Mộng Xưa Thành Cũ

Chương 15: Chương 15: Chương 10(tt)




Khúc Thành nghỉ một tuần mới đi học, may mắn là anh luôn giữ liên lạc với tôi, nói rằng: “Thực ra đã khỏi từ lâu rồi, chỉ là giả vờ ốm đế trốn học ở nhà thôi.” Nhưng lý do này nếu áp dụng vào anh thì không hợp lý chút nào. Sáng sớm thứ Hai tuần sai anh đã lại đứng dưới nhà đợi tôi. Sau khi nhìn thấy tôi, anh liền vòng xe lại để tôi ngồi lên.

Chiếc áo đồng phục mỏng manh của anh như phát sáng dưới anh mặt trời, rôi dè dặt áp mặt vào đó.

Trần Mộng, mùa hè anh sẽ đưa em đi khu vui chơi được không?”

“Ừ, được!” Tôi ngửi mùi nước giặt thoang thoảng trên áo anh, nhắm mắt lại mà trái tim bỗng đập mạnh.

Thế là tôi bắt đầu mong chờ mùa hè đến, nếu như có một sự việc tốt đẹp đang chờ đợi phía trước thì mọi chuyện xảy ra trong những ngày tháng chờ đợi cũng vì thế mà tốt đẹp lên. Đó là mùa hè rạng rõ nhất trong cuộc đời tôi, cuối cùng tôi cũng trở nên xinh đẹp, trở thành một cô gái biết cười đùa vui vẻ.

Tất cả những thứ đó đều là vì anh.

“Bố, cho con tiền được không, con muốn mua hai bộ quần áo.”

Trần Niên không ngẩng lên, đáp: “Được!”

Để mở miệng nói ra những lời vừa rồi tôi đã phải đấu tranh suốt một ngày trời, mãi đến khi ăn tối xong mới nói. Thực ra Trần Niên không thể không đồng ý, tôi đúng là chỉ tự làm khó mình. Khi học tiểu học, vì mang cơm nhà đi ăn trưa nên mỗi ngày tôi chỉ có hai đồng tiền tiêu vặt. Lúc đó còn nhỏ, không có thứ gì phải tiêu tiền, người đầu tiên khiến tôi có khái niệm tiền bạc là một bạn nữ cùng lớp. Nói ra thì buồn cưới, một đứa bé mười tuổi biết lừa tiền của người khác, càng buồn cười hơn là tôi không biết chuyện đó là chuyện gì, chỉ biết phục tùng. Đó là một cô bé da rất đen nhưng luôn mặc váy liền màu hồng phấn. Tôi biết rằng những đồ vật có liên quan đến ngoại hình của cô bé đó chỉ có từng đấy. Nhà cô bé kiếm tiền bằng cách bán đồ ăn, từ nhỏ cô bé đã lớn lên ngoài chợ nên rất dễ học những thói hư tật xấu của người lơn. Khi nào cũng là một khuôn mặt khó coi nên cả bạn nam lẫn bạn nữ đều không muốn chơi cùng. Lúc đó tôi lúc nào cũng sợ hãi nên không dám nói chuyện với ai, buổi trưa toàn trốn tất cả mọi người ăn cơm một mình, đến sát giờ vào học mới trở lại lớp. Về cơ bản, cả tôi và cô bé đó đều giống nhau ở chỗ không có bạn bè, thật không may tôi lại ngồi sau cô bé.

Một hôm tôi bị hết ngòi chì, tôi lấy hết cam đảm vỗ vai cô bé rồi dè dặt hỏi: “Cho mình một chiếc ngòi chì được không?”

Không ngờ cô bé hào phóng đưa tôi cả hộp ngòi chỉ. “Dùng cái này đi.”

Nếu tôi không tự tách mình ra xa mọi người bởi cái tính cô độc thì việc này là vô cùng bình thường giữa bạn bè với nhau. Một hộp ngòi chì rẻ thì năm hào, đắt thì một đồng, bên trong có mười ngòi, một hay nửa ngòi cũng không có gì là to tát. Tôi dùng xong lập tức trả lại cho cô bé, nhưng vào hôm sau, khi tôi vừa mua được một hộp ngòi chì mới, cũng vào lúc tôi hoàn toàn quên đi chuyện hôm trước, thì cô bé bất ngờ nói với tôi: “Hôm qua cậu ăn cắp ngòi chì của mình phải không?”

Hoàn toàn không dùng từ “cầm” mà dùng thẳng từ “ăn cắp”, giống như một chiếc kim xuyên thủng tim tôi.

“Hôm qua mình cho cậu mượn, trong đó có rất nhiều ngòi, nhưng bây giờ mất hết rồi. Ngòi chì của mình đắt lắm, cậu phải đền cho mình.”

