Mùa hè, trời nắng chói chang, vừa nóng vừa ẩm khiến người ta có cảm giác đang ở trong nồi hấp.
Trước Tết Đoan Ngọ, Phó Vân Khải về phố Cống Viện ở mấy ngày, lấy bùa may mắn, lá ngải hổ (loại cây có tác dụng đuổi côn trùng, trừ tà), bánh chưng, túi thơm Ngũ Độc về cho Phó Vân anh.
“Nguyệt tỷ nhi và Quế tỷ nhi đều rất nhớ muội, anh tỷ nhi, muội không về thật sao?”
Phó Vân anh rửa sạch tay, ngồi trước cửa sổ bóc bánh chưng ăn. Bánh chưng chín nục, lá tre mềm mại xanh biếc. Nàng lắc đầu.
Phụ nữ như Đại Ngô thị, Lư thị và Hàn thị không nên biết quá nhiều, biết nhiều lại lo lắng thấp thỏm. Cứ để họ nghĩ rằng anh tỷ nhi thực sự đã đi tu đạo đi.
Phó Vân Khải thở dài không nói gì nữa.
Ngoài hành lang vang lên tiếng bước chân dồn dập, Chu Hòa Sưởng cầm trong tay một bức tranh Thiên Sư [1] mang từ Trường Xuân Quan về, tươi cười đi vào phòng. Phía sau hắn, Cát Tường bê một chiếc khay khắc hoa mẫu đơn, bên trong là một đĩa vải, quả nào quả nấy nhỏ nhắn tròn trịa, cành lá vẫn tươi xanh, cứ như thể vừa hái xuống từ trên cành.
[1] Tranh Chung Quỳ, một vị thần chuyên diệt trừ yêu ma trong truyền thuyết TQ. Nhắc lại một chút, đồ trong Tết Đoan Ngọ đa phần có ý nghĩa trừ tà.
“Đua thuyền Đoan Ngọ đông vui thế mà đệ cũng không đi à?” hắn đi thẳng tới chỗ Phó Vân anh, bảo Cát Tường đặt khay vải xuống, rồi dán bức tranh Thiên Sư lên cửa.
Phó Vân anh cảm ơn hắn đã mang vải cho mình nên mời hắn ăn bánh chưng.
“Huynh có không ăn được cái gì không?”
“Cái gì ta cũng có thể ăn một ít.” Chu Hòa Xưởng hào hứng, chỉ bừa một chiếc bánh chưng buộc lạt cỏ, “Đừng nói với ta trong đó là nhân gì, để ta tự ăn thì mới vui!”
Cát Tường dán xong tranh Thiên Sư, quay lại bóc bánh chưng cho hắn.
hắn rửa sạch tay, gắp một chiếc bánh chưng lên, kinh ngạc, “Vị này ta chưa ăn bao giờ, sao lại là bánh mặn?”
“Đó là bánh chưng nhân chân giờ hun khói, dùng thịt chân giò hun khói ở phía nam.”
Phó Vân Khải trả lời, giờ hắn đã điềm đạm hơn rất nhiều, không còn hay đấu võ mồm với Chu Hòa Sưởng như trước kia nữa.
Chu Hòa Sưởng hơi nhíu mày, “không thích vị này...”
hắn đặt chiếc bánh chưng mới cắn được vài miếng xuống, chỉ một cái khác, bảo Cát Tường bóc cho hắn, “Ta lại nếm thử xem...”
Chiếc này nhân mật hoa quế, hắn cũng không thích, đặt sang một bên, tiếp tục nếm chiếc tiếp theo.
hắn cứ ăn mấy miếng rồi lại thôi, trong chốc lát đã nếm hết các loại bánh chưng trong giỏ, cuối cùng bảo hắn thích nhất là nhân mứt quả.
Phó Vân Khải thấy hắn thật ngứa mắt, bánh chưng mang cho anh tỷ nhi đều bị hắn ăn, thế mà còn không ăn hết, chỉ nếm một nửa, phần còn lại làm sao ăn được nữa, “Nếu ngươi thích mứt quả thì cứ nói thẳng là muốn ăn nhân mứt quả có phải hơn không, sao phải nếm hết các loại chứ?”
Chu Hòa Sưởng từ nhỏ đã được chiều chuộng nên không cảm thấy việc bản thân mình lãng phí đồ ăn có gì không đúng, tỉnh bơ nói: “không nếm hết các loại thì làm sao biết được ta có thích những vị khác hay không?”
Cát Tường hầu hạ bên cạnh cũng vội vàng gật đầu phụ họa.
Phó Vân anh nhớ tới ngày đó Chu Hòa Sưởng tò mò nếm thử quýt trong rừng quýt của thư viện, hóa ra hắn chẳng thay đổi gì cả.
