Lá Cờ Ma

Chương 36: Chương 36: Bí mật “con mắt thứ ba(4)




Hạ Hầu Anh lại thở dài, nói: “Điều này chỉ người trong gia tộc em biết, nhưng đó không phải là một bí mật quá lớn lao, kể cho anh và bác nghe cũng không sao. Những kí hiệu ám thị được viết trên bốn bức tường trong các gian mộ thất tạo thành chữ “Tâm”, ban nãy chúng ta vừa đi qua và những kí hiệu vẽ trên quần áo em thực chất là một môn học gia truyền từ hàng ngàn năm nay của gia tộc Hạ Hầu chúng em. Môn học này cao sâu vô cùng vô tận, uy lực khủng khiếp, nhưng nó cũng có một nhược điểm rất lớn, ấy là khiến người theo học nó mắc một bệnh đau đầu tai quái, nghiêm trọng. Hoặc cũng có thể não bộ của bản thân người tạo ra ám thị cũng bị tổn thương cùng lúc với tiệc tác động ám thị lên người khác”.

Trong giây phút. Tôi sực nhớ tới cơn đau đầu bột phát của Hạ Hầu Anh lúc trên máy bay, hóa ra nó là hậu quả của việc nghiên cứu tuuyệt kĩ mật truyền này. Chẳng phải lịch sử đã ghi lại. Tào Tháo chết do bệnh đau đầu ư?

“Những người nghiên cứu môn học này qua các thế hệ trong gia tộc em đạt đến mức độ cao minh phần lớn đều chết do bệnh đau đầu, những người phát điên nhiều không kể xiết. Vì thế, từ gần một trăm năm nay, số người tiếp cận với những ký hiệu này ngày càng thưa dần. Khi em còn nhỏ, ông nội em vì không muốn tuyệt kĩ mật truyền qua hàng ngàn năm của gia tộc bị thất truyền nên dạy cho em một ít. Không ngờ, em đam mê nó ngay và tiến bộ rất nhanh. Từ năm mười bốn tuổi trở đi, chứng bệnh đau đầu của em bắt đầu trở nặng. Gia phả dòng tộc ghi lại, Tào Tháo là thiên tài của gia tộc, tài trác tuyệt của ngài từ xưa tới nay chưa ai vượt qua được. Nếu ngài không am hiểu các ám thị một cách tinh diệu như thế thì ngài không thể có được Trung Nguyên, càng không thể ép thiên tử lệnh cho chư hầu”.

Tôi há hốc miệng lắng nghe. Thì ra, Tào Tháo có thể trội bật trong thời buổi rối ren loạn lạc, có thể thu phục biết bao hiền thần mãnh tướng không chỉ nhờ vào một sức hấp dẫn tử tài xuất chúng của bản thân mà còn nhờ một lực hút sâu sa hơn thế - Những ám thị vô hình ảnh hưởng tới nhân tâm con người. Thậm chí ngay cả trên chiến trường, những ám thị ấy cũng phát huy tác dụng to lớn. Lá quân kì đó là một minh chứng hùng hồn.

“Trong gia phả dòng tộc cũng ghi, Tào Tháo sau khi qua đời đã bố trí nhiều ngôi mộ giả ở Trung Nguyên. Người trong thiên hạ đều cho rằng, mộ Tào Tháo chắc chắn nằm trong phạm vi thế lực của ngài, mà không biết rằng, ngài đã ngầm ước định với Ngô chủ, sau khi băng hà, sẽ gửi mình trên đất Ngô, đại quân của Ngụy sẽ không vượt sông Trường Giang. Về sau, nước Ngụy xuất binh đánh Thục nhưng chưa bao giờ đem đại binh tấn công Ngô. Mật ước này được duy trì trong thời gian khá dài, bởi thế, sau khi nhà Tấn thay nước Ngụy, thời gian tồn tại của Đông Ngô lâu hơn Tây Thục nhiều. Có điều, năm xưa Tào Tháo chọn nơi xa xôi nhất trên đất Ngô làm cát địa xây dựng lăng mộ cho mình, sắp đặt nghi binh ở nhiều nơi và dốc lòng bố trí các ám thị nên cả Ngô chủ và mấy người chúng ta đều không biết rốt cuộc mộ Tào Tháo chính xác nằm ở chốn nào”.

