Người Phiên Dịch

Chương 67: Chương 67




Kiều Phi

Tiễn Gia Dương đi rồi, còn lại một mình, tôi lững thững đi bộ trên phố.

Đã sang xuân, khí trời ấm áp, băng cũng bắt đầu tan, nhưng cơn gió nhẹ mang hơi ấm thổi tới khiến tôi thấy lòng mình vui vui.

Tôi đi đến cửa hàng bán sinh vật cảnh, định mua ít thức ăn cho rùa. Ông chủ tiệm hỏi: “Mua cho rùa Braxin à? Vậy thì cô nên mua cá diếc và cá trê nhỏ, rùa rất thích ăn mấy món này đấy”.

“Thế ạ?”

“Đúng thế. Bây giờ đã là mùa xuân rồi, cô cứ cho chúng ăn nhiều vào, rùa đen ăn uống rất tốt, nếu được thế, chúng sẽ lớn rất nhanh.”

“Thế thì hay quá. Chú cho cháu mỗi loại nửa cân đi”.

Tôi đem cá về nhà rồi cho vào trong bể, mấy chú rùa nhỏ phàm ăn lập tức hồ hởi đánh chén bầy cá. Loáng một cái, màu nước xanh đã chuyển sang màu đỏ, mùi máu tanh um cả lên. Tôi không nhẫn tâm nhìn tiếp nữa, bèm đi xem ti vi, đợi lát nữa sẽ dọn bể sau.

Đúng lúc này thì có người gọi điện tới. Tôi nhìn điện thoại và nhận ra số máy của chị cùng phòng. Tôi nghe thấy tiếng chị thều thào: “Phi Phi à, em mà không tới làm nữa thì chị sẽ chết mất thôi”.

“Gì chứ? Em bị đình chỉ công tác rồi kia mà”.

“Em vẫn chưa nhận được điện thoại của phòng Nhân sự à? Chắc họ sắp gọi cho em rồi đấy. Em và Gia Dương không có ở đây, thiếu người quá, đến cả trưởng phòng, phó phòng cũng đều phải xắn tay lên làm việc rồi”.

“Được rồi. Vậy em sẽ qua phụ chị”.

Tôi vừa cúp máy thì nhận được điện thoại của phòng Nhân sự, họ không những thông báo rằng tôi được trở lại làm việc ngay lập tức mà còn nói, thời gian thực tập đã kết thúc, tôi chính thức được vào biên chế.

Điều này chẳng khác nào một ân điển lớn lao đột nhiên ban xuống, không, phỉa nói là tới bố mẹ của Gia Dương ban xuống, chính vì vậy càng khiến người ta không tin nổi.

Tôi ngồi xuống, uống một ngụm nước, nghĩ xem mình sẽ phải làm gì.

Con người tôi vốn thù dai, tôi không quen với việc vừa bị người ta vùi dập xong lại ngay lập tức được ban phát bổng lộc. Do vậy tình huống này khiến tôi cảm thấy bất an, tôi không thể không biết ơn họ, nhưng như vậy tôi càng thấy khó chịu hơn.

Nhưng tôi bỗng nảy ra một suy nghĩ khác, tôi bèn thực hiện luôn. Tôi mặc áo khoác, rời khỏi nhà và đến nơi đó. Đi trong làn gió xuân, bước chân tôi mỗi lúc một nhanh hơn, tôi chỉ hận là sao mình không bay được.

Không chỉ là vì Gia Dương. Tôi không muốn làm anh khó xửa nữa. Tôi làm khổ bản thân chung quy cũng chỉ vì lý tưởng bao năm nay của mình. Con đường càng vất vả, khúc khuỷu, càng phải đổ nhiều mồ hôi thì càng khiến tôi thêm trân trọng những gì mình đang có. Trong lúc này, cho dù vì nguyên nhân gì, tôi cũng không thể bỏ qua được nữa.

Trình Gia Dương

Chúng tôi xuống máy bay lúc mười giờ theo giờ địa phương, Ngoại trưởng nước sở tại và Đại sứ TQ tại đó tới đón. Họ tháp tùng bố tôi tới hội kiến Phó Tổng thống.