Tới lúc Viên Tam viết xong bản thảo tiểu thuyết, chạy sang chỗ nàng ăn chực thì đã chẳng còn mấy cái bánh chưng.
Viên Tam đói tới mờ cả mắt, nắm chặt cổ áo Chu Hòa Xưởng đòi bánh chưng, điệu bộ như thể nếu giờ không lấy ra cái gì cho hắn ăn thì hắn sẽ nếm thử xem Chu Hòa Xưởng chua hay ngọt vậy.
Phó Vân anh đưa vải Chu Hòa Sưởng mang tới cho hắn, “Ăn cái này đi, cái này đắt...”
Vừa nghe đến từ “đắt”, Viên Tam lập tức buông Chu Hòa Sưởng ra, bưng khay lên gặm vải.
hắn ăn chẳng có ý có tứ gì hết, đến vỏ cũng không thèm bóc, đưa thẳng vào miệng cắn cho vỡ ra.
Cát Tưởng sửng sốt, đứng chắn cho Chu Hòa Sưởng lùi về phía sau mấy bước, nhìn Viên Tam đầy cảnh giác, tên nhóc nhà nghèo này không biết để ý hình tượng gì cả! Chẳng khác nào lũ man di nơi thâm sơn cùng cốc!
Phó Vân Khải cũng giật mình, chắn trước mặt Phó Vân anh, “Viên Tam mấy ngày không ăn cơm hả?”
Phó Vân anh nhẹ nhàng đẩy hắn ra, “đi xuống bếp lấy bát canh cho hắn đi, lúc hắn bận thì một hai ngày không ăn không uống, đói rã họng ra rồi.”
sự yêu thích của Viên Tam đối với việc kiếm tiền đã vượt qua việc học hành, dù sao thì vàng thật bạc thật cầm được trong tay vẫn chân thực hơn tri thức trong sách vở nhiều, tiểu thuyết du hiệp của hắn ra hết quyển này đến quyển khác, nhưng hiệu sách vẫn luôn thiếu bản thảo, cuối năm nay hắn phải tham gia viện thí, định trước mùa đông sẽ viết nhiều muột chút nếu không đến lúc đó hiệu sách lại không có sách mới mà in.
Tôi tớ của Chu Hòa Sưởng bưng bát canh đến, Viên Tam húp soàn soạt mấy hơi đã sạch bách, Chu Hòa Sưởng thấy hắn ăn ngon lành như thế cũng đòi nếm thử thức ăn trong thư viện, Cát Tường không dám để cho hắn ăn nhưng cũng không ngăn cản, đành phải bảo những người khác đi chuẩn bị.
Phó Vân Khải và Viên Tam tức giận bất bình chuyện Chu Hòa Sưởng ở thư viện mà lại được hưởng đủ loại đãi ngộ đặc thù, khe khẽ nói xấu hắn.
Ba người xông vào vừa đuổi đánh vừa cười đùa, đuổi từ đầu phòng bên này tới đầu phòng bên kia, thi thoảng lại đập vào kệ sách ầm ầm.
Phó Vân anh mặc kệ bọn họ, lấy một cuốn sách, ngồi trước bàn đọc.
một lát sau, học trưởng Lý Thuận dẫn theo Liên Xác tới tìm, “Xe ngựa Phó gia đang chờ ở bên ngoài.”
Phó Vân anh đứng dậy thu dọn sách vở, thay một bộ đồ trang trọng hơn, thân mặc một chiếc áo bào màu xanh lá cây, chân đi ủng đen.
Liên Xác nhắc nhở: “Thiếu gia, lần này ra ngoài phải cưỡi ngựa, nhị thiếu gia nhắc thiếu gia nhớ đội mũ, trên núi gió to, cẩn thận bị lạnh đầu.”
Vương Đại Lang vội về phòng lấy mũ cho Phó Vân anh.
Nàng đội mũ, cúi người nhìn xuống, áo bào có xẻ tà hai bên, đúng là quần áo thích hợp để cưỡi ngựa, không cần thay nữa, đi thẳng ra cổng chính thư viện.
Kiều Gia như thường lệ vẫn theo sát nàng.
Lúc lên ngựa, ánh mắt Phó Vân anh lướt qua Kiều gia, tướng mạo người này bình thường không có gì đặc biệt, chính là loại người mà một khi đã trà trộn vào trong đám đông sẽ ít gây sự chú ý cho người khác nhất, nàng từng hỏi Sở Vương, đến cả Sở Vương cũng không biết lai lịch của hắn.
Sở Vương đúng là kiểu người không nghiêm túc như thế, thủ hạ của mình tới từ đâu, trước kia làm gì cũng không biết mà đã dám đặt hắn bên cạnh nàng.