Nói tới đây, Hạ Hầu Anh ngước mắt lên nhìn tôi, mỉm cười chua sót: “Lúc em tới gặp anh ở Nê-pan, nghe anh kể chuyện và nhìn nửa lá cờ, em đã biết anh thâm nhập mộ Tào Tháo. Người ta vẫn nói, Tào Tháo chết do bệnh đau đầu. Bản thân em phải chịu đựng sự dày vò của nó suốt bao nhiêu năm qua, nhưng trong lòng vẫn thầm nuôi hi vọng, một nhân tài có tư chất kiệt xuất như Tào Tháo ắt hẳn đã tìm được biện pháp chống lại căn bệnh quái ác. Nhưng ban nãy, khi em nhìn thấy chiếc đầu lâu ở bên ngoài cửa mộ, em đã hiểu biện pháp của ngài lúc xưa là gì.”

Tôi đã thầm đoán ra điều ấy, nhưng câu trả lời của Hạ Hầu Anh khiến người ta quá đỗi kinh ngạc, nên tôi vẫn không kìm nén được: “Biện pháp nào hả em?”

“Hoa Đà bổ sọ!”, Hạ Hầu Anh chưa kịp đáp ứng, ông lão Vệ Bất Hối đã phản ứng ngay.

Dã sử chép, Tào Tháo bị chứng đau đầu, phải mời thần y Hoa Đà tới chẩn trị. Thần y Hoa Đà bảo phải bổ sọ. Tào Tháo không tin, ra lệnh tống giam Hoa Đà. Kết quả Hoa Đà chết trong ngục. Tào Tháo chết do bệnh đau đầu.

Sự thật thì, cuối cùng Tào Tháo chấp thuận biện pháp bổ sọ trị bệnh của thần y Hoa Đà. Nhưng ca phẫu thuật ngoại khoa vượt xa thời đại lúc bấy giờ thất bại, Tào Tháo thiệt mạng, Hoa Đà bị xử tội chết.

Thảo nào mà Hạ Hầu Anh ủ rũ thất vọng khi trông thấy vết thương trên trán của Tào Tháo.

Hạ Hầu Anh lục lọi đống thẻ tre, lấy ra từng cuộn một. Chất liệu của thẻ tre không phải sợi tơ hay sợi bông, không sởn mòn qua biết bao nhiêu năm tháng, có lẽ giống với chất liệu dệt lá quân kì.

Hạ Hầu Anh mở he hé thẻ tre, quan sát một lúc lâu rồi nói: “Quả nhiên trong này chỉ ghi chép một số điều tâm đắc về ám thị và kĩ xảo vận dụng chúng. Bốn anh em nhà họ Tôn muốn tìm thứ này, nhưng môn học cao siêu này đâu thế một sớm một chiều học thành tài được?”

“Đây… đây là cuốn sách ghi gì thế?”

Hạ Hầu Anh giơ phần đầu thẻ tre ra trước mặt tôi. Đôi mắt tôi bất giác trợn tròn.

“Mạnh Đức Tâm Thư”!

“Ồ, thì ra đây là chữ ‘tâm’, không phải là chữ ‘tân’ trong chữ ‘tân cựu’, tức ‘cũ’ và ‘mới’. Chẳng phải sử sách vẫn ghi, Tào Tháo viết một cuốn ‘Mạnh Đức Tân Thư’, về sau thấy không hài lòng nên đã đốt bỏ à?”

Ông lão Vệ Bất Hồi cười ha hả: “Những điều nhầm lẫn trong sử sách nhiều không kể xiết, làm sao có thể tin hết được? Ta đã trộm vô số ngôi mộ cổ, chỉ cần tiết lộ một trong hằng hà sa số sự thật ta biết, giới sử học Trung Quốc hẳn sẽ bị trấn động như khi vừa trải qua một trận động đất mạnh 7 độ. Lần thám hiểm này cũng khiến ta không khỏi ngỡ ngàng, nhưng nó cũng chỉ là một trong muôn vàn trải nghiệm của ta mà thôi. Đó cũng là một thú vui trong nghề trộm của ta”.

