Quan Lộ Thương Đồ

Chương 528: Chương 528: Bảo vệ môi trường




Thiếu niên luôn có đặc quyền, thi thoảng không tuân thủ quy tắc cũng không quá, Trương Khác xuống cầu thang, hơi đứng sang bên nhường đường cho Lý Viến Hồ đi trước, nhưng tay không rút khỏi túi quần, tụt lại đi cùng Đường Học Khiêm, chứ không nhường vị trí cho Tô Dật Quần, Chu Phú Minh ở đằng sau.

Đám đông phía dưới trông có hơi lộn xộn dưới mộc lâu, thực chất người tinh mắt có thể nhìn ra được trật tự trong đó, mỗi người đều đứng chuẩn xác ở vị trí của mình, không tùy tiện chen lên phía trước, cũng không chịu tụt lại so với người khác.

Thi Vệ Trung đứng cuối cùng đám đông, được góp mặt ở trường hợp này là ông đã thấy hài lòng lắm rồi, những người ở đây tùy tiện chọn lấy một ném ra, đều có thể đủ nặng làm Hải Châu thủng một lỗ lớn.

Hai năm trước có mơ ông cũng không nghĩ tới ngày hôm nay, song ông ta lấy làm lạ Trương Khác sao có thẻ đi ngang với Đường Học Khiêm, chỉ tụt sau Lý Viễn Hồ nửa bước.

Ông ta tất nhiên biết y là con trai Trương Tri Hành, biết y có quan hệ mật thiết với Từ Học Bình, biết Trương gia có quan hệ với Cẩm Hồ, thế nhưng Chu Phú Minh, Tô Dật Quần, Lục Dật Quang, những người cấp bậc cao hơn cả Trương Tri Hành đều đi đằng sau lưng Trương Khác, thì biết điều mình không biết vẫn còn rất nhiều.

Khi đi vào Bát Cẩm Trân đội hình hơi thanh đổi một chút, Thiệu Chí Cương đi lên phía trước dẫn đường.

Phía Trần Kỳ được Thiệu Chí Cương an bài ổn thỏa, có điều Trần Kỳ thấy Trương Khác cùng Lý Viễn Hồ, Đường Học Khiêm gần như sóng vai đi vào thì cảm thấy rất ngạc nhiên, ông ta chỉ biết Đường Thanh là con gái Đường Học Khiêm, còn thân phận cụ thể của Trương Khác thì hoàn toàn không hay biết chút nào, Trần Phi Dung rất kín miệng, không lộ ra dù là người nhà.

Trần Kỳ đi tới, đợi Thiệu Chí Cương giới thiệu.

- Đây là quán ăn nhà bạn học nha đầu nhà tôi mở.

Thiệu Chí Cương chưa nói, Đường Học Khiêm chủ động giới thiệu cho Lý Viễn Hồ:

- Nha đầu nhà tôi thường xuyên qua đây ăn chực, lúc nào cũng khen không ngớt miệng, tôi thì chưa được nếm thử, tỉnh trưởng, hay trưa nay chúng ta ăn cơm ở đây?

- Đồng chí là địa chủ, đồng chí nói sao tính vậy, nếu không phiền toái gì, thì an bài ở đây vậy.

Lúc này Thiệu Chí Cương mới giới thiệu Trần Kỷ, để Trần Kỳ giới thiếu phong cách đặc sắc của Bát Cẩm Trân.

Trần Tĩnh đi trong đám đông, cô gần như có thể khẳng định sau khi cải tạo, Ngõ Đan Tỉnh sẽ là con ngõ nhỏ khiến người ta say lòng nhất, nơi này có phong vị nguyên sơ cổ kính, có con đường lát đá xanh lãng mạn, có mái ngói uốn cong, bức tường rêu phủ đầy mang trầm tích lịch sử.

Khi cô nghe quan viên xung quanh thì thầm nói một đoạn ngõ Đan Tỉnh sẽ cải tạo thành khu dân cư hòa trộn hiện đại và cổ điển, phù hợp để sinh sống còn chưa có ấn tượng cụ thể, nhưng khi đi vào trạch viện Cẩm Hồ dùng tiếp đãi khách quý, Trần Tĩnh động lòng thật sự.

