Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 252: Chương 252: Tống Kiệt và Đại Việt




Tháng sáu Bắc Á khí trời mát mẻ nhưng bùng cháy trong chiến hỏa, Nam Á tiết trời nóng như thiêu như đốt nhưng lại êm ả trong “hoad bình”. Sự yên ả này chỉ là bề ngoài nhưng cũng đủ cho các phe thở dốc hồng hộc mà chỉnh đốn thế lực.

Bắc Mân Vương thị tuy biết Đại Tống bị Liêu Đông Việt quốc cùng Đại Liêu tiến đánh nhưng cũng không bắt được cơ hội phản công người Tống ở khu vực Lộ Chiết Giang. Họ chỉ có thể cố gắng chỉnh đốn lại thế lực của mình ở Phúc Kiến, tiêu hóa hết các thành phần phản đối Vương Thị và tái tổ kiến các lực lượng quân sự cũng như khôi phục lại nền kinh tế.

Bắc Mân chỉ có thể phản công nếu Tây Nam Mân Lưu Kỷ và Đông Nam Mân Thân Cảnh Phúc đồng ý bắt tay cùng phạt Tống mà thôi. Nhưng hai thế lực này đều có suy tính riêng của mình mà không tham dự chiến tranh.

Nói đến Vương Thị dù sao cũng trăm năm mưu đồ khiến họ tích lũy rất rất nhiều cua cải, thêm vào đó cũng thẩm thấu cả khu vực Phúc Kiến, Trường Sa cho nên việc chỉnh đốn nội bộ dĩ nhiên là có phần êm ả hơn. Nhưng đối với hai người Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc thì khó khăn hơn nhiều, vì dù sao căn cơ của họ cũng nằm trên đất Đại Việt trước đây, giờ đây mặc dù cả hai đều phong vân ở Lưỡng Quảng nhưng thực tế quốc gia của họ cực kỳ phù phiếm cùng thiếu chiều sâu.

Cho nên đánh chết thì Lưu Kỷ cùng Thân Cảnh Phúc cũng không muốn chiến tranh thêm nữa, họ mong rằng tình hình này càng dằng co lâu càng tốt để bản thân họ có thể củng cố quyền lực tại lãnh thổ của mình.

Tây Nam Mân Lưu Kỷ và Đông Nam Mân Thân Cảnh Phúc thực tế không có nhiều tiếng nói về sự thống trị của hai người này, chí ít lúc này bộ máy chính quyền toàn là người Mân đảm nhiệm, lần đầu tiên người Mân cảm thấy họ được làm chủ trên chính mảnh đất ông cha. Ở nơi này người Hán bỗng nhiên biến thành công dân hạng hai.

Nhưng vấn đề của ngươi Mân đó chính là kinh tế, thiếu đi người Hán thì người Mân mới hiểu được hay nói đúng hơn là Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc hiểu được rằng họ thiếu thốn đủ mọi thứ. Kể cả từ cái kim sợi chỉ đều là thiếu thốn.

Do hàng ngàn năm đô hộ nơi này cho nên những ngành béo bở đều là người Hán nắm quyền, những ngành tiểu thủ công nghiệp cần sự tinh tế đều là người hán chủ đạo. Cho nên đến lúc này khi thiếu đi người Hán thì Tây Nam Mân và Đông Nam Mân mới thấy được họ thiếu hụt trầm trọng vật tư. Cả hai nơi này trở thành quốc gia thuần nông nghiệp, thứ họ xuất khẩu cho Đại Việt chỉ có thể là lương thực, gỗ, các loại quặng cùng thổ sản da thú. Trong khi đó Đại Việt thâm nhập các mặt hàng như gốm sứ, giấy vải, mực, đồ dùng hàng ngày các mặt hàng nhu yếu phẩm đều là giá cao cả.

Khả năng luyện quặng của Tây Nam Mân và Đông Nam Mân giảm trầm trọng, ngay cả khai thác quặng họ cũng không thể tổ chức tốt khi thiếu bàn tay tổ chức của người Hán. Nhưng vấn đề này ngày một ngày hai Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc không thể nào làm gì được vì họ trong lúc tỉnh tỉnh me mê đã bị Ỷ Lan Thái Hậu tính kế một lần.

Với danh nghĩa giúp cho Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc nhanh chóng ổn định tình hình cũng như triệt hạ những người đối lập thì Đại Việt do Ỷ Lan Thái Hậu và Hoàng tộc dẫn dầu đã rất “tốt bụng” di rời những người Hán ở Lưỡng Quảng về Đại Việt và đánh tan họ đưa về các vùng phía Nam để phân bổ.

