Trương Nguyên bình thường dùng tiền khá tiết kiệm, không giống như đại huynh Trương Đại và tam huynh Trương Ngạc coi trọng việc ăn ngon mặc đẹp, tiêu xài phung phí, mà thiếu tiền của hắn ở đây là chỉ việc thiếu tiền để lập hội, điều hành thư cục, mở hiệu buôn. Nếu thiếu tiền ở phương diện này thì Trương Nguyên sẽ không vì cái gọi là thanh danh mà từ chối hòm ngân lượng này. Đây là một niên đại phi thường, một khi đã muốn ngăn cơn sóng dữ thì sẽ không dễ dàng gì đi trên con đường quân tử để làm gương, có lúc buộc phải tham ô bằng không thì sẽ không thay đổi được điều gì cả.
Đương nhiên, trong tình huống có thể nhất thì bảo vệ thanh danh vẫn tốt hơn. Năm trăm lượng vàng này dùng để bản thân hưởng lạc thì quá đủ nhưng dùng để giúp đỡ tế thế thì còn thiếu rất nhiều, chỉ là nếu đem trả lại Hình thái giám số vàng này thì cũng hơi tiếc...
Sáng sớm ngày mùng bảy, Trương Nguyên đã ngồi kiệu đến Nội Thủ Bị Phủđể gặp thái giám Hình Long, hòm vàng đó cũng được trả lại. Không ngoài dự đoán, Hình thái giám tươi cười nhưng có chút ngượng ngùng, cho thấy trong lòng không vui, mặt nhăn mày nhó.
Trương Nguyên nói:
-Hình công công, vãn sinh kết bạn quan trọng nhất là một chữ nghĩa, nếu công công cho rằng vãn sinh vì công công tốn chút công sức là vì cầu tài thì vãn sinh sẽ quay đầu bước đi.
Nói đoạn, làm bộ muốn đi.
Khí thế kiêu ngạo, Hình thái giám vội ngăn lại nói:
-Trương công tử chớ vội, mời ngồi, mời ngồi, ngồi xuống nói chuyện.
Giống như làm bát cổ vậy, phá đề là phải có khí thế. Sau đó Trương Nguyên nói về giao tình giữa hắn với Chung thái giám sâu đậm thế nào, hắn kính phục sự trung nghĩa của Hình thái giám như thế nào, bản thân hắn trong sạch như thế nào...
Nói đến mức Hình thái giám phải liên tục gật đầu, kính cẩn nể phục. Hình thái giám trước tiên là khâm phục tài trí của Trương Nguyên, bây giờ càng cho rằng Trương Nguyên là quân tử hiếm có.
Dưới tài thuyết phục của Trương Nguyên, Hình thái giám quyết định lấy ra năm nghìn lượng bạc và năm trăm lượng vàng đóng góp vào việc xây một cửa hiệu thuốc bên cạnh miếu Bì Lư ở Nam Kinh, mời y sĩ đến chữa bệnh miễn phí cho người dân nghèo bị bệnh.
Nói một cách tương đối, nếu là ăn nói hợp ý, dẫn dắt thỏa đáng thì thái giám so với người bình thường dễ dàng quyên tiền làm việc thiện hơn, thái giám không có con cháu nối dõi, rất mê tín việc nhân quả báo ứng, rất nhiều thái giám yêu thích xây dựng sửa chữa chùa miếu, Hình thái giám cũng quyên tiền để xây chùa Kê Minh và chùa Tê Hà.
Hình thái giám đối với Trương Nguyên vừa cảm kích vừa khâm phục. Y vừa hóa giải được một nguy cơ, không cần phải lui về vườn rau ở Thượng Dương Thủ, nhưng Nhất Ban Nhân của bộ binh ở Nam Kinh hiển nhiên là không chịu từ bỏ ý đồ, y phải làm việc rất cẩn mới được. Trương Nguyên khuyên y xây cửa hiệu thuốc chính là để thu mua lòng người, y nghe nói Chung thái giám cũng đã xây viện dưỡng tế dưới sự đề nghị của Trương Nguyên, rất nổi tiếng ở Hàng Châu, sinh từ hương khói rất thịnh vượng.
Như vậy, ba thái giám mà Trương Nguyên tiếp xúc qua đã có hai người trở thành nhà từ thiện.
Trương Nguyên còn có được một thông tin từ Nam Kinh Thủ Bị thái giám Hình Long, Quốc Tử Giám Giám Thừa Mao Lưỡng Phong vì phạm tội ăn hối lộ đã bị giải đến Hình bộ ở Nam Kinh chịu thẩm vấn. Cẩm Y Vệ đã nắm được bằng chứng phạm pháp của Mao Lưỡng Phong, đưa đến Hình bộ Nam Kinh thẩm tra xử lý chỉ là đi theo trình tự tư pháp. Chức quan bát phẩm này Mao Lưỡng Phong chắc chắn là không thể làm được rồi. Hình thái giám chau mày nói với Trương Nguyên:
- Cái bọn Mao Lưỡng Phong đó thật là ngu xuẩn, bản thân lập thân bất chính mà còn hãm hại Trương công tử, gã đúng là gậy ông đập lưng ông. Trương công tử muốn xử lý gã thế nào, tạp gia vẫn có thể xử cho?
