Ra khỏi thang máy, người dẫn đường vẫn đang đợi ở chỗ
cũ, nhìn thấy chúng tôi liền đi tới, hỏi chúng tôi có
cần xe đưa về không, Sở Thừa từ chối: “Lưu Bạch, hôm nay việc chính đã giải
quyết xong rồi, bọn mình đi dạo quanh Bắc Kinh nhé!”.
Tôi hào hứng gật đầu, chúng tôi dắt tay nhau ra khỏi tòa nhà. Ánh nắng chan
hòa, đường Trường An xe cộ đi lại như mắc cửi. Ngày đầu tiên của đợt nghỉ Quốc
khánh, đường phố toàn khách du lịch ở các nơi đổ về, tiếng người chuyện trò ôn
ào. Đây không phải là lần đầu tiên tôi đặt chân đến thành phố này và chắc đây
cũng sẽ không phải là lần cuối cùng trong đời tôi dạo chơi ở đây nhưng bên cạnh
có anh, cảm thấy mọi thứ xung quanh đều rộn rã, tươi đẹp làm sao.
“Em thích đi đâu?”
“Đi Di Hòa Viên? Hồi nhỏ, em đã từng theo bố mẹ đến Bắc Kinh nhưng đến Di Hòa
Viên đã là buổi chiều, chưa kịp đi hết một vòng thì trời đã tối. Hồi đó mang
theo máy ảnh đen trắng, ảnh chụp rửa ra toàn ảnh đen, lần nào lấy ra xem cũng
thấy tiếc.” Ký ức tuổi thơ chợt hiện về, tôi túm tay Sở Thừa, giọng nhẹ nhàng:
“Có được không anh?”.
Sở Thừa vẫy tay gọi xe, cười rạng rỡ: “Lưu Bạch, không biết có phải do ảo giác
không, em đang làm nũng à? Em dừng lại ngay đi, hành động này thực sự rất nguy
hiểm, cẩn thận không anh lại cho lái xe chở thẳng về khách sạn đấy”.
Chúng tôi xếp hàng mua vé, theo dòng người đi vào Di Hoa Viên. Hai chúng tôi đi
trên hành lang nổi tiếng dài nghìn mét. Đâu đâu cũng được trạm trổ cầu kỳ, mỗi
bức tranh đều có một phong cách riêng, cách vài chục bước lại có một bức hoa
văn hình tròn rất có chiều sân trep trên đầu, đủ màu sắc sặc sỡ.
“Lưu Bạch, Hoàng đế thời cổ đại biết hưởng thụ thật đấy, hồ xanh núi biếc nằm
trọn trong viên lâm Hoàng gia thế này, chỉ có một nhà được tận hưởng”, Sở Thừa
đứng bên cạnh tôi thốt lên. Tôi không hưởng ứng: “Hiện tại không phải cũng thế
đó sao? Chỗ Chum tiếp mình vừa nãy, người dân bình thường có thể thưởng thức
sao? Em thấy chỗ đó còn kín đáo hơn ở đây bao nhiêu lần, đó mới thực sự là một
nhà tận hưởng”.
“Chỗ đó hả?” Sở Thừa quay mặt về phía tôi nói tiếp” “Đó là nơi cậu ấy thiết kế
riêng cho người phụ nữ mà cậu ấy yêu nhất. Sau khi cô ấy rời xa, Chum đã dựa
theo thiết kế của bản vẽ mà xây dựng một khu vực y hệt như thế trên tầng
thượng, thỉnh thoảng lại đến đó ở mấy ngày. Đừng cười cậu ấy, thực ra Chum cũng
rất đáng thương”.
Vẻ thất thần của Chum lại hiện ra trước mắt tôi, người đàn ông này, vinh hoa
phú quý, nhìn bề ngoài thấy có tất cả nhưng lại không giữ được cái mà mình cần,
để lại niềm nuối tiếc không bao giờ nguôi ngoai. Bất giác tôi thở dài: “Tại sao
lại rời xa?”.
“Anh không rõ lắm. Lưu Bạch, anh đã thề rằng chắc chắn không để mình biến thành
Chum thứ hai”, Sở Thừa bóp chặt tay tôi.
Ngốc ạ, tôi rất muốn trả lời anh như vậy nhưng lòng chợt xao xuyến, phía trong
hành lang, khung cửa khắc hoa cỏ gắn gương tròn, hiện lên đôi lông mày cong
cong của tôi, nét mặt dịu dàng, tươi tắn.
Chúng tôi vừa nói vừa cười, mãi cho đến khi trời chập choạng tối, ra khỏi Di
Hoa Viên, m vẫn chưa hết.
“Bây giờ đi đâu nào?”
“Vừa nãy em chọn rồi, bây giờ đến lượt anh.”
“Bọn mình đến hồ Hậu Hải nhé? Anh đã nghe nói từ lâu, rất muốn xem thế nào.”
“Được, thế nào cũng được.”
Chúng tôi bắt xe đến Hậu hải. Trời đã tối hẳn, đây là khu vực tập trung các
quán bar nổi tiếng ở Bắc Kinh. Có lẽ do đến hơi sớm, trong bóng tối sông hồ lấp
lánh, từ cổng lén nhìn vào trong, không có cảnh người qua kẻ lại nhộn nhịp đông
đúc như trong tưởng tượng. Chỉ có điều trên khoảng sân trống trước cổng, có khá
đông cô bác trung niên, cao tuổi đang múa theo điệu nhạc. Tôi dỏng tai nghe,
hóa ra là một bài hát Cách mạng. Tôi thè lưỡi, đúng là thủ đô có khác, tinh
thần giác ngộ chính trị cao thật.
