Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 236: Chương 236: Thế cục toàn map




Mười lăm tháng Giêng, vốn Đại Tống vẫn là thời gian nghỉ ngơi, các quan viên cũng phải thở chứ. Năm nay Đại Tống quả là mắc nạn mà chiến hỏa nổi lên khắp nơi.

Phía Nam Đại Việt Đế quốc cồng chiếm Lưỡng Quảng cắt thành hai vùng tự tự trị Quảng Đông Mân quốc và Quảng Tây Mân quốc do Lưu Kỷ Vương cùng Thân Cảnh Phúc Vương chia nhau mà trị. Đại Tống bó tay chưa thể đụng vào vì còn một cái Đại Mân quốc do Vương Thị tạo phản đang còn đó.

Đại Tống lúc này đối với Lưu Kỷ chỉ có thể lui lại lấy phòng thủ không cho quân Lưu Kỷ vượt biên làm chủ. Tinh lực của họ không thể đặt quá nhiều các mặt trận. Quảng Đông Mân quốc thì còn cách cả Đại Mân quốc của Vương thị nên chọc cũng không được. Thái độ của Đại Tống với Lưỡng Quảng lúc này lấy mua chuộc cùng chiêu an là chủ. Tính cả trước mắt và lâu dài một chút thì không nên đụng hai thằng này. Vì nếu Tam Mân mà hợp sức công Tống thì rất nguy hiểm.

Lúc này việc lớn nhất của Đại Tống là phân hóa, chia rẽ Tam Mân bằng các chính sách ngoại giao và quyền lực mềm. Còn về xử nhị Mân Lưỡng Quảng thì đó là một kế hoạch dài hơi liên quan đến cả Đế Quốc Đại Việt. Tận lúc này thì Đại Tống cực kỳ sợ hãi Đại Việt và thực tế họ cũng muốn duy trì vùng đệm cùng Đại Việt.

Mua chuộc phân hóa Đại Việt và Lưỡng Quảng Mân quốc có khi lại là sách lược hay ho. Đại Tống thực sự không muốn đối diện cùng lúc phía bắc Đế Quốc Đại Liêu và phía Nam Đế Quốc Đại Việt.

Thẳng thừng mà nói Đại Tống sau hai năm chiến tranh vừa qua cực kỳ sợ hãi khả năng tác chiến của Đại Việt Đế Quốc. Nhìn cách mà Đại Việt dùng đại pháo nổ nát cả vùng biển Quỳnh Châu đủ hiểu. Cả tòa đảo lớn Nam Hải không tử thủ nổi một ngày mà bị công phá. Lúc này Quý Châu ( Đảo Hải Nam) đã bị Đế Quốc Đại Việt nhét thẳng bản đồ.

Người Đại Tống thực sự không quan tâm lắm đến việc mất mát Đảo Quý Châu, nói thật với Đại Tống thì Quý Châu hay Lưỡng Quảng chỉ là cái gân gà không đem lại bao nhiêu lợi ích thực sự về mặt kinh tế. Chẳng qua nếu để mất những vùng đất này sẽ bị dân chúng sỉ vả cũng như địa vị chính trị của quốc gia “Thiên triều” bị hao tổn mà thôi.

Nhưng kể cả khách quan và chủ quan thì Đại Tống vô lực thu hồi lại Quý Châu và Lưỡng Quảng. Lưỡng Quảng còn có thể dùng bộ binh, kỵ binh thu hồi. Nhưng Quý Châu thì Đại Tống chưa nghĩ ra cách nào có thể thu hồi được.

Hải chiến, thủy chiến người Tống còn chưa so được với Ngô Khảo Ký thì sao dám chọc Đế Quốc Đại Việt?

Nói không chừng đánh Quý Châu thì vì Đông Hải Vương có khi lại chọc một đao thì Đại Tống chắc thăng thiên quá.

Nói vì sao một quốc gia mấy chục triệu dân lại e ngại Đế Quốc mới nổi là Đại Việt có vài triệu dân? Đơn giản vì Đại Tống đã tiếp xúc với thuốc nổ cùng hỏa pháo. Chiến tranh cùng Vương Thị thời gian qua thì Đại Tống cũng thu được không ít hỏa pháo đời đầu made in Vương thị từ đó sao chép thành công.

Đại Việt là vua sao chép thì Đại Tống cũng là chúa sao chép. Nói thẳng một câu nếu Ngô Khảo Ký không buff cho triều đình Đại Việt thì thợ thủ công Đại Việt vẫn kém hơn một bậc so với Đại Tống. Từ khi thu được pháo mẫu thì Đại Tống bắt đầu sao chép của Vương thị mà cho ra hằng hà sa số các kiểu pháo lớn bé.