Trương Nguyên nói:
-Đa tạ công công, lấy chính trực báo oán thù, cứ theo pháp luật mà xử trí.
Trương Nguyên cáo từ rời khỏi Nội Thủ Bị Phủ, quay về Đạm Viên tiếp tục việc biên tập “Quốc triều hiến chinh lục”. Lúc hoàng hôn thì chuẩn bị quay về Thính Thiện cư. Vừa ra khỏi Đạm Viên thì gặp Tiết Đồng và Từ Tam của Tương Chân Quán. Hai người chắc hẳn đã đợi trước cửa rất lâu rồi. Trong tay Tiết Đồng đang cầm một cái lồng chim, nhìn thấy Trương Nguyên, Tiết Đồng liền nhảy lên phía trước, cúi người chào nói:
-Trương tướng công, nữ lang nhà tôi và Tuyết Y tỷ vốn hôm nay muốn mời tiệc rượu ba vị Trương tướng công, nhưng hôm qua Tuyết Y tỷ đã bị bệnh.
Trương Nguyên hỏi:
-Tuyết Y cô nương bệnh tình như thế nào?
Từ Tam chắp tay đáp:
-Tuyết Y cô nương trước nay rất nhiều bệnh, mỗi tháng phải bệnh mấy ngày.
Trương Nguyên nghe Từ Tam nói thế liền không hỏi nhiều nữa mà bảo Từ Tam và Tiết Đồng quay trở về, nhưng Tiết Đồng nói:
-Giới Tử tướng công, tôi vừa mới nhìn thấy Mính Yên ca ở Đào Diệp Độ. Mính Yên ca nói là Tông Tử tướng công đang đợi Vấn lão.
Trương Nguyên cười nói:
-Đã là lúc này rồi mà đại huynh còn chưa uống được trà của Vấn lão hay sao.
Rồi cùng với Tiết Đồng đi thẳng đến Đào Diệp Độ.
Con Hắc Vũ Bát Ca nghe Tiết Đồng kêu “Giới Tử tướng công” liền kêu vang “Xin chào Vi Cô, tìm quân cờ”. Trương Nguyên nghe thấy lắc đầu cười. Mẫn Vấn Thủy lầ người Huy Châu, bán lá trà và mở quán trà nhiều năm ở Đào Diệp Độ, người Kim Lăng xưng là “Mẫn Trà”. Mấy năm gần đây Mẫn Vấn Thủy đã giao quán trà ở Đào Diệp Độ này lại cho con trai là Mẫn Tử Trưởng quản lý. Một mình ông thật không còn dễ dàng gì mà pha trà cho khách, như vậy, danh tiếng của ông ngược lại càng lớn hơn, sĩ nhân Kim Lăng đều lấy trà do Mẫn Vấn Thủy tự tay pha làm một việc rất tao nhã.
Đến quán trà của Mẫn thị ở Đào Diệp Độ nhưng lại gặp Trương Đại đang ngồi trong quán, thản nhiên thanh xướng bài Mẫu Đơn Đình. Trương Đại hôm nay quyết tâm sẽ đợi Mẫn Vấn Thủy trở về, không uống được trà do tự tay Mẫn Vấn Thủy pha thì không chịu từ bỏ.
Tiết Đồng nhỏ giọng nói với Trương Nguyên:
-Giới Tử tướng công, nữ lang nhà tôi mới sáng sớm vẫn còn đến đây uống trà, là Vấn lão cố ý tránh mặt Tông Tử công tử đấy.
Trương Nguyên cười nói:
-Không sao, đại huynh của ta sẽ đợi đến khi trời tối, trừ phi đêm nay Vấn lão không về.
Tiết Đồng và Từ Tam đi thẳng về U Lan quán. Trương Nguyên cùng đợi với đại huynh Trương Ngạc ở quán trà Mẫn thị. Con trai Mẫn Tử Trưởng của Mẫn Vấn Thủy hơi cau mày, vị khách này không chịu đi sao, cha cũng không chịu gặp người này, chuyện này phải như thế nào mới tốt đây?
Dưới ánh chiều tà, sóng nước sông Tần Hoài ánh vàng, cuộn chảy, bao phủ một vùng vô cùng đẹp, đêm trên sông Tần Hoài đã mở ra một bức màn lớn. Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại đứng trước quán trà của Mẫn thị nhìn mặt trời lặn trên sông Tần Hoài, bỗng nhìn thấy một chiếc thuyền con trôi từ thượng du xuống và dừng lại ở bến neo, một nữ lang mặc áo bào búi tóc nhẹ nhàng nhảy lên bờ. Trương Nguyên tuy nhìn không rõ mặt mũi nữ lang, nhưng nhìn thấy dáng vẻ nhảy đó liền biết đó chính là Vương Vi, chắc chắn Tiết Đồng đã quay về nói là có hắn và đại huynh Trương Đại đang ở đây nên Vương Vi liền đến.
-Tông Tử tướng công, Giới Tử tướng công.
Vương Vi hành lễ với hai người Trương Nguyên, đôi mắt đẹp đảo một lượt, sắc đẹp làm mê đắm lòng người, nói với Trương Nguyên:
-Vương Vi đã hứa đến Kim Lăng sẽ giới thiệu Vấn lão cho Tông Tử tướng công gặp mặt, chỉ là vẫn chưa có cơ duyên. Hai vị tướng công xin đợi một lát.
