Chương 4: Mưu sinh
Ănmày là gì? Nếu là ta trước kia sẽ chẳng bao giờ để ý đến cái khái niệm vô cùngxa vời này. Ta chẳng bao giờ để ý đến những kẻ ăn xin ngoài đường vì chẳng baogiờ ta đặt chân đến chỗ đó. Chỗ ta đặt chân toàn là những kẻ ăn xin bạc triệu,quần là áo lượt, nước hoa thơm phức, tóc tai bóng lộn. Còn hiện giờ, ăn mày làngồi cạnh quán mụ Trương béo xin vài đồng bạc lẻ hoặc một bát mỳ chay để sốngsót qua ngày. Ăn mày chẳng qua cũng là một nghề kinh doanh bỏ sức thay vì bỏvốn.
Ta hiện giờ còn có thể kén chọn cáigì. Ta không chọn nghề mà nghề đã chọn ta. Ta sẽ đi lên từ bần hàn trở thànhbậc nữ lưu khiến thiên hạ phải trầm trồ thán phục. Ta chấp nhận bản thân mìnhlà nữ, chấp nhận nghề nghiệp của mình thì cũng chấp nhận cuộc sống này. Ta đảomắt xung quanh xem có ai rình mò hay không. Đặc biệt là lão bà phiền phức đó.Lão bà này tự xưng là tri kỉ của lão Chu, nhìn ta như nhìn cháu yêu của lão bàbà. Nhưng hễ ta mở miệng nhỡ mồm nói chuyện về kinh bang tế thế là lão lại cầmcây gỗ phang ta. Đầu ta làm bằng thịt chứ có phải bằng đá đâu mà phang như vậy.Ta ban đầu còn cự lại, sau đó đúng là không nên nói lý với đàn bà, ta chẳngthèm nói, cứ đốt hết cây gỗ này đến cây gỗ khác khiến bà già đó ủy khuất mà xata thêm một chút. Ta giờ không rảnh để mắt đến bà ta, ta còn có nhiệm vụ cao cảhơn đó là đào tiền lão Chu giấu.Ta nghĩ nghề này nói không giàu thì không giàunhững nghèo cũng không phải. Ta đã từng thấy những nhà giàu đi lên từ đây.Trước ta khinh, giờ ta thấy họ thật đáng ngưỡng mộ. Chân lý phải trải qua thửthách. Cái Giàu cũng phải đi lên từ trải nghiệm. Tìm kiếm một hồi, ta thấy mộtbọc vải nhỏ, cẩn thận vác xuống bên dưới đất, nâng nó như nâng vật quý. Mở nhẹnhàng như sợ nếu ta mở mạnh vải sẽ vụn ra và tiền bay mất. Lượt vải thứ nhất talại thấy lượt vải thứ hai. Ta thầm nghĩ, chắc trong đó vật quý lắm thì lão Chumới tiết kiệm vải may áo để bọc tiền. Ta bóc tiếp lượt vải tiếp theo lại thấylượt vải tiếp theo. Ta bực mình giống như ai đó cho ta chiếc bánh tết khuyếnmại, bóc mãi bóc mãi đến cuối cùng chỉ còn có nhúm bánh để bỏ mồm. Ta kiên nhẫncuối cùng cũng đến bọc vải cuối cùng. Quả thực là sờ thấy tiền va vào nhau lengkeng. Âm thanh thật là thần kỳ và sâu sắc. Ta thò tay móc ra được một xâu tiềnxu, Ta móc tiếp thấy một lá thư nhỏ, ta móc tiếp…hết rồi…Ta lộn túi lại rồi lạilộn lại lần nữa. Hết rồi, một xâu tiền thôi sao. Ta thừ người, mình quá đề caolão Chu rồi. Lão vất vả sống như vậy số tiền cũng chẳng đáng được là bao. Tanhặt bức thư lên, mở ra và đọc. Thực ra cũng phải giải thích, kiếp trước ta cầmkì thi họa cái nào cũng ở mực tuyệt luân là bậc thanh nhã trong giới kinh doanh,cũng nghiên cứu thư cổ hùng văn cũng thuộc hạng bác học. Tuy nhiên thời thếkhông ủng hộ người, chữ trong thư này thật sự khó đọc nha. Ta liếc đoán chữ, mộtlúc sau mới thấy đó không phải ngân phiếu mà chỉ là thư nhà, thư nhà đọc cũngkhông hiểu nhiều, cất đi đã. Điều ta quan tâm là với cái kho báu này ta sẽ sốngsao.
