Đôi lời tâm sự của tác giả: Mấy ngày nay sốt ghê quá không viết nổi mong các bạn đọc giả thông cảm.
Tất cả các quốc gia trong lực lượng đồng minh đã loạn như cào cào khi nghe thông tin từ Nam Việt thông báo tháng 11 sẽ tiến hành
diễn tập quân sự kèm triển lãm quân sự. Tại đây sẽ có 234
chiến Hạm kiểu mới có động cơ giúp chúng có thể chạy ngược
gió và được bọc thiết giáp đến 57%... đây mới là vũ khí mơ
ước của tất cả các quốc gia có biển.
Ngoài Mông Cổ ra
các quốc gia khác như Đại Minh, Đại Việt, Nam Hàn, Nhật Bản
đều cuống cuồng chuẩn bị tiền bạc vì Nam Việt bán các chiến
hạm này với phương thức đấu giá. Riêng Nhật Bản và Nam Hàn
tiểu đệ của Nam Việt được hỗ trợ mỗi nước 3 chiến hạm không
tính tiền, đây chính là lợi ích khi họ kiên định làm chư hầu
của Nam Việt.
Bỏ sau những chuyện lùm xùm của các quốc gia Nam Việt hoàn toàn tập chung vào việc phát triển công
nghệ. Tuabin hơi vẫn là bí mật nhưng pittong hơi thì được chính
phủ công bố rộng rãi cho các công ty cơ khí tư nhân. Các công ty
cơ khí tại Nam Việt hoàn toàn có thể tự mình chế tạo loại
động cơ này để thay thế động lực bằng gia súc. Công suất của
hàng ngàn xưởng cơ khí tư nhân tăng một cách chóng mặt khi có
được công nghệ này. Sức tưởng tượng của các công nhân xưởng cơ
khí này không phải tầm thường, các động cơ hơi nước kiểu nhỏ
được ứng dụng rộng rãi khắp nơi. Ví dụ như tàu đánh cá cũng
trang bị một động cơ cỡ nhỏ tầm 50 mã lực, máy cày cũng được làm ra, những cỗ xa thiên kì bách quái khói mù mịt cũng được sáng tạo nhưng chúng bị cấm đi vào trong trung tâm thành thị
vì.... ô nhiễm. Thế nhưng điều đó không làm giảm nhiệt tình
của dân chúng với thứ mới lạ này. Và được ứng dụng nhiều
nhất là trong các khu mỏ, công việc vận chuyển nặng nhọc được
các cỗ máy hơi nước đảm nhận. Các loại băng truyền lần lượt
ra đời. Khi máy hơi nước được xã hội hóa tại Nam Việt nó đã
nhanh chóng trở thành một trào lưu mới của đất nước non trẻ
nhưng mạnh mẽ này.
Thế nhưng vì những hạn chế về mặt
công nghệ nên ngoại trừ các Công ty quốc doanh Nam Việt không một nơi nào có thể chế tạo được các động cơ với công suất lớn.
Họ chỉ chế được các động cơ dưới 200 mã lực mà thôi. Tất
nhiên không tính đến Dương Lăng rồi, hắn cũng là một trong những cự bá về động cơ đó.