Nói xong liền quay người đi. Tiết Đồng vui mừng theo sau.
Sau khoảng một tuần trà, đã nhìn thấy nữ lang Vương Vi và một ông lão mặc áo vải tóc trắng như tuyết vòng đến quán trà ở Đào Diệp Độ. Trương Nguyên khẽ cười nói:
-Đại huynh, đi đâu cũng gặp người quen, không có người quen thì ngay cả trà cũng không được uống.
Trương Đại cười nghênh đón chắp tay nói:
-Vấn lão, tiểu sinh đợi Vấn lão đã hai ngày nay rồi.
Mẫn Vấn Thủy vừa thấy Trương Đại liền chắp tay nói:
-Lão hủ quên mang theo cây gậy rồi.
Nói xong liền xoay người đi.
Vương Vi vội nói:
-Để Tiết Đồng đi lấy cho ạ.
Tiết Đồng “vâng” một tiếng rồi chạy như bay đi lấy gậy. Lúc này Mẫn Vấn Thủy không còn lý do gì để thoái thác nữa, đành phải bước vào quán trà, lẩm bẩm:
-Người này vô cớ gây rối, hay là cứ pha một ấm trà cho họ cho xong.
Sau đó ông liền đi vào phòng pha trà. Trương Đại cũng đi theo xem, nhìn Mẫn Vấn Thủy pha trà cực kỳ nhanh nhẹn, như nước chảy mây trôi, không hề có động tác dư thừa, giống như là làm nhiều nên đã quen tay, có một cảm giác rất đẹp. Trương Nguyên không cùng đi xem Mẫn Vấn Thủy pha trà bởi vì Vương Vi đang nói chuyện với hắn.
Hoàng hôn đã buông xuống, quán trà đã không còn khách đến nữa, Vương Vi và Trương Nguyên đứng trước cửa sổ, cây bưởi sum suê quả bên ngoài cửa sổ trĩu cành, chóp mũi có thể ngửi thấy mùi hương thoang thoảng. khóe miệng Vương Vi hơi cười, thấp giọng hỏi:
-Giới Tử tướng công, hôm trước hai người và Vấn lão ngồi cùng thuyền trở về đã nói gì với nhau vậy, tại sao Vấn lão nói là hai người ba hoa khoác lác nên không muốn tiếp đãi hai người?
Đêm hôm đó khi thuyền đến nơi Trương Ngạc nói chuyện có chút tục tĩu, Trương Nguyên cười đáp:
-Cũng không có nói gì, đơn giản chỉ là nói vài câu vui đùa mà thôi.
Vương Vi liếc đôi mắt đẹp nhìn Trương Nguyên:
-Các người...có phải lấy tiểu nữ ra giễu cợt hay không?
Trương Nguyên vội nói:
-Không có.
-Phủ nhận nhanh thế?
Vương Vi cười cười, không hỏi thêm nữa, đứng bên cạnh Trương Nguyên ngắm hoàng hôn đang dần nhuộm đỏ ngoài cửa sổ, làm mờ đi ngọn núi phía xa, những con sóng xanh nhòa dần. Những quả bưởi đung đưa ẩn mình trong sắc trời xám dần, Vương Vi nhẹ nhàng ngâm:
- Thu phong đái tảo hàn, xuy quân lân gia thụ. Diệp diệp vọng viễn xuy, tại quân giai hạ ngộ. Bản dữ diệp tương biệt, phiêu yên tường ngõa phó. Táp đạp tán thu hồi, phi vi sương sở ngộ. Như hà cố nhập ảnh, khán tác sương yêu lộ. Thị tịch đăng ngoại cúc, đồng tâm chiếu trì mộ. – Giới Tử tướng công nghĩ bài thơ này thế nào?
Trương Nguyên nói:
-Tả cảnh thu, làm thơ tiễn biệt, đơn giản mà sâu sắc, có thể cho là thơ hay. Đây có phải là thơ của Đàm Hữu Hạ?
Vương Vi thản nhiên nói:
-Đúng là thơ của Đàm Hữu Hạ mà Giới Tử tướng công không xem ra gì.
Trương Nguyên nói:
-Đâu dám không xem ra gì, ta chỉ là tham vọng viễn vông, bình luận thơ Chung, Đàm trong khoảng ba nghìn năm trở lại đây mà thôi.
Vương Vi nói:
-Vậy mời Giới Tử tướng công hãy thử bình luận thơ của Chung, Đàm đời sau sẽ có địa vị như thế nào?
Trương Nguyên đáp:
-Được cho là một trường phái, cũng được lưu danh sử sách, chỉ là thơ của Chung Bá Kính lấy việc ham muốn hàng ngày làm giãn viễn nhưng lại trở nên cùng quẫn. Đàm Hữu Hạ theo đuổi giãn tuấn thâm hậu, từ ngữ rất tài tình, dưới Công An Tam Viên, vì thế không khỏi thể hiện sự chua chát bần cùng, hơn nữa lại quá yêu cầu sự hiểm hóc đến nỗi câu chữ cũng bị câm, văn chương vụn vặt.
