Đầu tháng ba, thời tiết đã ấm hơn nhiều. Với thời tiết này thì quân Đại Việt sẽ dễ dàng hơn trong việc tác chiến. Nói cho cùng thi người nước Nam thực sự rất rất khó khăn tác chiến trong điều kiện trời lạnh tuyết rơi.
Ngô Khảo Ký ngồi bất định trong lâu thuyền của đại Soái hạm.
Lúc này tâm thần của Ngô Khảo Ký thực sự lung lay bất định vô cùng, trong lòng hắn giờ đây không khác gì biển sóng trong going bão, cuồng nộ và bất yên.
Tống Kiệt hắn đã bắt được rồi.
Ung Châu thành đã bị đánh cho tan tác. Chuyện đồ sát thành cuối cùng vẫn xảy ra và chính tay Ngô Khảo Ký đồ sát. Chính hắn đã ra lệnh đồ sát hơn vạn phụ nữ cùng bé gái ở Ung Châu mà không phải ai khác. Sự kiện này đã gây ám ảnh kinh hoàng cho Ngô Khảo Ký một người với tư tưởng của người hiện đại.
Ngô Khảo Ký có nỗi khổ tâm không thể nói nên lời, hắn chỉ có thể ra tay tàn sát đám người này mặc dù biết khi mình hạ lếnh sẽ chịu tiếng xấu muôn đời.
Nói về buổi tối kinh hoàng hôm đó đúng thật là quân Ngô Khảo Ký từ phía Tây đã nhanh chóng hơn rất nhiều để tiến vào nội thành Ung Châu. Sau khi đồ sát một ngàn kị binh của người Tống thì còn lại tầm bốn ngàn tinh bộ binh của Ung Châu ầm ầm tiến lên phía trước với khí thế chết không sờn.
Đại Việt quân dùng Ballista và nỏ Genoa từ xa hạ sát, có những người bắn đến đứt cả dây nỏ nhưng đám người Tống vẫn lớp trước ngã xuống lớp sau tiến lên hàng ngũ không rối loạn. Đây là một đội quân khủng bố đến mức nào. Đây là một tinh thần quyết chiến, quyết hi sinh cao bao nhiêu. Ngô Khảo Ký không rõ, nhưng kính ý của hắn đối với dân tộc Hoa Hạ từ đây đã có.
Người Hoa Hạ thực sự xú danh ở thời hiện đại của Ngô Khảo Ký, vì lý do lịch sử cũng như lý do chính trị hiện tại, không có quá nhiều người Việt có thiện cảm với dân tộc này. Cho nên bằng một cách nào đó phiến diện và thiếu công bằng, những câu chuyện về người Hoa Hạ luôn bị bóp méo một cách cực đoan trong mắt người Việt. Nói thật xâm lược quốc gia khác thì kẻ nào cũng muốn, kẻ nào cũng làm chứ không riêng gì người Hoa Hạ. Nhưng dân tộc này vì quá đông cho nên họ có nhiều điều kiện hơn để thực hiện những cuộc chinh phạt liên miên trong lịch sử. Vậy có bao giờ chúng ta tự đặt một câu hỏi, nếu thay thế vị trí người Việt vào điều kiện của người Hoa Hạ chúng ta sẽ làm gì? Khả năng cao người Việt có lẽ sẽ đánh tới cả Châu Âu thậm trí đánh qua Châu Mỹ thống nhất địa cầu. Vì bản chất người Việt rất giỏi đánh nhau và không hề yên phận.
Tại sao nói điều này, Nếu người Việt không giỏi chiên tranh thì với mấy triệu người ít ỏi liên tục bị đô hộ hàng ngàn năm và là mục tiêu chính của phương bắc thu phục. Nhưng người Hoa bất lực đối với việc thu phục mảnh đất hẹp dài này.
Cho nên nói nếu người Đại Việt lúc này đủ 80 triệu dân số thì tỉ lệ chiến binh của họ không dừng lại ở 1-2 triệu quân đội không thôi. Và khả năng gây nợ máu của người Việt sẽ chẳng thua kém gì người Hoa Hạ cả.
Kính ý ở đây đó chính là người Hoa hạ cũng có tinh thần dân tộc cực kỳ cao, họ cũng biết quyết chiến, biết hi sinh cho việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Có thể nói đâu đâu cũng vậy, nam nhân luôn có một bầu nhiệt huyết dù họ sinh ra với màu da và sắc tộc khác nhau.
Trong đêm tối bốn ngàn tinh binh Tống quân người trước ngã xuống người sau dẫm xác đồng đội mà tiến lên. Bãy rập họ đạp phẳng, mưa tên họ hứng lấy cứ vậy lầm lũi theo nhịp trống mà tiến bước.
Ballista khoan thủng đội hình, nỏ Genoa xuyên giáp mây, bốn ngàn bộ binh tinh nhuệ người Tống khi tiếp cận trận địa của Bố Chính chỉ còn lại gần ba ngàn.
Ba ngàn người hung hang lao vào đội quân 3 vạn đó là dũng khí bậc nào? Không một người đào ngũ. Đây mới chính là tinh binh của người Tống – Hán. Là tinh binh mà Tô Giám đã nhiều năm dày công xây dựng. Nhưng thương thay kết cục của họ có thể hiểu được.
Hai ngàn Legion Châu Âu binh đứng hàng đầu lấy khỏe ứng mệt mà ngăn lấy đám người Tống. Những mũi lao Pilum vun vút lao về phía đối phương thu gặt sinh mệnh đám người Tống không thương tiếc. Những chiếc đại khiên cùng cơ bắp cuồn cuộn của người Châu Âu đủ chặn đứng tinh thần chiến đấu như sắt thép của người Tống. Từng lưỡi búa Viking với sức mạnh không thể cản trở từ trên cao giáng xuống khiến cho không một đối tượng nào có thể toàn thây. Nhưng nhiêu đó vẫn chưa thể nào đánh bật được tinh thần của đám binh sĩ Hán tộc này. Thương vong của lính Legion bắt đầu lác đác xuất hiện.
Ngô Khảo Ký thấy tình hình này thì không thể không phất tay ra lênh cho hai cánh quân tập kích vào hai bên sườn của người Tống.
Một bên voi chiến hai lớp giáp xung trận cày nát đội hình cánh phải vốn không có khiên che chắn. ( Kiên tay trái cho nên cánh phải luôn là điểm yếu).
Hướng còn lại 5 ngàn thiên tử quân với sự giúp đỡ của hơn trăm quả lựu đạn cuối cùng còn lại của Ngô Khảo Ký đã thành công đánh tan lực phòng ngự cuối cùng của đám quân Tống này.
Đội hình bị chia cắt. Trong ánh đèn pha sáng chưng không có chuyện tấn công nhầm. Mỗi người Tống ít nhất phải đối diện 5-7 ngọn thương tấn công về phía mình. Từng người từng người “ chiến sĩ” Hán tộc ngã xuống. Dù cho kính ý vạn phần nhưng chiến tranh là chiến tranh không có chỗ cho lòng dạ đàn bà. Ngô Khảo Ký ra lệnh tàn sát tất cả, vì không một người Tống nào buôn vũ khí, không một người nào đầu hàng.
Tổng kết chiến tranh thành Tây thì quân Đại Việt chết không nhiều nhưng lính Châu Âu Binh bị thương số lượng không hề nhỏ. Lớn lớn bé bé, nặng nhẹ không đều có đến 500 Châu Âu binh bị thương, đây đã là con số khủng khiếp thương vong mà trước này Bố Chính chưa gặp phải. Bên phía Thiên Tử quân vì lao vào hỗn chiến cùng quân Tống cho nên thương vong là khá cao, 200 người chết cùng 400 người bị thương.
Có thể thấy lốm đốm dù ở trong nghịch cảnh nhưng sức chiến đấu của đoàn quân Tống này hùng mạnh đến nhường nào. Thiên tử quân giáp mão cực tốt với hai lớp vẫn không ít người thiệt mạng trong trận chiến kia.
Thành bắc thì chiến tranh khủng bố hơn nhiều lần. Nói này vốn dĩ chỉ toàn là nông dân cầm vũ khí. Nhưng gần vạn người nông dân cầm vũ khí vẫn là thế lực đáng sợ đến nhường nào. Hoàng Kim Mãn Vi Thủ An không có được những thiết bị đánh đêm như Bố Chính cho nên họ chỉ có thể dùng đuốc cùng vải trắng buộc quanh cổ để phân biệt địch ta trong cuộc hỗn chiến vô tiền khoáng hâu này.
Nhưng cách dụng binh của Tô Giám lão thành. Thêm vào đó mục đích của lão già này là lấy cái chết tiêu diệt sinh lực quân Đại Việt. Cho nên cách đánh hỗn loạn chương pháp được Tô Giám thực hiện. Sự hỗn loạn giả tượng được Tô Giám thực hiện thuần thục và thành công lôi kéo những khối phương trận của Hoàng Kim Mãn tan rã và hút vào khối hỗn loạn trên.
Binh sĩ của Hoàng Kim Mãn nói trắng ra vẫn không quen đánh theo đội hình, họ quen chiến đấu vùng đồi núi với việc ẩn úp tấn công bất trợt hay hai bên ào lên đánh dựa vào số lượng thủ thắng. Được thôi cách đánh này nếu vào ban ngày thì có thể lấy 5 vạn binh mã đè bẹp gần vạn nông dân binh này.
Nhưng trong đêm tối định ta khó phân thì việc quân ta chiến thắng quân mình là chuyện rất đễ sảy ra. Tô Giám tạo nên giả tượng loạn binh khiến cho quân của Hoàng Kim Mãn lao lên săn giết, cuối cùng hai bên hỗn chiến không biết ai với ai. Đến lúc Hoàng Kim Mãn phát hiện tình thế không đúng và ra lệnh không cho các đội quân tiến vào chiến trường thì đã muộn.
Nơi chiến trường là một mảng đen tối giết chóc man rợ không còn phân biệt địch ta hai phía.
Lúc này Vi Thủ An bỗng nhiên nảy ra một ý kiến, hắn cho cung thủ bắn chùm vào chiến trường không cần phân biệt nhiều. Cũng của Vi Thủ An là cung tre tầm bắn hạn chế độ xuyên thấu không quá mạnh. Nông dân binh của Tô Giám không có chiến giáp mà chỉ có áo bông. Quân của Hoàng Kim Mãn thì có chiến giáp cho nên có thể phần nào cản được mũi tên.
Cánh này có hiệu quả cao. Nhưng cuối cùng để tiêu diệt được gần vạn nông dân binh thì Hoàng Kim Mãn đã phải bỏ ra cái giá là ba ngàn quân chôn thây và 2 ngàn người bị thương nặng nhẹ. Trong một trận chiến ưu thế hoàn toàn mà bị thương vong đến vậy thì đó đã coi là một thất bại.
Trận chiến ở thành Bắc diễn ra quá lâu, đánh đến sáng mới hạ màn. Trong khi Ngô Khảo Ký đã từ lâu hạ sát 5 ngàn quân Tống ở thành Tây và không gặp cản trở gì khi tiến vào nội thành. Cũng chiếm giữ các mục tiêu quan trọng như Nha Môn, kho lương thảo binh khí. v.v….
Quân lệnh của Bố Chính cũng như triều đình quân rất nghiêm khắc. Nếu dân trong thành không phản kháng thì họ cũng không làm phiền. Trong thành làm gì còn đàn ông mà phản kháng, chỉ còn lại phụ nữ, người già và trẻ nhỏ.