Ban đầu Thân Cảnh Phúc và Lưu Kỷ thấy kế này thiện, vì người Hán ở trong đất của họ là một yếu tố không ổn định. Chém giết sạch thì phí phạm, để làm nô lệ thì vẫn phải tốn binh sĩ trông coi. Cho nên họ dùng người Hán để đổi hàng viện trợ với Đại Việt. Sau một thời gian thì họ mới phát hiện ra được các ngành tiểu thủ công nghiệp ở lãnh thổ của họ thiếu đi người Hán là không thể hoạt động một cách khá khẩm được. Nhưng đến lúc này hối thì đã muộn, hai quốc gia này nền kinh tế đã bị Đại Việt triệt để nắm thóp.

Cho nên việc đầu tiên của Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc muốn làm lúc này đó là phát triển lại kinh tế trong lãnh thổ mà không muốn động binh thêm nữa, kể từ đó phương Nam trở lại bình yên một cách giả tượng như vậy.

Nói đến nhị Mân thì có một điểm cực thú vị. Sau khi bị bao vây tứ phía tì Trương Thủ Tiết cuối cùng đầu hàng Thân Cảnh Phúc và được khá là trọng dụng. Trương Thủ Tiết lúc này đang phòng thủ phía Bắc của thành Phiên Ngung mắt nhìn về Bắc Mân của Vương Thị. Quân hệ của Tam Mân không có bên chắc như vậy, giữa Tam Mân lúc này cũng xảy ra mâu thuẫn khá nhiều, Do là cả ba đều mới lập quốc cho nên những đường biên giới là nhạt nhòa, dễ dẫn đến xung đột tranh chấp nhỏ.

Vấn đề lớn nhắt của Thân Cảnh Phúc và Lưu Kỷ đó chính là thành Khâm Châu thuộc về ai.

Liêm Châu thì là Thân Cảnh Phúc và Ngô Khảo Ký cùng đánh xuống cho nên chuyện này dễ bàn, Lưu Kỷ không nhúng chàm. Ung Châu là bộ tướng của Lưu Kỷ cùng số lượng lớn quân Lưu Kỷ tiến đánh cũng có Ngô Khảo Ký tham gia với vai trò chủ đạo nhưng Thân Cảnh Phúc không tham gia cho nên Ung Châu dĩ nhiên Lưu Kỷ chiếm đóng không ai bàn cãi.

Nhưng Khâm Châu lại là vẫn đề lớn khi nó là do Lý Thường Kiệt đánh xống và hoàn toàn là quân Đại Việt triều đình tham chiến. Nhưng lúc quân Đại Việt rút đi thì Ỷ Lan Thái Hậu rất mập mờ mà không tuyên bố nơi này thuộc về ai quản lý khiến cho cả Thân Cảnh Phúc và Lưu Kỷ va chạm mạnh ở nơi này.

Đối với Thân Cảnh Phúc thì hắn bắt buộc phải có được Khâm Châu để phòng thủ mặt phía Tây trước Lưu Kỷ. Còn về phần Lưu Kỷ muốn mở miện đớp Thân Cảnh Phúc thì hắn phải có được Khâm Châu môn hộ để mở toang cánh cổng về phía Đông.

Vậy là hai bên cãi cọ liên tục và ma sát ở tòa thành này. Tranh cãi của hai bên dĩ nhiên muốn Đại Việt đứng ra phân giải, nhưng thái độ của Ỷ Lan Thái Hậu quả thực là nước đôi và mập mờ khiến cả hai phe Thân Cảnh Phúc và Lưu Kỷ không thể hòa hoãn được. Có thể nói chỉ một tòa Thành trì nho nhỏ đã khiến phía vùng đệm của Đại Việt trở nên yên ổn. Khi mà các quốc gia ở vùng đệm không thể hòa hoãn với nhau thì Đại Việt mới cảm thấy yên tâm được.

Ỷ Lan Thái Hậu thái hậu cao thủ về mặt chính trường nhưng bà ta có vẻ đánh giá hơi thấp về những người khác. Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc không có ngu, hai thằng này đã đi đêm với nhau và thực tế đã có thỏa thuận ngầm rồi. Cả hai thằng này đều không muốn chiến tranh cho nên Thân Cảnh Phúc nhường Quý Cang cho Lưu Kỷ, Lưu Kỷ thì nhường Khâm Châu cho Thân Cảnh Phúc, nhưng bề ngoài thì hai thằng này một tháng lại đánh một trận nhỏ hai tháng lại ma sát một trận vừa để khiến cho Đại Việt yên tâm với bọn họ. Thế gian này chẳng có bố con thằng nào đơn giản cả.