Đây là lời bình của Tiền Chung Thư đối với Đàm Nguyên Xuân và Chung Tinh trong “Đàm nghệ lục”. Trương Nguyên đã từng đọc qua lời bình về “Đàm nghệ lục” của Chu Chấn Phủ, và vẫn còn khắc sâu trong trí nhớ. Vương Vi im lặng, suy nghĩ về thơ Chung, Đàm, đích thực là có căn bệnh như thế nhưng lại nói:
-Giới Tử tướng công tuy nói rất có lý nhưng có hơi nghiêm trọng một chút, Lý, Đỗ, Âu, Tô, ba nghìn năm cũng có được mấy người?
Trương Nguyên cười nói:
-Nói cũng đúng?
Thầm nghĩ:
“Chuyện này cũng không thể trách ta được, “Đàm nghệ lục” là tác phẩm nghiên cứu từ trước của Tiền tiên sinh. Lúc đó Tiền tiên sinh tài khí bay cao, phân tích rõ ràng linh hoạt, sắc bén, bộc lộ tài năng, so với sự hùng hồn tiên phong, bác đại uyên thâm của “Quản trùy biên” đời sau có phần không giống. Ừ, “Đàm nghệ lục” là Tiền tiên sinh viết tại Cô đảo ở Thượng Hải thời kháng chiến, “Quản trùy biên” sáng tác trong cuộc cách mạng đại văn hóa, đều là những thời điểm gian nan cực khổ nhất, chuyện này chắc chắn cũng đã bị một số người coi khinh, không cầm nổi thương đao, không ra sức lên án mà lại viết những thứ đó thì có tác dụng gì chứ? Cũng giống như ta biết rõ ba mươi năm sau phải nước mất nhà tan, hoàng hôn hôm nay lại luận thơ cùng với danh kỹ Tần Hoài là Vương Tu Vi, danh gia trà đạo Mẫn Vấn Thủy phòng kế bên đang tao nhã pha trà, bầu không khí rất thanh thản, phong nguyệt vô biên, với một số người có lẽ cho ta là không biết sống chết, không phải là tội ác tày đình sao, lúc nào ta cũng phải lẩm bẩm việc cứu quốc sao?”
Mẫn Vấn Thủy nhanh chóng bưng trà ra, châm cho Trương Đại, Trương Nguyên, Vương Vi mỗi người một chén. Vương Vi uống trà mà không nói gì, Trương Nguyên vị giác nơi đầu lưỡi không tốt cho lắm, chỉ cần trà không quá dở thì đối với hắn đều như nhau cả. Trời đã tối, Mẫn Tử Trường đem một chiếc đèn lưu ly đến. Trương Đại quan sát chén trà dưới ánh đèn, màu sắc nhạt như nước, nhưng hương thơm lại rất mê hoặc. Trương Đại tán dương, hỏi Mẫn Vấn Thủy:
-Vấn lão, trà này là trà gì ạ?
Mẫn Vấn Thủy chậm rãi đáp:
-Lãng Uyển trà.
Vương Vi nheo mắt mỉm cười. Trương Nguyên nhìn thấy cũng rất vui, ừ, xem kịch vui. Trương Đại có chút ngạc nhiên, cũng cẩn thận nhấp từng ngụm trà, cười nói:
-Vấn lão trêu tiểu sinh rồi, trà này là cách pha chế của Lãng Uyển Trà nhưng vị lại không phải.
Mẫn Vấn Thủy nhướng đôi lông mày màu trắng lên tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi lập tức giấu nụ cười lại hỏi:
-Vậy Trương tướng công nói trà này được xuất xứ từ đâu?
Trương Đại lại hớp một ngụm trà, nói:
-Rất giống La Giới trà.
Mẫn Vấn Thủy chậc lưỡi:
-Kỳ, kỳ.
Trương Đại lại hỏi:
-Nước này là nước ở đâu?
Mẫn Vấn Thủy trả lời:
-Huệ Tuyền.
Trương Đại cười nói:
-Vấn lão lại lừa tiểu sinh rồi, Huệ tuyền ở xa tận Vô Tích, vận chuyển mấy trăm dặm sao có thể còn tươi mát như thế.
Mẫn Vấn Thủy đối với Trương Đại kính nể hẳn lên, nói:
-Thực không dám giấu, lấy nước Huệ Tuyền, đầu tiên cần phải đào giếng, nửa đêm tân tuyền đến rồi múc nước lên, lấy đá đặt dưới đáy hủ, mượn gió mà chuyển nước đi, không dùng sức người chỉ thuận theo tự nhiên, từ Vô Tích đến Kim Lăng mất khoảng hơn hai mươi ngày, nước ngọt như mới múc lên vậy.
Trương Đại tán thưởng:
-Vấn lão thật có tâm, Vấn lão thật có tâm.
Nói đến nước và trà nổi tiếng Giang Nam, Mẫn Vấn Thủy nói:
-Ở quê của Trương công tử cũng có trà ngon nước ngọt, Long Tĩnh, Nhật Chú, Cố Chử đều là danh phẩm. Năm trước ta đã đến Sơn Âm, lấy nước Hễ Tuyền ở ngọn núi phía sau Ban Trúc Am để nấu Tùng La trà, thật tuyệt diệu.
Trương Đại nghe Mẫn Vấn Thủy nhắc đến Hễ Tuyền ở quê mình thì vô cùng đau đớn nói:
-Vấn lão không biết một điều là Hễ Tuyền đã chết rồi.