đã thế ông ta còn bắt nàng đi thi viện thí với Chu Hòa Sưởng, nếu không phải là đã có ý định này từ trước nên mới nhân tiện đồng ý, sớm muộn gì nàng cũng sẽ bị đủ các loại ý tưởng kì quái của Sở Vương tra tấn đến phát rồ.
Có đôi khi, thân phận cao quý có nghĩa là muốn làm gì thì làm.
Phó Vân Chương chờ nàng trên núi.
Thời tiết nóng bức, văn nhân trong vùng tụ hội trên một sơn trang nghỉ mát trên núi để uống rượu, ngâm thơ làm phú. Y đã nhận lời mời đi trước, tới lúc rượu say mặt đỏ không chống đỡ được nữa mới bảo Liên Xác tới đưa nàng đến.
Đợt này Phó Vân Chương ở nhà dưỡng bệnh nhưng cũng không hề rảnh rỗi. Đúng lúc này hiệu sách của Phó tứ lão gia đang thiếu bản thảo, y lấy cuốn du ký mình viết trên đường lên phía bắc ra, sửa đi sửa lại mấy lần rồi giao cho hiệu sách khắc in.
Vốn tưởng loại du kí này chẳng mấy người mua, y không hề giấu tên, lúc giao bản thảo cuốn du ký cho quan phủ xem kiểm duyệt, tin tức về sách mới vẫn chưa được công bố, quan phủ sùng bái kiến thức của y nên đã lan truyền tin tức cho mọi người đều biết. Sĩ tử ùn ùn đi tới hiệu sách trước cả ngày dự định bán ra, vậy nên sách còn chưa chính thức được khắc in đã biết chắc chắn phải tăng số lượng bản in so với dự kiến ban đầu.
Đây chính là lợi ích của thanh danh và công danh, những sĩ tử bình thường bán bản thảo tiểu thuyết chỉ để sống tạm, hơn nữa loại sách bình dân như tiểu thuyết không bao giờ được những người đọc sách đánh giá cao. Tuy nhiên Phó Vân Chương vốn là sĩ tử nổi tiếng ở đất Hồ Quảng nên việc y bán du kí không chỉ không bị người khác nhạo báng mà còn được ca ngợi trở thành một việc làm mới mẻ, phong nhã, thoát tục.
Những người sùng bái càng ngày càng nhiều, về sau có người noi gương tiền nhân tổ chức các nhóm văn nhân, định kỳ tổ chức cho các sĩ tử tham quan các danh lam thắng cảnh, từ những thắng cảnh này tìm hiểu về đạo lý, người tham gia gọi là xã viên, những xã viên này chỉ cần đóng góp hai lượng bạc là có thể gia nhập xã, người trong vùng đặt cho bọn họ một biệt hiệu gọi là “Xã Hai Lượng“. Mỗi Xã Hai Lượng đề cử ra một xã trưởng để chủ trì, chuẩn bị cho buổi tiệc, mời các xã viên ở các xã khác tới gặp mặt, mỗi người đóng góp một chút, người thì là bầu rượu, người mang mấy thứ điểm tâm, hoặc đồ nhắm, không quá câu nệ hình thức, tóm lại chỉ cần không đến tay không là được. Tới nơi, họ trải thảm đỏ, mọi người cùng ngồi trên mặt đất, uống rượu hát ca, làm thơ làm phú, hết sức thoải mái.
Phó Vân Chương là người đã có công danh, lại hòa nhã, hào phóng, nên rất được tôn sùng ở Xã Hai Lượng.
Xã Hai Lượng nào cũng sáng tác văn thơ, tập hợp thành một tập, sau đó hiệu sách của Phó tứ lão gia sẽ khắc in, tuy số lượng in ra không nhiều nhưng cũng nhờ đó mà được lưu truyền rộng rãi.
Sau này danh tiếng thậm chí còn truyền tới tận Nam Trực Lệ, bên đó vốn có truyền thống tập hợp các nhóm văn nhân từ xưa.
Phó Vân anh từng để tâm quan sát thành phần xã viên của Xã Hai Lượng, nhìn thì có vẻ như ai cũng có thể gia nhập nhưng thực ra những người có tiếng nói nhất đa phần là con cháu quan lại.
Những người này tuổi còn trẻ, nhiệt tình, có nhiều tham vọng, xuất thân hoặc là giàu có, hoặc là cao quý.
Tuy Phó Vân Chương không phải người khởi xướng việc tập hợp văn nhân nhưng mọi người vẫn luôn nghe lời y răm rắp, y bảo sao họ nghe vậy.
