Tuy không nhìn thấy nhưng anh vẫn là ngọn hải đăng của em
Type: Suzinni711
Lần đi tảo mộ đó quả thực đã xảy ra chuyện, tôi nghĩ tôi chính là kẻ gây rối trời sinh.
Sáng sơm, rửa mặt ăn sáng xong, tôi cùng Trần Niên đón xe buýt đường dài. Lần đầu tiên tôi biết rằng muốn đi tảo mộ phải về quê mẹ. Đó là nơi cách An Thành không xa, tên của nó chỉ có một chữ: Trang.
Ba tiếng đồng hồ trên xe chỉ nhìn thấy cảnh vật đơn điệu, hai bên đường là những hàng cây bulô tẻ nhạt, tôi ngắm khung cảnh ấy mà chỉ muốn ngủ. Tôi dựa đầu vào cửa sổ xe gửi tin nhắn cho Khúc Thành, tin nhắn đi đi lại lại tới tấp, toàn là vài chuyện linh tinh nhỏ nhặt. Trần Niên ngồi cạnh tôi nhắm mặt nhưng không ngủ, tôi không rõ ông đang nghĩ gì. Trước giờ tôi luôn nghĩ Trần Niên và mẹ đều sinh ra ở An Thành, nhưng đến khi đặt chân lên quê mẹ, tôi lập tức á khẩu trước những gì đang chứng kiến.
Hóa ra thời đại này vẫn còn có nơi nghèo nàn lạc hậu như ở đây. Khắp nơi đều là đất vàng, những nhà nào có chút tiền thì ở nhà ngói, còn nhà bà cô của mẹ vẫn là loại nhà mái cỏ tường đất. Đó là một và lão ngoài chín mươi tuổi, mắt lòa, chân không đi lại được, ngày ngày chỉ biết nằm bất động trên giường, nhưng ý thức của cụ lại hoàn toàn tỉnh táo. Tôi đứng ở rất xa cũng ngửi thấy mùi khó chịu của chiếc giường đó nên không tiến lại gần, còn Trần Niên đi tới nói một vài câu. Thì ra trước khi chúng tôi đến thì bà ngoại đã đến đây, ngay cả Trần Niên bà cũng không thông báo, huống hồ là tôi.
Từ khi lên cấp hai đến giờ tôi chưa gặp lại bà ngoại, bà cũng không hề đến thăm đứa cháu ngoại này bao giờ.
Cả thôn toàn là họ hàng thân thích, tôi cùng Trần Niên đi thăm rất nhiều nhà rồi ăn cơm ở một trong những nhà ấy. Trên chiếc bàn tròn để một cái đĩa lớn, bên trong là đậu và thịt hầm. Ngoài ra còn có trứng gà xào, lạc… Một người mà tôi phải gọi là “ông trẻ” liên tục giục tôi ăn cơm, nhưng ai biết trước giờ tôi không ăn được thịt mỡ, nhìn đĩa thịt đầy bì ninh đền nhừ nát ra ở trên bàn, tôi thấy buồn nôn nhưng không dám biểu hiện ra. Tôi biết đây là những thứ xa xỉ mà ngày thường họ chưa chắc đã được ăn.
Đến lúc phải đi thăm mộ, Trần Niên muốn tôi đi nhưng những người khác đều cản, nói trẻ nhỏ không nên đi. Trần Niên giải thích với họ tôi đã mười sáu tuổi, rồi kiên quyết đưa tôi đến trước mộ mẹ.
Đây là lần đầu tiên tôi đối diện trực tiếp với mẹ. Tuy đó chỉ là chiếc lọ đựng tro cốt của bà.
Trần Niên bày đồ ăn trước mộ rồi kéo tôi lại, nói: “Anh đưa Mộng Mộng đến thăm em đây. Mộng Mộng, con nói gì với mẹ đi.”
Khoảnh khắc đó trong lòng tôi lại dấy lên ý định cự tuyệt, muốn vùng tay ra khỏi bàn tay Trần Niên. Lời nói bị mắc lại trong cổ họng và cuối cùng vẫn không thốt ra được. Bà là mẹ tôi nhưng lại là người hoàn toàn xa lạ với tôi. Tôi không nhớ mặt bà, giọng bà, ngay cả việc bà là mẹ tôi cũng là do người khác nói. Tôi phải nói gì với bà đây?
“Bố, bố về trước được không, con muốn nói chuyện riêng với mẹ.”
