẻ thiện cảm. Ông không chú

ý đến cái gót giày rơi trên chồng hồ sơ trên bàn.

- Tôi nghĩ là trong phòng nóng, nhưng người phụ

tá của tôi nói là ở đây lạnh quá. Để tôi vặn ổn

áp xuống thêm một nấc nữa.

Cô không đợi ông Carter cho phép mới ngồi. Lúc

ông quay lưng, cô liền lấy cái gót giày trên chồng

hồ sơ đề tên cô và tên những người khác trong

phòng của cô – Rồi ngồi xuống ghế lại. Chiếc bít

tất bây giờ nằm một đóng quanh đầu gối. Cô cởi

nhanh áo khoác, rồi vắt ở trên đùi chân.

Lát sau hai cánh tay và hai vai cô nổi gai ốc.

Hãy ráng lên cô nghĩ. Rồi sẽ ổn thôi. Khi ông ta

ngồi vào sau bàn, cô sẽ từ từ tuọt chiế bít tất

xuống và tháo ra. Chắc Carter sẽ không để ý

đâu.

Đây là kế hoạch vĩ đại, nếu Carter tạo điêu kiện,

chắc cô sẽ làm được thôi, nhưng ông ta không

về ghế ngồi. Ông đi qua phía cô, rồi ngửa người

ngồi lên mép bàn. Cô không thấp như Margo,

nhưng cô phải ngửa đầu ra sau để nhìn vào mắt

ông. Mắt ông có vẻ long lanh, cô thấy thật kỳ lạ,

cô tự hỏi phải chăng ông thích thú vì sắp sa thải

nhân viên. Lạy Chúa, có lẽ lời đồn đúgn mất.

- Tôi nhận thấy cô đi khập khiễng. Tại sao cô bị

thương ở đầu gối thế? – Ông hỏi. Ông cúi xuống

để lấy lên cái kẹp giấy bị rơi xuống nền nhà.

- Bị tai nạn, - Cô đáp, lấy cái kẹp để trên đùi.

Nhìn ánh mắt ngạc nhiên của ông, cô có thể nói

câu trả lời của cô không làm cho ông hài lòng.

- Một bà già… rất già, lái chiếc xe thật lớn,

không thấy tôi khi tôi đi đến lấy xe tôi trong bãi

đậu xe. Tôi phải nhảy đi tránh đường, nếu

không bà ấy đã tông vào tôi rồi. Vì thế tôi va

phải đầu một chiếc Mercedes, khiến gót giày

long ra và đầu gối bị bầm. – Rồi, không để cho

ông ta có thì giờ bà đến tai nạn rủi ro, cô nói

tiếp. – Thực ra thì gót giày của tôi chỉ bị lỏng mà

thôi. Nó bị văng ra khi cửa thang máy đógn ngay

trên đầu tôi.- Ông nhìn cô đăm đăm như thể cô

là con mụ điên đang nói lảm nhảm. – Thưa ông,

thật là một buổi sáng không may.

- Nếu tôi là cô, chắc tôi phải chuẩn bị tinh thần,

- ông Carter nói, giọng bỗng nghiêm nghị. – Tình

hình chắc sẽ xấu hơn.

Hai vai cô chùng xuống. Carter đi đến ngồi vào

ghế sau bàn làm việc. Cô thừa cơ hội này luồn

hai tay xuống dưới áo khoác và váy, kéo bít tất

xuống dưới hai chân. Công việc thật khó khăn

nhưng có thể làm được, cô ngồi bình thản trên

ghế, kéo cặp bít tất ra, công việc này chẳng khác

gì một kỳ công. Trong khi ông mở tập hồ sơ của

cô ra để đọc những lời ghi chú mà ông hay ai đó

đã ghi chú về cô, thì cô nắm chiếc bít tất, vo

thành một cục. Cô mang giày vào vừa lúc ông

ngước mắt nhìn cô lại.

- Tôi đã nhận được cú điện thoại của Mike

Adrews, -- Ông ta nói. Giọng nghiêm nghị của

người có quyền sinh sát trong tay.

Cô cảm thấy ruột gan rối bời như mớ bòng

bong.

- Thế à, thưa ông?

- Tôi tin là cô biết ông ta?

