10 giờ sáng ngày 22 tháng 6 năm Thái Ninh thứ 5.
Đồ Chiêm Quan cổng thành luôn mở không hề đóng lại, nơi này từ sau cuộc chiến khốc liệt vào rạng sáng ngày 21 vẫn chưa từng đóng qua.
Đây là một chiến thuật chưa từng có trong thời này, cửa thành luôn mở không hề đóng, không phải không thành kế, không phải hư chương thanh thế kế sách. Mà thực sự nơi này mở liên tục và thách thức quân thù tiến vào.
Có thể nói hùng quan này không đáng sợ ở chiều cao mà đáng sợ ở hệ thống đường hầm nhập quan, không ai biết khối kiến trúc 150mx150m này còn chất chứa bao nhiêu bẫy dập bên trong, cho nên dù cho cổng quan luôn mở như cái lò vi sóng của thiếu nữ mời chào, nhưng không một nam nhân nào đủ can đảm để tiến tới.
Vì trong mắt quân Chiêm và quân Anak Đê cái cổng thành này chính là miện của một con Nộ Long với hàm răng lởm chởm chứ không phải là một cái lò vi sóng xinh tươi đầy cỏ xanh mầu mỡ.
Lúc này một đoàn kỵ binh tầm trăm người ầm ầm xuất quan, họ tiến về phương nam sau đó đều tăm tắp rẽ ngược ra phía bờ biển phí Đông.
Ngô Khảo Ký âm trầm, hắn đã nhận được tin tức từ tên tù binh Chiêm mang về không lâu. Ngay khi Ngô Khảo Ký có mặt ở Đồ Chiêm Quan thì cũng là lúc tên tù binh này mang theo thư của Chế Bì La Ma xuất hiện.
Trong thư rõ ràng nói đồng ý điều kiện trao đổi của Bố Chính, đồng thời yêu cầu gặp mặt thương lượng về chuyện bồi thường lương thực.
Theo lý thuyết thì giờ đang là lúc chiến tranh rất khó có thể trao đổi tù binh. Thường là đánh nhau xong, thắng thua phân định mới tiến tới ngoại giao, đền bù chiến tranh, trao đổi tù binh hai bên.
Nhưng cuộc chiến này có khác, hai bên đều có tư tâm. Chế Bì La Ma vì tình thế bức ép bắt buộc phải nhanh nhất có lại được nhóm tinh binh Sanock. Mà phía bên kia Chùm cuối Bố Chính cũng có mưu mô về chuyện tù binh trao đổi. Hai luồng tư tưởng này vô tình trùng lặp mà gặp nhau. Từ đó mới xảy ra hiện tượng lạ, trao đổi tù binh khi còn chiến tranh để rồi sau đó sử dụng đám này lao vào chém nhau tiếp.
Ngô Khảo Ký bối rối vì trong thư Chế Bì La Ma khá trân thành và tha thiết với việc trao đổi tù binh. Nhưng chân ướt chân ráo hắn lại điều quân tới sát vách Bố Chính để làm gì? Thị uy? Hay rình rập chờ thời cơ cắn một miếng nếu Bố Chính thiếu cảnh giác. Hay thực tế Chế Bì La Ma không hề quan tâm 3500 binh sĩ Sanock?
Vấn đề này cần tìm hiểu một cách thấu triệt, chiến tranh xảy ra, thông tin từ tay trong của Ngô Khảo Ký từ Chiêm quốc bế tắc, hắn hoàn toàn mù mờ về đối phương. Nói chung mọi thông tin của hắn có lúc này chỉ thông qua thám báo cung kết hợp với thông tin cũ để cho ra suy đoán.
Nhưng nói như thế nào cũng không thể để quân địch đến trước nhà mình đóng quân một cách yên lành. Ngô Khảo Ký và bộ chỉ huy Đồ Chiêm quan xuất quan tận mắt xem xét tình hình để có phương án đối sách.
