Dịch giả: Trongkimtrn
Sự
tình Thái Thanh giáo dùng nghi trượng* tiến vào đã nằm ngoài dự liệu của mọi người. Ở đây ngoài Trình Dục và Từ Ngôn ra, không một ai biết vì
sao Thái Thanh giáo lại đến Bàng gia, mà còn dùng nghi thức long trọng
như thế.
(*) Là việc một đám người được tụ tập để thực hiện
các nghi lễ, nghi thức dạng như diễu hành. Trong đó có đội ngũ giương cờ xí biểu ngữ, mang kèn hiệu,... Ở trường hợp này còn có cả ngâm
xướng...)
Bốn đạo nhân cầm cờ đỏ xếp thành một hàng, còn người đi đâu là Kỷ Hiền thì cầm phất trần đồng thời chắp tay, cất cao giọng hô:
”Nhất mộng phi long lạc, nhất triêu phong vân kinh, hộ giáo Thái Thanh giả, bắc địa thiên môn tinh.*”
(*) trongkimtrn tạm dịch: Một giấc mộng rồng xà xuống[1], sáng sớm mai gió
mây xoay vần đổi sắc, người thủ hộ Thái Thanh giáo, tinh vị Bắc Thiên
môn.
Dịch nghĩa: Trong giấc mộng mơ thấy có rồng đang xà xuống.
Sáng sớm thức dậy thì thấy gió mây động thổi, biến sắc. Đó chính là
người thủ hộ Thái Thanh giáo ta, trấn giữ cửa phía bắc Thiên Môn.
Với sắc mặt ngưng trọng cùng với ăn mặc đạo bào long trọng, vị Quốc sư này vừa ngắm nhìn bốn phía vừa nói:
”Thần dụ của Thái Thanh giáo, hộ pháp bốn phương tề tụ. Vị hộ pháp thứ tư, chính là Thiên Môn hầu Đại Tề!”
Xoạt!
Tại thời điểm này, tất cả người bốn đại gia tộc tụ tập tại Bàng gia đều
sửng sốt. Theo sau đó là từng tràng tiếng kinh hô rộ lên.
Thái
Thanh giáo vốn chỉ có ba vị pháp sư hộ giáo, đều là cao thủ Trúc Cơ. Bây giờ Thái Thanh xuất ra thần dụ, và vị hộ giáo thứ tư lại là Từ Ngôn.
Loại trùng hợp này làm cho người ta quá mức kinh ngạc. Phải biết rằng
địa vị của Thái Thanh giáo sánh ngang với Tiền tông, hơn nữa giáo chúng
trải rộng khắp Đại Phổ, với thân phận pháp sư trên, vô luận ở thành trấn nào thì người đó gần như trong khoảnh khắc có thể tụ tập bên người hơn
mấy trăm ngàn môn nhân.
Sự tình Thái Thanh giáo mang đến thần dụ
Pháp sư hộ giáo, đã biến thành một cọng rơm cuối cùng đè chết lạc đà,
khiến tâm tư Hứa Chí Khanh muốn nghĩ chờ cơ hội báo thù sụp đổ không còn một mảnh.
Bàng gia có lẽ không cách nào bảo vệ Từ Ngôn mọi lúc
mọi nơi, nhưng người Thái Thanh giáo thì thật sự nhiều lắm. Nếu bàn về
cao thủ Tiên Thiên và võ giả, chỉ riêng về nhân số, thì thậm chí mười
Tiền tông cũng không bằng một Thái Thanh giáo đấy. Trải qua nhiều năm
phát triển, dân chúng Đại Phổ thờ phụng Thái Thanh giáo càng đạt đến con số không tưởng nổi.
Nếu như Từ Ngôn thật sự trở thành Pháp sư,
trừ phi Hứa Chí Khanh tìm chỗ không có môn nhân Thái Thanh giáo để ra
tay; bằng không dù là gặp nhau tại trên đường cái thì lão ta cũng đừng
hòng bắt được hắn.