Do hiểu được đại pháo cho nên Đại Tống cực kỳ kiêng dè lực lượng này, nhất là hay tin đế quốc Đại Việt đã đi trước mà đúc được hỏa pháo bằng cương thiết bắn nhiều lần không bị hủy hoại thì Đại Tống phát sợ. Chính vì phát sợ cho nên càng không dám gây.

Nhưng Đại Tống cũng có tiến triển của họ trong việc đúc pháo cùng “rèn” pháo. Nói cho cùng thì công nghệ của Đại Tống vẫn là dẫn đầu khu vực nếu không có mấy thằng xuyên không như Ngô Khảo Ký – Tống Kiệt – Lý Từ Huy.

Vẫn là mẫu pháo nòng trơn nhẵn, khoang chứa thuốc súng bằng đường kính nòng, nạp dạn đầu nòng. Nhưng có thể nói chất lượng pháo do Đại Tống chế tạo tốt hơn nhiều của Vương thị. Số lượng thì ngày một tăng nhiều, đủ để cho quân đội Đại Tống dùng và tiêu hao khi hỏng.

Làm một bảng so sánh về chất lượng cùng số lượng pháo của các thế lực thì có thể mường tượng như sau. Về số lượng thì Vương Thị xếp đầu vì thằng này có thời gian dài mưu đồ trước đó và chế pháo dự trữ sẵn. Nhưng Vương Thị rõ ràng ưu thế này đang mất đi theo thời gian vì năng lực chế tạo của họ thuộc hàng thấp nhất. Số lượng pháo xếp thứ hai là Đại Tống, thằng này có ưu điểm là đông người, đông công tượng cho nên năng lực sản xuất vẫn rất bá. Số lượng pháo xếp thứt ba đó chính là Đại Việt đế quốc. Đại Việt dĩ nhiên có số lượng pháo nhiều vì họ có công nghệ thổi thép của Ngô Khảo Ký buff cùng với nguyên liệu chẳng thiếu, số lượng công tượng đông. Cả Thăng Long thành trở thành công xưởng khổng lồ. Thế lực có số lượng pháo kế tiếp là hệ thống Bố Chính bao gồm Tân Bình Lộ nhiều nhất, kế đến là Ngô Tước Ký ở Liêu Đông, Medang tiếp theo rồi LaVo và Khmer, tất nhiên đám hiện tại chưa có khả năng sản xuất pháo, nhưng cũng chẳng kể được đám này có dùng gang hay đồng đúc theo mẫu Bố Chính hay không.

Chất lượng thì dĩ nhiên cao nhất là mẻ Phật Lãng Cơ Pháo của Lý Từ Huy sản xuất, thứ nhì là Phật Lãng Cơ Pháo của Ngô Khảo Ký ở Liêu Đông, thứ ba tư năm là của đám Medang tiếp theo rồi LaVo và Khmer. Sau đó là Đại Việt, Đại Tống rồi mới đến đám Vương Thị đi trước nhưng về sau.

Phải kể đến người Tống khá sáng tạo, bọn này đã cho ra mẫu pháo bằng thép made in China rồi. Do gang có quá nhiều bất lợi để có thể trở thành nguyên liệu đúc pháo, Đồng thì đắt mà cũng nhanh hỏng cho nên người Đại Tống đã phát triển loại hỏa pháo riêng của bản thân đó chính là sử dụng các thanh sắt rèn nối lại với nhau và được giữ lại bằng các vòng sắt. Tuy rằng cấu trúc này khó chế tạo cùng độ bền không thể nào bằng pháo thép đúc mảng nguyên khối của Đại Việt. Nhưng nó đã ăn đứt pháo gang, đồng của Vương thị.

Người Đại Tống đông nên rất đáng sợ, sức chế tạo của họ không thể khinh thường được. Ưu thế hỏa pháo của Vương Thị trong vài tháng đã gần như bị san bằng. Càng đánh thì người Đại Tống càng vận dụng tốt hỏa pháo.

Tình Hình lúc này Đại Mân Quốc của Vương Thi đã mất không chế một đoạn lớn sông Trường Giang. Đại Mân Quốc đã bị đánh tơi bời ở Kiến Nghiệp, Hàng Châu- Tô Châu và phải lui về cố thủ Thai Châu Chiết Giang.

Thủy binh của Vương Thị thì đã ngược dòng chạy về Trường Sa trấn giữ nơi này. Kể từ đó Đại Tống đã gần như ổn định một chút thế cuộc ở phương Nam.