Tất nhiên đã có 1 cái đầu quý tộc cùng 10 đầu Sanock tinh binh gửi tới Đặng Gia thành với câu hỏi. “Mày muốn gì khi đưa quân đón cửa nhà tao trong lúc này? Không muốn trao đổi con tin, vậy thì chuẩn bị sọt nhận đầu người”
Lại nói về đám núi đá Phía bên phải của Đồ Chiêm quan nối liền tới bãi lầy phía biển đông. ( bãi lày đó ngày nay là bãi Đá Nhảy). Nơi này chỉ được coi là “đám” núi đá chứ không gọi là dãy núi được, chúng kéo dài tầm 5km hoi vòng cung bụng ưỡn về phía nam. Người dân gọi chung đám núi này là Núi Am.
Núi Am cây cối um tùm rất khó có thể hành quân số lượng lớn thông qua. Phía dưới chân núi phía Chính Hòa lại là một mặt lõm chứa đầy ao hồ bãi lầy chằng chịt do biển xâm lấn. Điển hình có 3 hồ lớn bao lấy chân Núi Am phía Chính Hòa đó là Hồ Ru Ní. ( Người chiêm đặt tên) rộng đến 1km dài 2km từ tây qua đông tiếp giáp trực tiếp một phần Đồ Chiêm quan. Tiếp theo về phía Đông cách Hồ Ru Ní tầm 300m chính là hồ Mù U ( Cũng là người Chiêm đặt tên) Hồ này rộng chừng 500m, dai từ Tây qua Đông 1,5km. Cuối cùng là Hồ Am nhỏ, cách hồ Mù U 1km về phía Đông, cái hồ nhỏ này rộng 200 dài 500m tiếp theo là bãi lày từ Hồ Am kéo tận ra bờ biển.
Với cái địa hình thiên nhiên ban tặng này thì đây vốn là một tường lũy tự nhiên phòng ngự siêu cường.
Ngô Khảo Ký đã cho 1 vạn nhân công sau khi hoàn thành Đồ Chiêm quan tới khu vực này và đắp lũy đất dài 5k bao dọc các bờ hồ. Đắp lũy đất cọc tre đương nhiên tiện nghi và nhanh hơn xây thành nhiều. Cho nên một dọc lũy đất đã được dựng lên ở đây.
Nói thật tấn công Bố Chính qua đường núi Am thực tế rất rất khó khăn. Đầu tiên phải vượt qua Núi Am không đường cao cả trăm m cây chối chằng chịt. Thứ hai qua được rồi Núi Am là một đám đầm lầy hồ ap thiên đường của cá sấu nước lợ. Cuối cùng vượt qua đầm lầy, ao hồ chính là đối diện một loạt dãy lũy đất mà quân Bố Chính đã dựng sẵn và chờ đợi.
Nhưng nơi này có một yếu điểm chết người mà Ngô Khảo Ký hiểu rõ hơn ai hết. Nếu quan Chiêm chiếm núi thì quân Bố chính cũng chịu không tấn công lên được. Và nếu thời gian kéo dài, bọn nó mà thông minh cải tạo bãi lầy phía biển thì cái nút thắt này có thể khiến cho cả thủy, bộ binh Chiêm cùng tiến. Lúc đó Bố Chính quân sẽ phải oằng mình chiến đấu dọc bờ biển Chính Hòa. Tuy rằng việc này rất khó nhưng với vài vạn người sức lao động thì không có gì là không thể.
Ngô Khảo Ký rất sợ đối phương sẽ nhìn ra điểm này. Đây chính là một trong những yếu điểm trong hệ thống phòng ngự của Bố Chính.
Doanh trại của người Chiêm ( Ngô Khảo Ký không biết đây chỉ là người Anak Đê bất tuân mệnh lệnh) đã bắt đầu được xây dựng dưới chân núi Am. Cách Cổng Đồ Chiêm Quan 3km về phía đông.
Lúc này giữa trời nắng gay gắt, Ngô Khảo Ký trên lưng ngựa ngắm nhìn khung cảnh đoàn người “Chiêm”nhung nhúc đang chặt cây cối xây dựng lều trại cũng như tường vây.
Địa thế nơi này khá bằng phẳng không có điểm cao để quan sát cho nên Ngô Khảo Ký cũng chỉ biết được người Chiêm tụ tập quân số rất đông và cho xây lều trại kiên cố, có vẻ như không phải chỉ tạm thời ở lại nơi đây. Ngô Khảo Ký bắt đầu hơi lo lắng về điểm yếu phòng ngự của Bố Chính có thể bị lộ ra.