Trong quá trình đàm phán, thái độ của bố tôi rất cương quyết, ông nghiêm khác yêu cầu chính phủ nước sở tại phải tăng cường các biện pháp bảo vệ những kĩ thuật viên, kỹ sư xây dựng đường sắt của nước tôi.

Phó Tổng thống một mặt bày tỏ lời chia buồn sâu sắc và sự thương tiếc đối với những kỹ sư không may tử nạn, mặt khác lại đưa ra rất nhiều cớ nhằm lấp liếm vụ việc, không muốn tăng dự toán ngân sách cũng như các biện pháp bảo vệ.

Bố tôi vẫn kiên quyết: “Ngài phải nhận ra rõ ràng đâu là bạn bè, phải làm đúng đạo lý. Nếu không vì bạn bè mình mà làm những việc nên làm thì cuối cùng cũng sẽ tự cô lập bản thân thôi”.

Tôi dịch lời của bố tôi nói cho bên kia nghe, vị Phó Tổng thống sau đó đúng là có cởi mở hơn với vấn đề tăng cường cảnh sát nhằm bảo đảm an ninh cho các nhân viên TQ, nhưng phía tôi đã phải trả giá quá đắt rồi. Sau buổi hội đàm, một quan chức của Bộ Công thương đã nói chuyện với bố tôi về việc tăng các khoản vay không tính lãi.

Bố tôi nói với tôi bằng tiếng Trung: “Gia Dương à, con xem đấy, cái trò đấu tranh của bọn người nước ngoài so với trò chơi trẻ con xem ra còn lộ liễu hơn. Con hỏi họ xem, cần bao nhiêu tiền thì mới có thể mua được thi thể người của chúng ta về?”

Sau buổi hội đàm, Chính phủ nước sở tại có tổ chức một bữa tiệc đơn giản, nhưng ngay lập tức bố tôi từ chối. Ông yêu cầu phải nhanh chóng đưa thi thể những người không may bị tử nạn về nước.

Chúng tôi nhận lại thi thể của họ tại bệnh viện Thủ đô. Trước khi quân lính nước sở tại khiêng linh cữu của họ lên xe, bố tôi đeo găng tay, tự mình phủ quốc kì lên trên nhưng linh cữu đó.

Chúng tôi phóng như bay từ bệnh viện ra sân bay, hai bên đường quốc lộ là sa mạc Tây Phi mênh mông. Cảnh tượng đó dưới ánh trăng đỏ chói lấp lánh trông thật kỳ diệu.

Hai nhân viên bảo vệ đồng hành cùng chúng tôi là tham mưu vũ trang của Cục Cảnh vệ, thuộc Bộ Công an. Trên đường đi, họ gắn với chúng tôi như hình với bóng, hết sức tận tụy với công việc. Tới tận lúc này, nhiệm vụ đã gần hoàn thành, nhưng bọn họ vẫn không một chút lơ là, không ngừng quan sát tình hình bên ngoài xe. Tôi cảm nhận được rằng, đúng là nghề nào cũng có đạo đức của nghề ấy, những người chuyên tâm với công việc đều khiến người khác khâm phục, kính trọng.

Bố tôi khen: “Ban nãy con dịch rất tốt”.

“Cảm ơn bố. Bố tưởng con vẫn còn là trẻ con hay sao? Có thể con không bằng bố năm xưa, nhưng trong ngành này con cũng được coi là người giỏi giang đấy ạ”.

Ông nhìn tôi, khóe mắt ánh lên nụ cười hạnh phúc: “Ai bảo con không bằng bố chứ? Thời đại không giống nhau, nếu bố phát âm tốt như con bây giờ thì có lẽ đã được ngồi ở vị trí hiện tại sớm hơn vài năm rồi”.

“Đúng vậy, con học ở trường nòi Trois Paris kia mà, con đã phải luyện nghe theo cuốn băng hùng biện của Norodom Sihanouk ( Thái thượng hoàng của Vương quốc Campuchia) đấy”, tôi nói, “Vậy nên điều này chẳng có gì là lạ cả bố ạ. Không hiểu bố có biết không nhưng con thấy giọng bố pha chút khẩu âm của người Ấn Độ”.

“Tới lượt con mỉa mai bố đấy à?”