Một nửa phía bắc trù phú nhất của Chiết Giang đã được thu hồi. Đại Tống thở phào một hơi, họ có lợi thế về mặt quân sự nhưng chưa thể nhất cử đẩy mạnh tiêu tiệt được Vương thị vì từ Thai Châu đi vào Phúc Châu lộ Phúc Kiến chính là đồi núi chằng chịt. Nơi này dễ thủ khó công. Đại quân Tống cũng mệt mỏi quá rồi. Quốc khố Tống cũng đang chờ hồi phục, cuộc chiến này người Tống chảy máu quá nhiều. Mà chảy nhiều nhất là cho vị Đông Hải Vương Ngô Khảo Ký kia.

Thế cục lúc này biến thành những cuộc ngoại giao bất tận giữa Đại Việt đế quốc- Lưỡng Quảng Mân quốc – Đại Mân quốc Vương thị - Đại Tống và Tiểu Việt Đông Hải quốc của Ngô Khảo Ký. Giao tranh lúc này chỉ là lẻ tẻ mà thôi, các phe cần thở dốc một hơi. Quốc khố Đại Việt cũng trống rỗng rồi, Đại Tống không kém là bao. Lưỡng Quảng Mân quốc thì căn cơ mỏng chẳng có gì được gọi là tích trữ cả do đó họ càng muốn có thời gian nghỉ mệt xắp xếp lại nội bộ quốc gia. Vương Thị có vẻ thảm nhất, đám này bị ép tạo phản khi chưa chuẩn bị hoàn chính cho nên lúc này có thể nói là khánh kiệt.

Trong lần đại chiến toàn khu vực này quá nhiều quốc gia bị lôi kéo vào vòng xoáy lớn bé. Nhưng có thể nói các phe càng đánh càng yếu và thiếu thốn vật tư. Chỉ có phe Bố Chính và Tiểu Việt Đông Hải quốc là thu lợi đầy bồn đầy bát nhảy múa tưng bừng mà thôi.

Ngoại giao lúc này nhiều mặt tập trung lắm. Đại Việt thì liên tục gây sức ép cho hai tiểu quốc là Đông Lưỡng Quảng và Tây Lưỡng Quảng tránh cho họ thoát ly tầm khống chế.

Đại Tống thì mua chuộc Lưỡng Quảng Nhị Mân quốc của Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc hi vọng họ hợp binh cùng Đại Tống tiêu diệt Vương thị. Điều kiện là Đại Tống thừa nhật vị trí Vương gia của đám người Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc. Tất nhiên hai vùng Lưỡng Quảng có thể trở thành đất phong của Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc nhưng không được lập quốc.

Ý của Đại Tống là cho Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc vương vị và cai trị hai vùng này nhưng Lưỡng Quảng phải thu về hệ thống triều tống mà không được lập quốc.

Đại Mân quốc Vương Thị thì hết sức ngăn cản các cuộc đàm phán trên và luôn dùng luận điệu Tam Mân đồng nguyên, không nên chia rẽ môi hở răng lạnh. Vương Thị còn bỏ giá lớn đến mức độ đồng ý chia sẻ bí mật thuốc nổ cùng cử thợ thủ công giáo hai thế lực của Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc chế pháo chỉ cần họ đồng ý liên minh chặt chẽ với Đại Mân quốc. Lời nói của Vương Thị cũng không phải không có lý và cái giá bỏ ra cũng khá nặng.

Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc khó nghĩ vô cùng, Xét trên bình diện kẻ đứng đầu một tiểu quốc thì hai kẻ này thực sự rất kẹt. Tam Mân hợp tác đánh Đại Tống chưa biết đánh được hay không nhưng mà Lưỡng Quảng lúc này đang xây dựng chính quyền, lòng người chưa ổn, các khê động người dân lòng chưa ổn định chưa hướng về Vương triều. Mạo muội động binh là không nên.

Nhưng Lưu Kỷ cùng Thân Cảnh Phúc nghe thấy pháo cùng thuốc nổ của Vương thị cũng thèm nhỏ rãi. Thứ này bọn họ mong chờ đã quá lâu, Đại Việt hứa sẽ cung cấp nhưng số lượng có hạn vô cùng và chất lượng cũng xếp vào hàng phế thải.

Nghe lời Đại Tống thì đắc tội Đại Việt nhưng về mặt ổn định vài năm có lẽ khá ổn, cho hai thằng này chỉnh đốn vài năm thì một khi đứng vững bước chân ngay cả Đại Tống hay Đại Việt đều khó lay động vị trí của bọn hắn.

Vùng Lưỡng Quảng, Phúc Kiến là một vùng điểm nóng và trọng điểm ngoại giao, các bên sứ thần như con thoi. Một khi ngoại giao chưa thành thì chiến tranh khó có thể xảy ra tiếp tục.

