Người Phiên Dịch

Chương 66: Chương 66




Kiều Phi

Buổi chiều, tôi về nhà thấy Gia Dương đang lên mạng xem tin tức. Vừa nhìn thấy tôi, anh liền bào: “Em lên sân thượng ngắm mấy con rùa Braxin anh vừa mua xem thế nào?”

Tôi chầm chậm bước lên sân thượng, vừa lên thì đã nhìn thấy hai con rùa có vạch đỏ trên đầu được Gia Dương nuôi trong bể cá. Tôi lại đi xuống rồi ngồi vào chiếc ghế bân cạnh anh. Anh cười hớn hở rồi hỏi: “Thế nào? Có thích không?”

“Còn phải nói”.

Anh lo lắng nhìn tôi: “Em sao vậy?”

Tôi chống cằm, ngắm khuôn mặt thanh tú đã hồng hào trở lại của anh rồi nhắc: “Đã hết Tết rồi, anh vẫn không gọi điện về nhà à?”.

Anh không trả lời, tay vẫn lướt rất nhanh trên bàn phím.

Tôi đi rót nước, lúc đang ở bên ngoài thì nghe thấy tiếng anh nói: “Em nói gì cơ? Chúc Tết ấy à? Em thử nghĩ xem, cái chuyện giả tạo như vậy có cần thiết phải làm không? Em nói đi”.

“Không phải vậy, đến bây giờ, thực sự em cũng không muốn nhìn thấy họ”. Từng chữ, từng chữ của tôi đều chứa đầy nỗi ấm ức.

“Gia Dương à”. Tôi uống một ngụm nước rồi nói vọng vào, “Hôm nay em lên Bộ, hình như đã có chuyện gì thì phải. Xung đột vũ trang xảy ra ở Châu Phi, hai kỹ sư đường sắt cao cấp của chúng ta đã tử nạn. Bố anh đi đưa linh cửu về, ngoài cảnh vệ ra, ông ấy không mang theo nhân viên nào cả”.

Anh đi ra nhìn tôi, lo lắng hỏi: “Em nói gì thế?”

“Bố anh, một quan chức cao cấp như vậy, một mình đi Châu Phi, không mang theo nhân viên, đến cả thư kí cũng không, lại chẳng cho phiên dịch đi cùng. Ông ấy đi một mình”. Tôi nhắc lại lần nữa một cách rành rọt.

Anh ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh tôi.

Gia Dương làm trong ngành này đã lâu, đương nhiên anh hiểu, một quan chức cao cấp như vậy nhưng lại thu gọn đoàn công tác tới mức đó thì có nghĩa là gì. Chắc chắn đó sẽ là một hành trình nguy hiểm, là sứ mệnh gian nan được đặt lên đôi vai của một quan chức ngoại giao cao cấp”.

Tôi vuốt ve bàn tay anh: “Anh không tới thăm bố à? Có lẽ lúc này ông đang rất cần anh đấy”.

Anh đứng lên rồi lại ngồi xuống tìm thuốc trong túi áo ngủ. Tôi châm một điếu thuốc rồi đặt vào miệng anh.

Gia Dương dường như hơi sững người lại. Hút xong điếu thuốc, anh lại trở về phòng mình, bật máy vi tính lên.

Tôi đi vào cùng anh: “Anh có nghe thấy em vừa nói gì không vậy?”

Anh vẫn không nói gì.

Con người này luôn ngoan cố như vậy, khiến người khác tức chết đi được.

Chúng tôi ăn cơm tối rồi xem ti vi, lúc nằm trên giường, anh vẫn trầm ngâm không nói gì.

Tôi tắt đèn ngủ, cảm nhận được cơ thể Gia Dương đang ép sát vào mình. Tôi bèn quay ra ôm anh, “Anh sao vậy Gia Dương? Không vui à?”

“Đâu có”. Anh ghé sát mặt lại rồi nói, “Anh già thật rồi, anh đang nhớ lại chuyện hồi nhỏ”.

“Kể cho em nghe đi”.

“Lúc đó, bố anh không phải quan chức to lắm, mỗi khi rảnh rỗi, ông lại kiệu anh lên đầu rồi dắt theo anh trai anh đi chơi ở Bắc Hải. Bố anh chơi quay rất giỏi. Mỗi lần ông thắng, anh trai anh đều rất tức. Bây giờ anh mới nghiệm ra rằng, đúng là anh và anh trai anh đều không bằng ông, mọi phương diện đều không bằng ông. Đến cả những kiến thức thông thường ông dạy, bọn anh cũng không học được. Anh đã làm phiên dịch cho rất nhiều lãnh đạo ở Châu Âu, Châu Phi, Liên hợp quốc, nhưng uy tín của bố anh trong ngành rất đáng nể. Một số trường đại học nước ngoài tới giờ vẫn sử dụng những tài liệu do ông dịch để hỗ trợ cho việc giảng dạy. Anh nhớ lúc anh hai tuổi, ông đã bắt đầu dạy anh cách phát âm âm lưỡi. Anh lớn hơn chút nữa thì đã bắt đầu học tiếng Pháp. Tới lúc ấy, ông tuy bận rộn hơn nhưng vẫn dành thời gian kiểm tra và sửa bài cho anh. Có điều sau này, ông nhờ người khác giám sát anh”.

“Nhưng bố anh vẫn rất quan tâm đến anh”, tôi nói, “Bố anh không giống những người khác, nếu như ông là người bình thường có lẽ ông sẽ thấu tình đạt lý hơn bất kì ai. Hơn nữa ông luôn hi vọng anh nên người hơn bất kì ai mà”.