Tôi có thể tưởng tượng ra vẻ kinh ngạc vô hạn, nhu nhược vô hạn của mình lúc đó, giống hệt như dáng vẻ bị thầy giáo gọi lên trả lời câu hỏi.

“Thiếu bao nhiêu…” Phút chốc tôi đã thừa nhận tội danh “ăn cắp” đó.

Diễn biến sau đó đúng là dở khóc dở cười, cô bé lúc thì tăng thêm lúc thì giảm đi số lượng rồi bắt tôi phải đền với giá một đồng một ngòi, cuối cùng lại nói tôi làm hỏng bút của cô bé. Tôi biết rằng cô bé biết tôi dễ bắt nạt nên mới trơ tráo như thế, nhưng tôi không biết phải phản kháng như thế nào, trong khi vũ khí của cô bé chỉ là một câu duy nhất: “Cậu không đền mình, mình sẽ đi mách cô giáo!”

Sau này, tôi có kể lại chuyện đó cho Khúc Thành nghe, có lẽ giọng điệu kể chuyện của tôi vẫn còn chút căm phẫn nên anh xoa xoa đầu tôi. “Chỉ có thể nói là em ngốc.”

“Anh cũng thấy thế à, trước khi sao em lại ngốc đến như vậy cơ chứ?”

Tôi kìm nén tiếng thở dài, thời gian trôi qua đã lâu, không còn cơ hội trả thù nữa rồi. “Anh xem xem từ tiểu học đến trung học em đã thay đổi nhiều như thế…”

Khúc Thành cong môi lên cười rồi nghiêng đầu nhìn tôi. “Em hoàn toàn không có gì thay đổi, vẫn là một đứa trẻ cô độc.”

Chỉ có một câu thôi nhưng anh đã nhìn thấu được chân tướng mà tất cả mọi người đều không nhìn ra. Kinh tởm, nghịch tặc, lập dị… tất cả đều bắt nguồn từ sự cô độc đến tận cùng, vì không muốn bị chỉ trích, khinh thường, bắt nạt thêm nên bề ngoài mới trở nên bình thường, chứ thực chất thì nội tâm hoàn toàn với trở nên bướng bỉnh, chứ thực chất thì nội tâm hoàn toàn không thay đổi. Nghĩ như vậy, tôi đột nhiên thấy mình thấu hiểu cô bé kia.

“Sau này anh có thể đi làm bác sĩ tâm lý, thật đấy.”

“Anh có thể chữa bệnh cho em là được rồi.”

Tôi bất giác cười tươi.

Cuối tuần đi mua quần áo, trước lúc đi tôi đã nghĩ đi nghĩ lại xem có nên gọi Khúc Thành đi cùng không, cuối cùng quyết định là không. Nếu đưa anh đi cùng, anh sẽ lại chi phối tư tưởng của tôi, nhất định tôi sẽ mua bộ nào anh nói là đẹp. Đây là việc không thể nào thay đổi được.

Nhưng đi dạo phố một mình đúng là một việc cô cùng tẻ nhạt, nhưng điều lạ là trước kia tôi chưa từng cảm thấy thế. Ỷ lại vào người khác đúng là nguy hiểm, nó khiến tôi quen với việc ăn cơm hai người, đi qua đường sẽ có người tự nhiên bảo vê, cũng quen với việc cỉ cần nói ra sẽ lập tức có người hồi đáp. Quần áo mùa hè đúng là sặc sỡ. Trước kia tôi chỉ thích mặc màu đen hoặc màu tôi hay màu trung tính, chưa hề mặc váy. Nhưng lần này tôi lại thấy những bộ quần áo sáng màu hay sặc sỡ cũng rất đẹp.

Dù sao cũng không ai nhìn thấy nên tôi mang tâm trạng hồi hộp thử liền mấy bộ váy nữ tính mà trước kia chưa bao giờ để chúng vào tầm mắt. Không biết có phải vì muốn bán được hàng hay không mà bộ nào tôi thử cũng toàn được người bán hàng khen đẹp. Cuối cùng tôi mua một chiếc áo ngắn tay màu hồng cánh sen, một chiếc váy thô màu trắng sữa ngắn tới đầu gối, hai lớp, lớp ngoài cùng là ren hoa.

Khi tôi buộc tóc đuôi ngựa và mặc bộ váy này bước vào lớp, tôi có thể nhìn thấy sự thay đổi đáng kinh ngạc của mình qua ánh nhìn của mọi người.

Một người bạn có mối quan hệ không tồi với tôi lén lút truyền đến một mẩu giấy: “Bạn mình muốn theo đuổi cậu, thế nào?”

“Bảo cậu ta đi chết đi.” Tôi không biết cô bạn kia sẽ phải dùng giọng điệu uyển chuyển như thế nào để truyền đạt lại câu vừa rồi, dù sao thì tôi cũng không để ý đến suy nghĩ của bọn họ.

