Quan Gia

Chương 700: Chương 700: Đại biểu đại hội đảng toàn quốc.




 

Quan Gia 

Tác Giả: Hãm Bính  

Chương 700: Đại biểu đại hội đảng toàn quốc. 

Nhóm dịch: PQT 

Nguồn: metruyen.com 

 

Tháng mười mùa thu, bầu trời lồng lộng. 

Bên ngoài đại lễ đường nhân dân chất đầy hoa tươi, tràn ngập không khí phấn khởi. 

Đại hội đảng toàn quốc lần thứ mười bốn của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang diễn ra ở đây. Tham gia đại hội lần này có một chín trăm tám mươi chín đại biểu chính thức, bốn mươi sáu đại biểu đặc biệt bao gồm các đảng viên vào đảng trước năm 1927, từng đảm nhiệm các chức vụ trọng yếu trong đảng, đại biểu cho năm mươi mốt triệu đảng viên cả nước. 

Ngoài ra, còn có ba trăm lẻ bảy đồng chí khác dự thính. 

Đại hội lần này còn mời cả phó ủy viên trưởng, phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc, các đảng phái cân chủ, các nhân sĩ ngoài đảng và thường vụ chính hiệp toàn quốc và một số đại biểu dân tộc thiểu số và tôn giáo, tổng cộng khoảng 139 người làm khách tham dự khai mạc và bế mạc. 

Vào ngày khai mạc đại hội, các đại biểu đến từ khắp mọi miền đất nước tràn đầy tự hào và trang nghiêm bước vào cánh cửa Đại lễ đường nhân dân. 

Đoàn đại biểu tỉnh Sở Nam có một vị đại biểu trẻ tuổi thân hình cao lớn, mặc âu phục màu đen, khí độ trầm ổn. Chính là đồng chí Lưu Vĩ Hồng, đại biểu duy nhất của thành phố Hạo Dương. 

Đây là một vinh dự cao quý. 

Lưu Thùy Vĩ hồng sở dĩ được lựa chọn là đại biểu đại hội đảng toàn quốc chủ yếu là vì thành tích của Giáp Sơn. 

Vào đại hội lần trước đã nhất trí ủng hộ đề xuất của Cục chính trị đem trọng tâm công tác của đảng tập trung vào quyết sách hiện đại hóa đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong mười bốn năm qua, trong nước mở ra cải cách, thực lực kinh tế quốc gia tăng trưởng rõ rệt, cuộc sống nhân dân được cải thiện rõ ràng. Đặc biệt là sau năm năm chấp chính từ đại hội đảng lần thứ mười ba đã chịu sự khảo nghiệm chính trị chưa từng có. Trong khi kinh tế quốc gia đang phát triển nhanh thì gặp phải nạn lụt lịch sử, tình hình chính trị biến đổi mạnh mẽ. Trong tình huống phức tạp này, đảng chấp chính đã đưa ra một nhóm các quyết sách quan trọng chính xác, dẫn dắt cả nước thực hiện ổn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế. Để tổng kết thực tế mười bốn năm kinh nghiệm từ đại hội đảng lần thứ mười ba, xác định chiến lược phát triển sau này, đem kinh tế tiếp tục phát triển đi lên, trung ương đảng quyết định triển khai lần đại hội này. 

Nhiệm vụ chủ yếu của đại hội lần này là xây dựng lý luận chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn mười bốn năm qua, xác định chiến lược phát triển, động viên toàn đảng toàn dân tiến thêm một bước giải phóng tư tưởng, nắm chắc thời cơ, tăng nhanh đổi mới để cùng xây dựng hiện đại hóa. 

Đại hội sắp sửa nghe báo cáo thẩm tra của ban chấp hành trung ương đảng lần thứ mười ba. Báo cáo của ủy ban cố vấn trung ương. Xem xét sửa đổi điều lệ đảng, lựa chọn ban chấp hành trung ương đảng khóa mới và ủy ban kỷ luật trung ương. 

Lưu Thùy Vĩ và các đại biểu cùng nhau chậm rãi tiến vào Đại lễ đường nhân dân, ngồi ở hàng phía sau. 

Là một người của thủ đô, lại là con cháu của Lưu gia, Lưu Vĩ Hồng cũng không xa lạ với Đại lễ đường, chẳng những thường xuyên thấy trên TV mà lúc còn bé từng theo cha chú trong nhà tới đây chơi đùa, nhưng với thân phận đại biểu đại hội đảng tiến vào thì là lần đầu tiên. 

