Ba giờ chiều ngày 22 tháng 6. Trong lúc Đặng Gia thành còn đang bối rối trước hành động tự phát của người Anak Đê và chư tìm được phương án giải quyết thì 11 đầu người cùng một bức thư gửi thẳng đến cho Chế Bì La Ma.
Chuyện này không thể dấu được lâu, sĩ quan Chăm Cau thực sự hết sức bất bình trước hành động của người Anak Đê vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mệnh của các quý tộc, tinh binh Chăm Cau. Người Chăm Dừa không nhiều ý kiến nhưng cũng hiểu được 3500 tinh binh của Chăm Cau có thể ảnh hưởng tới cuộc chiến sau này, cho nên về mặt lý tri họ vẫn đứng về phía Chiêm Thành cuốc mà nghĩ.
Những âm thanh che bai kín đáo Chế Bì La Ma một lần nữa lại nổi lên trong nhóm sĩ quan Chăm Cau, họ cho rằng sự thiếu quyết đoán, nhu nhược của Chế Bì La Ma trước người Anak Đê đã dẫn đến tình hình tệ hại này.
Chế Bì La Ma như một con thú dữ bị thương, mọi thứ như đang chống lại hắn, cứ mỗi khi hắn tìm được nút thắt giải quyết vấn đề hiện hữu thì một nút thắt mới lại xuất hiện chắn ngang trước mặt gây cản trở.
Ngay lập tức Chế Bì La Ma gửi cử người tới gặp thủ lãnh người Anak Đê yêu cầu đám người này dừng ngay các hoạt động quân sự. Chờ đón về được rồi 3500 chiến binh Sanock thì bọn họ thích múa thích hát gì Chế Bì La Ma mặc kệ.
Thủ lãnh người Anak Đê đáp trả, ngươi Chế Bì La Ma một cái bại tướng thiếu năng lực chỉ huy chiến trận lấy gì tư cách để chỉ đạo chúng ta?
Chế Bì La Ma đọc thư tức giận tím người chút xíu lên cơn tăng xông máu mà thăng thiên tại chỗ. Tình hình như vậy nhưng Chế Bì La Ma không dám giải thích với Bố Chính về việc người Anak Đê không nghe hắn. Nếu để người Việt biết giữa Chiêm Thành và người Anak Đê cơm chẳng lành canh chẳng ngọt thì mọi chuyện nguy hiểm hơn nhiều so với việc 3500 chiến binh Sanock bị tàn sát.
Bị trái ép phải nhồi Chế Bì La Ma hận mình không thể chém bay đầu cả Chùm cuối của Bố Chính lẫn Thủ lãnh người Anak Đê. Nhưng hắn cố ép mình bình tĩnh lại và tìm cách giải quyết vấn đề.
Chế Bì La Ma rấ cứng, chém đầu luôn 20 tù binh Việt gửi cho Bố Chính, kèm một bức thư. “ Ngươi nếu còn chém 1 người Chiêm ta chém 10 người Việt. Việc quân Anak Đê đóng ở Núi Am không phải để tấn công mà là chúng ta có nhiều voi, cần nhiều thức ăn và xung quanh đây chỉ có cánh rừng núi Am đáp ứng nhu cầu đó. Chúng ta có thể đảm bảo hai bên không tiếp tục gây chiến cho đến khi tù binh trao trả hoàn thành”
Thư và đầu người vừa gửi đi bao lâu thì thám báo của Đặng Gia quân Chiêm đã hớt hải báo cáo. Người Việt xuất quan hướng về phía quân Anak Đê. Số lượng không rõ, quân đội không rõ vì thám báo đã bị quân Đại Việt thanh tước một lần 4 dặm xung quanh Đồ Chiêm Quan không thể có tin tức chính xác, chỉ có thể từ xa quan sát.
Đúng vậy, quân Bố Chính đã xuất phát, đúng 3 giờ chiều sau khi lên được kế hoạch tác chiến chu toàn, quân Bố Chính đã dầm dầm xuất quan từ đường hầm mệnh danh không bao giờ đóng của họ.
