Ads
- Đây là phương lâu kết cấu hoàn toàn bằng gỗ xây giữa thời nhà Thanh, lúc mới xây nên là quán cờ nổi tiếng trong tỉnh, cuối thời Thanh có hai vị kỳ nhân là Diệp Vương, Vương Thiệu Văn dạy cờ ở đây, đó là thời cờ vây Hải Châu nổi danh nhất, cùng vài và đồ gốm Hải Châu được xưng là tam tuyệt. Thế Kỷ Cẩm Hồ chúng tôi đầu tư vào đây 800 vạn tu sửa nó thành viện bảo tàng cờ đầu tiên tỉnh Đông Hải.
Chẳng biết từ khi nào Thiệu Chí Cương đã treo quy hoạch ngõ Đan Tỉnh lên tầng ba quán cờ, khi Trương Khác lên lầu thì hắn đang cầm bút giải thích phương án cải tạo với Lý Viễn Hồ, liền im lặng nghe hắn tiếp tục lừa gạt:
- Trừ viện bảo tàng cờ ra, Thế Kỷ Cẩm Hồ chúng tôi còn xây dựng quyên hiến miễn phí cho Hải Châu một viện bảo tàng vải, để tuyên truyền văn hóa của Hải Châu. Kiến trúc khác chúng tôi cải tạo thành khu dân cư cổ điển dung hòa hoàn mỹ giữa phong cách kiến trúc cổ và kết cấu hiện đại ... Vì để thành phố yên tâm đưa cả ngõ Đan Tình giao Thế Kỷ Cẩm Hồ chúng tôi cải tạo, kinh doanh, giai đoạn đầu chúng tôi cải tạo mấy tòa nhà với công năng khác nhau như quán bar, quán cơm ... Vừa khéo lần này có cơ hội đem khoe với tỉnh trưởng, mong được tỉnh trưởng xem xét xem công tác của chúng tôi bỏ sót chỗ nào không?
- Thế này thì hỏng hành trình đã an bài mất.
Tô Dật Quần cúi đầu trao đổi nhỏ với Đường Học Khiêm, lúc an bài hành trình hắn cố gắng an bài thật nhiều nơi thể hiện chính tích của Chu Phu Minh, Đường Học Khiêm xuất thân nhà giáo, luôn mang chút phong cách quân tử cổ, chẳng thèm tranh chấp vô nghĩa với chúng làm gì, chuyện Thiệu Chí Cương chen ngang ông không ngờ, Tô Dật Quần tất nhiên khó chịu.
- Không sao, chỉ cần chín giờ sáng mai tôi kịp về tỉnh dự cuộc họp là được rồi.
Lý Viễn Hồ nghe thấy lời của Tô Dật Quần liền nói một câu, ông ta bị kiến trúc cổ này thu hút rồi, nếu như hoàn toàn có thể làm đúng quy hoạch Thiệu Chí Cương nói, Ngõ Đan Tỉnh sẽ thành điển hình khai phát thương nghiệp lẫn bảo hộ kiến trúc cổ, ở tỉnh Đông Hải không chỉ có nơi đây tồn tại mâu thuẫn kiến thiết hiện đại hóa thành phố và bảo tồn di tích văn hòa, tầm nhìn này đám người chỉ nghĩ tới lợi ích đơn thuần như Tô Dật Quần sao có được, song ông ta quan tâm tới vấn đề khác nữa, quay sang hỏi Đường Học Khiêm:
- Thế Kỷ Cẩm Hồ và Cẩm Hồ có quan hệ gì?
Đường Học Khiêm thấy Trương Khác đi lên, nói:
- Tỉnh trưởng sao không hