4 giờ chiều ngày 22 tháng sáu. Tiểu Bình Nguyên Đông Bắc Đặng Gia Thành. Hai phe quân sĩ trầm mặc liệt trận, không khí như lắng đọng. Lúc này không có ai nhiều lời trước giây phút bùng nổ thường là những giây phút lắng đọng nhất.
Hai bên quân đội có nhiều điểm khá đối lập.
Anak Đê- nữ thủ lãnh thân ngồi bệ vệ trên đài Chiến Tượng dõi ánh mắt khinh miệt nhìn một nhúm quân Đại Việt trước mặt. Bố Chính – Chùm cuối nam nhân cưỡi ngựa lùn thân khóa chiến bào trắng xọc đỏ có hơi gay ánh mắt chăm chú và đầy cẩn thận.
Anak Đê – quân số đông nghìn nghịt, đến cả gần vạn người liệt trận vài nàn người dự bị, Chiến tượng hơn trăm - Bố Chính quân đơn côi lẻ loi 1000 kỵ sĩ cùng 40 chiến tượng.
Nhưng về trang bị thì… Bố Chính là con nhà đại gia, bố sếp lớn đi mẹc sờ đệc. Anak Đê con là nghèo bố mẹ công nhân viên chức đi wave tàu. Nói đùa cho không khí bớt căng thẳng, nhưng thực tế trang bị của người Anak Đê rất không tốt. Vì mảnh đất của họ ( Tây Nguyên ngày nay) boxit thì quá nhiều nhưng mỏ sắt chẳng có bao nhiêu. Nói thật nơi này quá ít quặng sắt để có thể khai thác, cho nên vũ khí kim thiết của người Anak Đê là một thứ xa xỉ phẩm.
Nói chung người Anak Đê vì thiếu sắt muối nên chính vì vậy bị Chiêm Thành áp chế toàn diện. Lúc này vũ khí của người Anak Đê còn một nửa là vũ khí đồng thau. Nhưng Ngô Khảo Ký lại thèm thuồng liếm môi, Bố Chín hắn không có đồng a. Mẹ kiếp thu hết về đúc tiền đồng chơi. Tât nhiên tự đúc tiền chắc chắn là tội nặng, nhưng ai quản được Ngô Khảo Ký hắn. Cái vụ làm khuôn đúc giả tiền với công ghệ của Bố Chính lúc này chấp Long Thành một mắt.
Trang bị thì không so sánh nữa, người Bố Chính không chỉ vượt trội người Anak Đê mà còn vượt trột bất kể quốc gia nào trong khu vực. Nới nhiều thành nói dại.
Voi chiến, người Anak Đê nhiều hơn, to hơn, chất lượng tốt hơn.Trên mỗi lưng voi là từng sọt mây chứa đến 4-5 cung thủ, nỏ thủ cộng thêm một nài tượng. Voi Bố Chính ít hơn to nhỏ không đều, có vẻ bếu hơn đôi chút Trên lưng voi chiến Bố chính chỉ có 2 người một nài tượng và một xạ thủ Ballista.
Kỵ binh không nói về trang bị vì người Anak Đê không yên không bàn đạp hoặc chỉ dải một lớp thảm thổ cẩm cùng bàn đạp dây gỗ một bên để leo lên. Các kỵ sĩ không giáp không mão cởi trần đóng khố trên tay là cung tre, đao đồng và một mũi giáo dắt bên đa hông của ngựa.
Ngựa của người Anak Đê nhỏ hơn một vòng so với ngựa của người Việt. Ngựa của Kỵ Binh Bố Chính trung bình chiều cao vai 1,3m eo thon ngực nở cơ bắp săn chắc. Đây là chiến mã tuyển trong tuyển của giống ngựa Bắc Hà…. Chẳng mấy tốt lành gì.
Trong khi đó ngựa của người Anak Đê là giống ngựa Khmer, nhỏ nhắn xinh xắn hơn với ngực lép lưng võng đùi bé và bụng bự.
Có thể nói như sau nếu so sánh bộ binh thì khó nói mỗi vùng miền có một ưu nhược đểm khác nhau. Nhưng nếu so sánh Kỵ binh thì có một điểm phải chắc chắn thừa nhận. Sức mạnh Kỵ binh giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Ví dụ Người thảo nguyên phương bắc, Mông Cổ, Tiên Ty, Nữ Chân, Khiết Đan, Thổ Phồn có kỵ binh mạnh hơn người Hán. Trong người Hán thì các vùng phương bắc có Kỵ binh mạnh hơn phương Nam, Rồi người Hán tổng chung quy Kỵ binh mạnh hơn người Việt, và người Việt Kỵ binh tất nhiên mạnh hơn người Chăm, người Anak Đê.
Có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến vấn đề này, trong đó yếu tố giống ngựa, muôi trường là chủ yếu nhất.