Dám bắt Pháp sư hộ giáo ở bên đường, thì đám
dân chúng xung quanh thờ phụng Thái Thanh giáo chắc chắn sẽ dốc sức liều mạng với lão ta đi à nha.
Từ Ngôn đã sớm biết Thái Thanh giáo sẽ tới, nhưng lại không nghĩ rằng Kỷ Hiền đích thân đến; hơn nữa lão còn
dùng nghi thức long trọng như thế nữa. Cho đến lúc này hắn mới chân
chính cảm nhận được vì bảo vệ hắn mà Trình Dục phải trả giá bao nhiêu.
Mang trong lòng cảm kích, Từ Ngôn sao có thể bỏ qua cơ hội bảo vệ tính
mạng tốt như vậy. Hắn ban đầu vốn có hơi kinh ngạc, sau đó là lạnh nhạt, cuối cùng là cười khẽ. Giống như cảm nhận lực lượng của thần trợ giúp,
hắn chắp tay, tuyên đạo hiệu, miệng nói lời từ bi.
Đã diễn kịch
thì tự nhiên phải diễn cho giống. Ngay cả giáo chủ người ta đều đến rồi, Từ Ngôn sao có thể không cho người ta mặt mũi. Hắn tất nhiên muốn giả
trang ra một bộ thần côn nhận được thần dụ mới hợp.
Ngay trong
sân Bàng gia, giáo chúng Thái Thanh giáo bắt đầu cúng bái hành lễ, cung
thượng tam sinh*, nhen nhóm nhang hương, gõ chiêng, ngâm xướng đạo kinh. Đồng thời mấy tên đạo sĩ mang một kiện đạo bào đỏ choàng lên người Từ
Ngôn. Hắn cũng phối hợp mỉm cười thi lễ, bộ dáng trông như Thiên Nhân
hợp nhất[2].
(*) Tam sinh còn xưng là quá lao, là một dạng hiến tế cổ đại. Ở đây là chỉ việc dâng cúng (heo, trâu, dê) hoặc là (gà vịt cá)
Việc Thái Thanh giáo cúng bái hành lễ ở nơi này, đã hấp dẫn vô số ánh mắt
của dân chúng hai bên đường và nhiều tầng lớp giáo chúng khác chạy tới
nghe ngóng hỏi chuyện.
Trong giáo xuất hiện Pháp sư là một đại sự, sao có thể không triều bái một phen.
Không những ở bên trong mà bên ngoài Bàng phủ còn trở nên náo nhiệt lớn.
Trước cửa lớn đầy người vây lại, ngay cả ngoài tường vây cũng có đầy
giáo chúng, có chút môn nhân thành kính trèo thẳng lên trên tường viện
Bàng gia, quỳ lạy ngay tại trên tường. Dị tượng vô số người triều bái
này đã trở thành náo nhiệt lớn nhất những năm gần đây. Người nào biết,
thì còn rõ đây là Thái Thanh giáo xuất hiện pháp sư, không biết, còn
tưởng rằng Bàng gia muốn thăng thiên đây này.
Thái Thanh giáo
cúng bái hành lễ, người hai nhà Hứa Vạn vốn không muốn nhìn nhiều. Tiếc
rằng người đến xem lễ nhiều lắm, cửa ra vào bị đám đông vây chật như nêm cối. Cho nên Hứa Chí Khanh đành nén lửa giận, cố xem xong toàn bộ nghi
thức.
Đợi đến lúc Từ Ngôn tiếp nhận Tử Lan quan (Vật đội đầu tựa như vương miện) tượng trưng cho địa vị pháp sư, thì lão ta thật sự không thể nhịn được nữa, cả giận hỏi:
”Quốc Sư đại nhân. Từ Ngôn là Thái Bảo tà phái, Thái Thanh giáo lại thu hắn
làm pháp sư. Điều này có phải là làm nghịch lại với danh xưng chính tà
không!?”