Lần này Bố Chính xuất kích những đội quân hiện đại nhất, hùng mạnh nhất và quy tụ nhiều nhất những tiến bộ khoa học kỹ thuật của họ. Đây là lần họ muốn nói cho người Chiêm hiểu, Bố Chính không chỉ biết phòng thủ chiến…
Nhìn từ trên cổng thành Đinh Quý ngưỡng mộ, một chi quân đội cực kỳ ngăn nắp, chuẩn chỉnh ầm ầm lao về phía Đông, chi quân đội có thể nói là hùng mạnh bậc nhất của Bố Chính, quy tụ mọi tinh hoa mà bọn họ có…
Kỵ Binh Bố chính ầm ầm lao đi dẫm đạp trên những cánh ruộng khô cằn nứt nẻ do hạn hán. Đọi kỵ binh này nó thể nói như một dòng thác lũ nghiêm chỉnh nghiêm mật lao đi.
Tốc độ của Kỵ binh không nhanh vì họ phải tiết kiệm sức ngựa. Chiến mã của người Việt không thể coi là quá tốt, chỉ ở mức trung bình dù đã qua nhiều lần tuyển chọn gắt gao. Việc phân phối sức ngựa cực kỳ quan trọng.
Kỵ binh Bố Chính có vẻ rất hào hùng, uy dũng, cũng như nghiêm chỉnh. Nhưng.. e hèm có một số chi tiết khiến họ hơi … mất đi phong thái…
Một ngàn kỵ, thuần một màu áo khoác ngoài trắng bóc bằng gấm, cảm giác rất giống một đoàn đưa tang chính hiệu. Sĩ quan thì áo gấm có thêm 1-2 vạch đỏ vá vào để phân biệt còn lại trắng toát một màu.
Chỉ nói riêng áo khoác gấm toàn bộ đã nói lên một chuyện. Đội quân này giàu có, rất giàu có… tuy màu sắc có vẻ hơi… đưa tang một chút nhưng vẻ giàu có xa hoa thì không một ai có thể phủ nhận.
Gấm này là Ngô Khảo Ký vừa đặt hàng người Tống lẫn thu mua đặt hàng người Việt. Gấm áo choàng của quân Bố Chính không có hoa, hoàn toàn không đệt hoa lòe loẹt trên gấm, chỉ là những tấm gấm trắng trơn dày cộm.
Vì sao phải khoác áo gấm trắng? vì để che đi chiến giáp bên trong bại lộ trước ánh mặt trời gay gắt của phương Nam. Và chọn màu trắng vì hai lý do, một màu trắng không hấp thu nhiệt, hai màu trắng rẻ hơn màu nhuôm một chút, ngay cả việc không yêu cầu dệt hoa trên gấm cũng là để giảm giá thành. Ngô Khảo Ký có tiền, rất nhiều tiền, nhưng nếu có thể tiết kiệm được hắn sẽ tiết kiệm.
Đặc điểm của Kỵ binh Bố Chính đó chính là không dùng giáp Lorica Segmentata kết hợp giáp Lorica Hamata siêu cường phòng thủ như bộ binh Legion Bố Chính. Thay vào đó họ mặc giáp thường như của các sương binh, tức là giáp ngực và vai mà thôi. Nhưng bên trong đó vẫn có một bộ Lorica Hamata gáp lưới bao bọc kín thân cả chân và đùi. Kể từ đó trọng lượng giáp của họ giảm xuống đáng kể. 7kg giáp Lorica Hamata và 2 kg giáp thường.
Họ phải nhường ra phòng ngự bản thân để có thể trang bị giáp Lorica Hamata lưới cho chiến mã. Chiến mã được phủ giáp lưới phần cổ ngực và mông sau, trọng lượng cũng đến cả 13kg.
Tính chung lại chỉ riêng phần giáp của Kỵ binh đã nặng đến 22 kg, nặng hơn một chút so với Quang Minh Khải dạng bình thường ( 15kg) và vấn nhẹ hơn siêu trọng Quang Minh Khải ( 25-27 kg). Nói chung Kỵ binh của Bố Chính chỉ có thể tác chiến trong phạm vi ngắn vì cho dù đã cố gắng giảm đi trọng lượng đè nặng nhưng vì trang bị cả khải giáp cho chiến mã cho nên khó có thể đường trường tác chiến.
Chiến mã Đại Việt bản chất cũng không có bao nhiêu xuất sắc, cho nên sau khi mang lên trọng lượng tầm 30kg cả vũ khí và giáp thì bọn chúng chỉ có thể tác chiến 2-4 tiếng đồng hồ liên tục. Và quãng đường tác chiến cũng chỉ có thể là 30-40km mà thôi.