Thảo nguyên dĩ nhiên toàn đồng cỏ cho nên phát triển kỵ binh hơn người Hán. Người Hán nhiều bình nguyên hơn Đại Việt nên phát triển kỵ binh nhiều hơn Việt. Người Việt tuy hông có nhiều đại Bình Nguyên nhưng cũng có một vài và cũng phải phát triển kỵ binh để đối phó người Hán cho nên Kỵ binh phát triển hơn nhiêu Chăm hay Anak Đê. Các bình nguyên của Đại Việt có thể kể đến như. Bình Lệ Nguyên, Thiên Trường Nguyên, Quy Hóa Nguyên. Cho nên người Việt đã có ý thức về việc xây dựng Kỵ binh và có lai giống đào tạo Chiến Mã chuyên nghiệp cho sự nghiệp này.
Còn phía bên kia chiến tuyến, người Chiêm, Anak Đê, hay cả người Khmer dựa chính vào Voi, vì có Voi cho nên họ sẽ không quá coi trọng Kỵ binh. Kỵ binh của họ chỉ là ngựa thồ binh thường lúc nào cần thì đem ra sử dụng như chiến mã mà thôi.
Giống ngựa Bắc Hà hay còn gọi là ngựa Mông của Đại Việt xuất thân nguồn gốc là từ người Mông phía Tây Bắc Đại việt. Sau một hồi hoay hoay với việc lai giống cung ngựa Quảng Đông Quảng Tây thì nhà Lý ( Sau này nhà Trần kỵ binh chuyên dùng loại này) đã cho ra được giống ngựa chiến nội địa có tên ngựa Bắc Hà. Tất nhiên Ngựa Bắc Hà có nhiều loại lắm, loại dùng cho thồ, cày bừa, nhưng cũng có những con tuyển chọn dành cho ngựa chiến.
Đặc điểm cửa ngựa Bắc Hà đó là chỉ cao từ 1,2 tới 1,5m, dài thân từ đầu vai tới khấu đuôi khoảng 1,2-1,3m, cân nặng chỉ từ 130 kg tới 170 kg, Bàn chân ngựa thẳng, cao, chúng có đặc điểm là cẳng chân rất nhỏ, nhưng cứng, leo dốc đá thì rất tốt, ngực không nở và bụng to đùi không lớn như ngựa phương Bắc. Nhưng vì là tuyển chọn ngựa chiến cho nên những con ngựa Bắc Hà trong quân của Bố Chính là những anh chị ngựa người mẫu trong đám ngựa Bắc Hà.
Cao đầu 1,6. Trung bình, cao vai 1.3 m trung bình. Nặng từ 180kg trở lên, ngực nở, đùi lớn eo thon gân to, thịt săn, chân thẳng và thon chắc, răng trắng đều, bờm dày, lông đều, sờ vào mượt như sờ vào tơ lụa, nhất là chân dài, nở, thẳng, móng đen. Có thể nói đây là thứ Ngô Khảo Ký đã phải tiêu nhiều tiền nhất từ trước đến nay để có được.
Sức thồ vượt trội so với anh em Bắc Hà tiny, có thể thồ lên tới 100kg mà không ảnh hưởng tốc độ trong thời gian ngắn, sức bền khủng khiếp với chế độ ăn không thua gì công tử nhà giàu. Đậu nành rang là không thiếu cho bọn này. Mặc dù mấy con hàng này chỉ cần ăn cỏ là khỏe mạnh.
Ngô Khảo Ký nghe đâu tin đồn cho ngựa uống tửu sẽ tăng sức khỏe, các em này có luôn. Cho nên nếu so kỵ binh thực tế không nên so sánh.
Bộ binh Bố Chính không có nên chẳng cần sánh.
Đã nói đây là đạo quân siêu cấp tinh hoa công nghệ hiện thời của Bố Chính cho nên nếu nhìn kĩ chiến tượng của Bố Chính sẽ thấy được tinh hoa bộ lộ hết ở đây, kể cả về cơ khí hay mộc khí.
Trên lưng voi có yên bằng gỗ tếch nhẹ nhưng bền tạo thành một mặt phẳng ngang hình tròn.Trung tâm yên có cố định một trụ thép được bắt vít chặt với mặt yên. Trên trụ thép này là đủ thứ mắc lên. Đầu tiên trên cùng là một thanh Ballista cỡ trung dài 1,5m có khớp gật gù. Tiếp xuống là một tay quay để lên dây nỏ bằng hệ thống dòng dọc kéo. Cuối cùng là một thanh sắt ngang khớp với ổ trục để đỡ một cái gế tựa cho xạ thủ.