Xung quanh doanh trại này người “Chiêm” tổ chức nhiều nhóm thám báo đông đảo ngăn cản thám báo của Bố Chính quân tiếp cận. Ngô Khảo Ký không thể tiếp cận gần nếu không sẽ là một trận chiến thám báo quy mô không nhỏ. Ngô Khảo Ký cảm thấy chưa cần thiết vào lúc này.
Hắn mở ra túi da ở bên cạnh mà lôi ra một ống đồng rồi đưa lên mắt quan sát.
Không sai, đây chính là ống nhòm fake madein Bố Chính.
Có thủy tinh công nghệ dĩ nhiên nghĩ đến việc làm ống nhòm. Về nguyên lý ống nhòm thì không có gì cao siêu cả, ai cũng có thể ít nhiều hiểu biết. Và rõ ràng là Ngô Khảo Ký không ngoại lệ. Nhưng giữa việc hiểu và có thể chế tạo ống nhòm hay không đó chính là một khoảng cách xa đến vài tỉ dặm.
Có thể nói hàng fake của Bố Chính nhiều vô số kể và ống nhòm chỉ là một trong số đó. Dẫu sao công nghệ không đủ, Ngô Khảo Ký không thể nào chế tạo được một chiếc ống nhòm được coi là hợp cách.
Ống nhóm nghiên cứu chế tạo đã lâu nhưng kết quả chậm chạp, nhưng trong thời gian qua khi mà hàng hóa không thể lưu thông, thợ thủy tinh rơi vào cảnh ăn không ngồi rồi thì những nghiên cứu về ống nhòm mới có tiến bộ nhất định.
Nói là nghiên cứu cho sang mồm, thực tế đó chính là lấy số lượng bù chất lượng. Chế tạo thật nhiều hàng lởm, chọn mãi trong đó cũng sẽ có 1-2 cái tạm dùng được.
Công nghệ mài nhẵn, đánh bóng thủy tinh ở Bố chính là không có, và chưa tìm ra hướng giải quyết. Cho nên các mặt hàng thủy tinh của Bố chính chỉ dừng ở việc ép khuôn thủy tinh hay thổi thủy tinh. Với công nghệ này chế tạo các vật dụng tinh xảo cho chưng bày, bình trà tách rượi, tượng phật, tượng rồng gì đó thì được… Nhưng để chế tạo những thứ đòi hỏi sự chính xác tiếp cận hoàn hảo như thị kính, vật kính, lăng kính của ống nhòm là không được.
Việc tạo ra một loạt khuôn ép thủy tinh với các độ cong cầu lồi lõm khác nhau để tìm ra những tiêu cự phù hợp cho thấu kính gắn cho ống nhòm với các độ dài quy chuẩn là không khó. Chỉ cần làm nhiều khuôn, thử nhiều lần sẽ cho ra được một biểu mẫu về tiêu cự thấu kính.
Độ khó ở đây đó chính là các khuôn ép không bao giờ là một mặt cầu hoàn hảo cho dù đã cố gắng hết sức chế tạo một cách cẩn thận nhất.
Điểm hạn chế thứ hai đó là việc ép khuôn thủy tinh luôn để ra những gợn sóng mà mắt thường khó phát hiện, nhưng nếu đưa lên sử dụng trong việc làm thấu kính sẽ khiến cho anh sáng truyền qua bị khúc xạ gây méo mó hình.
Về phần độ trong của thủy tinh thì có những tiến bộ rất lớn. Do cát thạch anh ở Bố chính bản chất chất lượng khá cao, hàm lượng sắt cùng tạp chất ít. Chỉ cần thật cẩn thận sàng lọc nguyên liệu đầu vào thì chất lương thủy tinh không hề tồi, ánh xanh do oxit sắt trong thủy tinh Bố Chính khá mờ nhạt.
Chính vì những hạn chế này mà Từ Huy vẫn chưa có thể có được một cặp kính cận đeo mắt. Vì với làn sóng của thủy tinh thấu kính sẽ gây ra méo hình. Thà nhìn hơi mờ một chút còn đỡ hơn nhìn hình méo. Nhìn hình méo khả năng tai nạn cực cao, ví như cưỡi ngựa, đi đường mà nhìn hình méo coi như xác định luôn… chết không hiểu sao lại chết.