Các quán bar vẫn chưa có khách mấy nhưng chổ ngồi trong các quán ăn lộ thiên
dọc theo hồ Hậu Hải đã kín gần hết. Chúng tôi chọn một quán ăn Hàng Châu. Trong
khi Sở Thừa cúi đầu nghiên cứu thực đơn, tôi tựa người vào lan can, hương sen
thơm ngát đâu đây.
“Em thích Bắc Kinh không?”, Sở Thừa vừa hỏi tôi vừa gấp thực đơn lại, đưa cho
nhân viên phục vụ.
“Thích, hồi nhỏ em đến Bắc Kinh cùng bố mẹ, ở một nàh nghỉ gần Cổ Cung. Buổi
sáng ngủ dậy, đường phố toàn là các sạp nhỏ bán đồ ăn. Bánh rán. Bánh ngọt nhân
đậu rồi cả bánh màn thầu nhân táo nữa, đó là lần đầu tiên em được ăn loại bánh
đó. Kể ra cũng buồn cười thật, mẹ cho em tiền đi mau bánh màn thầu nhân đỗ
xanh, hồi đó em tết toc hai bên, tầm tuổi Mạt Lợi bây giờ. Cô bán bánh rất quý
em, cho em một cái bánh nhân táo để ăn thử, chưa bao giờ em ăn loại bánh đó,
hơn nữa lại là lần đầu tiên trong đời đổi bằng vẻ xinh xắn của mình, bây giờ
nhớ lại, vẫn thấy thơm ngon vô cùng”, tôi hồi tưởng lại trong hạnh phúc.
“Anh cũng đến đây một lần với cha, chú, bác, anh em họ ở khách sạn Trường
Thành. Lần đó đến Bắc Kinh là thăm dò tình hình bất động sản ở đây. Duy nhất
được một hôm rỗi rãi, cả đoàn người kéo nhau đi Trường Thành, loanh quanh một
hồi chẳng để làm gì. Chỉ thấy thành phố này bụi bặm vô cùng, thua xa hình ảnh
Bắc Kinh trong ký ức của em.”
“Thôi đừng kêu ca nữa, điều này đã giải thích vì sao tài sản của gia đình em
thua xa nhà anh, không phải là xa mà là khoảng cách từ sao Hỏa đến Trái đất.”
Đang nói chuyện hào hứng, bổng nhiên có một giỏ hoa xuất hiện bên bàn ăn, bà cụ
bán hoa cười tươi chào chúng tôi: “Câu ơi, câu mua cho cô gái xinh đẹp này bông
hoa đi?”.
“Vâng, giỏ hoa này có bao nhiêu bông? Cháu mua hết”, Sờ Thừa đáp rất tự nhiên.
Tôi khẽ kêu lên: “Anh đừng đùa nữa, bao nhiêu hoa thế này bắt em đem đi đem
lại, ngại chết được”.
“Người ta khen em xinh đẹp, em không nghe thấy à?” Sở Thừa đã rút ví ra, không
thèm để ý đến lời phản đối của tôi.
“Đó là vì người ta muốn bán hoa cho anh. Cụ ơi, chắc chắn cô gái nào cụ cũng
khen như vậy thôi, đúng không?”, không thuyết phục được Sở Thừa, tôi quay ra đề
nghị bà cụ nói một câu.
“Cháu ơi, cô không nói dối đâu, cháu rất xinh đẹp, tiếc là ở đây không có
gương, nếu không cháu thử soi mà xem, ánh mắt sáng ngời như sao trời.” Bụ cười
chỉ thấy răng không thấy mắt, cẩn thận lấy hoa đưa cho tôi.
Không biết phải đáp lại lời khen của bà cụ thế nào, tôi ôm hoa trong tay, mặt
nóng bừng, không cần đoán cũng biết chắc chắn là đang đỏ. Sở Thừa đưa tay đỡ
hoa đặt lên bàn: “Lưu Bạch, thức ăn vẫn chưa mang đến, bọn mình ra nhảy một bài
đi”.
Nhảy? Nhảy ở đâu? Các quán bar ở đây đã bắt đầu đâu? Tôi thẩm nghĩ bụng, nhưng
không để tôi chần chừ, Sở Thừa đã kéo tôi ra khỏi chỗ ngồi và đi ra ngoài.
Trên khoảng đất trống ngoài cổng, các đôi đang say sưa nhảy, mặc dù là bài hát
Cách mạng nhưng giai điệu du dương, Sở Thừa bước tới, hai tay kéo mạnh, tôi còn
đang thẫn thờ thì đã bị anh đem trong vòng tay, hai chân luống cuống, suýt ngã
nhào. Anh khẽ cười, đôi môi ấm áp chạm vào trán tôi: “Lưu Bạch, anh yêu em!”.
Đừng sợ, Lưu Bạch, đừng sợ. Hai tay tôi vòng lên cổ anh, cố gắng kìm nén không
để những giọt nước mắt trào ra. Chúng tôi yêu nhau nên mới hạnh phúc thế này.
Đây không phải là tội lỗi và cũng sẽ không ai nguyền rủa. “Điều mày cần làm
không phải là lo sợ cho tương lai, điều mày phải làm là vui vẻ đối mặt với thực
tại”, tôi tự thú.
Trong bóng tối, gió từ đâu thổi tới, sóng gợn nhẹ, thoang thoảng hương sen,
dường như đâu đây có người huýt sáo, mọi âm thanh tựa như từ nơi rất xa vọng
lại. Giây phút này, cuối cùng tôi đã bình tĩnh trở lại, khẽ trả lời anh: “Em
cũng yêu anh, Sở Thừa ạ!”.