Hai dòng thác lũ kỵ mã trực tiếp lao thẳng vào nhau không có gì màu mè hoa dạng. Họ chỉ dùng cách trực tiếp nhất để chạm va vào nhau.
Tiếng người ngã ngựa đổ lập tức diễn ra một cách chân thực nhất và hãi hùng nhất. Không có kỹ xảo điện ảnh, không có những pha bay lộn vèo vèo nhưng hiệu quả kính thích thị giác của hai đạo kỵ sĩ chiến đấu này đối với Ngô Khảo Ký đánh giá thì cao hơn tất cả các tác phẩm đện ảnh mà Ngô Khảo Ký từng xem.
Từng cặp chiến mã húc đầu trực tiếp vào nhau, những con chiến mã lao tới với vận tốc không dưới 45km/h tức là hai bên lao đối chiều thì lực va chạm không khác gì một con xe bốn chỗ phóng với vận tốc 90km/h lao vào cột điện. Lực va chạm kinh khủng như thế nào có thể tượng tượng đến.
Những thân chiến mã to lớn đụng vào nhau rồi bị hất văng lên trên tiếng xương gãy ngựa hí lốm đốm có thể nghe thấy từ phía xa. Tràng cảnh thực sự đáng sợ vô cùng, có thể nói nếu không là những kẻ không đủ can đảm, không phải là chiến binh thực thụ một lần chứng kiến đám kỵ binh này tác chiến có lẽ sẽ lưu lại bóng ma trong lòng mà không dám đối đầu cùng kỵ binh hung hãn của Đại Liêu.
Đơn giản điều này chính là lý do khiến người Đại Liêu dù đang lục đục nội bộ đến mức tan nát mà người Tống vẫn không dám động binh chiếm lại Yên Vân mười ba châu. Nói thẳng một câu người Tống đã bị cách tác chiến máu tanh này dọa sợ hết vía còn đâu.
Ngô Khảo Ký thực sự cũng hơi kiếp đảm.
Kỹ Thuật kỵ mã của người Đại Liêu cao siêu vô cùng. Ngoại trừ những thớt chiến mã húc thẳng vào nhau thì họ có thể dùng chân để điều khiển ngựa lách qua các khe hẹp giữa hai hàng kỵ binh để chém giết.
Vì cả hai bên đều dùng chiến thuật là mũi khoan tiến thẳng vào nhau cho nên “ mũi khoan” bên nào cứng hơn sẽ tạo được lợi thế đến cùng.
Va chạm rồi thì Tiêu Xuất mới hối hận, đối diện hắn nào phải là một đội quân nhà quê của bộ lạc nhỏ Hô Luân Bối Đa nữa. Đơn giản đối diện hắn chính là một nhánh kỵ binh được trang bị siêu cấp tinh mĩ mà người Khiết Đan chưa chạm tới với công nghệ của họ.
Chỉ một lần va chạm thì nhóm thân binh của Tiêu Xuất với chiến giáp da khảm lá gang sắt gục ngã như sung dụng, ngay cả bản thân Tiêu Xuất nếu không có thân binh liều chết bảo vệ cũng bị chọc chết từ lâu.
Phim ảnh là phim ảnh, chiến đấu và phim ảnh khác hoàn toàn nhau. Ngô Khảo Ký rung động thầm nghĩ, đạo diễn dựng phim là để cống hiến cảnh quay đẹp và câu khách cho nên thực tế trên phim các kỵ sĩ múa may quay cuồng chém đông đâm tây loạn cả lên.
Nhưng trong chiến tranh thực tế việc lao vào nhau với tốc độ cao như vậy chỉ đủ để tung một đòn duy nhất cho đối phương. Các kỵ sĩ phải ngồi dán trên yên ngựa cao kiều để ổn định cơ thể tránh bị văng ra khi va chạm cho nên cơ thể họ nhấp nhô theo nhp phi nước đại của kỵ mã. Muốn đâm trúng hay chém chúng mục tiêu trong trường hợp này khó khăn vô cùng mà nếu không có thời gian dài luyện tập thì điều đó là bất khả thi.
Thực tế chiến giáp cho kỵ binh Đại Liêu là chiến giáp thửa. Hay nói đúng hơn đó là chiến giáp chỉ dùng riêng cho kỵ binh Đại Liêu mới đầu hàng Ngô Khảo Ký mà thôi.
Sự đầu hàng của Hô Luân Bối Đa được củng cố bằng uy bức cùng lợi dụ thêm vào đó chính là đảm bảo bằng thuốc phiện cho nên Ngô Khảo Ký đã không ngần ngại đầu tư hết sức tinh mĩ cho đạo quân này.