Phó Vân anh thở dài, nhị ca vẫn cứ là nhị ca, chuyện gì cũng phải nắm quyền chủ động...
sự yếu mềm trong lúc bị bệnh chỉ là một lần thả lỏng hiếm hoi của y mà thôi.
đã vào giữa hè, cây cỏ trên núi xanh rì tươi tốt, khắp nơi đều có mùi hương, gió mát thổi tới thật thoải mái. Bên cạnh đường lên núi có một đình bát giác để hóng gió, bên cạnh đình là một con đường nhỏ rải đá vụn thông vào rừng trúc, sâu trong rừng trúc là một dòng suối nhỏ uốn lượt thổi qua, nước chảy róc rách, cảnh đẹp nên thơ. Ba mươi mấy sĩ tử trẻ tuổi đầu buộc nho khăn, mặc trang phục tươi sáng đang ngồi dưới bóng cây bên cạnh đình hóng gió, mỗi người một tấm thảm đỏ, trước mặt để một chiếc bàn nhỏ, một bầu rượu, một đôi đũa trúc, nói nói cười cười với nhau, tạo thành một khung cảnh phong nhã.
Mọi người đang tập trung vào một thanh niên ngồi giữa, đầu đội mũ, thân mặc mộ bộ đạo bào lụa màu xanh ngọc, mặt mũi tuấn tú, nói năng văn nhã. Đó chính là Phó Vân Chương. Lần tụ họp này y không phải xã trưởng nhưng mọi người vẫn coi y là người chủ trì.
Mọi người đang đối thơ theo vần, còn trêu chọc lẫn nhau, Phó Vân Chương liếc qua bậc thang bằng gỗ, hơi mỉm cười, đứng dậy, đi về phía đình hóng gió.
Mọi người đều tò mò không biết ai tới mà y phải đích thân ra đó, đồng loạt đặt chén rượu hoặc chiếc đũa trong tay xuống, nhìn về phía y đầy mong chờ.
Ở một phía khác của đình hóng gió, Phó Vân anh đang bước lên bậc thang, nghe thấy tiếng nói chuyện dưới bóng cây bỗng im bặt, mặt vẫn bình tĩnh, đón nhận vô số ánh mắt tò mò đang chiếu tới, bước chân vẫn chậm rãi.
Mọi người thấy nàng tuy còn nhỏ tuổi, quần áo cũng đơn giản, mộc mạc, không cầu kì như những kẻ sĩ ở phương nam nhưng khí độ hơn người thì thầm kinh ngạc.
Người này mới chỉ lộ mặt thôi đã khiến những người khác không thể dời mắt, nếu “y” mà mở miệng nữa thì chẳng phải những người ở đây đều không so được với “y” hay sao?
Phó Vân Chương đi về phía đình hóng gió, đưa lưng về phía mọi người, nháy mắt với Phó Vân anh, “Thơ làm gần xong rồi, biết muội sợ cái này nên cố ý để muộn muộn mới gọi muội tới.”
Phó Vân anh chắp tay với y, làm ra vẻ cực kỳ cảm kích, “Đa tạ nhị ca thông cảm.”
Hai người nhìn nhau cười.
Mọi người thấy Phó Vân Chương đột nhiên rời tiệc, đích thân ra đón thiếu niên trẻ trung mặt mày thanh tú kia thì sửng sốt hồi lâu.
Có một người lên tiếng khe khẽ, “Ta đoán thiếu niên kia nhất định là em họ của Phó Vân Chương, cái cậu học sinh của Giang Thành thư viện ấy, tháng này hắn còn viết thư thúc giục ta trả sách, chữ viết đến là đẹp...”
Mọi người giờ mới bừng tỉnh, bật cười ha hả.
“Hóa ra đây là Đan Ánh công tử! Quả nhiên nghe danh không bằng gặp mặt, quả là tuấn tú văn nhã!”
“Nghe người ta nói Đan Ánh công tử tuấn tú vô song, ta vốn tưởng chỉ là nói đùa thôi, không ngờ người thật thực sự tuấn tú đến vậy.”
Mọi người tấm tắc khen ngợi, có người thân thiết với Phó Vân Chương lên tiếng trêu chọc y: “Trọng Văn, sồ phượng thanh vu lão phượng thanh [2], đệ đệ này của huynh sau này lớn lên không chừng sẽ còn đánh bật huynh cho mà xem!”
[2] Con chim phượng non có tiếng hót trong trẻo hơn tiếng hót của con chim phượng già, tương đương câu Trường Giang sóng sau xô sóng trước, hậu sinh khả úy nhưng vì Phó Vân Chương là “phượng hoàng” mà nên là để câu này vẫn chuẩn hơn.