- Phải, thưa ông. Không rõ lắm,- cô vội nói tiếp.-

Tôi tìm thấy số điện thoại của ông ấy, gọi cho

ông trước khi rời khỏi văn phòng.

- Và trong cuốc điện thoại đó, cô đã thuyết phục

được ông ta triển khai một đội SWAT đến Ngân

hàng Quốc gia thứ Nhất ở…-- Ông ta nhìn

xuống, tìm địa chỉ ở trong hồ sơ.

Cô nói nhanh địa chỉ và nói thêm.

- Chi nhánh gần tuyến đường sắt tiểu bang.

Ông ngửa người ra sau, vòng hai tay và nói:

- Cô hãy nói cho tôi biết cô biết gì về ba vụ trộm

này?

Cô hít vào một hơi dài, cố thư giãn. Bây giờ cô

đã ở vào tình thế được bình an, kiềm chế được

mình.Vì cô đã đánh tất cả những bản báo cáo

của nhân viên mật vụ vào máy tính và đã xem

những cuộn băng từ của ngân hàng, nên cô biết

rất rõ chi tiết và nhớ rất nhiều.

- Những tên cướp xưng là Chính Khách, - cô nói.

– Có ba tên trong nhóm.

- Nói tiếp đi. -- Ông giục.

- Có ba vụ cướp trong ba tháng vừa qua. Những

tên đàn ông, tất cả đều mặc áo trắng, xông vào

ngân hàng thứ nhất, Ngân hàng và Quỹ Ũy thác

Quốc gia thứ nhất trên đường phố Thứ Mười

Hai, vào ngày 15 tháng ba, đúng ba phút sau khi

ngân hàng mở cửa làm việc. – Những người đàn

ông dùng súng để chế ngự nhân viên và một

khách hàng, nhưng chúng không bắn. Tên đàn

ông chỉ huy đã kề con dao bên cổ người bảo vệ.

Khi hai tên kia chạy ra cửa thì tên chỉ huy đâm

người bảo vệ, thả con dao rồi tẩu thoát. Người

bảo vệ không làm gì để chọc tức tên cướp hết.

Không có lý do gì để giết ông ta hết.

- Đúng, không có lý do gì hết.

- Vụ cướp thứ hai xảy ra vào ngày 13 tháng tư

tại Ngân hàng Mỹ quốc ở Maryland. Người quản

lý ngân hàng, một phụ nữ, đã bị giết chết trong

vụ cướp này. Tên chỉ huy đi ra cửa một cách tự

nhiên. Bỗng hắn quay lui bắn thẳng vào bà ta.

Một lần nữa, hình như không có lý do gì, vì các

nhân viên đều nghe theo lời chúng.

- Còn vụ thứ ba.

- Vụ này xảy ra vào ngày 15 tha tháng năm tại

Ngân hàng và Quỹ Ũy thác Goldman ở

Maryland, - cô đáp. – Như ông đã biết, bạo

động gia tăng. Hai người bị giết chết, và một

người bị thương rất nặng xuýt chết nhưng đã

bình phục một cách rất kỳ lạ.

- Tốt, cô đã nắm tình hình rất chính xác, -- Ông

nói – Bây giờ cô cho tôi biết chuyện này. Cái gì

làm cho cô tin rằng chi nhánh nhỏ của Ngân

hàng Quốc gia thứ Nhất ở Virginia sẽ là mục tiêu

tiếp theo?

Ánh mắt của Carter rất gay gắt. Cô nhìn xuống

đùi, cố suy nghĩ rồi nhìn lên lại. Cô biết cô đã

đến hồi kết thúc ra sao, nhưng trình bày cho thủ

trưởng của các chiến dịch nội hạt sẽ rất khó

khăn.

- Tôi nghĩ chắc ông biết tôi tin chuyện này vì tôi

thấy được các sự kiện xảy ra. Sự kiện đã có

sẵn… hầu hết đã có nói trong hồ sơ.

- Không ai thấy điều này trong hồ sơ, -- Ông ta

đáp. – Chúng tấn công ba ngân hàng khác nhau

với ba vụ cướp, nhưng cô thuyết phục Andreuws

tin rằng chúng sẽ tấn công chi nhánh khác nữa

của Ngân hàng Quốc gia thứ Nhất.