Tuy không yên tâm nhưng Trần Niên vẫn chỉ đường về nhà cho tôi rồi để tôi ngồi một mình trước mộ mẹ. Khi tứ phía trở nên yên ắng, tôi mới nghĩ đến những lời muốn nói với bà mà tôi đã ấp ủ trong lòng từ rất lâu.
“Mẹ, mẹ có hối hận không? Nhìn thấy hiện thực của con bây giờ mẹ có hối hận không?”
Đột nhiên có cơn gió thổi tới kéo theo đất bụi táp vào mặt khiến tôi nhắm mắt. Đương nhiên không có ai trả lời tôi, tôi rút tờ giấy duy nhất còn lại trong túi ra lau mặt, sau đó tiện tay vứt luôn vỏ túi giấy xuống đất, quay người bước đi.
Kỳ lại một điều là tôi đã thật sự lạc đường. Rõ ràng tôi đã đi theo con đường lúc tôi đến, nhưng cuối cùng càng đi lại càng xa thôn rồi đến một con đường không có bóng người qua lại. Tôi tự nhủ phải bình tĩnh nhưng đi vòng vèo cả nửa tiếng đồng hồ vẫn không tìm thấy nơi muốn tìm. Tôi lấy điện thoại ra định gọi cho Trần Niên nhưng phát hiện lúc đến đây tôi quên sạc pin, cộng thêm việc liên tục nhắn tin trên suốt đường đi khiến lúc này điện thoại đã tự động ngắt nguồn. Nỗi sợ hãi bao trùm trái tim và tứ chi của tôi.
Một con trâu đen đang nằm lim dim mắt vẫy vẫy đuôi ở cách tôi không xa, nhưng tôi thấy nó cứ như đang nhìn chằm chằm vào mình nên không dám đi qua chỗ nó. Đường khó đi, lại không người qua lại, tuy trước giờ tôi đều cho rằng hoàn cảnh của mình đúng là như vậy nhưng khi thực sự đối diện với nó tôi mới biết hóa ra mình lại sợ hãi đến thế. Tôi dựa lưng vào một thân cây rồi ngồi xuống, người tôi nhớ đến đầu tiên là Khúc Thành. Tôi nghĩ nếu anh ở đây lúc này, nhất định anh sẽ nắm tay tôi dẫn đi đúng hường. Đúng lúc đó có một người đến dắt trâu đi, tôi không kịp nghĩ ngợi xem có nguy hiểm hay không đã chạy tới trước mặt anh ta rồi liến thoắng hỏi gần đây có chỗ nào để gọi điện thoại hay không.
Anh ta bảo tôi đi theo nhưng tôi cứ đứng yên một chỗ. Anh ta quay đầu lại nhìn tôi rồi cười nhăn nhở với tôi. “Tôi không phải người xấu đâu.”
Đi một quãng không xa cuối cùng cũng nhìn thấy nhà dân, anh ta dẫn tôi đến một cửa hàng tạp hóa vô cùng nhỏ, ở đó có điện thoại công cộng. Trong lúc nguy cấp, trong đầu tôi chỉ xuất hiện số điện thoại của Khúc Thành, không biết làm thế nào khác nên đành gọi điện cho anh. Vào lúc nghe thấy giọng anh, tôi bất giác khóc như mưa, khóc đến nghẹn ngào không nói được. “Alô…”
“Trần Mộng?” Em gọi bằng điện thoại gì đấy? Em sao thế? Khóc à?”
“Khúc Thành… Em lạc đường rồi, điện thoại hết pin…” Lúc này tôi hoàn toàn giống như một đứa trẻ. “Anh có số điện thoại của bố em không?”
“Em đừng sợ, cứ đứng yên ở đó đừng đi đâu, đợi điện thoại của anh. Nhớ đấy, đừng đi đâu cả.”
Giọng nói trầm tĩnh của anh khiến nỗi sợ của tôi giống như đám bụi bị gió cuốn lên rồi từ từ rơi xuống đất. Tôi gác máy đứng yên tại chỗ. Chưa đến mười phút anh đã gọi điện lại. “Anh gọi cho bố em rồi, ông cũng đang tìm em, em đừng sợ. Bây giờ em nói cho anh biết gần đó có dấu hiệu nào đặc biệt không? Trần Mộng, đừng sợ…”
Tôi nhìn ngó xung quanh tùm cái gì đó có dấu hiệu đặc biệt, cuối cùng cũng trông thấy có một căn nhà phía xa xa treo rất nhiều cờ màu, còn các nhà khác thì không. “Cờ… Ở chỗ này có một căn nhà treo rất nhiều cờ màu.”