Trong khi đó mâu thuẫn của Đại Việt với Tam Mân không phải là không có. Lý Nhật Tảo theo mưu kế của Ỷ Lan Thái Hậu mà dùng quyền lực mềm của Đại Việt không chế lại Quảng Nguyên một cách chặt chẽ. Trong lúc Lưu Kỷ đánh đập tàn nhẫn ở Quảng Tây thì Đại Việt đã cho xây dựng thành trì, quân ải chi chít ở Quảng Nguyên. Nùng Tôn Đản đã thượng vị chính thức ở nơi này theo thỏa thuận trao đổi giữa Lưu Kỷ và Đại Việt.

Đôi bên đều có tính toán của mình, Lưu Kỷ thì tin tưởng bản thân sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở Quảng Nguyên cho nên hắn tính toán sau khi chiếm Quảng Tây thì lật lọng ở Quảng Nguyên và tiếp tục gây ảnh hưởng đến các khê động nơi này sau đó sẽ tiến đến tái quản lý Quảng Nguyên giàu tài nguyên khoáng sản.

Nhưng Đại Việt thì cao tay hơn nhiều và thể hiện quyết tâm chưa từng có để hoàn toàn chiếm giữ nơi này. Những đợt di dân lớn đến mức chưa từng có trong lịch sử người Việt đã diễn ra, chỉ trong vài tháng Lưu Kỷ tiến đánh Quế Lâm cách xa ngàn dặm ở phương Bắc thì đến 300 ngàn người gốc Việt đã tiến vào Quảng nguyên để xây dựng củng cố Đô Hộ Phủ ở nơi này. Bỗng chốc triêu người dân tộc ở khê động đã có đến 300 ngàn người Việt pha loãng. Ngay cả người Mường được cho là gần gũi với người Việt cũng được đưa đến nơi này để bổ xung… chỗ trống.

Nùng Tôn Đản dường như đã biết được “ thân thế” của mình (Mời các bạn đọc kỹ chap về Nùng Tôn Đản) mà ngả thẳng về hoàng tộc Đại Việt thậm trí người này đã được ban quốc tính là Lý Tôn Đản và liên tục tới lui Thăng Long thành. Đây là một hiện tượng hiếm có đối với các thủ lĩnh khê động. Đối với đám thủ lĩnh khê động thì Thăng Long thành chẳng khác nào là miệng rồng hang cọp, tiến vào thì dễ lui thân thì khó. Cho nên đám thủ lĩnh khê động chỉ có ở trên địa bàn của mình mới cảm giác an toàn nhất. Họ không điên để xuống miền xuôi đến Long thành để rồi bị giam lỏng.

Nhưng Lý Tôn Đản khác hoàn toàn, ông ta đi ra đi vào Long Thành như đi chợ và cũng không một hoàng tộc nào có ý kiến giam giữ ông ta để hiệu lệnh Quảng Nguyên. Kể từ đó có rất rất nhiều tin đồn về thân thế thực sự về vị Quảng Nguyên Hầu Thái Bảo này. Nhưng bỏ mặc ngoài tai, có được Lý Tôn Đản ra sức lại thêm việc di dân ồ ạt cùng công sự vững trãi cùng các chính sách phân hóa khê động thì nói thẳng thừng Đại Việt đã hoàn toàn khống chế nơi này và đang mỏ rộng nay vuốt đến các thế lực cuối cùng ở Tây Bắc.

Thăng Long Thành Điện Trường Xuân, nơi này theo lẽ thường vẫn là nơi tụ tập họp bàn của Ỷ Lan Thái Hậu và Hoàng tộc nhóm bô lão cùng đệ tử gia. Nhưng hôm nay có một nhân vật lạ lẫm tuy không được ngồi mà chỉ là đứng dự thính nhưng cũng khiến tên này kích động sung sướng đến mặt đỏ bừng bừng. Kẻ này hơn ai hết đó chính là Tống Kiệt dân xuyên.

Ở đời ai mà đoán được chữ ngờ, không thể tưởng tượng nổi con hàng này sau một hồi lăn lộn vậy mà có thể đứng tại nơi này. Chỉ là một vị trí đứng dự thính không được mở mồm nói chuyện. Nhưng phải biết đây là đâu? Đây chính là trung tâm quyền lực của Lý thị, Hoàng Tộc Đại Việt, có thể nói tên Tống Kiệt này sau thời gian mười mấy năm chìm nổi đã tu thành chính quả chăng?