Về mặt chiến mã Ngô Khảo Ký không có quyền lên tiếng vì hắn không quá hiểu xem ngựa. Nhưng với đại tài chủ như Ngô Khảo Ký thì việc để cho Hô Luân Bối Đa mua sắm môt lô chiến mã thượng thừa là hoàn toàn khả thi.
Tiếp theo đó Ngô Khảo Ký không tiếc công quan sát bọn Đại Liêu kỵ binh luyện tập để đưa ra chế thức giáp tốt nhất cho bọn này.
Người Đại Liêu kỵ binh lối tác chiến rất khác Đại Việt kỵ binh, hay nói đúng hơn là kỹ thuật của họ chuẩn hơn nhiều so với kỵ binh Đại Việt cho nên Ngô Khảo Ký cũng cho chế tạo gấp gáp một loạt chiến giáp cho họ.
Trước khi đến Liêu Đông thì Ngô Khảo Ký đã nhận được một đợt viện trợ cực lớn từ Lý Từ Huy với nhiều thiết bị mới mà Bố Chính đã sảnh xuất được. Trong đó ví như giáp lưới là đặc sản của Bố Chính thì được gửi đến cực nhiều. Vì công nghệ tuốt thép của Bố Chính đã hoàn hảo cho nên việc sản xuất các vòng lưới đã công nghiệp hóa đến mức tận cùng. Đối với Bố Chính giáp lưới chính là một cái gì đó phổ thông và được đại trà trang bị. Do đó trong hàng viện trợ chiến tranh từ Bố Chính cho Ngô Khảo Ký thì đám này trở thành mặt hàng chiếm tỉ trọng cao.
Hô Luân Bối Đa dĩ nhiên không thể nào tin nổi bọn hắn một đám hàng binh có thể được đối xử tốt đến vậy. Giáp lưới là được trang bị hoàn toàn cho bốn ngàn người ngựa, không một ai thiếu.
Một nửa trong số này được trang bị giáp tấm che ngực bụng.
Nhưng đây chưa phải là cuối cùng. Thông qua cách tác chiến, luyện tập của người Đại Liêu mà Ngô Khảo Ký quan sát được thì hắn quyết định bổ xung cho toàn bộ kỵ binh gốc Đại Liêu một tấm lá thép dày che vai trái cùng ngực trái, đây được gọi là tấm giáp lệch gắn một nửa bên trái của kỵ binh phía đầu vai.
Vì sao lại có sự trang bị quái thai này, đơn giản vì cách dùng thương của người Đại Liêu khác với người Tống cùng người Đại Việt. Họ cầm thương tay phải, lao hết tốc lực vào kẻ thù nhưng trường thương lại chỉ về hướng bên tay nghịch bên trái. Kể từ đó những kỵ binh Đại Liêu chỉ cần hơn nghiêng người thì thực tế họ chỉ hở một chút vai trái cùng ngực trái nơi có khiên chắn ở tay nghịch bảo vệ.
Cách tác chiến này cực kỳ kín kẽ và an toàn cho nên muốn tấn công vào kỵ binh Đại Liêu thực tế chỉ có thể đâm thẳng trường thương vào vai trái của họ mà thôi. Không có nhiều vị trí để tấn không lên một kỵ binh Đại Liêu khi họ lao đến với kỵ phi nước đại.
Chính vì lý do này Ngô Khảo Ký không tiếc công để công tượng đập đến mây ngàn tấm thép tốt của Bố Chính tạo nên một tấm giáp phụ lệch trái bảo vệ phần yếu hại trên.
Hiệu quả kinh dị vô cùng, đám kỵ binh được đánh giá là kỹ thuật không quá cao của Hô Luân Bối Đa xỏ xuyên qua đám kỵ binh được đánh dá là tinh nhuệ của Vương đình Đại Liêu.
Nói thẳng thừng mà nói người Đại Liêu là người du mục, cả đời sống trên lưng ngựa cho nên đám này cung mã thành thạo từ nhỏ vốn dĩ ai là một chiến binh tiêu chuẩn hết. Quân Vương Đình khinh thường quân các bộ lạc nhỏ vì họ có trang bị tốt hơn và có tinh thần chiến đấu tự tin hơn mà thôi.
Nhưng quân của Hô Luân Bối Đa lần này được trang bị siêu khủng với lòng tin dâng cao vô hạn. Do đó họ không những lấp đầy được khoảng cách kỹ thuật hơi có chênh lệch mà còn biến đội kỵ binh của Tiêu Xuất thành đám dân quê. Nói thật nếu so sánh hai bên thì đúng thật Tiêu Xuất kỵ binh thực sự có hơi quê mùa một chút.