Phó Vân anh mỉm cười nhìn Phó Vân anh, cũng cười nói: “Vậy cảm ơn những lời may mắn đó của huynh.”
nói chuyện một hồi đã giới thiệu nàng với tất cả sĩ tử ở đây.
Tuy bình thường y luôn bình dị, gần gũi nhưng chưa từng quan tâm tới người trẻ tuổi nào như thế, mọi người đánh mắt ra hiệu với nhau, càng tỏ ra nhiệt tình, hòa ái với Phó Vân anh hơn.
Phó Vân Chương lại mời mọi người uống rượu, kéo Phó Vân anh ngồi xuống cạnh mình, tiểu đồng hầu hạ bên cạnh lấy thêm chén rượu và bát đũa cho nàng.
Phó Vân anh chưa kịp ngồi vững đã có mấy sĩ tử lớn tuổi hơn một chút bắt đầu kiểm tra kiến thức của nàng.
Nàng quay sang nhìn Phó Vân Chương.
Phó Vân Chương cầm trong tay một chén rượu nhỏ, khóe miệng cong lên, chỉ cười không nói.
Phó Vân anh quay về phía sĩ tử vừa đặt câu hỏi cho nàng, chậm rãi trả lời.
Ban đầu, câu hỏi đều về những kiến thức có trong sách, nàng đối đáp rất trôi chảy.
Về sau, câu hỏi ngày càng lắt léo, nàng không mất bình tĩnh, cũng không tranh cãi với người hỏi, chỉ giải thích về cách hiểu của mình.
Mọi người thấy nàng có thái độ đúng mực, ngôn ngữ ôn hòa, tuy liên tục bị chất vấn nhưng trước sau luôn duy trì được sự bình tĩnh, không có sự nóng nảy của những người trẻ tuổi bình thường, thầm tán thưởng.
Có người hỏi Phó Vân Chương, “Đệ đệ này của huynh năm nay đi thi chứ hả?”
Phó Vân Chương uống một ngụm rượu ấm, trả lời: “Cũng định để đệ ấy thử xem thế nào.”
Người nọ cười nói: “Thử xem hả? Huynh lại nói đùa rồi, ta thấy nhà mấy người phen này là định đoạt vị trí đứng đầu thì có.”
Phó Vân Chương nhìn về phía Phó Vân anh. Nàng vẫn đang tập trung đối đáp với mọi người. Y mỉm cười.
Cuối cùng buổi tiệc cũng kết thúc, cả chủ và khách đều vui.
Tan tiệc, mọi người chia tay dưới chân núi, Phó Vân Chương đứng trên đường mòn, nhìn theo bóng những người khác, y là người cuối cùng ra về.
Tới tận khi những sĩ tử đã chuếnh choáng say cuối cùng được người hầu đỡ về, Phó Vân anh mới giật nhẹ tay áo Phó Vân Chương.
“Hử?”
Phó Vân Chương cúi đầu nhìn nàng, cứ nghĩ rằng nàng đang định hỏi về chuyện gì trong buổi tiệc.
Phó Vân anh lại kiễng chân, đưa tay lên, bàn tay phải đặt trên trán y, nhíu mày nói: “Sao huynh lại uống rượu?”
Nàng còn nhớ lần nào y uống rượu là y như rằng lại ngã bệnh.
Phó Vân Chương hơi sững sờ một lúc mới hiểu ra, cong lưng xuống để nàng dễ với tới hơn.
Nàng cao lên nhưng vẫn chưa với tới trán y, y cúi đầu, nhìn thấy mũ trên đầu nàng, đúng là đã che đầu kín mít thật.
Lát sau, Phó Vân anh thu tay về, “May vẫn chưa sốt... trên núi trời lạnh, về sớm đi thôi.”
Rồi bảo Liên Xác đứng bên cạnh, “Lúc nào về nấu một bát canh giải rượu cho nhị ca, nhớ phải uống lúc còn nóng.”
Liên Xác thưa vâng.
Họ cùng nhau cưỡi ngựa xuống núi.
Phó Vân anh kể chuyện gần đây ở thư viện, kể chuyện mấy hôm trước học sinh mới đọc được phong đề, suy nghĩ hồi lâu, nhiều người suy nghĩ tới lúc tối muội. Nàng thì ngược lại, nhàn nhã hơn trước kia rất nhiều.
Phó Vân Chương mỉm cười nghe nàng dùng giọng điệu bình đạm kể chuyện Viên Tam, Phó Vân Khải, Chu Hòa Sưởng, Triệu Kỳ làm bao nhiêu chuyện buồn cười. Trong nháy mắt, hoàng hôn đã buông xuống, muỗi nhiều như sao sa, vo ve không ngừng.