- Phải thưa ông, tôi đã làm thế.

- Điên… đáng chú ý là làm sao cô nói cho ông ta

nghe lời cô?

- Không phải nghe lời tôi, -- Cô đáp, hy vọng

Andrews không nói cho Carter nghe từng lời cô

đã nói.

- Cô đã dùng tên tôi.

Cô giật thót người.

- Phải, thưa ông, tôi đã làm thế.

- Cô đã nói với Andrews chính tôi ra lệnh. Có

phải thế không, Delaney?

Đã đén lúc rồi đây, cô nghĩ. Cái giọng của người

có quyền sinh sát trong tay.

- Vâng, thưa ông.

- Chúng ta trở lại thực tế vừa rồi, nhé? Đây là

điểm tôi muốn biết. Bọn “Chính Khách” đã tấn

công vào các ngày 15 tháng ba, 13 tháng tư rồi

15 tháng năm. Chúng tôi không biết tại sao

chúng tấn công vào những ngày đặc biệt ấy,

nhưng cô biết, phải không? Chính cô đã nói thế

với Andrews. – Ông ta nhắc cho cô nhớ. –

Nhưng cô không giải thích rõ ràng.

- Không có thì giờ để giải thích.

- Bây giờ có thì giờ rồi. Căn cứ vào đâu mà cô

kết luận như thế?

- Nhờ Shakepeare, thưa ông, -- Cô đáp.

- Shakepeare à?

- Vâng, thưa ông. Tất cả các vụ trộm đều theo

một khuôn mẫu, hầu như giống một thủ tục

trong công việc gì đây. Tôi đã lấy một bản in về

các chi tiết của ngân hàng thứ nhất trong tuần

lễ trước khi xảy ra vụ trộm. Tôi cũng làm như

thế với hai ngân hàng kia. Tôi nghĩ là có gì đấy

hiện ra cho thấy có mối liên hệ giữa các vụ cướp

này.

Cô dừng nói để lắc đầu.

- Tôi đã có hàng đống các bản in khắp văn

phòng, và tôi thấy có điều hơi kỳ cục. May thay,

tôi có các đĩa ghi âm của các ngân hàng, cho

nên tôi có thể kiểm tra chéo trên máy tính.

Carter thoa cằm, làm cho cô rối trí. Cô thấy vẻ

nôn nóng hiện ra nơi mắt ông ta.

- Thưa ông, xin ông chịu khó cho một chút. Ngân

hàng thứ nhất bị cướp ngày 15 tháng ba. Cái

ngày này có làm cho ông suy nghĩ gì không?

Không để cho ông kịp trả lời, cô hỏi tiếp:

- Ngày kỷ niệm danh nhân trong tháng ba phải

không? Ngày kỷ niệm Julius Caesar phải không?

Ông ta gật đầu.

- Đêm hôm qua, ý ấy chắc đã nảy ra trong óc tôi

trong khi tôi đọc các bản tin, và tôi nhận thấy có

người đàn ông tên là Nate Cassius đã rút tiền

trên thẻ ATM. Tôi vẫn chưa kết hợp được các sự

kiện này, - cô xác nhận. – Nhưng tôi nhận ra

rằng tên đầu nậu của nhóm chính khách này đã

để lại đầu mối, không biết tôi có đúng không,

nhưng tôi rất hy vọng mình nghĩ đúng. Có lẽ hắn

chơi trò che mắt chúng ta. Có lẽ hắn đợi để xem

chúng ta có chú ý đến việc này không.

Bây giờ thì cô đã làm cho ông ta hoàn toàn chú

ý. Ông ta bảo:

- Nói tiếp đi.

- Như tôi đã nói hồi nãy, ngày chúng ăn cướp

làm tôi đâm nghi cho đến lúc tôi tìm ra. Tôi xem

lịch La Mã thì thấy rằng khi người La Mã tính

các ngày trong các tháng, họ thường ghi ngày kỷ

niệm các danh nhân. Chúng ta đã biết trong vở

kịch Julius Caesar của Shakepeare, ngày kỷ niệm

trong tháng ba đúng vào ngày 15. Nhưng không

phải tháng nào cũng thế. Có tháng rơi vào ngày

13. Cho nên, tôi mới chú ý thấy cái ngày rút tiền

trên thẻ ATM đúng vào tuần lễ trước khi xảy ra

vụ cướp thứ hai và thứ ba, ông biết tôi tìm ra

cái gì không?