Ta lập nghiệp thế nào. Trước tiên làphải học nghề. Ta nghĩ là thân nữ nhi hay làm nam nhi chuyện tắm gội đều phảichú trọng. Ta trước coi trọng sạch sẽ nhưng nếu hành nghề thì phải bỏ qua cáisĩ diện bản thân. Tối ta sẽ tắm gội sau. Còn giờ phải đi theo đám ăn mày họccách sống đã. Lão bà thấy ta phấn chấn trở lại cũng yên tâm, dẫn ta đến chỗTrương béo bắt ta ngồi đấy càm bát mẻ giơ lên cho người ta bố thí.
- Trướctiên ngươi còn nhỏ thì xin tạm ở đây, đợi ta tìm được chỗ nào rửa chén bát tadẫn theo. Ngoan nghe chưa.
Ta gật đầu. Bản năng kinh doanh củata trỗi dậy ta bắt đầu quan sát. Một cô nhóc xin ăn thì được bao nhiêu. Mánhkhóe động lòng chắc ẩn là gì? Ta mặt ngơ ngác nhìn xung quanh. Thấy rất nhiềungười tụ tập quanh chỗ một thằng nhóc. Nó bẩn thỉu, mặt lèm nhèm đầy nước, bêncạnh có một thân người chỉ thò chân ra ngoài, còn mặt bị che bởi một cái mànhrách. Thằng bé đó ré lên như bị cắt da cắt thịt:
- Ôicha ơi, cha sao sớm bỏ con mà đi, cha đi rồi con biết làm sao bây giờ, con saocó thể chôn cất cha tử tế bây giờ…ôi các bác đi qua đi lại rủ lòng thương chocon xin ít tiền con chôn cất cho cha….
Tên nhóc này khóc đến nỗi chân taybủn rủn, mắt đỏ au, người qua lại cảm thương rất nhiều chẳng mấy chốc cái bátghẻ của nó cũng đầy xu. Ta tĩnh lặng quan sát, thỉnh thoảng lúc vắng người thấychân cái xác bên cạnh động đậy. Ta bĩu môi nhìn tên nhóc đó, nó cũng nhìn ta vàbĩu môi lại. Đúng là gian thương ah không là gian mày…Quan sát bên trái ta cáchkhông xa thấy một ông lão mù lòa tay run rẩy đưa qua đưa lại, thỉnh thoảng húnghắng đập ngực ra điều đau ốm. Bát mẻ cũng chẳng mấy chốc cũng được ít xu, tayquờ quạng bỏ tọt vào túi một cách nhanh chóng. Toàn những kẻ như vậy, ta làmsao mà kiếm ăn. Ta thảm thương chỗ nào. Đối với những kẻ đánh vào lòng thươngcủa con người thì chiêu này dùng chỉ có một số lần, không thể dùng lâu dài.Nhưng ở cái thời này trọng chữ nghĩa văn chương thì phải dùng văn để trị. Tasuy nghĩ hồi lâu, chạy đi khỏi chỗ ngồi, đến một cửa hàng sách bỏ mấy xu lẻtích cóp của lão Chu mua một quyển luận ngữ. Sách quả thật rất đắt đỏ. Đắt đauđớn, ngốn hơn nửa số xu cùa ta. Ta vấn tóc cao lên để khuôn mặt cải nam trang.Tay cầm bát mẻ ngồi chỗ gần mấy quán sách và mấy quan thư viện. Tay cầm bát mẻđể trước mặt. mặt chăm chú luận chữ, lật giờ trang sách cẩn thận như lật từngmiếng vàng. Quả nhiên một lúc sau có nhiều người tò mò. Đương nhiên là tò mòrồi. Một tên nhóc ăn mày cầm quyển luận ngữ…ha ha..chuẩn bị phát tài rồi. Tathấy có người dừng hỏi:
- Cậubé à, đọc sách gì vậy, luận ngữ sao? Thật là hiếu học, ngươi biết chữ sao? Đọcđến đâu rồi?