Trời tối dần, những dải mây rực rỡ cũng dần chìm xuống phía sau dãy núi xanh ngắt, phía xa xa, khói bếp đang bốc lên, chim mỏi cánh bay về tổ, một vầng trăng tròn dầu dần ló lên sau tầng mây.
Phó Vân Chương nhất quyết đòi đưa Phó Vân anh về thư viện.
Phó Vân anh xuống ngựa, đi vào cổng, một lúc sau mới nghe thấy tiếng vó ngựa vang lên.
Mấy hôm sau, Triệu Kỳ bỗng tới tìm Phó Vân anh nói lời từ biệt.
Kinh sư có biến động lớn, sau một hai năm tính toán, Vương đại nhân ở Hàn Lâm Viện cuối cùng cũng đã gia nhập nội các đúng như ước nguyện, một viên đá ném xuống dàm dậy sóng cả mặt hồ, quan viên của Thẩm đảng và phái trung lập đều bị ảnh hưởng, cuối cùng Phạm Duy Bình lại may mắn, sắp được thăng thành Hộ Bộ Hữu Thị lang.
Mấy năm nay quan hệ thông gia giữa Triệu gia và Thẩm gia ngày càng nhạt nhưng lại gần gũi với Phạm Duy Bình, con cháu Triệu gia lần này sẽ theo Phạm Duy Bình lên phía bắc.
Phó Vân anh tặng Triệu Kỳ mấy bức tranh chữ, rồi cùng các bạn học mời hắn ăn một bữa chia tay.
không chỉ có Phạm Duy Bình lên kinh nhậm chức, sau mấy năm làm Học chính ở phủ Võ Xương, Diêu Văn Đạt cũng thay đổi vị trí. Vương các lão đề cử ông ta đi Quốc Tử Giám làm Chủ sự, Hoàng thượng chuẩn tấu.
Lúc ông ta lên đường vẫn cứ mang theo hai lão bộc, mấy chiếc rương sứt sẹo như cũ.
Phó Vân Chương và Phó Vân anh tiễn ông ta lên đường, sợ ông ta không vui bèn lén đưa bạc cho lão bộc làm lộ phí.
Trước khi Diêu Văn Đạt lên đường còn dặn dò Phó Vân Chương: “Đừng chểnh mảng, tư chất của con như thế mà giờ có ra làm quan cũng chẳng so được mấy tên tiến sĩ kia, vậy thì quá đáng tiếc, lần sau thi đình lại, thầy sẽ giúp con chuẩn bị kỹ càng.”
Rồi ông ta lại hỏi chuyện cưới vợ của y, “Con cũng già đầu rồi đấy, nghe thầy nói này, ngoan ngoãn đi tìm một cô vợ rồi lập gia đình đi thôi. cô vợ này ý à, cứ nên tìm một người biết quan tâm săn sóc, xuất thân thực ra chỉ là thứ yếu thôi... Đừng lợi dụng quan hệ thông gia để mưu tính đường làm quan cho mình.”
Phó Vân Chương trả lời: “Học sinh tự có tính toán ạ.”
Phó Vân anh đứng bên cạnh nhìn sang y.
Cách đây không lâu, Triệu gia lại thử thăm dò chuyện liên hôn, y không cần nghĩ ngợi nhiều đã từ chối, không biết sau này y sẽ cưới tiểu thư nhà ai.
Lẽ nào lại đúng như mọi người từng suy đoán, y chỉ muốn cưới một cô nương của một nhà giàu có cao quý nào đó trong kinh thành.
Chẳng mấy chốc mà hoa quế trong thư viện đã nở hoa, mọi người còn chưa kịp để ý mà khắp nơi khắp chốn đã ngào ngạt mùi hoa quế.
Có sự trợ giúp của Sở Vương, Phó Vân anh đã dễ dàng vượt qua hai lần thi trước kì viện thí, hơn nữa lần nào cũng đứng thứ nhất.
Các bạn cùng trường tâm phục khẩu phục.
Chu Hòa Sưởng cũng tham gia thi như mọi người, thân phận đã được sắp đặt sẵn rồi. Nhờ có hắn, Phó Vân anh qua cửa kiểm tra một cách nhẹ nhàng, Phó tứ lão gia không cần phải lo lắng chuyện nàng bị bại lộ thân phận nữa.
Cuối cùng cũng tới kỳ thi viện thí, Phó Vân Chương đích thân đưa Phó Vân anh tới trường thi.
Trước trường thi toàn người là người.
Sau khi chạm mặt Chu Hòa Sưởng, Phó Vân anh đi vào lều thi có đánh số, hít sâu một hơi rồi đặt bút làm bài.