Mẫn Vấn Thủy ngạc nhiên hỏi nguyên do. Thì ra là thân sĩ hai huyện Sơn Âm và Hội Kê thường cho nô bộc đến Hễ Tuyền lấy nước, những nô bộc đó liền đến quấy rầy Ban Trúc Am, đòi tăng nhân cho rượu thịt, không cho liền đánh người, tăng nhân vì thế rất khổ sở, không cách nào giải thoát bèn trách tội Hễ Tuyền, lấy trúc hư thối dìm xuống suối nước, lại quyết định cho nước trong kênh và suối nguồn hợp lại với nhau, làm cho nước suối không thể nào dùng được nữa.
Không ai đến lấy nước, tăng nhân có được sự yên tĩnh, suối nước nổi tiếng đầu tiên của Thiệu Hưng cứ như thế mà bị hủy hoại. Mẫn Vấn Thủy than ngắn thở dài, bây giờ thì toàn bộ khúc mắc của ông đối với Trương Đại đã không còn nữa mà mời Trương Đại vào nhã thất. Trương Nguyên và Vương Vi cũng theo vào. Vương Vi nói nhỏ với Trương Nguyên:
-Tông Tử tướng công đánh giá rất tốt, Vấn lão trước kiêu ngạo sau liền kính nể.
Trương Nguyên cười, bước vào nhã thất nhưng nhìn thấy rất gọn gàng sạch sẽ, trên bàn trà bày la liệt những ấm trà Kinh Khê, hơn mười loại âu bằng gốm Thành Tuyên, tất cả đều rất tinh tuyệt. Mẫn Vấn Thủy rất nhanh đã pha xong một ấm trà, đặc biệt rót cho Trương Đại, nói:
-Trương công tử thử cái này đi.
Trương Đại trước tiên là nhìn sắc trà, sau đó mới thưởng thức hương vị trà, nói:
-Hương rất nồng, vị rất đậm đà, đây có thể gọi là xuân trà còn hủ trà lúc nãy là thu trà.
Mẫn Vấn Thủy cười lớn:
-Lão hủ tuổi đã năm mươi, kinh nghiệm cũng nhiều, những người thưởng thức đánh giá không ai bằng Trương công tử đây.
Nhanh chóng liền trở thành bạn vong niên.
Trương Đại và Trương Nguyên ở lại dùng bữa tối với Mẫn Vấn Thủy. Vương Vi cáo từ ra về, Mẫn Vấn Thủy cũng không giữ nàng lại. Vương Vi dắt theo Tiết Đồng ra cửa, quay đầu lại nói với Trương Nguyên:
-Giới Tử tướng công tiễn ta lên thuyền có được không?
Trương Nguyên hơi chần chừ do dự. Trương Đại liền ở phía sau đẩy hắn một cái, cười nói:
-Mau đi đi.
Trương Nguyên cười đi ra cửa. Vương Vi thả bước chậm rãi, để Trương Nguyên đi phía trước, nàng đi theo sau, chậm rãi thả bộ dọc sông Tần Hoài. Ánh trăng hình móc câu đã nhô lên từ sớm, sông Tần Hoài dưới cảnh sắc ban đêm vẽ ra một bức tranh tiêu cổ, trên thuyền treo những chiếc đèn hình sừng dê như liên châu, thủy lầu hai bên bờ sông, trên sông lưa thưa những ngôi nhà với lan can đỏ thắm, rèm trúc mũ ô sa, hương hoa nhài nồng nàn thoảng trong gió. Hai người cũng không nói lời nào, chỉ là lúc sắp lên thuyền ở Đào Diệp Độ, Vương Vi khẽ cười nói:
-Ba vị Trương tướng công đều có kỳ tài, khả năng bình phẩm trà đạo của Tông Tử tướng công không ai sánh kịp, sự hiểu biết thơ phú của Giới Tử tướng công khiến người khác phải khâm phục, có thể kết bạn với ba vị tướng công là vinh hạnh của Vương Vi.
Trương Nguyên có ý cười nói:
-Quá khen, Tu Vu cô nương không coi thường ta là tốt rồi.
Vương Vi đỏ mặt nói:
-Giới Tử tướng công vẫn còn giận tiểu nữ hôm ở hồ Huyền Vũ đã thất lễ sao, muốn Vương Vi phải nhận lỗi như thế nào mới chịu hết giận đây?
Trương Nguyên nói:
-Ta kết giao với nội quan, luôn bị một số người phỉ nhổ.
Vương Vi chần chừ một lúc rồi nói:
-Quân tử thích nói, Khổng Tước thích lông, Giới Tử tướng công vừa có chí lớn thì nên yêu quý danh dự mới đúng.
Trương Nguyên hỏi:
-Cô nương vẫn cứ cho rằng ta không nên qua lại quá thân mật với thái giám đúng không?
Vương Vi do dự một chút rồi gật đầu nói:
-Đúng vậy, kết giao với nội quan hoặc là có lợi gần, xa là tổn hại thanh danh.