Một cảm giác tự hào dâng lên mạnh mẽ. 

Trong tiếng quốc ca hùng tráng, đồng chí ủy viên cục chính trị, chủ tịch quốc vụ viện đồng chí Vương Bỉnh Trung chủ trì khai mạc đại hội. 

Bài báo cáo của đồng chí tổng bí thư khóa trước Tuy An Đông có nhan đề là “Tăng nhanh cải cách và xây dựng hiện đại hóa, đạt được thành tựu hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” 

Báo cáo chia làm 4 phần: Tổng kết căn bản thực tiến mười bốn năm vĩ đại; Nhiệm vụ xây dựng và cải cách chủ yếu của thập niên 90; Tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại; Tăng cường xây dựng và đổi mới sự lãnh đạo của đảng. 

Lần đại hội đảng toàn quốc này đề xuất ba quyết sách có ý nghĩa sâu xa: Nắm bắt cơ hội để đẩy nhanh phát triển. Thứ hai là xác lập thể chế kinh tế thị trường của chủ nghĩa xã hội. Thứ ba là xác lập lý luận chủ nghĩa mang màu sắc đặc sắc Trung Quốc. Cũng đem lý luận này là một trụ cột của đảng, ghi vào trong điều lệ, đây là đặc điểm và cũng là cống hiến quan trọng nhất của đại hội lần thứ mười bốn này. 

Đồng chí Tùy An Đông còn nói, thành lập ủy ban cố vấn mười năm đã có kết quả, làm ra cống hiến mang tính lịch sử cho đảng, quốc gia và nhân dân. Ủy ban cố vấn trung ương cũng đã đề nghị lên đại hội từ nay sẽ giải tán, được đa số đồng ý. 

Đại hội thông qua phương thức bỏ phiếu kín, lựa chọn ra 180 ủy viên trung ương chính thức và 130 ủy viên dự khuyết, 108 ủy viên của ủy ban kiểm tra trung ương. 

Theo như trí nhớ của Lưu Vĩ Hồng thì có một vị đại nhân vật đời sau lần này ngoài dự kiến rớt vào ủy viên dự khuyết vì không đủ phiếu bầu. 

Sau đó triển khai hội nghị ủy viên trung ương, lựa chọn đồng chí Tùy An Đông làm tổng bí thư nhiệm kỳ mới. Lựa chọn các đồng chí Tùy An Đong, Vương Bỉnh Trung, Thạch Hán Nguyên, Hồng Chính Trực, Lý Trì Quốc vào thường vụ Cục chính trị. 

Tại đại hội lần này, Bí thư Tỉnh ủy Giang Nam Lưu Thành Thắng được bầu vào cục chính trị, đảm nhiệm Trưởng ban tổ chức trung ương. 

Trung tướng lục quân, Phó tư lệnh quân khu thủ đô kiêm tư lệnh khu cảnh vệ, Bí thư Đảng ủy Lưu Thành Gia, Phó Trưởng Ban tuyên giáo, xã trưởng nhật báo Nhân Dân Vân Hán Dân đều được bầu làm ủy viên trung ương. 

Đồng chí Tùy An Đông đồng thời đảm nhiệm Chủ tịch quân ủy trung ương, hai vị tướng quân tương đối trẻ tuổi được bầu làm phó quân ủy. 

Trong đó có lão gia tử của Lý Tuệ Ngữ, vợ của Hạ Mạnh Cường. 

Phong lão, người có mặt nam tuần với thủ trưởng tối cao không tham gia tuyển cử vào trung ương và quân ủy, hoàn toàn thối lui ra khỏi tuyến đầu tiên. 

Trên thực tế, lần tuyển cử tại đại hội lần này là tín hiệu rõ ràng nhất báo hiệu cao tầng quân đội nhiệm kỳ mới căn bản hoàn thành. Một siêu cấp hào môn đại tộc từ từ bước ra khỏi vũ đài chính trị. 

