Nguyên Hãn thao thao bất tuyệt giảng giải các ưu khuyết điểm
của hai loại động cơ. Nói chung là Tuabin hơi theo lý thuyết là
không có điểm tới hạn. Vì là chuyển động xoay tròn quanh trục
nên luồng khí thổi vào với áp xuất càng cao thì tuabin càng
xoay nhanh, chính vì vậy loại động cơ này khó trong việc tăng
tốc đột ngột hay việc khởi động từ vận tốc 0. Thế nhưng ưu
điểm là khi đã đạt được đà thì vận tốc của nó là khủng bố
và chạy rất êm và công suất của tuabin hoi về lý thuyết là
không có hạn chế. Chỉ cần tăng kích thước nồi hơi và tuabin
thì công suất muốn bao nhiêu có bấy nhiêu. Còn về động cơ
pittong hơi thì việc khởi động rất tốt, tăng từ vận tốc 0 lên
vận tốc cực đại rất nhanh. Thế nhưng chúng lại có hạn chế về tốc độ, giữa thanh chuyển ống hơi và trục pittong có quan hệ
thuận nghịch thế nên về lý thuyết không thể tăng vận tốc quá
nhanh. Việc trang bị loại nào cho hải quân lại một lần nữa bị
lôi ra cãi nhau tơi tả giữa hội nghị. Nguyên Hãn lần này quyết
không dấu nghề nữa, việc Nam Việt thay đổi công nghệ liên tục
tạo nên một hậu quả nghiêm trọng là rất lãng phí. Hắn phải
có phương án cải tạo sao cho không để hiện tượng sản phẩm vừa
xuất xưởng lại bị thay thế hàng loạt.
Một bản kế hoạch tiếp theo được ném ra trên mặt bàn hội nghị:
- Chúng ta không thể chạy theo công nghệ rồi thay đổi liên tục về thiết kế chiến hạm được, quá lãng phí và chưa chắc có hiệu
quả cao. Chúng ta phải tiếp cận một loại thiết kế mà cả trăm
năm sau sẽ không đổi dù là thay loại động cơ nào cũng chạy
được. Ta xin tuyên bố kế hoạch AES, nói tóm tắt như sau. Các
loại động cơ hơi nước đều không phải là lựa chọn tối ưu cho
hải quân, lựa chọn tối ưu là động cơ điện, bởi vì sao ta nói
vậy. Động cơ điện rất linh hoạt kể cả tăng tốc, giảm tốc, lui
tiến đều rất hiệu quả chính xác. Điều khiển không hề tốn sức lực, sự lãng phí về mặt năng lượng thấp hơn nhiều. Còn về
máy phát điện tất nhiên là dùng tuabin hơi, hoặc pittong hơi đều được. Sau này chúng la nếu phát minh ra loại động cơ khác hiệu quả hơn, nhỏ hơn thì chỉ việc thay thế vào là được, không hề
ảnh hưởng nhiều kết cấu chiến Hạm.
Dừng lại một chút Nguyên Hãn nói tiếp.
- Giờ đây Dương Lăng cũng đã nghiên cứu ra động cơ hơi nước, rất
mau thôi hắn sẽ liên tục cải tiến, thế mạnh của chúng ta là
công nghệ tuabin hơi cũng chỉ có thể tồn tại một thời gian nữa thôi. Thế nhưng mạnh nhất công nghệ mà chúng la có lại là công nghệ Điện. Chúng ta phải dựa vào nó để tạo sự khác biệt.