“Thế ư?” Gia Dương ngẩng đầu nhìn tôi. Tôi nhìn thấy mắt anh ngời sáng.

Tôi gật đầu: “Đúng thế! Gia Dương à, thực ra bản thân anh cũng rõ điều này mà. Gia Dương à, anh có muốn đi sang Châu Phi với bố anh không?”.

“Anh muốn”. Anh đáp lại, khuôn mặt dưới ánh trăng sáng ngời như ngọc. “Nhưng anh không thể bỏ am một mình mà không quan tâm được”.

Tôi ôm anh, ôm thặt chặt. Từ trước tới giờ, anh luôn phải sống rất mệt mỏi, cái gì cũng muốn vẹn toàn đôi bên, đối với bố mẹ mình và cả với tôi. Kết quả là lúc nào anh cũng phải phân vân day dứt rồi tự làm khổ bản thân mình.

“Anh nói gì vậy? Mai anh hãy đi tìm bố anh, nếu anh đi cùng ông, khi anh về, chúng mình sẽ đi đăng kí. Ngoài chuyện này ra, em không muốn anh bỏ lỡ bất cứ một giây phút nào nữa”.

“Đi đâu mới có thể tìm được một người vợ tốt như em nhỉ?” Anh dụi đầu vào lòng tôi, “Anh sẽ làm như em nói, vợ yêu ạ”.

Trình Gia Dương

Tôi đứng trước cửa văn phòng của bố, nói với thư kí của ông rằng tôi muốn gặp ông. Thư kí của bố tôi đáp, thủ trưởng đi vắng rồi.

“Tôi vừa nhìn thấy xe của bố tôi dưới kia mà”.

Viên thư kí nhìn tôi nhăn nhó: “Thế cậu bắt tôi phải làm thế nào hả Gia Dương?”

Tôi mặc kệ, tự đẩy cửa bước vào, , bố tôi đang ngồi xem văn kiện trên bàn làm việc. Ông ngẩng đầu lên, nhìn thấy tôi, mặt ông lạnh tanh: “Đến gõ cửa mà cũng không nữa, phép lịch sự tối thiểu bao nhiêu năm nay của con mất hết rồi à?”.

Tôi nhìn ông, không nói gì.

“Con tới tìm bố để xin tha thứ, hay lại tới xin một trận đòn nữa hả?”

Ông đi tới chỗ tôi, ngắm nghía khuôn mặt tôi rồi nói: “Hồi phục cũng nhanh thật, lần trước xem ra bố vẫn còn nương tay”.

“Bố định một mình đi Châu Phi à?”

“Ai cho phép con được hỏi việc của bố?”

“Bố còn không mang theo tùy viên?”

“Những tài liệu liên quan trong nước đều đã chuẩn bị xong rồi, tới bên đó sẽ hội kiến với Tổng thống một lát. Sau đó sẽ đi đón linh cửu đồng bào về, chẳng còn nhiệm vụ nào khác”.

“Điều này không phù hợp với quy tắc, không phù hợp với địa vị của bố, sao bố không mang theo phiên dịch chứ?”

Ông “hừ” một tiếng: “Bố đã làm những gì con quên rồi à? Cái trò con nít đó của con là do bố dạy cho”.

“Bố, con sẽ đi với bố, con sẽ làm phiên dịch cho bố”.

Bố tôi sửng sốt ngẩng đầu lên, ông nhìn sâu vào mắt tôi, một lúc lâu sau vẫn không nói gì.

Tôi tiếp tục thuyết phục: “Con biết nhiệm vụ lần này rất nguy hiểm, bố cũng không muốn đem theo quá nhiều người, có điều đường đường là quan chức cao cấp trong ngành ngoại giao, ít nhất sự phô trương tối thiểu này cũng nên có, con sẽ đi cùng bố”.

Ông chậm rãi đi tới cửa sổ, đưa mắt nhìn ra ngoài rồi hạ giọng nói: “Con biết thậm chí bố còn không muốn đem theo người khác đi, huống hồ lại là con trai mình? Con đi đi. Con đừng trông mong là làm như thế này, bố sẽ nể tình mà tha thứ cho con”.

“Con không đi đâu. Chuyện nào ra chuyện nấy, con không làm sai nên cũng không phải mong ai đó tha thứ. Những thứ khác của bố con không có được, nhưng tối thiểu thì sự kiên trì chính là thứ con học được từ bố đấy”. Tôi bước tới bên ông.

Bố tôi cười: “Đúng vậy, điều này là do bố dạy con”. Rồi ông quay lại nhìn tôi, nhìn rất chăm chú: “Hay là bố đánh con vẫn chưa đủ đau? Hôm nay tới để gây chuyện hả?”

“Lần sau bố nhớ dùng gậy đánh bóng chày ấy”. Tôi nhắc.

“Được, bố nhớ rồi”. Ông quay lại bàn làm việc, phê văn bản, kí, đóng dấu, sau đó đưa cho tôi. “Gia Dương à, con đi đóng dấu văn bản đi, ngày kia bố con mình sẽ khởi hành bằng chuyên cơ riệng”.

Khi tôi sắp đi, ông gọi tôi lại và nhắc: “Gia Dương à, lần này bố con mình đi để mang linh cữu đồng bào về, việc này vô cùng quan trọng”.

“Vâng, thưa bố. Con biết rồi ạ”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.