Chiến tranh nó là một con virus có tốc độ lây lan nhanh vô cùng, chỉ một điểm nóng có thể kéo nhiều phe nhảy vào. Lúc này Đông Bắc Á vùng Liêu Đông khỏi cần phải nói đến, điểm nóng sáng chói. Liêu Đông Vương dẫn đại quân chiếm hết các vùng Thẩm Châu – Liêu Dương- Thiết Lĩnh- Phụ Tân. Toàn bộ Liêu Đông nằm dưới dâm uy của Ngô Khảo Tước.

Nói đến ngày đó trận chiến Thẩm Châu Ngô Khảo Ký cũng giật mình, đúng là nhìn vẻ bề ngoài không đánh giá được con người. Gia Luật Ất Tuân nhìn có vẻ sảng, có vẻ khốc, có vẻ rất gì và này nọ. Hắn nắm trong tay đại quân cùng lợi thế tiên thiên thế mà sau ba ngày đêm vật lộn cùng đám người của Gia Luật Tuấn lại bị chém chết không thương tiếc.

Gia Luật Tuấn không thể khinh thường thằng này lấy một vạn rưỡi binh chém đầu Gia Luật Ất Tuân có đến ba vạn binh sau đó thống nhất tàn binh hơn hai vạn cả hai bên chạy chốn về hẳn Tây Kinh cùa Đại Liêu. Hắn bỏ mặc luôn cả Trung Kinh – Hạ Kinh và Thượng Kinh mặc kệ Gia Luật Hồng Cơ sống chết mà tiến về Tây Kinh tự lập môn hộ tổ chức thế lực hồi phục chời thời cơ. Có thể nói Gia Luật Tuấn là một nhân vật không thể tầm thường.

Gia Luật Tuấn đem quân chạy đi, Liêu Đông chống vắng Ngô Khảo Tước chẳng tốn một binh một tốt thu phục và một vùng rộng lớn trù phú Liêu Đông. Thật Đại Liêu lúc này chỉ có gần 1.7 triệu dân du mục phân tán tứ lung tung. Nói thẳng thừng là Gia Luật Hồng Cơ không đủ sức thu hồi Liêu Đông, chỉ có thể ngậm ngùi thừa nhận địa vị Liêu Đông Vương của Ngô Khảo Tước mà thôi.

Ngô Khảo Tước lên ngôi Liêu Đông Vương thành lập Tiểu Việt Liêu Đông quốc và gửi sứ đến Biện Kinh mà hỏi. “Thằng Liêu nó bắt tay anh rồi, chú Tống định tính toán với anh như thế nào đây?”

“Thì anh nói gì thì là cái đó đi Liêu Đông Vương thì Liêu Đông Vương, cuối cùng thì em cũng có mò đến Liêu Đông được đâu” Đại Tống dĩ nhiên không dám đắc tội anh em nhà họ Ngô cho nên gật đầu cái rụp.

Ngô Khảo Tước lại hỏi: “ Ê Tống, chú mày nghĩ sao về Yên Vân mười ba châu?”

Tống sáng mắt: “ Em muốn a, nằm mơ em cũng muốn”

Ngô Khảo Tước khí phách: “ Làm một vụ mua bán đi, mười ba châu này a chiếm lại cho các chú, châu bé tính 30 vạn, Châu lớn tính 40 vạn. Chú mày nghĩ sao?”

Tống há mồm….

Tổng mười ba châu vớ vẩn 500 vạn lượng bạc, đây là con số khổng lồ như thế nào a…..

Nhưng thế nhân khá đánh giá thấp quyết tâm Đại Tống thu hồi lãnh thổ của cha ông. Vua Tống quyết định hô hào các thế gia sĩ tộc, bóc lột nông dân thương nhân phải kiếm cho ra tiền để cướp lại Yên Vân mười ba châu. Không cần nói nhiều, thu lại được Yên Vân thì uy đanh của Vua Tống sẽ vang sử sách, chuyện phương Nam thất thủ thì cả đế quốc sẽ không một ai nhắc đến nữa. Lưỡng quảng so với Yên Vân chỉ là cái đinh rỉ.

Đại Tống rõng rạc với Ngô Khảo Tước “ Chơi anh ơi…”

Vậy là chiến tranh ở Bắc Á lại tiến đến một trang sử sách mới. Tưởng chừng như nơi này chiến trận không bao giờ dừng lại.

Thời gian này Đông Hải Vương khá chìm, nổi lên mặt nước chỉ là Liêu Đông Vương đánh đông dẹp bắc. Đây chính là Ngô Khảo Ký tạo thế cho Ngô Khảo Tước đứng vững để chuẩn bị chuồn. Ngô Khảo Ký nhớ vợ nhớ nhà a.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.