Mã đối mã trường thương đối trường thương. Hai bên cầm trường thương lao vào nhau xỏ xiên như xỏ xiên thịt nướng. Và đám kỵ binh của Hô Luân Bối Đa xỏ xiên tốt hơn vì đối thủ của họ là thịt gà, đâm trúng là xuyên thấu với những ngọn giáo thép nung chất lượng tuyệt đỉnh của Bố Chính. Còn phía Tiêu Xước muốn đâm xuyên thấu trường thương qua người bọn Hô Luân Bối Đa quả là khó khăn lắm thay.
Đâm xuyên khiên chắn không quá khó bởi đây chỉ là khiên chắn chế thức của người Đại Liêu. Nhưng đâm xuyên một lớp giáp lệch, lại đâ, xuyên một lớp giáp ngực cùng giáp lưới là điều khó rất khó. Giáp lệch mà Ngô Khảo Ký cho gá lên vai trái của đám Đại Liêu binhd đầu hàng Bố Chính rất dễ trượt. Tức là đam trúng thì tấm giáp này như một tấm máng hứng lấy mũi thương và trượt qua hai bên kể từ đó trong khoảnh khắc tích tắc va chạm và lao qua nhau thì mũi thương lập tức bị bẻ chệch hướng không thương tiết.
Tỉ lệ ngã ngựa hai bên phải đạt đến trên 3:1. Cứ ba kỵ sĩ của Tiêu Xuất ngã xuống thì mới có một kỵ sĩ của Hô Luân Bối Đa rụng rơi. Hô Luân Bối Đa thành công bẻ đôi hàng ngũ của Tiêu Xuất mà mở rộng chiến quả.
Khi đội hình đã bị bẻ, mũi nhọn của đội hình chùy kích bị xuyên qua thì thiệt hại của quân Tiêu Xuất sẽ mở lớn vô cùng.
Chỉ một lần xuyên thấu thì hơn ngàn kỵ sĩ Đại Liêu đã ngã xuống hơn hai trăm người trong khi đó kỵ binh của Hô Luân Bối Đa chỉ tổn thất tầm mấy chục, số còn lại vẫn mạnh khỏe như hổ báo.
Hô Luân Bối Đa dẫn theo đội quân lượng một vòng trở lại. Tiêu Xuất cũng là hãn tướng cho nên đã kịp thời tổ kiến lại quân đoàn của mình tiếp chiến.
Nhưng rõ ràng sự tổ kiến tạm thời này không đại hiệu quả cao. Đội hình kỵ binh của Tiêu Xuất nhìn có vẻ hơi lộn xộn và thiếu nhiều nhuệ khí. Một lần va chạm quá thiệt thòi đã khiến các chiến binh của họ tinh thần hạ xuống.
Trong khi đó bọn Hô Luân Bối Đa thì khí thế như rồng, dựa vào trang bị vượt trội mà xông lên.
Lần này Hô Luân Bối Đa dẫn dầu giơ lên trường thương xông về đám kỵ binh trước mặt. Thân là chủ tướng rõ ràng không nên làm vậy nhưng đó là cách tác chiến của người Đại Liêu.
Thật ra chỉ trong lần đầu tiên xung phong thì các kỵ mã mới đạt được vận tốc cao nhất mà tạo lên lực va chạm kinh hoàng, lúc này chủ tướng thường dấu ở hàng 3-4 để tránh chết sốc. Nhưng lần tái chiến thì không có đà cho nên vận tốc chiến mã thấp hơn nhiều do đó những lần tái chiến tiếp theo của kỵ binh thường dựa vào kỹ năng lạng lách đánh võng cùng chém giết chứ không dựa vào húc nhau thủ thắng.
Chiến trường biến hóa đa đoan vô cùng.
Nhận thấy bên mình thế yếu Gia Luật Diên Hi phất tay cho hơn hai ngàn kỵ xông lên tiếp ứng.
Ngô Khảo Ký chửi bố tiên sư lão thiên nhưng không thể không phất cờ cho một ngàn kỵ binh bên cánh trái của mình xông lên hỗ trợ Hô Luân Bối Đa.
Con trai trưởng của Hô Luân Bối Đa là Hô Luân Hoằng Chiên ngao ngao giơ lên chiến đao dẫn theo bộ hạ lao như bay vào chiến trường.