”Chính tà có khác, giống như ngày đêm khác biệt. Không
thể nói, không thể hỏi, không thể cầu, Thái Thanh giáo ta dùng giáo huấn để phân, chuyện làm việc thiện, độ kẻ ác, chính hay tà đều không liên
quan đến người Đạo gia. Trong mắt bổn tọa chỉ phân thiện ác mà không
phân chính tà.”
Kỷ Hiền mỉm cười, vẻ mặt an tường và hiền hòa tựa như thần tiên, đối phương nghe lời nói của lão cứ như là một hòa thượng lùn với tay sờ không đến đầu*. Dù sao người ta là Đạo gia tông môn,
người ta dùng giáo lí để nói chuyện thì làm việc gì cũng đều có lý.(*)Vì phải suy nghĩ theo cách của người khác nên không biết mình suy nghĩ gì
Hứa Chí Khanh dám chất vấn Quốc Sư thì lão ta đã đụng nhầm người. Người có
thể là đối thủ ngang ngửa với Tả tướng nào phải nhân vật đơn giản! Lão
chỉ cần viện một cái cớ là có thể đổi trắng thay đen trong chớp mắt đấy.
”Ân oán giữa Hứa gia và Ngôn pháp sư, thì bổn tọa đã nghe qua.”
Kỷ Hiền lại chuyển lời, nói tiếp:
”Người Thái Thanh giáo chúng ta có ân báo ân, có oán báo oán. Nếu ân oán của
hai bên rất sâu, thì không bằng lập tức chấm dứt cho thỏa đáng. Người
Đạo gia, không mang theo ân oán vào đời, tự nhiên cũng không mang theo
ân oán xuất thế.”
Nghe Quốc Sư đề cập đến vấn đề chấm dứt ân oán, thì người Bàng gia có hơi kinh ngạc. Hứa Chí Khanh tức thì nhận thấy
đây là một cơ hội tốt, nên nôn nóng bảo:
”Tốt! Vậy thì mời Quốc Sư chỉ rõ, Hứa gia chúng ta nên chấm dứt ân oán với hắn như thế nào?”
”Vì đấu mà kết thù, thì tất phải dùng đấu để giải oán.”
Kỷ Hiền cười ha ha đáp lời, rồi lão lại nói tiếp:
”Nếu Hứa gia chủ đã đồng ý, thì bổn tọa sẽ là chủ cho hai nhà các ngươi.
Giờ này ngày mai, Ngôn pháp sư sẽ đấu đấu với Hứa công tử. Là đấu sinh
tử, miễn ân cừu!”
Một câu đấu sinh tử khiến Hứa Chí Khanh thiếu
chút nữa bị tức chết. Từ Ngôn đã phế đi Hứa Kính Chi, giờ lại để cho hai người sinh tử đấu thì chẳng phải cháu lão ta sẽ bị đánh chết tươi sao!?
”Kính Chi nhà ta bị trọng thương, sao có thể đấu sinh tử với hắn chứ!”
Lão ta tức giận không đồng ý bảo.
Kỷ Hiền lắc đầu, giải thích:
”Linh cầm Hứa gia nổi tiếng thiên hạ. Hứa gia chủ có thể chọn một đầu linh
cầm thiện chiến nhất, để thay thế vãn bối trong nhà xuất chiến mà.”
Dùng linh cầm thay thế Hứa Kính Chi, nghe vậy Hứa Chí Khanh lập tức gật đầu
đáp: “Tốt! Quốc Sư nhất ngôn cửu đỉnh, không nên nói mà không giữ lời!”