“Được, em cứ đứng yên ở đó, đừng đi đâu. Nhất định không được đi lại lung tung, biết chưa? Bố em sẽ đến đón em nhanh thôi.”
Quả nhiên chỉ nửa tiếng sau Trần Niên đã tìm thấy tôi. Lúc đó tôi mới biết bốn phía đều là đường đi được, không phải đường cụt, thế mà tôi lại lạc xa thế này. Trần Niên nhìn tôi không nói gì, chỉ đưa tôi về thôn tạm biệt mọi người rồi trở về ngay trong đêm. Trên xe, ông làm bộ vô tình nói: “Vừa nãy cậu ta gọi điện cho bố, giọng lo lắng như sắp khóc, làm bố cũng sợ lây.” Tôi nhắm mắt, nghĩ đến việc rõ ràng Khúc Thành vô cùng lo lắng nhưng vẫn làm ra vẻ bình tĩnh để tôi không sợ, bất giác cảm thấy như có một viên kẹo mơ vừa rơi vào trong ti, bên trong vỏ ngoài chua chua là nhân kẹo ngọt ngào như mật.
Về đến nhà đã rất muộn, vừa nằm xuống giường tôi đã ngủ, quên cả sạc điện thoại. Ngày hôm sau, đến gần trưa tôi mới tỉnh dậy, Trần niên nói đi tôi vừa bước ra khỏi phòng: “Vừa rồi cậu ta đến tìm con nhưng thấy con đang ngủ nên không gọi.” Tôi vội vàng quay về phòng cắm sạc pin, một phút sau một đống tin nhắn liên tục gửi đến khiến điện thoại rung liên hồi.
“Em không sao chứ, về đến nhà nhớ gọi cho anh.”
“Sao vẫn chưa mở máy?”
“Đã nửa đêm rồi, nếu điện thoại không còn pin thì dùng máy của chú nhắn tin cho anh chứ?”
“Trần Mộng… Anh lo cho em lắm, em có biết không?”
…
Từ lúc Trần Niên tìm thấy tôi đến tận khi trời sáng, tất cả đều là tin nhắn của Khúc Thành. Lúc này tôi mới ngộ ra rằng mình thật vô trách nhiệm, liền vội vàng gửi đi một tin: “Xin lỗi, em quên nói với anh. Em xin lỗi. Em không sao cả.”
Nửa phút sau anh gọi điện tới: “Sáng sớm anh đã đến thăm em rồi.”
“Em biết rồi, xin lỗi, em quên sạc pin.”
Khúc Thành khẽ thở dài ngao ngán: “Anh biết rồi. Em không sao là tốt rồi. Sáng mai anh đến đón em, lúc đó nói chuyện sau nhé!”
Không rõ tại sao anh lại vội vàng cúp máy như vậy, không kịp để tôi trả lời. Tôi hơi thất vọng buông điện thoại. Thực ra tôi muốn nói rằng tôi muốn gặp anh ngay lập tức, nhưng anh không cho tôi cơ hội.
Sáng thứ Hai, xếp xong đồ tôi liền chạy xuống dưới nhà chờ Khúc Thành, nhưng đợi đến khi gần muộn giờ mà anh vẫn chưa đến, điện thoại cũng tắt máy. Tôi ít nhiều cũng có chút không yên tâm, nhưng niềm tin của tôi đối với anh vô cùng vững nên cũng không lo lắng nhiều lắm.
Cuối cùng một mình tôi ngồi xe buýt đến trường, vừa kịp giờ học, ngẫm nghĩ một lúc tôi gửi tin nhắn cho Khúc Thành: “Em đã đến trường rồi, anh có việc gì à?” Nhưng đến tận trưa vẫn không thấy anh trả lời, buổi trưa anh cũng không đến tìm tôi ăn cơm.
Bị ốm sao? Có lẽ sợ tôi lo lắng nên anh không nói ra. Nghĩ đi nghĩ lại cũng chỉ có khả năng này, nhưng vẫn có chút khó hiểu. Ai mà chẳng có lúc bị ốm, hà tất phải dùng cách này? Lúc ra về, tôi lại ngồi xe buýt, nhưng đến giữa đường thì đổi tuyến xe về nhà anh.