Đây là cấu trúc dành cho một xạ thủ duy nhất họa động. Anh ta ngồi trên ghế tựa có thế dùng chân đạp xuống yên để xoay tròn 360 độ cả bản thân vào Ballista gắn với trục. Tức là phạm vi tấn công của xạ thủ này hông có góc chết thực tế anh ta có thẻ bắn phi long… nếu thực tế rồng bay là có thật.
Nhưng đây vẫn chưa là cuối cùng của công nghệ. Vì bánh quay đà lúc này chỉ có thể dùng một tay và một người duy nhất lên dây cót cùng là xạ thủ, cho nên không thể kéo nững cánh nỏ quá mạnh. Nếu như vậy uy lực của Ballista sẽ hàng xuống.
Không hề, vì chỉ có 50 cỗ voi chiến Ballista cho nên các thợ thủ công cực kỳ chăm chút chế tạo những chỗ Ballista đặc biệt IOS 21 này. Cánh vẫn rất cứng nhưng đã trang bị hai bánh xe ở hai đầu cánh, và hệ thống dây mắc kiểu trợ lực. Do đó lực kéo đại giảm, một người quay bánh đà đã đủ, nhưng tổng số năng lượng tích chữ không giảm là bao. Những cỗ Ballista tầm trung này vẫn có thể đạt được tầm xa 200m và sức xuyên thấu khá tốt. Nhược điểm vì phải kéo một quãng đường xa hơn sợi dây nỏ cho nên tốc độ bắn giảm xuống. Bảo trì cực phức tạp. Ưu điểm, trọng lượng nhẹ, độ chính xác cao, cò bắn nhẹ hơn Ballista thông thường…
Kiểu xắp xếp đội hình của người Anak Đê khá lạ. Vọi chiến vừa là trung quân vừa là quân tiên phong, cánh trái bộ binh cánh phải Kỵ binh và một nhóm bộ binh còn lại phía sau.
Ngô Khảo Ký quyết định tấn công trước thăm dò…
“ Ngô Văn Võ ngươi dùng 3 trăm kị tấn công vào cánh trái của đối phương”
Trong trận chiến này kỵ binh Bố Chính chia 10 đội mỗi đội 100 người quản lý bằng một đô. 5 đô thành một suất. Và Ngô Văn Võ quản lý 1 suất. Ngô Khảo Ký lãnh đạo một suất.
Lúc này Ngô Khảo Ký lệnh cho Ngô Văn Võ xuất kích trước…
Ngô Văn Võ giơ tay phất ra hiệu sau đó hây hây thúc ngựa xông lên phía trước, ầm ầm theo hắn là một dám kị binh vẽ thành một đường cong tuyệt đối đẹp như một con tiêu bạch long lao về trận địa của người Anak Đê.
Bụi bay mờ mọt che lấp tầm nhìn, Ngô Khảo Ký cau mày, nếu không phải vì con mẹ nó công nghệ thủy tinh chưa đâu vào đâu thì hắn sẽ lắp vài cánh kinh mắt cho an toàn rồi.
Khoản cách 400 m hai bên rất gần cho kị binh với đốc độ trung bình lên đến 55 km/ giờ thì đám Kỵ binh này chỉ cần 30-40s sẽ tiếp cận địch thủ tính cả thời gian tăng tốc.
Huỵch huỵch.. dầm dầm dầm….
Chỉ 5000 thiết kỵ nhưng nhịm độ đồng điệu, đội hình quy chuẩn cũng khiến cho quân thù như thấy thiên quân vạn mã. Đến cả Voi chiến cũng cảm thấy dạo dực bất an. Lũ chiến mã của người Anak Đê thì lo lắng bồn chồn ra mặt chúng khịt khịt hít hít mà chùng chân lại. Cùng giống loài chúng dễ dàng nhận ra những người anh em trước mặt chúng ở đẳng cấp cao hơn nhiều, cho nên lo lắng là bình thường.
Ngựa Đông Nam Á tuy nhỏ, yếu, nhưng có một đặng điểm. Bố mày éo sợ Voi.. thực tế chúng đã quá quen khi gặp voi cho nên bọn này điếc không sợ súng không kiên dè gì voi chiến. Như ngựa Mông cổ, Ngựa Hán, Ngựa Ả rập khá sợ voi vì chúng lần đầu va chạm. Nhưng đảm bảo ngươi Đông Nam á sợ Lạc Đà… khụ khụ…
20s trôi qua Kỵ Binh Bố chính đã phóng đến nửa đường nhưng kỵ binh Anak Đê vẫn không động. Họ không muốn đối chiến?
Lúc này người Anak Đê động, họ không hề muốn dùng kỵ đối kỵ đơn thuần… 20 con voi chiến xông lên về phía kỵ binh đại việt. Tiếp theo sau đó là 1 ngàn kỵ binh Anak Đê chậm dãi bám theo 20 voi chiến xông lên về cánh phải của quân Đại Việt nơi có nhóm kỵ binh đang lao về phía họ.
