Dân Tín Cục là do thương nhân phủ Ninh Ba của hai huyện Từ Khê và Phụng Hóa xây dựng, chỉ là để tiện thể mang hộ thư từ, tiền bạc cho những người đồng hương, từ đó thu phí nhất định, đã phát triển được gần hai trăm năm, dựa vào cửa hàng, nhà trọ, kiệu phu ở các nơi làm cứ điểm, hình thành nên mạng lưới bưu điện với một quy mô nhất định ở thành trấn Giang Nam. Những thành phố lớn như Dương Châu ở phía Bắc Trường Giang, Khai Phong, Lâm Thanh, Tể Ninh, Bắc Kinh cũng có thể gửi thư, gửi đồ, mặc dù không có các trạm dịch quốc doanh nhưng không chỗ nào trong mười ba tỉnh mà không gửi đến được, hơn nữa lại còn rất nhanh. Đối với người dân không thể hưởng đặc quyền các trạm dịch thì Dân Tín Cục cho họ một sự tiện lợi rất lớn. Hai năm nay Trương Nguyên và tỷ tỷ Trương Nhược Hi viết thư cho nhau đều là gửi qua các trạm của Dân Tín Cục này. Không những quan lại được hưởng đặc quyền của các trạm mà các quan lại thân thiết còn lợi dụng sự tiện lợi của các trạm này, việc gửi thư từ đồ đạc coi như chuyện nhỏ, họ tùy ý mượn Khám hợp bài, bà con thân thích cũng như bạn bè của quan lại sai bảo dân phu tàu xe, phí cho việc này rất lớn, đến lượt Trương Nguyên cũng được hưởng đặc quyền không nên có này, nhiều lần gửi thư cho tộc thúc tổ và Tiêu thái sử, hai lần đều mượn khám hợp bài của nhà máy dệt Tô Châu, không cảm thấy có điều gì không thỏa đáng nhưng lúc này nhìn thấy Thương Chu Đức và Thương Đạm Nhiên gửi thư và đồ thông qua Dân Tín Cục Trương Nguyên không tránh khỏi có chút hổ thẹn.
Thương thị ở Hội Kê là gia đình quan lại, Thương Chu Tộ hiện là Tứ phẩm Đô Sát Viện- Tả Thiêm Đô ngự sử. Năm trước Thương Chu Đức đưa chị dâu Phó thị và hai tỷ muội Cảnh Lan, Cảnh Vi vào kinh nhưng lại không được hưởng đặc quyền của trạm dịch bởi vì Thương Chu Tộ đã dặn là không được lợi dụng trạm dịch của quan phủ, Thương Chu Tộ nổi tiếng liêm khiết, chính vì sự liêm khiết đó cho nên mới được lên làm Ngự sử.
Nhận được một cái hòm bằng gỗ nhãn, hai người đàn ông của Dân Tín Cục bắt Trương Nguyên ký tên vào giấy ký nhận rồi cáo từ, ra đến cửa thì một trong hai người đó quay lại nói:
-Trương công tử, tiểu nhân là người làm thuê cho Thông Thương Ngân Phổ Vạn Nguyên Hào của phủ Ứng Thiên. Trương công tử nếu muốn gửi thư từ hay đồ vật gì xin hãy đến Thông Thương Ngân Phổ Vạn Nguyên Hào, nhanh gọn, tiện lợi, không phân biệt lớn nhỏ, nếu có gì thiếu sót sẽ bồi thường theo quy định.
Trương Nguyên gật đầu nói:
-Được...Ta nhớ rồi, phủ Ứng Thiên, Thông Thương Ngân Phổ Vạn Nguyên Hào.
Trương Ngạc nói:
-Giới Tử, mau xem thư đi...Để ta xem thử nữ lang Thương thị viết cho đệ những lời tâm tình như thế nào?
Trương Nguyên đáp:
-Những lời tâm tình này sao có thể để cho tam huynh xem chứ.
Rồi đem lá thư giấu vào trong lòng, bảo Lai Phúc đem cái hòm gỗ nhãn lên phòng ngủ trên lầu, rồi hắn cũng theo lên lầu, mở thư của Thương Đạm Nhiên ra xem. Thể chữ thư pháp nối liền của Đạm Nhiên rất đẹp, chữ giống như người, trong thư viết rằng:
-Vào mùa nóng thì sống trong mái nhà tranh trên núi Bạch Mã...Tùng cao đá trắng, trúc mai lưa thưa, khiến người ta rơi vào sự tĩnh lặng, đứng trên đình trúc trông về nơi xa, hồ lớn ở phía đông như vương vấn những sợi tơ màu lục bích, ngày ngày nhớ chàng, như nước chảy không ngừng, nhớ lại những hồi ức trước đây...lúc nào cũng như trong mơ, cây hải đường bên đình rũ bóng mát...ngâm lên ở nơi sau thẳm, không biết năm sau có thể gặp lại chàng vào lúc hoa hải đường nở hay không...