- Có phải Nate Cassius đã rút tiền ở các ngân

hàng ấy?

- Không, thưa ông, -- Cô trả lời. – Nhưng một kẻ

có tên Wiliam Brutus rút ở một ngân hàng, và

Mario Casca rút ở ngân hàng khác… và các lần

rút tiền đều diễn ra hai ngày trước khi xảy ra

các vụ cướp. Tôi nghĩ là chúng nghiên cứu cách

sắp xếp của các ngân hàng.

- Nói tiếp đi, -- Ông ta nói, người chồm tới

trước.

- Tôi không tổng hợp được tình hình cho đến giờ

phút cuối. Tôi phải lôi hết các biên bản giao dịch

củ tất cả các ngân hàng nằm trong khu vực ba

bang, từ ngân hàng thứ 11 trở lên.

- Vì hai vụ rút tiền lần sau được thực hiện đúng

vào hai ngày trước khi xảy ra các vụ trộm.

- Phải. – Cô đáp – Tôi thức gần suốt cả đêm để

kiểm tra chéo các dữ liệu, tôi coi trong máy tính

thuộc ngân hàng thứ 11, và trời ơi, tôi thấy

được vấn đề. Ông John Ligarius đã rút tiền ở chi

nhánh nhỏ của Ngân hàng Quốc gia thứ Nhất

vào lúc 3 giờ 45 phút sáng. Tất cả những cái tên

này – Cassius, Brutus, Casca, Ligarius – là của

những người âm mưu chống lại Caesar. Tôi

không có thì giờ kiểm tra những người cá các

thẻ này, nhưng tôi tìm ra những thẻ này đều

xuất phát từ các ngân hàng ở Airlington. Ligarius

rút tiền ở Ngân hàng Quốc gia thứ nhất. Cho

nên, Ngân hàng Quốc gia thứ Nhất sẽ là mục

tiêu tiếp theo cho chúng cướp. Tôi thấy thì giờ

quá cấp bách, mà thượng cấp của tôi, ông

Douglas, không thích hợp. Ông ấy đã đi để đáp

chuyến bay lâu 4 giờ. Tôi phải dùng sáng kiến –

Cô nhấn mạnh – Tôi thà mang lỗi, chịu mất việc

còn hơn giữ im lặng những điều tôi khám phá ra

mà tôi cho là đúng. Thưa ông, những suy nghĩ

và quyết định của tôi, tôi đã đánh đầy đủ trong

bản tường trình của tôi, khi ông đọc, chắc ông sẽ

thấy rằng tôi chịu hoàn tòan trách nhiệm về

hành động của tôi. Các đồng đội của tôi không

có liên quan gì đến quyết định gọi cho Andrews

hết. Nhưng theo ý kiến của tôi, -- Cô vội nói

tiếp, -- Tôi, cũng như những người khác trong

phòng làm việc của tôi, có bằng thạc sĩ, và tất

cả chúng tôi đều làm việc rất nghiêm túc. Chúng

tôi không phải chỉ là nhân viên đánh máy

chuyển lời nhận xét của nhân viên mật vụ vào

cơ sở dữ liệu mà thôi. Chúng tôi còn phân tích

thông tin chúng tôi nhận được.

- Lập trình máy tính cũng làm thế.

- Phải, nhưng máy tính không có tâm hồn hay là

bản năng. Chúng tôi có. Và thưa ông, vì bây giờ

chúng ta đang bàn về công việc, nên tôi xin

thưa rằng công chức đã được tăng lương, nhưng

lương chúng tôi thì không.

Ông Carter chớp mắt.

- Cô yêu cầu tôi tăng lương phải không?

Avery nhăn mặt. Có lẽ cô nói quá nhiều, nhưng

ít ra nếu cô mất việc, thì Lou, Mel và Margo

cũng có lợi. Bỗng cô cảm thấy tức giận vì cô và

các đồng sự đã bị đánh giá quá thấp. Cô vòng

tay, nhìn thẳng vào mắt Carter.