Đồng thời tiếng tù và nổi lên ầm ầm, chiến trống, tiếng chiêng bát nháo loạn xị. Thì ra chiến thuật của người Anak Đê chỉ có một. “Tổng tấn công” Tất cả cùng xông lên, lấy tất cả những gì họ có đè bẹp quân địch. Chỗ này hơi có chiến thuật một chút đó là binh chia hai đường nhưng tựu chung lại vẫn là a lo xô xông lên.
Liệu 40 voi của Bố Chính sẽ trực diện xông lên đấu 80 voi của Anak Đê vì họ có bọc giáp?
Và 500 kỵ của Bố Chính sẽ đối phó ra sao với 20 voi Anak Đê đang ầm ầm xông đến họ theo sau đó là 1000 kỵ binh hỗ trợ….
…………………………
Cùng đúng trong thời điểm này… Daksamavamca đang chống kiếm nhìn ra xa, ánh trời chiều nhưng chưa tắt nắng, cả một vùng biển trời đỏ dực ánh hoàng hôn, có vẻ thê lương lại có vẻ bi tráng, nhưng không thiếu được vẻ hào hùng..
Daksamavamca run run cố gắng nín đi hai dòng nước mắt rơi.
Hắn muốn khóc không phải vì đau buồn nay thất vọng gì, hắn khóc vì tự hào, quá tự hào. 400 chiến hạm Medang đánh tan 800 chiến hạm Chola. Ngay trên eo biển Malacca. Hắn Daksamavamca vua chính thức và duy nhất của Medang đã vẽ nên trang sử chưa có trong lịch sử 400 năm này của người Mã Lai ở Tam Phật Tề. Hắn.. Daksamavamca chiến thần, đã mặt đối mặt đánh tan một hạm đội gần như là bất khả chiến bại của người Chola trong 400 năm qua.
Sau 3 tháng dòng dã huy động sức lực toàn dân chẩn bị. Medang đã chính thức ghi tên mình vào lịch sử của người Mã, và Daksamavamca hắn đã chính thức bước lên tột đỉnh vinh quang sau trận hải chiến vô tiền khoáng hậu này.
Vẫn biết người Chola là viễn chinh và không có lợi thế sân nhà, và họ cũng không có mang toàn bộ lực lượng hải quân đến đây. Nhưng 2 vạn hải quân Medang đập tan 4 vạn hải quân Chola đó vẫn là một cái gì đó niềm tự hào đến phát khóc.
Nhìn cả một vùng biển đày dãy chiến hạm của quân thù đang bốc cháy ngùn ngụt mà trong lòng Daksamavamca ngổn ngang vô cùng.
“ Ngươi đang nghĩ gì?” Một giọng nói nhẹ nhàng vang lên bên cạnh Daksamavamca.
Không ai khác đây chính là Mỹ Hoa vị nương tử tuyệt vời của hắn, người luôn đứng sau cổ võ, giúp đỡ, người luôn theo hắn từng bước chân, kể cả ra chiến trường nàng cũng không hề nao núng.
“ Ta nghĩ về đại ca… hắn vì ta hi sinh quá nhiều… Ta lo lắng không biết giờ này Bố Chính sẽ ra sao?” Daksamavamca thành thật.
“ Dự định của ngươi là?” Mỹ Hoa trầm ngâm hỏi…
“ Hòa đàm với Srivijaya, ta không muốn tiếp tục chiến tranh ở đây, ta phải tranh thủ giúp đại ca. Một nửa Trung Java đã đủ với ta lúc này, Medang cần nghỉ ngơi và tiêu hóa thành quả. Srivijaya chưa thể sụp đổ ngay, bọn họ vẫn còn bộ binh, nếu Chola đổ bộ mà không hải chiến liên minh bộ binh đó chúng ta chưa chắc dễ dàng dành thắng lợi. Medang chưa có năng lực phong tỏa hoàn toàn biển Java. Có lẽ nên nói chuyện thẳng thắn với Chola bọn họ lựa chọn ủng hộ một Medang hay một Srivijaya sắp chết… để xem người Chola nghĩ gì…” Daksamavamca trầm ngâm…
“ Ta cũng lo cho đại ca và công chúa… ta biết ngươi từ bỏ lúc này là sự hinh sinh lớn lao. Nhưng đại ca cũng đối xử trân thành với chúng ta không kém.. Lúc này Đại ca cần chúng ta…” Mỹ Hoa ngọt ngào thỏ thẻ.
Daksamavamca ôm lấy Mỹ Hoa hai người cùng nhìn về dáng chiều đỏ au như máu tô điểm bằng một dãy biển sáng bừng những ánh đuốc khổng lồ… Lãng mạn tình yêu trong chinh chiến.