Vương Vi chịu nói thẳng vẫn là có dũng khí hơn, bởi vì lần này nàng chính là Trương Nguyên thông qua Hình thái giám mới hóa giải được nguy nan lần này. Nếu Trương Nguyên lấy chuyện này châm biếm lại thì nàng sẽ rất khó mà cản được, sẽ bị tổn thương. Sở dĩ nàng bộc lộ sự yếu đuối của bản thân cho Trương Nguyên thấy, là bởi vì nàng tin tưởng Trương Nguyên, nàng muốn nói ra suy nghĩ thật sự của mình, không lấy việc bản thân từng nhận được lợi ích mà thay đổi lập trường. Trương Nguyên đương nhiên hiểu rõ thiện ý của Vương Vi, hắn cũng không muốn để Tiêu lão sư biết nguyên nhân hắn và Hình thái giám qua lại với nhau. Bây giờ hắn vẫn còn nhỏ, chưa từng thâm nhập vào chốn quan trường, chưa từng bước vào vòng danh dự sĩ lâm, hậu quả của việc kết giao với nội quan gây nên sự tổn hại thanh danh vẫn không thể hiện, nhưng hắn nhất định phải bước vào con đường làm quan. Mâu thuẫn giữa Đông Lâm và nội quan sớm muộn gì cũng sẽ bùng nổ, hắn muốn mọi chuyện đều suôn sẻ, làm cho dây lò xo được thăng bằng sẽ ngày càng khó khăn hơn. Nghĩ đến đây, Trương Nguyên bùi ngùi thở dài:
- Bất tri ngã giả vị ngã hà cầu, tri ngã giả(*), ài, vẫn chưa có.
(*): Người không hiểu ta, cho rằng ta có đòi hỏi gì. Người hiểu ta…
Vương Vi im lặng, trong bóng đêm hai mắt sáng như sao, một lúc lâu sau mới nói:
-Giới Tử tướng công cũng mới có mười bảy tuổi, lúc này sao lại khiến người khác cảm thấy tang thương đến thế? Thật sự rất muốn tìm hiểu Giới Tử tướng công nhiều hơn nữa.
Nữ lang này tâm tư rất nhạy cảm, nhưng Trương Nguyên không muốn nói nhiều về những chuyện đó, liền khéo léo chuyển đề tài:
- Có lẽ là tuổi nhỏ chưa nếm được dư vị của sự buồn thương. Được rồi, Tu Vi cô nương mời lên thuyền, ta đang đói bụng muốn thưởng thức
mỹ thực của Vấn lão rồi.
Vương Vi tự nhiên cười nói:
-Nếu Giới Tử tướng công không chê thì có thể cùng đến U Lan quán dùng cơm tối, tiểu nữ cũng có chút tay nghề nấu nướng, không đến mức là không kham nổi khẩu vị của người khác đâu.
Trương Nguyên cười nói:
-Để ngày khác đi, bằng không đi tiễn người khác mà ngay cả mình cũng mất tung tích thì sẽ khiến đại huynh chê cười ta đấy.
Vương Vi biết Trương Nguyên đang khéo từ chối mình, trong lòng
hơi thẫn thờ. Nàng không hiểu vị Trương Giới Tử này lắm, nàng cũng rất
muốn tìm hiểu, trong lòng cũng kinh ngạc, tự hỏi bản thân mình:
-Vương Quan, từ lúc nào mà ngươi lại có tính tò mò như thế chứ hả?
... Hai ngày này, Trương Nguyên dành thời gian để chỉnh sửa bát
cổ văn cho Đỗ Định Phương. Sau khi sửa xong mười cuốn bát cổ văn, còn
viết cho Đỗ Định Phương một lá thư dài, căn cứ vào con đường bình luận
chế nghệ về trình độ viết văn trước đây cửa Đỗ Định Phương, hướng dẫn Đỗ Định Phương phải đọc kỹ những cuốn sách nào, nên nghiền ngẫm trình văn
của những danh gia nào, cũng nói về việc cuối tháng mười một đầu tháng
chạp, mình sẽ từ Trinh Phong Lý trở về Sơn Âm, đến lúc đó sẽ bình phẩm
tiếp tác phẩm mới của Đỗ Định Phương.
Trương Nguyên viết thư xong, liền đưa thư cùng với mười tiểu đề
bát cổ văn đã bình chữa xong cho gia nô Đỗ gia, sai y quay về Trinh
Phong Lý. Hôm nay là mùng chín tháng tám, lúc chập tối, Tưởng chấp dịch
của Quốc Tử Giám dẫn theo hai người đến, Phúc Nhi vừa nhìn thấy hai
người này liền vui mừng kêu lên:
-Cha, sao cha lại đến đây, còn có Tiền thúc nữa...
Khách đến là người làm ở Tây Trương là Trương Lão Thực và Tiền
Lão Bổn, hai người đều đang gánh một cái sọt, nhìn thấy Phúc Nhi liền
vội bỏ gánh xuống, vui mừng nói:
-Cuối cùng cũng tìm được rồi! Phúc Nhi, tam thiếu gia đâu?
Phúc Nhi vui mừng khôn xiết, hướng về phía lầu đông kêu to:
-Tam thiếu gia, cha của nô tì đến rồi, nhà ta có khách.
Trương Ngạc đang chơi cờ cùng Trương Đại, nghe thấy tiếng kêu liền vội chạy xuống hành lang nhìn xuống, nói:
-Cuối cùng cũng tới rồi.
Rồi mau chóng xuống lầu. Trương Nguyên và Trương Đại cùng những người khác đều đã tụ lại đông đủ.