- Khi tôi viết tờ tường trình báo cáo cho ông, tôi

cảm thấy tôi đã hành động rất đúng. Tôi không

có cách nào khác ngoài việc phải thông báo cho

Andrews biết, và nếu tôi không dùng tên ông thì

chắc ông ấy cũng không nhúc nhích. Tôi biết tôi

đã dùng quá quyền hạn, nhưng vì không có thời

gian nữa nên tôi phải…

- Họ đã tóm được chúng rồi, Avery à.

Cô dừng lại đột ngột rồi hỏi:

- Xin lỗi, ông nói sao?

- Tôi nói Andrews và nhân viên của ông ấy đã

tóm được chúng rồi.

Cô không hiểu tại sao cô quá sửng sốt khi nghe

tin này, nhưng cô sửng sốt thật. Cô hỏi:

- Tóm được tất cả bọn chúng à?

Ông gật đầu.

- Andrews và các nhân viên đợi, đúng 10 giờ 3

phút, ba thằng ấy ùa vào ngân hàng.

- Có tên nào bị thương không?

- Không.

Cô thở dài.

- Thật nhờ trời!

Carter gật đầu.

- Chúng mặc đồ trắng, cô có hiểu ý nghĩa chúng

chọn màu trắng không?

- Hiểu chứ. Các Thượng nghị sĩ La Mã mặc áo

dài trắng.

- Hiện giờ ba thằng ấy đang được thẩm vấn,

nhưng cô chắc đã biết chúng muốn chơi trò gì

rồi.

- Có lẽ chúng xem mình là những kẻ vô chính

phủ muốn lật đổ chính quyền. Chúng sẽ nói với

ông họ muốn giết Caesar, và có lẽ họ còn tung

hô mình là thánh tử đạo vì mục đích này, nhưng

ông biết sao không. Khi ông đã bác bỏ hết

những chuyện bậy bạ vô nghĩa do chúng đưa

ra, thì tật nào tính ấy thôi. Tham lam là động cơ

chính. Chúng làm ra vẻ vì lý tưởng. Thế thôi.

Cô cười, cảm thấy hài lòng, bỗng nhiên một ý

nghĩ nảy ra trong óc cô.

- Thưa ông, hồi nãy ông có nói buổi sáng của tôi

sẽ xấu hơn, - cô nhắc ông ta. – Ông muốn nói

cái gì thế?

- Sẽ có cuộc họp báo trong… -- Ông dừng lại để

xem đồng hồ. – 10 phút nữa, và cô là nhân vật

chính cho mọi người chú ý. Tôi biết cô ghét cảnh

phải trình diễn trước ống kính. Tôi cũng không

thích họp báo, nhưng chúng ta phải làm gì đáng

làm.

Avery cảm thấy hốt hoảng.

- Mike Andrews và tổ công tác của ông ấy phải

dự họp báo mới đúng. Họ đã bắt được các nghi

can. Tôi chỉ làm công việc của tôi thôi.

- Có phải cô khiêm tốn hay là…

Cô nghiêng người tới trước, cắt ngang lời ông

Carter.

- Thưa ông, tôi muốn được giấu mặt.

Carter ngạc nhiên rồi mỉm cười, mắt long lanh

trở lại.

- Cô ghét cay ghét đắng họp báo thế à?

- Phải, thưa ông. – Cô khen ông ta đã có thái độ

cởi mở, nhưng vẫn không hết ái ngại trong lòng.

– Tôi xin phép hỏi ông một câu được không?

- Được .

- Tại sao hồ sơ của tôi nằm trên bàn ông? Tôi đã

theo đúng thủ tục… -- Rất nghiêm túc, cô nói. --

Và nếu ông không có ý định sa thải tôi.

- Tôi muốn làm quen với bộ phận của cô, -- Ông

ta đáp vừa lấy tập hồ sơ lên.

- Tôi xin phép hỏi ông tại sao được không?

- Cô đang có thượng cấp mới.

Cô cảm thấy khó tin. Cô và những người khác

làm việc rất hòa hợp với Douglas, chuyện thay

đổi khó mà có.

- Vậy ông Douglas về hưu à? Ông ấy có nói đến

chuyện ổng về hưu lâu rồi, khi tôi mới đến đây.