Mặc dù hai căn nhà đầu tiên đều do Trương Khác thuê người cải tạo, nhưng Thiệu Chí Cương mặt dầy vơ hết vào công của Thế Kỷ Cẩm Hồ.

Lý Viễn Hồ không chút do dự tỏ thái độ:

- Tôi rất mong đợi được thấy ngõ Đan Tỉnh sau khi cải tạo, lúc đó tôi sẽ tới Hải Châu chuyền nữa.

Ông ta không quên nói với Tô Dật Quần:

- Thị trưởng Tô, công tác này đồng chí phải quản lý tốt, cải tạo Ngõ Đan Tỉnh thành công, không chỉ khiến quần thể kiến trúc cổ quanh đây có thể tham khảo, mà rất nhiều địa phương trong tỉnh cũng có thể tham khảo.

Tô Dật Quần có chút thất vọng, thế là hắn không còn cớ "suy tính thận trọng" trì hoãn hạng mục cải tạo ngõ Đan Tỉnh nữa.

Tạ Kiếm Nam sắc mặt âm trầm, hắn biết Trương Khác muốn dùng ngõ Đan Tỉnh chinh phục Lý Viễn Hồ, hóa giải thái đồ thù địch của Lý Viễn Hồ cới Cẩm Hồ, mục đích cuối cùng là để Cẩm Hồ thoải mái phát triển kinh doanh theo ý muốn của y, chứ không phải phục tùng, tô điểm cho con số kinh tế, chính tích của quan trường.

Tiếp đó tham quan khu thương nghiệp mới kề sát ngõ Đan Tỉnh, mặc dù ai cũng biết nếu nơi này kinh doanh thành công sẽ có ý nghĩ quan trọng cho việc phát triển kinh tế của Hải Châu, nhưng mọi người tựa hồ thích ở lại những trạch viện cổ kính tinh xảo của ngõ Đan Tỉnh hơn, cho dù là tòa nhà tổng bộ sau này của Cẩm Hồ cũng chỉ dừng chân chốc lát rồi quay về Bát Cẩm Trân ăn cơm.

Khi ăn cơm, Lý Viễn Hồ, Lục Văn Phu và Thành Văn Khắc chủ nhiệm ủy ban thương mại tỉnh ngồi bàn chính --- Vị chủ nhiệm này vì chuyện Đào Hành Kiện và Trương Khác phá hỏng chuyện liên doanh giữa Hương Tuyết Hải với SamSung nên lòng mang oán hận --- Phía Hải Châu có Đường Học Khiêm, Tô Dật Quần, Trương Khác, Trương Tri Phi tiếp đãi.

Trương Tri Phi vì là chú Trương Khác, y ngồi bàn chính không thể để chú ngồi bàn phụ, nên mới được một suất này.

Sau khi ăn cơm xong, Lý Viễn Hồ vui vẻ chụp ảnh kỷ niệm với Trần Kỳ, để lại dấu tích của ông ta ở nơi đây.

Lý Viễn Hồ đoán được mục đích của Trương Khác là gì, tiếp đó tham quan tiểu khu Hoành Viễn, tới khu công nghiệp giấy trấn Tân Kiều, tham quan công trình mở rộng kỳ hai của Tân Quang.

Nếu như đã là nhà máy giấy lớn nhất tỉnh Đông Hải, vì sao không tiến thêm một bước thành tập đoàn giấy lớn nhất Hoa Đông, Lý Viễn Hồ lại nhớ tới chuyện không vui, nhưng nhịn không nhắc tới, mà hỏi chuyện Tân Quang vay từ Nhật khoản tiền bằng 80 triệu USD:

- Có phải cậu được gợi ý từ bài viết kinh tế ĐNÁ ẩn chứa nguy cơ tài chính của bộ trưởng Diệp Trăn Dân không?