Nhưng khi quân Vi Thủ An và Hoàng Kim Mãn sáng sớm vào thành thì mọi chuyện lại trở nên hỏng bét. Đám này bắt đầu cướp giết, đốt phá cùng hãm hiếp phụ nữ.
Không đành lòng nhìn những cảnh như cầm thú năm sáu người hay cả chục tên đàn ông đè một người phụ nữ ra hãm hiếp. Ngô Khảo Ký hạ lệnh cho quân triều đình ngăn cản việc này từ đó dẫn đến xung đột giữa hai bên thổ binh cùng triều đình trung ương.
Thổ binh quân nói Ngô Khảo Ký bá đạo muốn chiếm hết phụ nữ. Ngô Khảo Ký không nói nhiều đem phụ nữ cùng bé gái ra chém sạch. Còn lý do vì sao Ngô Khảo Ký cuồng ma sát nhân chỉ có hắn là hiểu được.
Sự việc đi qua hai bên quân sĩ sợ xanh mặt không nói nhiều cũng không muốn đụng chạm gã điên Ngô Khảo Ký này. Chuyện chia trác tài lộc sau khi công phá Ung Châu Ngô Khảo Ký không tham gia, hắn chỉ lấy đi vải vóc cùng mấy tấn diêm tiêu, lưu huỳnh rồi dẫn theo hai ngàn Châu Âu Binh rời thành. Đặc biệt lúc này đi theo Ngô Khảo Ký còn có năm ngàn Mân binh. Đây chính là những binh sĩ người Mân gốc Lưỡng Quảng nhưng nguyện ý thuần phục và đi theo Ngô Khảo Ký, họ chấp nhận di chuyển gia đình của mình về Bố Chính có thể nói là di dân một kiểu. Dĩ nhiên Ngô Khảo Ký đồng ý vì năm ngàn binh này là những người Mân thuộc dạng “ khá hiểu biết” và có sức chiến đấu không hề tồi.
Ngô Khảo Ký đánh xong rồi Ung Châu nhưng hắn chẳng muốn để ý nhiều đến danh tiếng hay chiến công gì đó, sau khi đồ sát cả vạn nữ nhân hắn rời đi tòa thành trì đau thương này với sự lặng lẽ đầy ưu tư.
Lý Thường Kiệt hay bậu sậu lãnh đạo quân Đại Việt đang đóng ở Bạch Thành cũng không ý kiến gì về chuyện này. Coi như không hề có chuyện gì xảy ra và cũng không có điều lệnh quân sự nào mà để cho Ngô Khảo Ký tự ý di chuyển. Lúc này dường như Lý Thường Kiệt cũng hiểu tâm lý nặng nề của Ngô Khảo Ký mà không muốn để hắn gánh thêm nhiều trách nhiệm. Hơn ai hết, Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên hiểu rõ Ngô Khảo Ký đã làm quá nhiều và quá tốt trong chiến dịch Phạt Bắc lần này.
Người ngoài cuộc có thể không nhìn thấy sự quan trọng của nhánh quân Ngô Khảo Ký nhưng những lão thành như Lý Thường Kiệt Lý Kế Nguyên lẽ nào không nhìn ra? Mỗi trận đánh có mặt Ngô Khảo Ký luôn là những trận đánh mang tính mở ra một hướng cho chiến dịch tổng thể. Tuy không nói là quyết định tính chất. Nhưng nó hoàn toàn là một thế mở khiến cho việc đặt các quân cờ tiếp theo dễ dàng hơn nhiều.
Ngô Khảo Ký không hai lời lặng lẽ dẫn theo bảy ngàn quân đi thẳng về Liêm Châu nơi đại bản doanh của thủy quân Bố Chính. Hắn cần có thời gian tĩnh lại cần có thời gian suy nghĩ về bản thân. Hai tay hắn đã nhốm quá nhiều máu tươi. Hắn …. đang làm gì và muốn làm gì?