Nhưng Bố Chính không viễn chinh mà đánh gần ngay nơi này cho nên chiến mã này đủ dùng.
Kỵ binh tốc độ totosm chiếm lĩnh trận địa trước, lúc bấy giờ Tượng binh mới theo sau.
Bố Chính cũng có nhiều voi, nhưng phần lớn là voi thồ, loại này đem ra đánh nhau không nổi. Voi Chiến cần tuyển chọn gắt gao và có sự huấn luyện đặc biệt để trở nên hung hãn. Bố Chính lúc này chỉ có 40 voi chiến mà đám tù trưởng Môn trên núi dựa theo hiệu triệu lệnh của Chùm cuối mà mang về xuôi.
Đây cũng là tất cả vốn liếng của người Môn trên núi ở phía Tây Bố Chính rồi.
Thực các tù trưởng Môn rất thật tâm đầu nhập Bố Chính, vì họ không hề cảm thấy bị phân biệt đối xử nơi này. Con cháu họ đày người xuôi đồng bằng “du học”. Và chúng chưa hề bị ức hiếp hay phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc. Đơn giản Bố Chính bản chất là hợp chủng quốc, trẻ em Việt và Chăm lẫn lộn đi học với nhau đã quen thuộc rồi, có thêm bạn Môn trên núi thì cũng vậy mà thôi.
Thêm vào đó cuộc sống của người Môn tốt lên nhiều lắm, có gạo, có lương, có muối, có đồ dùng gang nhiều vô số, có cả rượu ngon của người xuôi. Họ đi làm chưa bao giờ bị quỵt tiền hay ức hiếp. Nếu lười nhác thì bị đuổi thẳng cổ mà cũng chẳng đánh đập xúc phạm gì, nếu chăm chỉ thì tiền vào đầy bồn đầy bát. Cuộc sống như vậy còn mong đợi gì?
Cho nên khi nghe có người muốn phá hủy cuộc sống này của họ. Người Môn phản đối mãnh liệt, chỉ một tiếng hô lớn, dân Môn tụ tập, voi chiến không thiếu con nào. Các bản các hương đều cống hiến nhiệt tình.
Voi Chiến Bố Chính…. có bọc giáp, cũng là giáp lưới Lorica Hamata. Bọc đầu bọc cổ rũ đến ngang chân, sau mông cũng là bọc giáp. Giáp này tổng cộng nặng đến 80kg nhưng so với một con voi thì đó chỉ là muỗi.
Câu hỏi đặt ra là …. Giáp Lorica Hamata lưới của Bố Chính là rác hay sao mà nhiều vậy. Câu trả lời thưa vâng là đúng. Ngịch lý nó luôn nằm ở Bố Chính, các nơi khác chế giáp miếng luôn nhanh hơn giáp lưới. Ở bố chính chế giáp miếng với công nghẹ cán, dập lại càng nhanh như gió. Nhưng tại Bố Chính giáp lưới lại chế nhanh hơn.
Đơn giản đó là vì công nghẹ kép thép sợi và quấn thành lò xo, cắt lò xo bằng kềm thì sẽ có vô khối vòn thép nhỏ để đan giáp lưới. Do vậy có thể nói toàn dân Bố Chính đan giáp lưới khi rảnh, tối về con cháu đan, ông bà đan, vợ chồng đan. Mỗi nhà được cấp cho mấy rổ lò xo, rảnh ra là ngồi cắt rồi đan. Thử hỏi có nhiều hay không?
Giáp miếng là chỉ có nhà máy Luyện Thép với 500 công nhân có thể chế tạo, dù có công nghệ cao cỡ nào cũng không lại so với vài vạn người ngồi đan lưới. Chỉ cần cho một người 2 cái kềm là họ thành nhân viên đan lưới được rồi. kềm thi bằng găng đúc muốn bao nhiêu cho bấy nhiêu.
Lại nói về Voi chiến Bố Chính lúc này có thể nói là voi thần persian đời bốn có giáp, sức phòng tên +9 e hèm, phòng chém chân +5, phòn lao đâm thẳng +3. Ít nhất dùng tên muốn giết voi bọc giáp Lorica Hamata là không thể vì giáp sẽ khiến cho mũi tên không còn sát thương với voi da dày thịt béo. Chỉ có thể dùng đao chém thương chọc mà thôi. Nhưng bụng và chân của con quái vật này cũng được che chăn cẩn thận cho nên sức phòng thủ là tạm ổn.