Không phải lần đầu tiên đến nhà anh nên tôi dựa vào trí nhớ tìm được cửa nhà. Tôi đứng trước cửa do dự không biết có nên gõ không, xuất hiện đột ngột thế này không được bình thường cho lắm, nên cứ nâng tay lên rồi lại hạ xuống không biết bao nhiêu lần, cuối cùng tôi quyết định từ bỏ ý định gõ cửa. Vào đúng lúc chuẩn bị quay người bước đi thì cửa đột nhiên mở ra, vẫn là mẹ Khúc Thành. Bà ngạc nhiên nhìn tôi, tôi lùng túng đứng yên không bieyes phải mở lời thế nào.
“Cháu tìm Khúc Thành à?”
“Cháu chào cô!” Việc đến nước này rồi thì chỉ còn cách gật đầu. “Cháu thấy hôm nay bạn ấy không đi học, nên…”
“Nào, vào nhà đi!” Thời gian như quay ngược lại, tôi lại lần nữa bước chân vào nhà Khúc Thành. Đồ vật trong nhà không có gì thay đổi, nhưng quan hệ của tôi với anh đã tiến triển tới một mức hoàn toàn khác. “Các cháu học chung một trường à?”
“À, không, chúng cháu…” Trả lời mà không được suy nghĩ trước nên tôi không biết phải nói thế nào cho hợp lý, xem ra mẹ Khúc Thành vẫn chưa biết chuyện của chúng tôi. Khi tôi đang cố nghĩ ra một lời nói dối hợp lý thì Khúc Thành đi ra. Anh mặc bộ quần áo khiến người anh như không còn chút sức lực, sắc mặt rất xấu. Anh giật mình khi nhìn thấy tôi. “Sao em đến đây?”
“Em… là em…” Đáng chết, tôi càng không biết phải nói thế nào, đành chuyển chủ đề. “Anh không sao chứ?”
Con lại đi ra đây làm gì, không phải đã nói phải nằm yên không cử động hay sao?” Khúc Thành vừa mở miệng định trả lời tôi thì mẹ anh đã nhanh hơn. Tôi không ngốc, có thể nhận ra tình nghiệm trọng từ câu nói của mẹ anh. “Nếu còn không nghe lời sẽ phải nhập…”
“Mẹ!”
Đó là lần đầu tiên tôi thấy Khúc Thành bộc lộ vẻ căng thẳng kích động, cũng là lần đầu tiên nghe thấy chất giọng như quát tháo của anh. Không chỉ tôi ngây người mà ngay cả mẹ anh cũng ngây ra, dường như người đứng trước mắt không phải là con trai của mình. Tôi không chịu nổi không khí này, hoặc tất cả điều này là do lỗi của tôi. “Xin lỗi, cháu đi trước đây.”
“Trần Mộng!” Khúc Thành đuổi theo đến cầu thang, kéo con người đang muốn chạy trốn là tôi lại, hoàn toàn không để ý đến mẹ anh đang gọi với theo sau: “Đừng đi!”
“Xin lỗi, em không nên đến, chỉ vì em lo lắng.” Có nhiều câu hình như đã được tôi nói ra vô số lần. “Xin lỗi, anh không nên giận mẹ anh, em…”
“Không phải lỗi tại em, không phải lỗi tại em, anh không cho phép em quy hết tội lỗi về mình như thế.”
Môi cửa Khúc Thành giờ đây đang có màu tím nhạt, diễm lệ một cách kỳ quái. “Anh không cho phép bất cứ ai làm tổn thương em.”
Tôi nhìn vào mắt anh, nước mắt bỗng tơi lã chã khi nghe câu vừa rồi, rồi lại cảm thấy không biết làm thế nào khi nghe bốn từ anh bổ sung thêm: “Bao gồm cả anh.”
Sau đó anh ho dữ dội, tôi định vỗ lưng anh nhưng anh lảng tránh. “Anh không sao, em về trước đi.”
Tôi nhìn anh quay người rồi biến mất, cảm thấy câu nói vừa rồi như một lời thề nhưng cũng giống một câu đó, trong lòng thất bất anh vô vùng nhưng cứ tự dặn lòng là không được nghĩ ngợi linh tinh.
“Anh không cho phép bất cứ ai làm tổn thương em. Bao gồm cả anh.”