Trương Nguyên xem thư xong thì mỉm cười, tim như bay đi ngàn dặm. Năm trước khi đang đọc sách nghỉ mát trên núi Bạch Mã đã đá cầu cùng Đạm Nhiên, cảnh ngắm trăng, ăn dưa từng cảnh tượng lần lượt được tái hiện.
Lá thư trong tay đột nhiên bay mất, Trương Nguyên vội quay đầu lại thì nhìn thấy tam huynh Trương Ngạc đã cướp lấy, lớn tiếng đọc:
-Không ai là không có chuyện cảm động, cảnh vật rất trữ tình.
Trương Nguyên giành lại lá thư, cau mày nói:
-Tam huynh, chớ có trêu đệ.
Trương Ngạc thấy Trương Nguyên không vui cũng không dám đòi xem thư nữa, chỉ vào chiếc hòm bằng gỗ nhãn hỏi:
-Xem thử Thương tiểu thư xa xôi ngàn dặm gửi cho đệ cái gì nào, việc này thì được chứ?
Trương Nguyên mở chiếc hòm ra, bên trong là một y phục mùa thu, hai bộ đồ mùa đông, một đôi giày vải, một đôi ủng da, một chiếc quạt, một chiếc nghiên mực Đoan Khê, còn có hai bức họa của Thương Đạm Nhiên, một bức là “Mùa hè trên Bạch Mã”, bức còn lại là chùa Đại Thiện có hai nữ tử đang quỳ trước đệm cói của Phật, đều vẽ một bên sườn mặt, một người có mái tóc hoa râm, một người có mái tóc xanh như mây.
-Ha ha.
Trương Ngạc cười nói:
-Người già này không phải là Ngũ bá mẫu, còn người trẻ chính là Thương tiểu thư sao?
Trương Nguyên xem kỹ bức tranh cầu phật, trong lòng vô cùng cảm động, mẫu thân và Đạm Nhiên đã đến chùa Đại Thiện cầu phật vào ngày sinh nhật hắn, không phải là muốn hắn được bình yên hay sao.
Trương Đại đi lên lầu nói:
-Hôm nay đến Đào Diệp thăm hỏi Mẫn Vấn Thủy, đợi từ giờ Mùi đến giờ mà không biết lão già ấy đã đi đâu, không thấy bóng dáng đâu cả, ngày mai lại đến tiếp.
Trương Ngạc nói:
-Tại sao ư? Tại vì Huynh vẫn còn chưa đến đó đến ba lần.
Trương Đại cười nói:
-Tìm mà không gặp, như thế mới thú vị.
Trương Đại và Trương Ngạc cùng nhau thưởng thức hai bức họa của Thương Đạm Nhiên mà vô cùng ngưỡng mộ. Trương Nguyên còn chưa thành thân đã được vị hôn thê yêu chiều như thế, ngàn dặm xa xôi gửi áo lạnh đến. Trương Ngạc rất không vui nói:
-Tỷ tỷ của Kỳ Hổ Tử, vợ ta đến đánh rắm cũng không thấy.
Trương Nguyên cố nhịn cười hỏi:
-Tam huynh không phải sáng sớm đã đến Quốc Tử Giám sao, về lúc nào thế?
Trương Ngạc càng không vui nói:
-Giờ Thân đã đến đợi Lý Tuyết Y, Vương Vi Cô mời bọn ta uống rượu nhưng lại bặt vô âm tín, thật là đau đầu, chắc là đã qua cầu rút ván, đã có niềm vui mới rồi!
Lời còn chưa dứt thì Phúc Nhi ở dưới lầu kêu to:
-Giới Tử thiếu gia, có người đến tìm cậu.
-Ha ha, uống rượu hoa đi nhé.
Trương Ngạc tưởng là Lý Tuyết Y sai người đến mời ba huynh đệ họ đến Cựu Viện ăn uống tiệc rượu, liền hưng phấn chạy xuống lầu, nhưng lại là người của Hình thái giám phái đến, đưa cho Trương Nguyên một chiếc rương rất nặng, cung kính thi lễ rồi không nói thêm lời nào bỏ đi mất.