Tôi cười hì hì, bỗng lại nhìn thấy khuôn mặt nghiêm khắc quen thuộc của ông.

Chợt tiếng súng từ đâu vọng tới.

Phía tước và phía sau xe bảo vệ đã bị trúng lựu đạn, tài xế người da đen quay lại nói với chúng tôi: “Phe phản đối đấy”. Chưa nói hết câu, anh ta đã bị một viên đạn bắn vào đầu.

Hai cảnh vệ ấn tôi và bố tôi xuống chỗ ghế ngồi, họ dùng thân người che chắn cho hai bố con tôi rồi rút súng ra.Tôi nghe thấy tiếng súng máy, tiếng nổ, tiếng rên rỉ của vài người trên xe, thậm chí còn ngửi thấy mùi thuốc súng, mùi máu tanh xộc lên.

Đây là cảnh tượng mà từ nhỏ tới giờ tôi chưa từng được chứng kiến, tôi có cảm giác tim mình sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Mồ hôi chảy xuống giống như máu.

Khoảnh khắc đó dài như một thế kỉ.

Đột nhiên tiếng súng ngừng hẳn.

Hồi lâu sau, không còn động tĩnh gì nữa, cửa xe đột nhiên bị mở ra. Một đội quân người da đen được trang bị vũ khí đã đứng ở bên ngoài.

Toàn bộ quân bảo vệ của Chính phủ đã bị tiêu diệt hết.

Máu đen đã chảy tới tận chân tôi.

Chúng tôi là những người may mắn còn sống sót.

Người đứng đầu bước ra nói chuyện, người đó cao to rắn chắc, cơ bắp nổi cuồn cuộn, trên cơ thể còn ngang dọc những vạch than vẽ ngụy trang.

Anh ta không hề có ý định giết chúng tôi, anh ta ra lệnh cho chúng tôi bằng tiếng Pháp: “Đi ra!”.

Bốn người chúng tôi xuống xe, cảnh vệ vẫn đứng che trước hai bố con tôi.

Bố tôi đứng lên hỏi anh ta: “Anh là chỉ huy à?”

“Thiếu tá đội du kích, Kofi”.

“Tôi họ Trình”.

“Tôi biết ông là ai?”, Kofi nói, “Chúng tôi đã có chuẩn bị trước”.

“Rất tốt”, bố tôi xen vào. “Hãy giữ tôi ở đây, các anh sẽ đổi lại đực thứ gì đó, mong các anh để đồng nghiệp của tôi đi”.

Kofi đeo súng máy lên vai, khoanh tay trước ngực nói: “Người được quyền nói ở đây là tôi”.

“Anh có biết sau xe tôi là gì không?” Bố tôi cao giọng. “Đó là thi thể của đồng bào tôi. Người TQ chúng tôi nếu chết sẽ không để lại thi thể ở nước ngoài. Mong các anh cho phép các đồng nghiệp của tôi đưa linh cửu của họ về nước”.

Ông quay về phía chúng tôi nói bằng tiếng Trung: “Mọi người phải đưa linh cữu họ về nước an toàn đấy”.

Hai người cảnh vệ thốt lên: “Thủ trưởng!”.

“Im lặng!”. Ông liền ngắt lời họ rồi vẫn giữ nguyên giọng ông nói “Mục đích chuyến đi lần này của chúng ta là gì nào?”

Tôi kinh hãi tột độ, bố tôi, ông định ở lại đây một mình và muốn chúng tôi đưa linh cữu vầ nước.

Xe của chúng tôi vẫn không thể khởi động được, người của Kofi tránh ra nhường đường, bố tôi giục chúng tôi mau chóng khởi hành.

Tôi đã bước một chân lên xe, nhưng rồi lại rút chân xuống và nói với Kofi: “Hãy để tôi ở lại, tôi là con trai ông Trình, cả hai chúng tôi sẽ đổi được khoản tiền chuộc lớn hơn”.

Kofi cười lớn lộ ra hàm răng trắng nhờn, khuôn mặt vẫn tàn nhẫn như cũ: “Hay thật đấy!”.