Nói thẳng Tống Kiệt lúc này đã quên hết hắn là người Mân hay người Hán, lúc này hắn chỉ là chó cho Đại Việt mà thôi. Tống Kiệt là ai? Cuối cùng cũng chỉ là một tên sinh viên nghèo TQ gốc dân tộc thiểu số, kinh nghiệm sống toàn qua sách vở là chính, xuyên rồi thì bị cầm tù, sau cầm tù là chiến tranh, sau chiến tranh là bị tra tấn cuộc đời của hắn chỉ là u ám cùng bế tắc thì lấy đâu ra được kinh nghiệm sống hay kinh nghiệm chính trị?

Mà sau trận hải chiến quy mô nhỏ ở Nghệ An thì Ỷ Lan Thái Hậu cũng như Hoàng Tộc chợt cảm thấy giá trị lợi dụng của Tống Kiệt tăng đến cấp số nhân. Cho nên những kế sách lung lạc đến tận cùng Tống Kiệt đã được thực hiện. Ngoài lỏng trong chặt mà quản tên này còn hơn cả quản trùm Mafia, nhưng bề ngoài thì Tống Kiệt sẽ không cảm giác được bản thân hắn bị quản thúc bao nhiêu. Điểm quan trọng là chức tước, đối đãi của Tống Kiệt ngày càng tăng khiến cho Tống Kiệt thực sự vong mình quên thân.

Vị An Minh Hầu Tống Kiệt này thâm trí còn có đất phong ở Sơn Tây mà không bé chút nào, thi thoảng còn được rầm rộ Thiên Tử Quân hộ tống đến vùng này để quản lý “gia sản”. Trong Triều Đại Việt thì Tống Kiệt đã lên đến Thị Lang Công Bộ chức tước. Với kiến thức mèo ba chân về công nghệ hiện đại cộng thêm tài văn chương vô đối thì Tống Kiệt đã đứng vững ở vị trí này. Tuy thực quyền vẫn bị Hoàng Tộc gắt gao quản nhưng về danh tiếng thì Tống Kiệt nổi lên như một ngôi sao ở Long Thành. Ngoại trừ cái chân què thì tài tuấn đất Long Thành đều bị tên này dẫm đạp một cách khoa chương.

Đối đãi của người Việt đối với Tống Kiệt nếu đem so sánh cùng đối đãi của người Tống thì là một trời một vực khiến cho tên này can tâm tình nguyện móc hết kiến thức dở người giúp Đại Việt phát triển công nghệ. Sau những bài học nhớ đời ở đất Tống thì Tống Kiệt hiểu được rằng, hắn không thể nào xưng vương xưng bá ở thời cổ đại được. Tốt hơn hết vẫn là bám lấy bắp đùi của hoàng tộc Đại Việt mà tận hưởng cuộc sống sa hoa. Quan trọng hơn đó chính là Tống Kiệt đã có hậu đại và cũng là con trai, cho nên sự găn bó của hắn với hoàng tộc Đại Việt lại càng mạnh mẽ.

Sau một hồi bàn bạc về tình hình nam bắc của Đại Việt thì Ỷ Lan Thái Hậu bống nhiên quay về hướng Tống Kiệt mà hỏi.

“ An Minh Hầu cháu rể, việc ngươi cải tạo súng thần công đã tiến triển tới đâu rồi?”

Tống Kiệt thấy mình được hỏi đến và cũng được lên tiếng ở hội nghị hoàng tộc này thì trở nên kích động vô cùng.

“ Khởi bẩm thái hậu, pháo mới đã cho thử sử dụng, lúc này đã rất tốt kết quả, chỉ chờ bên Thượng Thư Công Bộ nghiệp sát và thông qua mà thôi” Tống Kiệt khom người vái đến chạm cả đất, tên này liếm chó đã đạt đến mức thượng thừa.

Tống Kiệt đã kết hợp kiến thức mèo ba chân của mình và kỹ thuật vốn có của Đại Việt để cho ra một loại pháo mới theo cách suy diễn riêng của hắn. Pháo này tốt hơn nhiều loại súng thần công cổ điển nhưng vẫn có những hạn chế và vướng mắc cần tháo gỡ.

Tiếp theo pháo đó chính là súng hỏa mai, Tống Kiệt hắn có tham vọng chế tạo súng hỏa mai thay thế cung tên, hắn nhận thấy công nghệ sắt thép của Đại Việt quá tốt và có khả năng sẽ thành công trong dự án này. Tống Kiệt thực sự kích động, chỉ cần hắn lập công lớn thì sợ gì vị trí Công tước gia không đến tay.

Có điều Tống Kiệt vẫn rất dè chừng người phương Tây đang lởn vởn xuất hiện ở phương Nam Đại Việt. Theo như Tống Kiệt thì công nghệ của người Châu Âu rất đỉnh cho nên hắn liên tục phải nhắc mình dè chừng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.