Voi thần đời 4 Bố Chính cõng theo Ballista cỡ trung xung trận. Nhìn đủ hiểu con hàng này không phải build đường cận chiến, hẳn là build đường xạ trình.
Tiếp theo 1 ngàn nỏ binh Môn Trên núi cùng một ngàn Sương Binh của Bố Chính cũng xuất quan, nhưng họ chỉ lập hàng rào phòng thủ xung quanh cổng Đồ Chiêm Quan, không hiểu chiến thuật của người Bố Chính là gì.
Trong khi đó người Anak Đê cũng nhận được thông tin.
Cả một ngày này vì để sớm lập doanh trại cố thủ nơi này đến một nửa số người Anak Đê đã lao động cực nhọc dưới anh nắng gay gắt, đây là lúc họ đang rất kiệt sức. Thêm vào đó kể cả người không tham gia lao động sau nửa ngày phơi nắng họ cũng không dễ chịu gì.
Người Việt chọn đúng thời điểm nhất để gây khó dễ.
Việc tấn công của người Việt cũng khiến người Anak Đê bất ngờ, họ không bao giờ tin tưởng người Việt dám dã chiến với người Chiêm hay người Anak Đê.
Nên nhớ người Anak Đê còn 300 voi chiến, người Chiêm còn gần 100 voi chiến. Ở các quốc gia Đông Nam Á Này có truyền thống đán trận dã chiến khá giống Ấn Độ, họ lấy số lượng Voi chiến làm tiền đề so sánh đầu tiên nếu là dã chiến trên bộ.
Đây cũng không có gì lạ, văn hóa tôn giáo, giáp dục quân sự của một dãy đất Đông Nam Á này bị ảnh hưởng quá sâu sắc từ người Ấn độ. Cho nên lối mòn tính toán trong chiến tranh của họ cũng không khác mấy.
Người Anak Đê cảm thấy bọn Việt nhãi con này dám vuốt dâu hùm, Anak Đê chị đây chỉ yếu thủy chiến. Nói đến bộ chiến chị chưa sợ bố con thằng nào…
Ầm Ầm hơn 100 voi chiến còn sức lực chuẩn bị đội hình.
1000 kỵ binh cũng sẵn sàng.
5000 bộ binh liệt trận.
Lực lượng dự bị còn 150 voi đã mệt mỏi vì công tác xây dựng doanh trại.
1 vạn binh mệt mỏi.
1000 kỵ binh ngựa thồ.
Trên cánh đồng khô nứt nẻ phía đông Đặng Gia huyện… Anak Đê- Bố Chính đại diện cho danh dự toàn tộc Việt gặp nhau, voi đối voi kỵ đối kỵ, bộ binh của người Anak Đê không có tiến lên trước, bọn họ thừa hiểu cách đối phó voi chiến, những người Anak Đê là đại hành gia trong nghệ thuật đấu voi….
Tiếng tù và, tiếng trống, tiếng chiêng vang vọng cả một khu.
Anak Đê Bố Chính sắp sống mái, cách đó 8km Đặng Gia thành quân Chiêm Vẫn đang cãi vã xuất quân hay không và xuất như thế nào. Họ có rất nhiều cái khó…
Nếu đánh lên người Việt sẽ chạy về Đồ Chiêm quan. Nơi đó cách địa điểm đánh nhau coa 2km cho dù co đuổi sát thì quân Chiêm cũng không dám vào cái cổng đường hầm kia. Mà theo tình báo của quân Chiêm thì người Việt bên kia chiến tuyến tới ba vạn. Họ không dám đem 9000 thường quân nướng vao cuộc chiến này. Người Chiêm cũng muốn đứng ngoài quan sát.
Nhưng lại có một nhóm nói vào, nếu không hỗ trợ Anak Đê thì có nhiều bất lợi chung, nếu Anak Đê thua quá triệt để thì tình hình chung của chiến dịch sẽ ảnh hưởng. Nếu Anak Đê thắng mà người Chiêm không tới giúp thì có vẻ không hợp lý và gây nhiều mâu thuẫn hơn.
Quyết định cuối cùng đó chính là xuất quân mà không đánh ngay, tức là xuất quân chậm một chút, đi từ từ một chút quan sát tình hình.