Nàng rất bình tĩnh, bình tĩnh đến độ không hề có cảm giác mình đang tham gia viện thí, giống như đây chỉ là một lần thi định kì ở thư viện mà thôi.
Trả lời hết câu hỏi, nàng kiểm tra lại từ đầu tới cuối mấy lần nhưng không vội đứng dậy.
Ở thư viện, nàng làm bài thi xong, kiểm tra lại rồi sẽ nộp bài thi nhưng huyện thí, phủ thí, viện thí thì nàng không thể làm thế, có rất nhiều đôi mắt đang nhìn chằm chằm vào nàng, nếu nàng dám nộp bài thi sớm mấy lần như thế, không tới ba ngày, chuyện nàng tự cao tự đại chắc chắn sẽ lan truyền khắp nơi.
Thi xong, Phó Vân anh ngủ nguyên một ngày một đêm.
Mới ra khỏi trường thi, nàng đã thấy chân bước lảo đảo, cố sức len ra từ đám đông chen chúc, trước mắt bỗng tối đen, còn chưa kịp đi tới trước mặt Phó Vân Chương đã hôn mê bất tỉnh.
Phó Vân Chương sơ hãi, lao mấy bước về phía trước, bế nàng lên, đưa vào trong xe ngựa, buông màn xe xuống rồi ôm nàng vào lòng, cởi mũ trên đầu nàng xuống, xõa tung tóc nàng ra.
Tóc dài đen dày chảy xuống như thác nước, bên trong đã mướt mồ hôi.
Tóc mây đen bóng, da trắng như tuyết.
Bình thường tỏ ra lãnh đạm thế nhưng vẫn không che giấu được sự dịu dàng bên trong.
Phó Vân Chương thở dài, lấy ngón tay nhẹ nhàng lau mồ hôi bên thái dương nàng.
Có người khẽ gõ vào buồng xe, Kiều Gia đứng bên ngoài hỏi: “Công tử sao rồi ạ?”
Phó Vân Chương giật mình, nhưng lại nhớ ra hắn là người của Sở Vương, trả lời: “không có vấn đề gì, mệt quá thôi.”
Xe ngựa đi thẳng về phố Cống Viện, Phó Vân Chương bảo phu xe vòng về cửa sau, sai Liên Xác lấy chiếc áo choàng mỏng tới, bọc Phó Vân anh kín mít từ đầu đến chân rồi mới bế nàng đi vào nội viện.
Kiều gia đi theo phía sau.
Đúng lúc này, Lư thị ở tòa nhà bên cạnh lại đưa Phó Nguyệt và Phó Quế ra cửa sau mua trâm cài, hoa nhung của người bán hàng rong, từ xa nhìn thấy Phó Vân Chương ôm một người về nhà, mấy người nhìn nhau.
Phó Nguyệt và Phó Quế không để ý nhiều nhưng Lư thị lại nghĩ ngợi, tuy vậy vẫn không nói gì. Đến tối, bà nhắc đến chuyện này với Phó tứ lão gia, “Thiếp thấy sắc mặt nhị thiếu gia không tốt lắm, lát sau lại mời thầy thuốc tới xem bệnh cho người trong viện, không biết người được bế kia có phải người trong phòng của nhị thiếu gia hay không? Quan nhân, nhị thiếu gia vẫn chưa cưới vợ, chuyện này sợ không hay lắm.”
Lư thị đoán người nọ hẳn không phải nha hoàn của Phó gia mà là người bên ngoài, nếu không thì sao phải bế từ ngoài vào nội viện như thế?
Những cô gái bên ngoài thì phần lớn là xuất thân từ chốn phong trần, người như Phó Vân Chương mà lại đi lại với những người lai lịch không rõ như thế, đúng là không hay rồi.
Phó tứ lão gia vừa bàn bạc với phòng thu chi xong, nói đến khát khô cả cổ, uống mấy ngụm nước lớn lại nghe suy đoán của Lư thị xong liền bị sặc nước, ho sặc sụa một hồi.
Ông biết người được Phó Vân Chương bế vào nội viện là ai, nhất định là anh tỷ nhi, hôm nay con bé thi viện thí. Khải ca nhi hôm nay cũng đi thi, lúc Vương thúc tới đón thằng bé, nó ngất thẳng cẳng giữa đường, đành phải để người ta khiêng về phủ, giờ còn đang nằm trong phòng ngáy o o kia kìa!
Đây là bí mật, phụ nữ trong nhà không biết gì, Phó tứ lão gia chọn bừa mấy cái lý do để giấu bọn họ, nếu không thể nào họ cũng lại lo lắng sợ hãi.
Vì chuyện này, Phó Vân anh gần như không về nhà nữa. Đại Ngô thị nghe nói cháu gái thực sự đã đi tu đạo, khóc mấy bận liền.