Lời kết

Tôi, ông lão Vệ Bất Hối và Hạ Hầu Anh mỗi người lấy một thứ trong mộ Tào Tháo. Hạ Hầu Anh lấy cuốn “Mạnh Đức Tâm Thư’, ông lão Vệ Bất Hối lấy một thẻ tre, một thanh kiếm ngàn năm không rỉ và một chiếc bình rượu Hoàng Ngọc. Theo lời Hạ Hầu Anh thì, sách, binh khí và rượu là những thứ đồ vật mà lúc sinh thời Tào Tháo yêu quý nhất, vì vậy, sau khi ông mất, không chôn theo đồ tùy táng bằng vàng bạc, mà chỉ thích bầu bạn với những đồ vật yêu quý đó. Nghe lời khuyên của ông lão Vệ Bất Hối, “đừng để vào bảo sơn phải về tay không”, tôi lấy một bình rượu và hai chung rượu bằng đồng đen, mang về bày trong tủ sách giữa nhà. Khách đến chơi nhà không thể nào ngờ đó là những đồ vật yêu quý của Tào Tháo Tào Mạnh Đức thuở xa xưa. Có điều, tôi không biết chúng có được sử dụng trong cuộc đối ẩm luận anh hùng giữa Tào Tháo và Lưu Bị hay không, không hề biết sợ trước bậc thầy biết sử dụng ám thị tới mức xuất thần nhập hóa như Tào Tháo, trách chi mà Tào Tháo phải cảm khái “Luận anh hùng trong thiên hạ, chỉ có Sử Quân và Tào Nhĩ”.

Lúc từ biệt Hạ Hầu Anh, tôi có nói với cô rằng, tuy Tào Tháo bổ sọ không thành công, nhưng khoa học ngày nay khác xa với thời trước, ngày xưa con người thất bại, ngày nay chưa chắc đã chịu thua.

Hạ Hầu Anh cười gượng gạo: “Nếu đến mức ấy thật thì biện pháp nào em cũng phải thử thôi”.

Nói rồi cô bước đi, rất ung dung tự tại.

Mấy hôm sau, ông lão Vệ Bất Hồi rời khỏi tòa nhà ba tầng trung tâm, đi đâu không rõ. Tôi biết, ông lão trở lại với nghề cũ, “Vua trộm mộ” biệt không tăm tích hơn 67 năm trời nay lại tiếu ngạo giang hồ.

Điều khiến tôi bất ngờ là, Tổ chức X rốt cuộc cũng vào cuộc. Một tuần sau, trên đường trở về sau một lần phỏng vấn, khi đi ngang qua tòa nhà ba tầng trung tâm, tôi tình vờ bước chân vào bên trọng, sửng sốt thấy chiếc cầu thang dẫn xuống gian phòng âm đã không còn nữa. Nó đã bị xi măng bịt kín.

Sau đó, tôi nhận được điện thoại của Lương Ứng Vật. Anh ta tỏ ý xin lỗi tôi dù không cố ý để lộ tin tức cho Tổ chức X. Từ lâu, tôi đã trở thành đối tượng được quan tâm sát sao của Tổ chức X. Việc tôi nhờ Lương Ứng Vật làm hộ visa tất nhiên phải mượn sức của Tổ chức X, bởi thế, Tổ chức X điều tra ngay ý đồ của tôi. Về phần tôi, tôi không có ý che giấu hành động của mình nên Tổ chức X từng bước, từng bước điều tra rõ đầu đuôi sự việc, bắt tay vào hành động rất mau lẹ. Năm ngày sau khi tôi rời khỏi ngôi mộ cổ, Tổ chức X bịt kín gian phòng ngầm, ngấm ngầm mở một đường ngầm bí mật khác dẫn vào ngôi mộ cổ.

Sự việc đã đến nước ấy, tôi thật thà chia sẻ những điều mình biết về ngôi mộ cổ được thiết kế theo hình chữ “tâm” cho Lương Ứng Vật, để Tổ chức X có thể chuẩn bị chu đáo, tránh việc thương vong. Tôi làm thế cũng tiện thể giúp người. Một nửa lá quân kì và cuốn sổ nhật ký của bốn anh em nhà họ Tôn đã không còn ý nghĩa gì với tôi, bởi thế, tôi chủ động đưa những vật liên quan này cho Lương Ứng Vật. Tất nhiên, những đồ thưởng rượu bằng đồng đen vẫn được bày ngay ngắn trong tủ sách nhà tôi.

Tôi kể với Lương Ứng Vật cả việc đưa cho bác Chung Thư Đồng mấy bức ảnh và chúng là nguyên nhân gây ra cái chết của bác. Hai tiếng sau, Lương Ứng Vật gọi điện cho tôi bảo, Tổ chức X đã lấy lại những bức ảnh đó từ phía cảnh sát. Trước lúc đi xa, bác Chung Thư Đồng cắm cúi nghiên cứu những bức ảnh đó suốt mấy tiếng đồng hồ nên phía cảnh sát đã lấy đi những bức ảnh quái lạ đó. Cũng may, phía cảnh sát không nhìn đăm đăm vào những bức ảnh đó nhiều giờ liên nên họ không gặp nạn.