- Phải, - Carter đáp

Avery cứ hỏi tiếp:

- Tôi xin phép hỏi ông ai là thủ trưởng mới của

tôi?

Ông Carter ngước mắt lên khỏi cái kẹp hồ sơ

trên tay.

- Tôi, - Carter đáp. Ông để cho cô hết bàng

hoàng mới nói tiếp. – Bốn người trong nhóm cô

sẽ chuyển sang bộ phận của tôi.

Cô tươi tỉnh lên.

- Chúng tôi sẽ có chỗ làm trong văn phòng mới

à?

Câu trả lời của Carter khiến cho sự phấn khích

của cô có phần yểu xìu:

- Không, các anh chị vẫn ngồi nguyên tại chỗ,

nhưng từ sáng thứ hai, các anh chị phải báo cáo

trực tiếp cho tôi.

Cô cố làm ra vẻ sung sướng.

- Vậy mỗi khi chúng tôi cần nói gì với ông, chúng

tôi chạy lên chạy xuống bốn tầng lầu à? – Cô

biết cô đã nói với giọng nhõng nhẽo nhưng quá

trễ rồi, không lấy lui lại được.

- Chúng ta có thang máy đấy, và hầu hết nhân

viên của chúng ta đều có thể dùng thang máy

mà không bị va đầu vào giữa khung cửa.

Lời châm biếm không làm cho cô bối rối.

- Phải, thưa ông. Tôi xin phép hỏi ông chúng tôi

có được tăng lương không.

- Cô sẽ được xét để tăng lương bây giờ đây.

- Ồ. – Cô ước chi ông ta nói ra việc này ngay từ

đầu…-- Tôi phải làm sao?

- Đây là phần phỏng vấn để xét tăng lương, và

trong cuộc phỏng vấn, tôi hỏi, cô trả lời. Làm

như thế là cách tốt nhất.

Ông lật hồ sơ bắt đầu đọc. Ông bắt đầu đọc

phần lý lịch cá nhân do cô viết khi nộp hồ sơ xin

việc, rồi xem kỹ phần tiểu sử.

- Cô sống vớ bà ngoại, Lola Delaney, cho đến

năm lên mười một tuổi.

- Đúng thế.

Cô nhìn ông lật các trang giấy, rõ ràng để kiểm

tra các sự cố và ngày tháng. Cô muốn hỏi ông ta

tại sao ông cần biết rõ về quá khứ của cô như

thế, nhưng cô nghĩ nếu làm thế, cô có vẻ tỏ ra

quá lo sợ về quá khứ và có lẽ còn tỏ ra chống

đối ông ta nữa, nên cô chắ hai tay vào nhau và

ngồi yên. Carter là thượng cấp mới của cô, cô

muốn phải khởi đầu làm việc với ông cho thật

đàng hoàng.

- Lola Delaney bị giết chết vào đêm…

- Mười bốn tháng hai, - cô nói rất bình thản. –

Vào ngày lễ Valentine.

Ông ta nhìn cô.

- Cô đã thấy việc ấy xảy ra?

- Phải.

Ông đọc lại những lời ghi chú lần nữa:

- Người giết bà ngoại cô là Dale Skarret, hắn bị

truy nã. Đã có lệnh bắt hắn kết hợp thêm tội

cướp tiệm kim hoàn, người chủ tiệm bị giết

chết, số đá quý chưa cắt đẽo có trị giá lên đến

hơn bốn triệu. Số kim cương chưa tìm thấy, còn

Skarret chưa chính thức ra tòa.

Avery gật đầu.

- Bằng chứng buộc tội hắn không rõ ràng, người

ta không thể kết án hắn. – Đúng thế, - Carter

đáp. – Jilly Delaney cũng bị truy nã để thẩm vấn

vì có liên quan đến vụ cướp.

- Phải.

- Chị ta không có mặt tại nhà vào cái đêm bà

ngọai cô bị giết?

- Phải, nhưng tôi tin bà ấy đã phái Skarret đến

bắt cóc tôi.

- Nhưng cô không đi?

Bụng cô lại quặn thắt.

- Phải, tôi không đi.

- Không ai biết chuyện gì xảy ra cho đến sáng

hôm sau, và khi cảnh sát đến thì Skarret đã cao

chạy xa bay, còn cô thì ở trong tình trạng nguy

kịch.