“Ta sang bên đó xem sao.”
Phó tứ lão gia đặt chén trà xuống, khoác áo bào, đi sang bên Phó Vân Chương.
Phó Vân anh vẫn đang ngủ, thầy thuốc bắt mạch cho nàng cũng chỉ nói là mệt nhọc quá độ, sau khi tỉnh thì chỉ cần nghỉ ngơi mấy ngày là khỏe, không cần uống thuốc.
Phó tứ lão gia vào phòng thăm Phó Vân anh, đèn dầu trong phòng leo lét lay động, màn buông hờ, nàng nằm trên gối ngủ say sơ, mặt mày hơi tái, đôi lông mày hơi nhíu lại.
Lúc này, Phó tứ lão gia lại cảm khái lần nữa, nếu anh tỷ nhi thực sự là con trai thì có phải tốt không, thế thì sẽ không phải kiêng dè, trốn tránh gì nữa. Hơn nửa năm nay, con bé không xuất hiện trước mặt phụ nữ trong nhà, lần nào về phố Cống Viện cũng ở lại bên Phó Vân Chương.
Tiếng cửa cọt kẹt vang lên, Phó Vân Chương đẩy cửa vào phòng.
Phó tứ lão gia kéo lại chăn cho Phó Vân anh, buông màn, hỏi y, “Thế nào rồi?”
Phó Vân Chương nhìn Phó Vân anh vẫn ngủ say, đặt ngón tay lên môi, ra hiệu giữ im lặng rồi dẫn Phó tứ lão gia sang gian bên cạnh.
“Mệt quá thôi ạ.” đi ra tới hành lang bên ngoài, y khẽ nói.
Phó tứ lão gia thở phào nhẹ nhõm, cảm khái: “May mà có cháu chăm sóc cho con bé, ta muốn giúp cũng không giúp được. anh tỷ nhi không cho ta can thiệp.”
Phó Vân Chương nhìn ra đình viện đã chìm vào bóng đêm đặc quánh, khẽ đáp: “Tứ thúc đừng lo, cháu sẽ chăm nom con bé.”
Tới tận chiều tối ngày hôm sau Phó Vân anh mới tỉnh.
Mở mắt ra đã thấy tấm màn quen thuộc, nàng từ từ nhớ lại chuyện đi thi, chống người cố ngồi dậy.
một đôi tay ván màn lên, đỡ nàng dựa vào thành giường, dịu dàng hỏi: “Có cảm thấy khó chịu chỗ nào không?”
Nàng dụi mắt.
Phó Vân Chương ngồi ở mép giường nhìn nàng, trên mặt đất còn một cuốn sách đang mở rơi trên thảm trải sàn, rõ ràng là y vẫn luôn ngồi đợi trong phòng, khi nãy mới ngồi bên kia đọc sách.
Nàng lắc đầu, nói: “Thực ra không có gì khó chịu... chỉ đói thôi.”
Phó Vân Chương bật cười, rót cho nàng một chén trà rồi ra ngoài gọi người mang đồ ăn vào.
Trước giờ hắn chưa từng chăm sóc ai, đây không những là một ly trà lạnh, còn là một ly trà đã để qua đêm.
Phó Vân anh lắc đầu nhưng cũng không chê bai gì, uống mấy ngụm.
Lát sau, Liên Xác đã bưng đồ ăn vào, nàng thấy mấy đĩa điểm tâm và một bát mì lươn. Đây là mùa lượn béo nhất, thịt mềm, nước dùng ngon ngọt, nàng ăn sạch sành sanh, đến nước dùng cũng uống hết.
Y bảo Liên Xác lấy cho nàng một bát nữa.
Lúc này, quản gia tìm tới, đứng bên ngoài nói: “Gia, có người đưa danh thiếp tới.”
Phó Vân Chương ra hiệu cho người hầu kẻ hạ trong phòng không được quấy rầy Phó Vân anh, đi sang phòng bên cạnh, nhận thiếp, cầm trong tay, nhanh chóng đọc xong.
Là đồng tri Lý Hàn Thạch.
Về lý mà nói, Lý Hàn Thạch hẳn là sắp được thăng quan nhưng y vẫn chưa có ý định sang đó chúc mừng.
Phó Vân Chương nói qua loa: “Tiếp đón người đưa thiếp cho cẩn thận.”
Quản gia lúng túng đáp: “Gia... Danh thiếp này do chính Lý đại nhân đưa cho tiểu nhân, Lý đại nhân đích thân tới.”
Phó Vân Chương nhíu mày.
Editor: Vầng, giờ Vân anh được thuộc hạ của anh Hoắc đối xử như con trai của chủ tử.