Vì Lương Ứng Vật không phụ trách chuyên án “Thám hiểm mộ Tào Tháo” của Tổ chức X nên tôi không biết rốt cuộc Tổ chức X có khám phá ra chỗ thâm sâu diệu vợi của những ký hiệu ám thị đó, để tuyệt kĩ mật truyền của gia tộc Hạ Hầu được lưu truyền trong thiên hạ hay không. Tuy thế, tôi và Lương Ứng Vật vẫn thường hay chuyện phiếm với nhau về những chủ đề liên quan.

Ví như, tôi tự hỏi, nếu quả thực có một loại ký hiệu ám thị khiến những kẻ nhìn vào tự kết liễu đời mình thì chẳng phải năm xưa, Tào Tháo muốn ai chết kẻ đó không thể sống, vậy tại sao cứ mãi trù trừ việc bình định Tây Thục và Đông Ngô? Kẻ nào ngăn cản, lập tức lấy mạng; hoặc giả thay vì những kí hiệu gây nỗi khiếp sợ trên lá quân kì, cứ vẽ thẳng kí hiệu tự tìm cái chết, có phải sẽ nhàn nhã hơn nhiều hay không?

Và rồi chúng tôi kết luận, loại ám hiệu khiến người ta đi ngược lại bản năng sinh tồn cơ bản nhất, tự đào mồ chôn mình ấy cực kì khó tạo, phải tạo ra một môi trường giống như trong mộ đạo, phải có một “trường” đủ mạnh để nó có thể phát huy tác dụng. Bác Chung Thư Đồng tử nạn là do bác tuổi cao sức yếu, tinh thần kém vững vàng, hơn nữa bác lại nhìn chằm chặp vào những kí hiệu đó trong thời gian quá dài.

Ngoài ra, thời cổ đại, khoa học kĩ thuật còn lạc hậu, tinh thần của con người lúc bấy giờ vững vàng hơn tinh thần của con người thời hiện đại nhiều, nhất là những hiền thần danh tướng càng khó làm lung lạc. Tào Tháo có thể dùng ám hiệu tạo sức hút với họ, để họ quy tụ dưới trướng đã là một việc không hề đơn giản; còn như dùng nó để nắm quyền sát sinh với những con người tài năng xuất chúng như Chu Du, Gia Cát Lượng càng là điều lực bất tòng tâm.

Lương Ứng Vật chia sẻ với tôi, Tổ chức X phát hiện ra, có không ít những kĩ thuật khó có thể lý giải một cách khoa học dần dần bị thất truyền hoặc chôn vùi dưới lòng đất sau khi khoa học hiện đại phát triển mạnh mẽ. Thời Tam Quốc, không chỉ tiêng một thuật ám thị, mà những kì nhân dị sĩ nhiều như quần tinh tụ hội, nên ngay cả một người giỏi bí thuật như Tào Tháo cũng không thể không kiêng dè.

Sau khi sự việc li kì này kết thúc, tôi gần như trở lại với cuộc sống thường nhật của một phóng viên quèn. Ngày ngày, tôi vẫn phải tất tả đi phỏng vấn rồi viết bài, đôi lúc phải khúm núm nhìn sắc mặt của lãnh đạo mà hành động. Mỗi lúc cảm thấy tâm tư không thoải mái, tôi trộm nghĩ, giá như tôi nài nỉ Hạ Hầu Anh tạo cho tôi một loại kí hiệu, để tôi gắn nó lên trên màn hình máy tính, ngầm ám thị cho các lãnh đạo lướt qua chân bàn làm việc của tôi biết rằng, Na Đa tôi tài năng hơn người, có thể dùng vào việc lớn, nên bổ nhiểm thẳng tôi giữ chức trưởng ban. Nếu thế, từ tôi không còn phải ngày ngày lăn lộn bên ngoài mưa gió bão bùng nữa, chẳng phải là một việc tốt hay sao? Hoặc giả cô ấy vẽ lên chiếc áo phông trắng của tôi một loại kí hiệu, để n hững cô gái xinh đẹp trông thấy lập tức lòng dạt dào tình cảm với tôi, để tôi được sống giữa muôn đóa hoa yêu kiều, lá rơi chẳng chạm đến thân, thế cũng là một việc tốt giúp đời còn gì!


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.