Trong lần tuyển cử ủy viên trung ương và cục chính trị lần này, mục tiêu căn bản của Lưu gia đã đạt được. Lưu Thành Thắng thành công tiến vào Cục chính trị, chấp chưởng Ban tổ chức trung ương, cũng là dấu hiệu chuyển giao thế hệ của Lưu gia căn bản hoàn thành. Lão gia tử từ từ bước ra khỏi sân khấu, thế gia siêu cấp Lưu gia từ từ để cho Lưu Thành Thắng chính thức cầm lái. 

Ngoại trừ Lưu Thành Gia và Vân Hán Dân song song được bầu vào ủy viên trung ương, những nòng cốt của Lưu gia như Phó bí thư, Chủ tịch tỉnh Sở Nam cũng thuận lợi được bầu làm ủy viên trung ương, còn có một số người có lý lịch kém hơn cũng trở thành ủy viên dự khuyết. 

Đối với kết quả chính thức này, Lưu Vĩ Hồng dĩ nhiên là hết sức cao hứng . 

Lưu gia cùng với thành viên thân cận tiến một số lượng lớn vào tầng quyền lực tối cao của đảng, có ý nghĩa là đã bước đầu tạo thành một tập đoàn chính trị mà không phải là một nhóm rời rạc lấy Lưu gia làm “Trung tâm” trước kia, điều này có bản chất khác nhau. 

Gia tộc hoặc là vòng tròn gia tộc trong chính trị là một tồn tại “dị dạng”. Duy trì vòng tròn này không phải là cùng chung lý niệm chính trị mà là ràng buộc tình cảm. Loại lực lượng này không mạnh vì không có bao nhiêu tính ước thúc. Nếu như người đứng đầu gia tộc đó qua đời thì cả gia tộc, thậm chí là cả vòng tròn gia tộc sẽ từ từ xuống dốc. Những thành viên trước kia thường xuyên có lui tới vòng tròn cũng sẽ dần bất hòa, theo thời gian sẽ không tồn tại vòng tròn nữa. Rất bất đắc dĩ nhưng là rất thực tế. 

Nhưng tạo thành tập đoàn chính trị chân chính thì khác. Duy trì ràng buộc cả tập đoàn không còn là “Tình cảm” nà là cùng chung lý niệm chính trị và lý niệm chấp chính, dĩ nhiên không tránh khỏi cùng chung lợi ích. Tập đoàn chính trị này hiện đang lấy Lưu gia làm trọng yếu. Vào thời kỳ đầu, Lưu gia phải làm lá cờ đầu để hiệu triệu, nhưng sau một thời gian nếu như Lưu gia không có nhân tài siêu quần bạt tụy để dẫn dắt thì trong tập đoàn sẽ có nhân tài khác lên thay. 

Đây đối với Lưu gia mà nói, cũng không phải là chuyện gì xấu. Cho dù không có nhân tài kiệt xuất chấp chính thì cũng không bị rơi vào cảnh thanh tẩy mà tiếp tục phát huy tác dụng dưới sự dẫn dắt của thủ lĩnh mới. Một khi tái xuất hiện kỳ tài thì lại có thể chấp chưởng tập đoàn. 

Đơn giản mà nói, vòng tròn gia tộc không phải là “Quy phạm” mà tập đoàn chính trị lại là là quy phạm, năng lực chống lại phong ba chính trị cũng vượt xa. Ví dụ như Phong gia, sau khi Phong lão lui xuống thì dần bước ra khỏi vũ đài chính trị, đây là chỗ khác biệt căn bản giữa thế lực chính trị của gia tộc vào tập đoàn chính trị. 

Cho dù bây giờ lão gia tử qua đời, Lưu gia cùng với cả tập đoàn chính trị cũng sẽ không dễ dàng gặp phải đè nén, càng sẽ không bị triệt để thanh tẩy. 

Dĩ nhiên, điều này có liên quan nhất định với tiến trình của lịch sử. Vào thời đại thủ lĩnh chính trị, tập đoàn chính trị chân chính khó có thể tạo thành. Theo thời gian, mấy lão nhân đức cao vọng trọng từ từ rút lui hoặc tạ thế, các đại thế lực bắt đầu tạo thành tập đoàn chính trị liền xuất hiện. 

Tương đối mà nói, hai tập đoàn chính trị đánh cờ cho dù kết quả thế nào cũng không tạo thành kết quả quá thảm liệt, mà là chọn lựa phương thức ôn hòa hơn, hoàn thành đấu tranh chính trị. 

Đây cũng là một loại tiến bộ! 


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.