Trương Lão Thực lau mồ hôi cùng với Tiền Lão Bổn thi lễ với ba vị thiếu gia. Trương Ngạc liên tục hỏi:
-Đem theo bao nhiêu kính lão, kính cận, kính đốt hương hả?
Phúc Nhi bưng hai ly nước đến đưa cho cha cậu và Tiền thúc uống. Trương Đại cười nói:
-Uống nước trước rồi hãy nói cũng không muộn.
Trương Ngạc tính tình nóng vội liền tự mình đi lục bốn cái sọt,
lại thấy trong sọt còn có một cái rương gỗ đã bị khóa. Trương Lão Thực
uống một hơi hết ly nước rồi đưa ly cho Phúc Nhi, lấy từ trong ngực ra
một lá thư đưa cho Trương Ngạc:
-Tam thiếu gia, đây là thư, chìa khóa ở trong thư.
Lá thư đã được dán kín, Trương Ngạc mở phong bì thư kéo ra một
lá thư và một chiếc chìa khóa. Trương Ngạc đưa thư cho đại huynh Trương
Đại rồi vội đi mở khóa. Mở một chiếc sọt ra, bên trong được lấp đầy bằng sợi bông, khoảng có một trăm chiếc hộp gỗ lớn nhỏ xếp chồng lên nhau,
hộp gỗ được làm từ gỗ lim rất tinh xảo. Mở một cái đó là một đôi kính.
Trương Ngạc đeo vào nhìn thử rồi nói:
-Đây là kính lão.
Tháo xuống xem kỹ rồi gật đầu nói:
-Công nghệ làm kính có tiến bộ.
Trương Đại mở lá thư ra xem rồi nói:
-Đây là thư của tam thúc Trương Bính Phương viết.
Rồi đọc qua một lượt. Trong thư chủ yếu nói về chuyện phường
kính, nói là lần này tổng cộng đưa cho Trương Lão Thực và Tiền Lão Bổn
mang đến một trăm hai mươi đôi, kính đốt hương một trăm chiếc, kính
thiên lý ba chiếc... Trương Ngạc vừa nghe thấy còn có “kính thiên lý”
liền vui mừng hỏi:
-Kính thiên lý ở trong chiếc rương nào?
Trương lão thực chỉ vào một chiếc rương trong số đó nói:
-Có lẽ là cái này.
Trương Ngạc mở khóa nhìn, quả nhiên có ba chiếc kính viễn vọng
bằng đồng. Ba huynh đệ mỗi người lấy một chiếc, xoay mở kính ra. Trương
Nguyên lùi về phía bức tường viện, dùng kính viễn vọng nhìn về chùa Kê
Minh phía sau núi, vừa điều chỉnh từ từ, nói:
-Rất tốt, so với lần trước thì cái này có tiến bộ hơn nhiều.
Trương Ngạc cũng lùi lại chỗ Trương Nguyên nhìn về phía chùa Minh Kê rồi nói:
-Vẫn không bằng chiếc mua từ Macao.
Nhưng Trương Nguyên lại rất vui, nói:
-Chiếc kính viễn vọng được chế thành hồi cuối tháng tư rất mờ,
chiếc này đã rõ hơn rất nhiều rồi, mới chưa đầy nửa thời gian mà tiến bộ như thế, khi quay về đệ phải thưởng cho ba thợ làm kính đó.
Trương Ngạc nghe Trương Nguyên nói thế cũng cao hứng trở lại, nói:
-Rất tốt, ngày mai ta sẽ bán những chiếc kính này cho Quốc Tử Giám, chắc chắn là cung không đủ cầu.
Trương Nguyên nói:
-Tam huynh, bán ở Quốc Tử Giám không được, tuy nói là Mao Giám
Thừa đã bị giải về Hình bộ, nhưng chúng ta cũng phải cẩn thận lời ăn
tiếng nói một chút.
Trương Đại gật đầu nói:
-Giới Tử nói đúng đó.
Trương Ngạc nói:
-Vậy cũng đơn giản thôi, hãy để mấy giám sinh đó đến Thính Thiền cư của chúng ta mua vậy.
Tưởng chấp dịch đứng bên cạnh, mãi đến giờ mới mở miệng nói:
-Thông báo cho ba vị Trương công tử biết là chiều hôm nay Tế Tửu Cố lão gia sẽ quay về Quốc Tử Giám.
Trương Nguyên nói:
-Vậy ta phải đến bái kiến Cố Tế Tửu.
Rồi thưởng cho Tưởng chấp dịch một đồng bạc.
Dùng xong cơm tối, Trương Nguyên đang chuẩn bị vào Quốc Tử Giám bái kiến Cố Tế Tửu, nhưng lại nghe Phúc Nhi kêu:
-Giới Tử thiếu gia, Tiêu lão gia, Tiêu tướng công đến ạ.
Trương Nguyên vội ra đón nhưng lại nhìn thấy đến Thính Thiền cư
cùng hai cha con Tiêu Pháp và Tiêu Nhuận Sinh còn có Tế Tửu Cố Khởi
Nguyên của Quốc Tử Giám. Trương Đại và Trương Ngạc nghe nói cũng vội ra
kiến lễ, vào ngồi trong phòng khách, Cố Khởi Nguyên nói:
-Trương Nguyên, chuyện ngày Ất Dậu ta đã tìm hiểu qua, trò không có gì sai cả, ngày mai trò hãy quay lại Quốc Tử Giám nghe giảng, bài
tập thường ngày có thể không làm, chiều hãy đến Đạm Viên giúp Tiêu thái
sử biên soạn sách, buổi tối cứ ở lại hiệu phòng Quốc Tử Giám, không được lười biếng buông thả.