Lần này tới lượt bố tôi thất kinh, ông ngỡ ngàng nhìn tôi đóng cửa xe. Tôi chúc: “Hai đồng chí lên đường may mắn nhé!”.

Hai bố con tôi lên chiếc xe Jeep đang mai phục ở một dãy núi thấp, xe đi xuyên qua sa mạc về phía trước nhưng không biết đi về hướng nào.

Tôi cảm thấy Kofi và thuộc hạ của anh ta, hoàn toàn không phải là một đội quân ô hợp. Những người lính này đều có cơ thể cường tráng, được huấn luyện bài bản, chính quy. Chả trách họ lại dễ dàng tập kích chúng tôi như thế.

Lúc quan sát họ, tôi chợt nhận thấy họ cũng đang nhìn chúng tôi.

Xe đang lắc lư tiến về phía trước, bố tôi bỗng dựa vào người tôi. Ông nắm chặt tay tôi, sau đó nhìn vào mắt tôi nói một cách khẳng khái: “Đúng là chẳng biết phải nói với con thế nào nữa, sao lại to gan lớn mật tới mức đó chứ? Con muốn thi gan, lại còn giở trò với bố, bây giờ lại còn muốn cùng chết với bố nữa”.

Tôi cười, đáp: “Bố bất ngờ lắm à? Bố có choáng không vậy?”

“Con có hối hận vì đã theo bố tới đây không?”

Tôi nghĩ một lát rồi trả lời: “Hơi hơi thôi. Bố à, nếu con không tới đây thì lúc này con và cô ấy đã đăng kí kết hôn rồi đấy”.

“Có điều, chính cô ấy đã nói cho con biết rằng một mình bố đi chuyến này, chính cô ấy bảo con đi tháp tùng bố đấy. Nếu bây giờ đổi lại là cô ấy, con cũng vẫn làm như vậy”.

Bố tôi bỏ tay tôi ra, ông ngẩng đầu nhìn lên bầu trời lúc hoàng hôn rồi nói: “Bố nhớ ra rồi, có phải cô gái này lúc đầu cũng xin đi Kenya đúng không?”

“Đúng vậy”

“Sao mà tính khí lại quật cường đến thế chứ? Con phải cẩn thận, nếu không sau này sẽ khổ đấy”.

“Con bắt cô ấy phải khổ cũng tương đối nhiều rồi”.

Bố tôi không cười, trên mặt ông hiện rõ vẻ hiền từ: “Gia Dương à, sau khi về tới nơi, con đưa cô ấy tới để bố mẹ gặp mặt nhé”.

“Được ạ”, mắt tôi rưng rưng.

Phi, anh đang đi trên con đường rất gần với em rồi. Thế còn em, em đang làm gì?

Kiều Phi

Tôi và chị cùng phòng làm tăng ca tới tận mười một giờ đêm mới về nhà. Lúc sắp về, tôi hỏi trưởng phòng, vẫn đang chuẩn bị tài liệu: “Anh có tin tức gì của Gia Dương không ạ?”

Anh ta nhìn tôi: “Có tin mới lại có thể không nói với em ư? Anh chỉ biết là Thủ trưởng đã rời khỏi bệnh viện và đang trên đường về, chắc họ sắp về tới nơi rồi. Ái chà, mọi người đều đang mong chờ họ đây”.

Tôi về nhà, ngửi thấy mùi gì đó rất lạ. Tôi chạy tới bể cá, phát hiện chiến trường đẫm máu do hai kẻ đầu sỏ gây ra, bể cá đã bị chúng làm cho tanh ngòm, rất khó chịu.

Những con rùa đực ăn no liền tỏ ra rất vui vẻ.

Gần nữa đêm mới về đến nhà, vậy mà vẫn phải dọn dẹp, hầu hạ cho chúng. Đúng là tức chết đi được.

Cũng chẳng có cách nào khác cả. Đây chính là hai nỗi phiền phức nhỏ mà Gia Dương đã mang cho tôi.

Tôi nín thở thay nước, rửa bể, cọ mai cho chúng. Tôi tắm cũng không mất nhiều thời gian đến thế.

Chật vật mãi cũng xong mọi việc, tôi nằm trên giường, ôm lấy chiếc chăn. Tôi muốn ngửi thấy mùi của anh.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.