- Vâng, thưa tỉnh trưởng, tôi đúng là có nghĩ tới nhân tố này, ĐNÁ là nơi xuất cảng sản phẩm công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản, kinh tế ĐNÁ khó khăn, tỉ giá đồng yên sẽ tụt xuống.

Trương Khác giải thích:

- Đương nhiên, bỏ qua nhân tố này, khoản vay Nhật Bản cũng có lãi suất thấp hơn trong nước, chỉ có thủ tục hơi rắc rối, yêu cầu hạng mục đầu tư cũng nghiêm ngặt hơn.

Lý Viễn Hồ gật đầu, không có thái độ gì.

Tới nhà máy Trân Quang do Chu Du phụ trách giảng giải thiết bị xử lý nước thải tiên tiến nhất thế giới mà Tân Quang mới đưa vào, phải để Lý Viễn Hồ thấy Tân Quang không tiếc đầu tư cực lớn vào bảo vệ môi trường:

- Đầu tư bảo vệ môi trường với xí nghiệp mà nói không có mấy hiệu ích kinh tế, ngoài số tiền đầu tư lớn, còn phải liên tục đầu tư quản lý duy trì rất tốn kém, cơ bản là đầu tư không lãi, nhưng chúng tôi chấp nhận, đó là trách nhiệm xã hội mà xí nghiệp nên có, cũng là nguyên tắc căn bản xí nghiệp có thể phát triển lâu dài, số nước này sau khi xử lý gần như đạt được tới tiêu chuẩn nước uống.

Để nghiệm chứng lời Chu Du, Chu Phục còn lấy cốc múc nước uống một ngụm, nói:

- Không hề có mùi lạ.

Trương Khác chào thua, cho dù biết nước xử lý xong có thể đạt tiêu chuẩn uống được, nhưng tận mắt nhìn thấy ao nước đen kịt ô uế chưa qua xử lý, y tuyệt đối không dám uống, đây đúng là khảo nghiệm năng lực tâm lý của con người.

Thông qua Tô Dật Quần, Tạ Kiếm Nam được xem kế hoạch thư hạng mục làm bột giấy của Tân Quang, trong đó đề xuất rõ ràng, đảm bảo cung ứng nguyên liệu gỗ phải có tiền đề không tổn hại hệ sinh thái thiên nhiên trong tỉnh và tình xung quanh.

Cải cách mở cửa gần hai mươi năm, hi sinh hoàn cảnh sinh thái, thậm chí hi sinh lợi ích một bộ phận, chiếm cứ trào lưu chính trong tư duy kinh tế trong nước.

Có lẽ hạng mục bột giấy có thể gây nên áp lực hệ thống sinh thái yếu ớt trong tỉnh, nhưng không phải không chấp nhận được, Trương Khác đưa Lý Viễn Hồ xem thiết bị xử lý nước đắt tiền của Tân Quang, cho ông ta biết, Cẩm Hồ tạm hoãn hạng mục bột giấy là xét tới hoàn cảnh môi trường, chứ không phải là cái cớ.

Tạ Kiếm Nam thì chỉ nghĩ Cẩm Hồ quyết tâm không muốn bị tỉnh dắt mũi, để được phát triển theo ý chí của mình, hắn không tin Trương Khác có trách nhiệm xã hội gì, tất cả chỉ vì lợi ích.

Nhưng chẳng phải trước kia chính hắn nghĩ Trương Khác lập hạng mục bột giấy chỉ vì mục đích chính trị, lấy lòng Từ Học Bình sao?

Không phải Tạ Kiếm Nam tự mâu thuẫn với bản thân, mà thù hận của hắn với Trương Khác, làm hắn không thể tỉnh táo đánh giá chính xác việc làm của đối thủ nữa, nếu hắn không nhận ra, đón đợi hắn mãi mãi chỉ là thất bại và thất bại.

Trần Tĩnh lặng yên không nói, cô trầm tư liếc nhìn Trương Khác đứng một bên như tất cả không liên quan gì tới mình, y tỏ ra rất nhàn nhã, khó tưởng tượng được một doanh nghiệp vì môi trường mà bỏ ra một cái giá đắt như thế.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.