Với những thành công gần đây của Thái Dương căn cứ chúng ta
hoàng toàn có thể trong vài tháng mà chế tạo loại chiến Hạm
tối ưu này. Sau này muốn thay đổi máy phát điện, hay động cơ
điện tốt hơn chỉ cần tháo ra lắp vào là xong không hề gây
thiệt hại nào. Ngoài ra không cần những hệ thống truyền lực
cồng kềnh phức tạp từ tuabin hơi tới hệ thống chân vịt thế nên dù lắm thêm động cơ điện khổng lồ thì trọng lượng cũng không
hề tăng, mà có khi còn hạ xuống. Mối quan hệ giữa lò hơi và
chân vịt được giải phóng thì việc bố trí vị trí lò hơi rất
tự do, chúng ta sẽ tìm vị trí thích hợp hơn cho lò hơi để
tránh tình trạng mất cân bằng của chiến Hạm. Hội trường là vỗ tay ầm ầm. Lão Nikola là hai mắt sáng chưng,
người trong nghề mới có thể hiểu rõ được sự mạnh mẽ và linh
hoạt của động cơ điện. Nếu thực sự chế tạo thành công thì
loại chiến hạm này mới là chiến hạm của tương lai. Thật ra
Nguyên Hãn không hề nghĩ tới chuyện động cơ điện trước đó, thế nhưng ngày hôm qua sau khi vẽ xong câú tạo của pittong hơi thì
hắn linh quang chợt lóe. Các chiến hạm của hiện đại chả thiếu loại chạy bằng điện rất hiệu quả, tại sao hắn không đi trước
mà đón đầu. Cứ loay hoay với các động cơ hơi nước thì hiệu
suất không thể cao như thế nào được. Một chiếc động cơ tuabin
hơi hiện nay trên Chiến Hạm hoàn toàn có thể làm một máy phát tầm 5MW đến 10MW nếu vậy thì thừa đủ điện năng cung cấp cho
động cơ điện với tổng công suất sẽ từ 800 đến 1800 mã lực.
Điểm quan trọng nhất là nếu bố trí hai động cơ hơi nước thì
quá cống kềnh không đủ diện tích thiết kế. Thế nhưng bố trí 2 hay nhiều motor điện lại là chuyện nhẹ nhành.
Cuối
cùng hội nghị thông qua nghị quyết, dừng hoàn toàn các kế
hoạch chế tạo tàu vỏ thép hơi nước mà thay bằng tàu vỏ thép
động cơ điện. Vẫn theo chính sách nhất quán, những công nghệ
nào Dương lăng đã có thì Nam Việt không coi đó là bí mật, và
xả hàng. Tất nhiên Nam Việt sẽ không sản xuất loại động cơ
pittong hơi hàng xịn của Nguyên Hãn thiết kế đem xuất khẩu mà
họ chỉ chế hàng loại kém đem xuất khẩu mà thôi. Loại này chỉ nhỉnh hơn động cơ của Dương Lăng một chút.
Hiện nay Nam
Việt có hơn hai trăm phúc hạm bọc thép 50% lắp động cơ tuabin
hơi. Kế hoạch của Nguyên Hãn là tháo tuabin hơi thay bằng pittong hơi chất lượng kém bán cho đồng minh kiếm tiền để sản suất
thuyền vỏ thép động cơ điện. Với quyết định này tuy rằng trong thời gian ngắn số chiến hạm của Nam Việt không còn nhiều thế
nhưng toàn là thuyền chất lượng gồm:
Ba khu trục hạm
lớp đáy thép bọc giáp 80% động cơ tuabin hơi và buồm. 7 hộ
tống hạm là thuyền gỗ kiểu châu âu bọc giáp 75% động cơ tuabin
hơi và buồm, tốc độ cực nhanh. 13 tuần dương hạm vỏ thép 100%
động cơ tuabin hơi, năng lực phòng thủ khủng bố. 21 Lôi hạm vỏ
thép năng lực phòng thủ cực tốt. 7 tàu vận tải là siêu Lâu
Hạm thu được của Dương Lăng cải tạo thành. 4 đổ bộ hạm đáy
bằng,đóng mới hoàn toàn vỏ thép lực phòng thủ cực mạnh. Nó
có cửa chuyên biệt có kết cấu như thang nên khi mở ra thì các
binh sĩ có thể dễ dàng đổ bộ lên bờ, 4 chiến hạm này có thể giúp Nam Việt đổ bọ 5000 binh lên các địa hình phức tạm. Còn
lại 200 phúc hạm sẽ bị bán giá cao lấy ngân sách chế tạo
chiến hạm vỏ thép.