Tháng 11 cũng mau đến thôi, đại
diện các quốc gia tập trung hết tại khu quân sự Đông Triều
chứng kiến lần diễn tập quân sự bắn đạn thật lớn nhất khu
vực lần đầu tiên được tổ chức tại Nam Việt. Đại diện của Đại Việt là thủ tướng Hồ Nguyên Trừng, Đại Minh là thái tử Chu
Lương, Mông cổ là thái tử Nhan Kha Thiết, Nam Hàn thái tử Lý
Tử Thành đang khép nép đứng sau lão sư Nguyên Hãn của hắn. Bên
cạnh Lý Tử Thành còn có thái tử Việt Nam và Nhật Bản. Đứng
trên pháo đài của Đông Triều họ đang chứng kiến hơn hai trăm
chiến hạm đang bốc khói nghi ngút từ lò hơi ở phía xa xa. Hiệu lệnh tấn công bắt đầu, các chiến hạm lần lượt nổ pháo tấn
công các mục tiêu giả định trên bờ. Chỉ trong 15 phút các công
sự giả định bị cày nát không còn hình dạng, 20 chiếc Phúc
Thuyền không buồm được cải tạo thành thuyền đổ bộ lao nhanh về phía bãi cát. Sau đó là an toàn mở cửa khoang tạo thành cầu
thang cho lính thủy quân lục chiến đổ bộ 4 ngàn lính vội vã
lao lên bờ cát, trườn lên tấn công các mục tiêu giả định. Chiến dịch quân sự diễn tập đã thành công tốt đẹp sau 3 tiếng đồng
hồ. Các đại biểu sáng mắt với những chiến hạm khủng bố của
Nam Việt, và họ biết chúng sắp đổi chủ để phục cho mình. Sự
hưng phấn, bồn chồng không thể át chế khi tiết mục quan trọng
nhất ngày hôm nay sắp tới. Phiên bán đấu giá từng lô mười
chiếc Chiến Hạm.
Cuộc diễn tập quân sự hao người tốn
của này nhằm mục đích quảng cáo đã thành công tốt đẹp. Sự
cạnh tranh mua bán của buổi bán đấu giá chủ yếu là giữa Đại
Việt và Đại Minh, một là đế quốc mới nổi Đại Việt, họ chiếm cả Chiêm thành, Xiêm La và Ai Lao nên cũng vơ vét được một mớ.
Tiền đối với họ lúc này chỉ là con số mà thôi. Đại Minh thì
khỏi phải nói về sự giàu có, 100 triệu dân không phải là bỏ
đi a. Tiền đối với bọn họ cũng chỉ là khái niệm mà thôi.
Đừng nói là hơn 200 chiến thuyền, kể cả Nam Việt nếu dám bán
chính mình thì hai quốc gia này cũng có thể mua đứt luôn được.
Vì cả Đại Minh và Đại Việt đều coi nhau là đối thủ
cạnh tranh xưng bá khu vực sau này. Thế nên tư tưởng tôi mạnh lên một chút là ông yếu đi một tí thấm nhuần hai phe này. Điều
đó làm cho họ cạnh tranh khốc liệt trong buổi đấu giá, khiến
cho giá chiến hạm hơi nước trở nên cao ngất ngưởng. Người vui
nhất dĩ nhiên là Nguyên Hãn rồi, có nhiều tiền vào túi thì
làm gì cũng tiện.
Cuối cùng Đại Việt mang theo 80 chiến hạm trở về, Đại Minh vơ được nhiều nhất là 100 chiến hạm, 54
chiếc còn lại chia đều cho Nhật Bản và Nam Hàn. Sở dĩ hai
nước này có thể mua được chiến Hạm vì Nguyên Hãn chia danh
ngạch 54 chiếc này cho họ với giá trung bình. Nếu để cạnh
tranh cùng Đại Việt và Đại Minh thì có lẽ đến 1 chiếc họ
cũng cầm không được. Nguyên Hãn là m điều này các phe đều không ý kiến, đơn giản là họ đều đồng ý nên tăng sức mạnh quân sự
cho hai nước này để họ tự mình có năng lực bảo vệ trước phe
phát xít.
Hai vị vương tử của Nhật Bản và Nam Hàn đang
rối rít cảm ơn “ lão sư” của họ đã ưu ái. Họ không biết rằng
Nguyên Hãn đang xấu hổ không thôi. Bán mấy chiếc thuyền đồng
nát tân trang này mà hắn thu về được tận gần hai tỷ lượng.
Với số tiền này hắn đón 300 chiến hạm vỏ thép có khi vẫn
còn dư. Mấy cuốc gia này là bị thu hút bởi công nghệ lò hơi
mà thôi chứ giá trị thật của mớ đồng nát này không cao như
vậy.