Nhưng trong cả ngàn lần ép khuôn tất nhiên cũng có một vài thấu kính có độ méo hình tạm chấp nhận được. Cho nên Ngô Khảo Ký vẫn có được ống nhòm trong tay với vỏ bằng đồng bên trong cấu tạo đơn giản gồm vật kính, lăng kính để đảo ngược hình ảnh và thị kinh phóng to hình ảnh. Tất nhiên nếu muốn có độ zoom tốt hơn thì có thể bố trí hệ thống 2-3 thị kính nhằm tinh chỉnh nét và độ zoom. Nhưng như mọi người biết. 1 thằng méo hình đi một mình đã khó chịu. kết hợp thêm 2 thằng méo hình đã rất khó chịu. Nếu ba thằng méo hình cùng đi với nhau thì nó đã tới giới hạn của sự chịu đựng. Và ống nhòm của Ngô Khảo Ký đã đủ cả ba thứ này, vật kính, lăng kính, và thị kính…. Nếu thêm một thứ nữa thì thôi vứt mẹ nó đi khỏi dùng làm gì cho mệt đầu.
Ống nhòm của Bố Chính còn một nhược điểm, bên trong không gian giữa các thấu kính đó chính là không gian mở không kín hoàn toàn, và chịu ảnh hưởng của hơi ẩm không khí, cho nên hiện tượng bóng hơi mờ che mặt kính là tùy thời tiết gây nên.
Nhưng cho dù nhiều như vậy hạn chế nhưng với sự nỗ lực không mệt mỏi, ép khuôn thủy tinh liên tục thì Bố Chính cũng có một cài chiếc ống nhòm nhìn tạp được và được trang bị cho một số nhân vật cấp cao.
Nói chung có còn hơn không. Vì không thể nâng cao chất lượng của thấu kính, Bố Chính chấp nhận với việc dừng lại ở hàng fake ống nhòm x2 cơ sở. Và lúc này Chùm cuối Bố Chính đang dùng nó để quan sát tình hình doanh trại địch nhân.
Ngô Khảo Ký vừ thông qua ống nhòm méo mó hình ảnh vừa cau mày… người Chiêm xây dựng doanh trại rất nhanh, hàng trăm voi chiến đang hì hục vận chuyển gỗ đốn từ trên nũi. Hàng tá người đang như kiến cỏ mà lao động cắt gọt. Ngô Khảo Ký tin tưởng nếu để cho họ tự nhiên như chố không người như vậy, chẳng bao lâu đám người đông như kiến này có thể chặt ra một con đường đi đến đỉnh nũi Am.
Ngô Khảo Ký đưa ống nhòm cho các tướng sĩ quan sát, ở đây cũng có một hai người được trang bị ống nhòm trong đó có Ngô Bình và Đinh Quý. Sĩ quan Bố chính đa số biết dùng thứ này..
“ Chủ công… không thể để như thế này được… chúng ta không thể chủ động phòng thủ… quá bị động…” Ngô Bính hét lên hết sức bất mãn trước hành vi như chỗ không người của quân Chiêm.
Đến trước cổng nhà người khác dựng nhà đó chính là vả mặt chủ nhà. Và quân tướng Bố CHính coi đó là vả mặt bọn họ.
Cả đám quân tường Bố Chính nhao nhao đòi đánh.
Ngay cả Đinh Quý chuyên gia thủ thành cũng đòi đánh.
“ Đánh… dĩ nhiên đánh… phải hung hăng dạy cho bọn họ hiểu Bố Chính không chỉ biết phòng thủ chiến… nhưng đánh ra sao cần phải bàn… tất cả trở về quân cơ phòng ở Đồ Chiêm quan để bàn bạc phương án tác chiến..” Ngô Khảo Ký gằn giọng, hắn cũng bị người Chiêm hành đồng này tát một cái vào mặt đau điếng. Hắn… Ngô Khảo Ký cũng là chiến tướng, cũng là nhiệt huyết anh hùng nam nhân Việt. Hắn.. Ngô Khảo Ký không phải là người chỉ biết thò đầu rụt cổ trong mai rùa phòng ngự.
Bố nhịn mày hơi lâu rồi đấy, đừng tưởng bố không ra đánh là bố hèn, bố chỉ rình chúng mày chút thôi….
Đánh… Bố Chính sẽ mạo hiểm chứng minh khả năng dã chiến của họ