- Hắn tưởng tôi đã chết, -- Cô nói xen vào.

- Cô được chở máy bay đến bệnh viện nhi đồng

ở Jacksonville. Một tháng sau, khi cô lành các vết

thương – thật là kỳ công khi thương tích quá

trầm trọng như thế mà đã chữa khỏi – dì

Carolyn đưa cô về nhà bà ta ở Bel Air, Caliornia.

– Ông ta dựa người ra ghế. – Skarret lại đến tìm

cô ở đấy, phải không?

Avery cảm thấy người căn thẳng tột độ. Cô đáp:

- Phải. Tôi là nhân chứng duy nhất kết liễu đời

hắn. May cho tôi là tôi có thiên thần hộ mệnh.

Cơ quan FBI bảo vệ tôi mà tôi không biết.

Skarret đến trường vào giờ tan học.

- Hắn không mang vũ khí, và sau đó hắn nói với

chính quyền rằng hắn chỉ muốn nói chuỵện với

cô. Skarret đã bị bắt, bị đưa ra tòa vì tội sát

nhân, -- Ông nói. – Hắn đã bị kết tội và hiện

đang thi hành bản án tại Florida. Cách đây hai

năm, hắn xin làm tờ cam kết để được thả ra,

nhưng đã bị tòa từ chối. Tòa sẽ mở phiên xử nội

trong năm nay.

- Phải, thưa ông, -- Cô nói. – Tôi thường xuyên

liên lạc với văn phòng công tố viên, tôi sẽ được

gởi giấy thông báo cho biết ngày mở phiên tòa.

- Chắc cô cần đến dự.

- Tôi không muốn vắng mặt ở đấy, thưa ông.

- Phiên tòa mới sẽ xử về chuyện gì? – Carter

hỏi. Ông ta gõ khớp ngón tay lên tập giấy rồi

nói. – Tôi rất lấy làm lạ là luật sư của hắn cho

rằng hắn có lý do xin được phóng thích.

- Tôi sợ hắn có lý do thật, -- Cô đáp. – Có đơn

nộp cho tòa tố cáo ông công tố viên đã cất giữ

thông tin quan trọng. Bà ngoại tôi bị đau tim, và

khi bác sĩ chữa trị cho bà đọc báo thấy bà chết,

đã đến cho biết như thế. Tin ấy không được gaio

cho luật sư của Skarret.

- Nhưng cô thật chưa nghe có một phiên tòa

mới ư?

- Chưa, thưa ông, tôi chưa nghe.

- Bây giờ ta trở lại chuyện của cô, -- Carter nói.

Avery im lặng một hồi mới nói lại:

- Thưa ông, tôi xin phép được hỏi, tại sao ông

quá quan tâm đến quá khứ của tôi như thế?

- Cô đang được xét tăng lương, -- Ông ta nhắc

nhở cô. -- Hai tuần sau khi Skarret bị kết án,

Jilly Delaney bị chết trong một tai nạn xe hơi.

- Phải.

Avery đã quên nhiều về thời thơ ấu, nhưng cô

nhớ rấy rõ cuộc điện thoại hôm ấy. Cô vừa mới

chúc mừng lễ sinh nhật của Carrie xong, lễ

mừng trễ vì vào đúng ngày sinh nhật của dì thì

Avery còn đang ở bệnh viện,và đang giúp người

quản gia don món rau lên bàn trước khi họ ngồ

vào bàn để ăn. Avery để món khoai nghiền bên

cạnh dĩa của dượng Tony khi Carrie trả lời điện

thoại. Người giám đốc nhà mai táng gọi đến báo

cho cô biết Jilly bị chết trong tai nạn xe hơi, và

đã được hỏa thiêu. Ông ta hỏi Carrie muốn làm

gì với tro hỏa thiêu, và tài sản cá nhân, gồm có

cái bằng lái xe đã cháy sém. Avery đang đứng

trước cửa sổ nhìn ra những con chim ruồi bay

liếng thoắng ngoài trời, cô nghe Carrie nói với

ông ta hãy ném những thứ ấy vào thùng rác nào

gần nhất. Cô nhớ rất rõ giây phút ấy.

Carter bỗng thay đổi đề tài để lôi cô trở lại vấn

đề đang bàn thảo.