- Cháuđọc đến Học Nhi và Vi Chính
- Vậythử giải thích cho ta xem nào? Học Nhi là gì?
- Tử viết: “Học nhi thời tậpchi, bất diệc duyệt hồ? Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ, nhân bấttri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ? Học mà mỗi buổi tập, chẳng cũngthích ư? (Khi học đã tấn tới rồi) có bạn (cùng chí hướng) ở xa nghe tiếng mà tìm lại (để bàn về đạolí với nhau) chẳng cũng vui ư? Nhưng nếu không ai biết tới mình mà mình khônghờn giận thì chẳng cũng quân tử
- Thật là kì lạ một tên nhócăn mày mà có thể biết được những điều này ư. Thật kì lạ.
Rất nhiều học trò đi qua đây hỏi ta như vậy và đều nói nhưvậy. Sư nó chứ. Thật kỳ lạ thì cho ít tiền đi. Kêu kì lạ mà phủi đít đi như vậycó ích gì. Ta vẫn kiên nhẫn giả bộ. Cha ta đã dạy, phàm kiếm tiền thì khôngđược nóng vội. Ta đợi suốt nửa ngày bụng đói meo nhưng bát mẻ thì chỉ có 3 xu.Đang u uất cất mấy xu đó vào túi thì một đám người xông vào vác ta đi:
- Thảta ra, ta làm gì sai mà các người bắt ta, thả ta ra…
- Ngươilà công tử nhà nào trốn nhà đi ở bụi đúng không?
- Côngtử cái đầu nhà ngươi ấy, ta là ăn mày ta đến xin ăn
- Ănmày mà cầm luận ngữ, rút cuộc người là ai, cứ đem ngươi đến quan để quan tra xemphú hộ quanh đây có lạc người nào không, hay người cầm luận ngữ lừa người, lừađảo thì cho vào ngục luôn.
- Khôngta không vào ngục, có chết không vào…cứu ta với
Ta giãy giụa một hồi thì lão bà bà đi tới, lão bà vái vái lạylạy nói ta là ăn mày ở miếu, chẳng biết chữ gì, chắc đói quá làm liều, xin thacho…Một lúc lâu ta cũng bị ném đi. Lão bà bà cằn nhằn:
- Đãkhông biết dùng mánh thì đừng dùng, ăn mày mà cầm luận ngữ người ta nghĩ ngaylà lừa đảo, mặt người chẳng giống công từ nhà nào cả. Yên phận ngồi lại chỗ cũcho ta.
Ta căm giận, thực là, tại sao không quý trọng hiền tài, ănmày sao không được cầm luận ngữ…Chẳng nhẽ là đúng rồi, nho sinh đến 17 tuổiphát triển bình thường mới vác được luận ngữ học. Ta phận hèn tuổi nhỏ cầm nókhác gì lấy dao trâu mổ gà. Lần sau, ta sẽ mang tam tự kinh. Ngồi cả ngày trời,ăn được một cái bánh báo, mặt ta nghệt ra như sắp lả đến nơi, chỉ thấy dòngngười càng lúc càng đông, bát của ta cũng leng keng không ít. Có một cô nươngxinh xắn, mặt nhăn lại, khăn tay chấm nước mắt mà cảm thương cho ta:
- Thậttội nghiệp, nha đầu này chắc là đói lả đi rồi, đây ta có ít bánh cầm lấy mà ăn…
Nói xong, nàng ta chép miệng thả vào bát ta những bốn lầnleng keng. Ta cầm lấy bánh ăn ngấu nghiến, càng ăn nhanh càng có người đến chota tiền. Đến lúc ăn xong thì cái bát mẻ vừa cũng đầy đặn lên. Ta thở dài, vốntự có mất công giở mánh khóe làm gì.