Chồn chuột Hứa gia cực kỳ hung hãn. Thực tế là, chồn chuột trưởng thành
không thua kém gì một người có tu vi Trúc Cơ, nên đối với võ giả Tiên
Thiên như Từ Ngôn thì dư sức đối phó. Hứa Chí Khanh rốt cục bắt được cơ
hội báo thù nên lập tức đồng ý.
Với cái cách châm ngòi này của Kỷ Hiền, khuôn mặt của Trình Dục đã trầm như nước.
Đừng nhìn hai người đã hoàn thành giao dịch, nhưng mà Kỷ Hiền cũng không dễ
dàng giao ra chức vị Pháp sư hộ giáo như vậy. Trong mắt Kỷ Hiền thì dùng cái giá lớn trùng kiến đạo tràng Ngọc Long còn xa xa chưa đủ để trao
đổi.
Khi nghe đến việc Từ Ngôn phải chém giết với linh cầm Hứa
gia, người bên phía Bàng gia lại thấy khó làm rồi. Bàng Thiếu Thành là
người đầu tiên tiến lên chất vấn: “Quốc Sư đại nhân, linh cầm Hứa gia có thể cùng chém giết cao thủ Trúc Cơ. Đấu như vậy thì chẳng phải là muốn
Từ Ngôn mất mạng sao!?”
”Hứa gia dùng linh cầm xuất chiến, Ngôn pháp sư tự nhiên cũng có thể làm tương tự.” Kỷ Hiền khẽ cười rồi đáp.
Hứa gia có thể dùng linh cầm thay thế người đấu, thì đồng thời Từ Ngôn cũng có thể đưa linh cầm ra xuất chiến. Bây giờ ý tứ châm ngòi của lão đã
hiển lộ không thể nghi ngờ.
Từ Ngôn chắc chắn không có linh cầm;
nếu không muốn hắn bị chồn chuột cắn chết, thì tất nhiên Bàng gia sẽ
xuất ra linh cầm đấu với Hứa gia. Một khi hai con linh cầm tử đấu, phần
lớn kết quả là đồng quy vu tận. Vị giáo chủ Thái Thanh giáo vừa cấp ra
một cái thân phận Pháp sư, thì chẳng những có thể nặn bóp con tin tà
phái vốn không liên quan trong tay, mà còn có thể khơi lên xích mích
càng thêm sâu nặng giữa Bàng gia và Hứa gia trở thành mối thù truyền
kiếp. Thực tế việc này còn làm cho Tiền tông mất đi hai con linh cầm.
Như vậy là, chuyện Kỷ Hiền xuất hiện tại Bàng gia vào lúc này không tính là phí công vô ích, mà có thể nói là lão bắn một mũi tên trúng ba con
chim nữa đấy.
Nhìn ra dụng ý của Quốc Sư, Từ Ngôn vốn đang trong
bộ dạng từ bi cũng phải chửi mắng trong lòng. Quả nhiên là lão cáo già
đa mưu túc trí, hay nói khác là gừng càng già càng cay!
________
Chú thích:
[1] Về chuyện rồng xà xuống hay sao rơi vào người trong mồn, thì nó bắt
nguồn từ các truyền thuyết xưa. Đó là khi loạn thế, thì sẽ có những vị
cứu tinh (tiên tri, người cứu thế,...) hoặc là người trời (Vd: thiên tử) được Ông Trời (Ngọc Hoàng, Thiên Chúa,...) sai xuống từ trời caođể cứu
vớt dân chúng (đất nước, nhân loại,...) đang lầm than. Họ sẽ nhập vào
người thường rồi lớn lên và mang trong mình sứ mệnh thiêng liêng. Người
mẹ có thể sẽ mơ thấy hiện tượng rồng (phượng) nhập vào thân, trời đất có các điềm báo (gió mây đổi sắc, tai nạn, các ngôi sao sáng bất
thường...) và các nhà chiêm tinh có thể nhận ra nhờ bói toán hay quan
sát thiên tượng...
[2] Chỉ việc con người hòa hợp với Trời, Đất.