Ngô Khảo Ký hối hận rồi. Kế hoạch của hắn đó chính là chờ đợi quân Gia Luật Diên Hi chính thức lao vào trận địa bộ binh của người Châu Âu. Nơi này có cả một ngàn lẻ một món quà vui vẻ mới mẻ Ngô Khảo Ký chuẩn bị tặng người Liêu. Sau đó chiến tượng cùng kỵ binh hai cánh trái phải của Bố Chính sẽ công lên làm loạn đội hình người Liêu.
Nhưng con mẹ nó vì một phút nông nổi mà Ngô Khảo Ký đồng ý cho Hô Luân Bối Đa tiến lên dò thử sức mạnh của quân Gia Luật Diên Hi. Nhưng vấn đề trận chiến thăm dò này dường như sẽ trở thành quần ẩu với số lượng lớn kỵ binh hai bên đầu nhập vào.
Đây không phải là chiến thuật hoạch định của Ngô Khảo Ký a.
Nếu đánh nhau như vậu thì pháo của hắn để làm gì. Đính sắt để tế trời sao? hàng rào thép gai dùng để quấn bánh trưng.
Nếu trận chiến của Hô Luân Bối Đa và Tiêu Xuất mở rộng, hai bên đầu nhập quân liên tục thì kế hoạch của Ngô Khảo Ký phá sản. Nhưng Ngô Khảo Ký không thể bỏ rơi nhánh quân của Hô Luân Bối Đa được, đâm lao phải theo lao, Ngô Khảo Ký chỉ có thể đầu nhập thêm kỵ binh vào trận địa.
Đầu óc Ngô Khảo Ký xoay chuyển liên tục để nghĩ sách lược. Lúc này hắn là chủ tướng.
“ Ngô Văn Vân dẫn một ngàn Mân Binh trường thương cùng 500 nỗ thủ tiến về cánh trái bảo vệ. Văn Võ ngươi dẫn một ngàn Mân Binh trường thương về cánh phải bổ xung và chờ lệnh” Ngô Khảo Ký không do dự. Đến lúc này không thể chiến đấu theo cái chiến thuật mà hắn đã định ra.
Lúc này Ngô Khảo Ký bắt buộc phải lâm thời biến chiêu.
“ LÂP TỨC KHAI HỎA, NỔ PHÁO THẲNG VÀO TRUNG QUÂN CỦA ĐẠI LIÊU”
Ngô Khảo Ký hét lớn ra lệnh cho dám phất cờ hiệu chiến sĩ thực hiện mệnh lệnh của mình.
Bốn mươi con ngựa kéo theo bốn mươi cái xe kì cục trong mắt những người hiện có mặt tại hiện trường theo các khe hở của đội hình mà tiến lên phía trước trận tiền.
Phải Ngô Khảo Ký là dùng súng thần công tấn công thẳng trận địa đối phương. Lý Từ Huy nhận được bản vẽ của Đại Việt về súng thần công tất nhiên cũng sẽ thông báo cho Ngô Khảo Ký. Thực tế Ngô Khảo Ký không cần biết thiết kế của Tống Kiệt ra sao vì bản thân Ngô Khảo Ký có sẵn hệ thống cảnh báo cho nên hắn chỉ cần thiết kế mà không ảnh hưởng tới hệ thống thì sẽ không sợ chút nào.
Ngô Khảo Ký vì lối mòn suy nghĩ cho nên luôn nghĩ rằng muốn chế pháo lúc này phải chế đúng như kiểu của Hồ Nguyên Trừng mới an toàn. Nhưng hắn quên rằng sở dĩ từ Tống Kiệt thứ 14- 17 các loại pháo đều phải chế tạo theo kiểu buồng nạp thuốc nổ có đường kính bé để đảm bảo an toàn vì chất lượng kim loại chế tạo pháo, súng là không đủ cho nên bắt buộc phải chế tạo như vậy.
Nhưng nếu dùng thép thậm trí là sắt non đúc pháo thì không cần phải nghĩ, môt thanh pháo nòng trơn đều nhau về đường kính buồng thuốc súng và nòng vẫn có thể hoạt động tốt và an toàn. Chỉ cần phần buống chứa thuốc súng đúc dày hơn là được.
Nhận được thông tin của Lý Từ Huy thì Ngô Khảo Ký phát điên luôn, hắn khinh thường Tống Kiệt mù quân sự. Nhưng Tống Kiệt mèo mù vớ cá rán, hắn thất bại chế pháo mười năm với người Tống Vương thị bởi vì chất liệu đúc pháo là gang cùng đồng. Nhưng đến Đại Việt Tống Kiệt thành công rực rỡ vì nơi đây dùng thép để đúc pháo rồi.