- Cô làm việc trong lúc còn học ở đại học Santa

Clara, tốt nghiệp hạng ưu môn chính là tâm lý

học và môn bổ túc là khoa học chính trị và môn

phụ khác nữa là lịch sử. Rồi cô đến Stanford để

học lấy bằng thạc sĩ về hình pháp. – Nói xong,

ông ta gấp tập hồ sơ lại. – Trong phần nguyện

vọng cá nhân, cô nói cô đã muốn làm nhân viên

FBI khi cô mới 12 tuổi. Tại sao?

Cô biết ông ta đã đọc câu trả lời rồi. Câu trả lời

có trong phần nguyện vọng cá nhân, cô đã viết

vào đơn xin vào Cục Điều Tra Liên Bang.

- Một nhân viên FBI có tên John Cross đã cứu

sống tôi. Nếu ông ta không canh chừng tôi…

Nếu Skarret bắt tôi đi khỏi trường, cuộc đời tôi

chắc đã bế mạc rồi.

Carter gật đầu.

- Và cô tin cô có thể làm điều gì khác lạ cho Cục

Điều Tra Liên Bang.

- Phải.

- Thế tại sao cô không làm cảnh sát địa phương?

- Chỉ làm công việc giấy tờ trong văn phòng, --

Cô đáp. – Cuối cùng rồi được làm công việc như

hiện nay. Tôi được làm thêm sáu tháng nữa rồi

chuyển đi chổ khác.

Người phụ tá của Carter cắt ngang câu chuyện.

- Ông Carter, họ đang đợi ông.

Avery lại cảm thấy hốt hoảng.

- Thưa ông, nên để Mike Andrews tham dự cuộc

họp báo này. Ông ấy và tổ công tác của ông ta

đã có công lớn trong vụ này, rất đáng khen.

- Không ai trong chúng ta thích làm việc này hết,

-- Ông đáp lại. – Nhưng đây là một vụ rất nổi

bật, và nói thật với cô, và hầu hết mọi người ai

cũng muốn nhận đôi lời khen ngợi.

- Các đồng đội của tôi và tôi chỉ muốn được tăng

lương… và phòng làm việc có cửa sổ, thưa ông.

Ông có biết phòng làm việc của chúng tôi nằm

sau phòng máy không?

- Khó mà có được một căn phòng thoáng đãng,

-- Ông ta đáp. – Và cô có ý nghĩ chúng ta bàn

chuyện này khi nào thế?

Avery khựng người.

- Thưa ông, trong việc xét tăng lương.

Ông ta cắt ngang lời cô.

- Cô đã nói với tôi cô tự ý gọi Andrews một

mình kia mà.

- Phải, đúng thế, nhưng những người khác… rất

cần thiết. Đúng thế, thưa ông, họ đã giúp tôi rất

nhiều trong việc tìm kiếm tên của bọn cướp

trong hồ sơ.

Mắt Carter nheo nheo.

- Cô có biết rằng tội nói dối sẽ không được tăng

lương không?

- Thưa ông, Mel, Lou, Margo và tôi là một tổ. Họ

đã giúp đỡ tôi. Cũng như tôi, họ sẽ không tin…

Máy nội đàm của Carter kêu ù ù. Ông ta bực

tức nhấn mạnh cái nút trả lời và nói:

- Tôi sẽ đến bây giờ.

Ông ta lấy áo vét tông, mặc lên người, cau mày

nhìn cô một lát.

- Hãy thư giãn đi, Delaney, -- Ông nói. – Cô

được thoát nạn. Tôi sẽ miễn cho cô tham dự

cuộc họp báo.

Cô nhẹ cả người.

- Cám ơn ông.

Khi Carter đi ra khỏi bàn, cô đứng dậy, chiếc bít

tất vo lại một nắm trong tay, giấu dưới chiếc áo

khoác vắt trên cánh tay. Ông ta dừng lại ở cửa,

quay lui, cặp lông mày vẫn còn cau lại.

- Delaney, đừng bao giờ sử dụng tên tôi khi

chưa có phép của tôi.

- Vâng, thưa ông.

- Còn chuyện này nữa, -- Ông nói.

- Chuyện gì thưa ông?

- Chúc làm việc thật tốt.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.