Khúc Thành có thể coi là điễm tĩnh khi nhìn thấy tôi, được thôi, điều này cũng nằm trong dự đoán của tôi. Nếu anh ngạc nhiên đến há hốc miệng ra mới là bất thường. Có điều tôi vẫn hy vọng anh có thể nói gì đó, cho dù chỉ là thích một chút thôi cũng được. Có lẽ nhìn thấy dự thất vọng của tôi, anh liền đưa tay kéo tôi lại nhìn tôi trong cự ly vô cùng gần. “Xem ra sau này anh phải quản em chặt hơn mới được.”

“Hả?” Lần nào đứng trước mặt anh tôi cũng mất đi năng lực suy nghĩ. “Quản gì cơ…”

Anh đột nhiên nghiêng đầu hôn trên mặt tôi. “Quản em, em mãi mãi là của anh.”

Lần này tôi đã thực sự hiểu anh đang nói gì nhưng bộ não lại như ngừng hoạt động, chỉ đứng ngây người nhìn anh, mãi đến khi anh bị tôi nhìn đến đỏ mặt liền đưa tay che mắt tôi. Tôi lùi về sau để tránh theo phản xạ nhưng suýt bị trượt chân. Anh lập tức kéo tay tôi, để tôi dựa vào ngực anh. Trán tôi chạm phải cằm anh, anh dịch xuống dưới một chút rồi như không như có hôn nhẹ lên trán tôi như cơn gió thoáng qua.

Cái đau nhẹ khi bị trượt chân biến thành niềm hạnh phúc dâng trào. Hạnh phúc, hạnh phúc, hai từ đó cứ vang mãi không thôi trong trái tim đang ở trạng thái chân không của tôi.

“Mộng Mộng, gần đây cậu bé đó vẫn hàng ngày đưa đón con à?”

Trần Niên bỗng dưng hỏi tôi lúc ăn cơm, bàn tay gắp thức ăn của tôi bỗng dừng lại, tôi đáp bừa: “Vâng!”

“Ngày ngày đều làm phiền người ta như thế có được không?” Tôi biết là ông đang cố gắng tìm từ ngữ để biểu đạt một cách uyển chuyển nhất. “Nếu không hôm nào đó mời cậu ta đến nhà ăn cơm đi.”

“Không cần đâu. Như thế… được không?”

“Có gì không được. Ngày mai đi, mai bố về sớm làm cơm.”

Tôi nhìn ông thu dọn bát đũa, quay người vòa bếp để rửa bát, hỏi: “Bố, bố định làm gì?”

Ông không trả lời, chỉ nghe thấy tiếng vòi nước chảy, âm thanh lạnh lẽo mà ồn ào.

Tôi không lo lắng về việc Trần Niên sẽ nói gì với Khúc Thành, trên phim lúc nào chẳng xuất hiện những ông bố bà mẹ ngăn cản việc yêu đương của con cái, nhưng Trần Niên không như vậy, không biết vì sao nhưng tôi dám khẳng định điều đó. Có điều vẫn chưa đoán được ý đồ của ông nên tôi không an tâm, vì thế không đừng được gửi tin nhắn cho Khúc Thành: “Bố em muốn ngay mai anh đến nhà em ăn cơm. Em không biết ông định làm gì.”

“Ừ, được!”

Có điều lúc tôi cảm thấy anh giống như con của Trần Niên hơn, vì nói gì đi nữa, ở vào hoàn cảnh này anh ít nhất cũng phải cảm thấy kỳ lại hay lo lắng mới phải, nhưng anh lại không có một phản ứng tiêu cực nào. “Này, em rất lo đấy!”

“Ngốc, bố em rất tốt, chắc chắn sẽ không ăn thịt anh, em lo lắng cái gì.”

“Cũng đúng!” Ngay cả tôi cũng thấy minhg thật buồn cười, tại sao lại trở nên đế ý những chuyện thế này, cẩn thận không nghĩ nhiều lại thêm lo lắng. Nhưng… có lẽ như thế này mới chính là kiểu mà một đứa con gái bình thường nên có.

Sau khi nói “tạm biệt”, tôi tắt máy, xoay người định ngủ thì đột nhiên nghe thấy bên ngoài của tiếng động.

Tôi rón rén ngồi dậy, rón rén đi bằng mũi chân rồi nhìn qua khe cửa, thấy có đốm lửa lập lòe ngoài phòng khách. Nghĩ tới việc Trần Niên không hút thuốc, tim tôi bỗng đập mạnh, nhưng đúng lúc đó lại vang lên một tràng ho dài.

Trần Niên.

Tôi đẩy cửa chạy ra giật lấy điếu thuốc trên tay ông: “Bố điên rồi à!”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.