Trương Ngạc vô cùng thất vọng, trợn mắt nói:
-Giới Tử đệ được lắm, phụ nữ gửi rương hòm đến, thái giám cũng gửi rương hòm đến, thật là vô vị.
Nói xong quay người trở lại phòng của mình nhưng lại nghe Phúc Nhi kêu:
-Giới Tử thiếu gia, lại có người tìm.
Lúc Trương Ngạc quay đầu lại nhìn thì đó chính là một chấp dịch họ Tương của Quốc Tử Giám, theo sau còn có một người làm, Trương Ngạc hỏi:
-Chiếc hòm đâu đưa ra đây?
Chấp dịch họ Tương chẳng hiểu gì cả, tên gia đinh theo sau y không biết Trương Ngạc nên có hơi hoảng hốt, chắp tay nói:
-Tiểu nhân muốn gặp Trương công tử của Sơn Âm.
Trương Ngạc nói:
-Chỉ có ta là Trương công tử của Sơn Âm.
Chấp dịch họ Tương cười nói:
-Yến khách tướng công, người này tìm Giới Tử tướng công. Y từ Trinh Phong Lý đến Quốc Tử Giám tìm Trương công tử, y nói y là người nhà của Giới Tử tướng công, vì thế tiểu nhân liền dẫn y đến đây.
Trương Nguyên từ Tây lầu đi ra, tên gia đinh đó nhìn thấy lập tức vui mừng tiến đến phía trước chắp tay nói:
-Trương công tử, tiểu nhân là người của Đỗ phủ ở Trinh Phong LýLý.
Trương Nguyên “A” một tiếng và nói:
-Nhớ rồi, nhớ rồi, ta đã từng gặp ngươi ở Đỗ phủ, là Đỗ Định Phương sai ngươi đến sao?
Tên người làm của Đỗ phủ thấy Trương Nguyên biết y, lại càng lộ rõ sự vui mừng, cung kính đáp:
-Vâng, tiểu nhân phụng mệnh thiếu gia mang mười cuốn bát cổ văn đến mời Trương công tử phê chữa.
Lúc Trương Nguyên ở Chu trang đã kết bạn với Đỗ Tùng, nhận cháu trai của Đỗ Tùng là Đỗ Định Phương làm đệ tử, từng nói nếu Đỗ Định Phương có viết bài bát cổ văn nào mới thì hãy đưa đến Quốc Tử Giám để hắn đánh giá. Đỗ Định Phương sau khi cha mất được bốn mươi chín ngày liền bắt đầu đọc sách, viết văn, chăm chỉ viết mười cuốn tứ thư đề bát cổ văn, sai người nhà đến Kim Lăng thỉnh giáo thầy giáo Trương Nguyên.
Trương Nguyên hỏi tên gia nô Đỗ thị là Đỗ Tùng rời Trinh Phong về phía Bắc vào ngày nào? Tên gia nô Đỗ phủ trả lời:
-Thúc lão gia khởi hành về Diên An Vệ vào ngày mười bảy tháng sáu, Mục Kính Nham đại ca cũng đi theo.
Trương Nguyên liếc nhìn Mục Chân Chân. Mục Chân Chân mắt ngấn lệ. Trương Nguyên nói với gia nô Đỗ phủ:
-Mấy ngày này đúng lúc ta cũng rảnh, ngươi hãy ở lại chỗ của ta, đợi ta phê chữa đánh giá xong hãy mang về.
Gia nô Đỗ thị vui mừng khôn xiết.
Đêm, Trương Nguyên ở trong phòng ngủ mở chiếc hòm Hình thái giám gửi đến, đó là một rương vàng bạc, năm trăm lượng bạc trắng, năm trăm lượng vàng, năm trăm lượng vàng này đương nhiên là do Hình thái giám gửi đến.
Mục Chân Chân ở bên cạnh. Trương Nguyên nói:
-Phật phiền phức, ngày mai còn phải đến phủ Thủ Bị một chuyến, số vàng bạc này không thể nhận được.
Năm trước Trương Nguyên đã nhận một nghìn lượng bạc của Chung thái giám, phần lớn là đầu tư vào kho lương Dương Hòa nhưng bây giờ hắn đã là nhân vật được nhiều người quan tâm nên làm việc gì cũng càng phải cẩn trọng hơn, đặc biệt là hối lộ tiền bạc, rất dễ bị người khác lên án. Đương nhiên bây giờ Trương Nguyên phải từ chối hậu lễ của Hình thái giám còn có một nguyên nhân nữa là vì trước mắt hắn không thiếu tiền. Thiếu tiền cũng không phải vì việc việc thỏa mãn dục vọng của bản thân