Cố Khởi Nguyên hiển nhiên đã hội ý qua với Tiêu Pháp, Trương Nguyên đáp:
-Vâng, ngày mai học trò sẽ đến Quốc Tử Giám nghe giảng từ sáng sớm.
Cố Khởi Nguyên lại nói:
-Nữ tỳ thiện xạ đó của trò sau này chớ có luyện bắn tên nữa, sợ rằng sẽ bị người khác chỉ trích.
Trương Nguyên khom người đáp:
-Vâng.
Vừa khẩn cầu:
-Cố Tế Tửu, gia phụ mấy ngày nay sẽ từ Khai Phong qua Nam Kinh
trở về Sơn Âm, học trò muốn đợi đến tiễn gia phụ xong rồi đến ở lại Quốc Tử Giám, cũng để cho học trò có thời gian tận chữ hiếu, xin Cố Tế Tửu
cho phép.
Cố Khởi Nguyên gật đầu đồng ý, dặn dò Trương Nguyên vài câu, rồi đứng lên ra về. Trương Nguyên nói:
-Cố Tế Tửu xin đợi một lát.
Đi lấy một đôi kính lão dâng lên, nói là phường kính Sơn Âm vừa gửi đến. Tiêu Pháp vừa nhìn thấy chiếc kính liền cười nói:
-Thật là việc tốt, Thái Sơ hãy thử xem, mắt trò cũng bị mờ, đúng lúc dùng đến.
Trương Ngạc đứng một bên cười thầm, thầm nghĩ:
“Giới Tử có thể nói là phục bút, tặng cho Cố Tế Tửu kính lão,
sau này cho dù có người nói chúng ta bán kính cho học trò Quốc Tử Giám
thì Cố Tế Tửu cũng sẽ chỉ biết cười trừ cho qua, đây vốn dĩ là giúp cho
học trò Quốc Tử Giám được sáng mắt mà, chứ không phải bán “Kim Bình Mai” cho bọn họ.”
Cố Khởi Nguyên thử chiếc kính lão, quả nhiên không tệ, vô cùng khoái chí, nói với Trương Nguyên:
-Loại mắt kính này ở Tô Châu bán rất nhiều, nhưng giá lại rất
đắt, một chiếc tốn đến hai lượng bạc, sao ta có thể nhận hậu lễ này của
trò chứ, ngày mai ta sẽ cho người đem bạc qua cho trò.
Trương Nguyên hơi xấu hổ, đưa mắt nhìn Tiêu Pháp, chắp tay nói:
-Lão sư hãy nhận chút tấm lòng của Trương Nguyên, đây là mắt
kính do phường kính trong nhà học trò chế tạo, cứ cho đó là quà quê, sao dám nhận bạc của Cố Tế Tửu chứ.
Tiêu Pháp vê râu cười nói:
-Thái Sơ huynh, huynh thế này là làm khó Trương Nguyên rồi, đôi
mắt kính này sáng hơn kính lão của phường kính ở Tô Hàng nhiều, chỉ độc
có mỗi nhà này thôi, vậy cứ cho là lão hủ tặng cho Thái Sử huynh vậy,
thế nào hả?
Cố Khởi Nguyên tuy thanh liêm nhưng học vấn thông đạt, biết rõ
dị số, không phải người lạc hậu, bèn cười nhận lấy, cáo từ về Quốc Tử
Giám trước. Cha con Tiêu Pháp ở lại nói chuyện với huynh đệ Trương
Nguyên. Trương Nguyên lấy ra một chiếc kính viễn vọng đưa cho Tiêu Pháp. Ban đêm này không thể nhìn xa, Trương Nguyên liền giải thích cho Tiêu
Pháp nghe, Tiêu Pháp ngạc nhiên nói:
-Đây là kính thiên lý, ta đã từng nghe Từ Tử Tiên nói qua, người phương Tây có thể tạo ra chiếc kính thần kỳ như thế này, trò không ngờ
cũng có thể!
Tiêu Nhuận Sinh giải thích cho Trương Nguyên rằng Từ Tử Tiên
chính là Từ Quang Khải, năm Vạn Lịch thứ hai mươi lăm, Tiêu Pháp làm
quan chủ khảo thi hương ở phủ Thuận Thiên, từ những bài làm không trúng
tuyển đã chọn lấy Từ Quang Khải làm người đứng đầu kỳ thi hương. Tiêu
Pháp vì chuyện này mà bị giáng chức quan, khiến Từ Quang Khải rất cảm
kích đức tính này của tọa sư Tiêu Pháp, nên anh ta thường xuyên viết thư hỏi thăm ông. Trương Nguyên nói:
-Chiếc kính thiên lý này chính là do phường kính viễn vọng do
người phương Tây chế tạo ra, các lĩnh vực thiên văn, vật lý, số học của
người phương Tây, với tư cách một học tử của Đại Minh, theo học trò thấy thì rất nên học tập theo ạ.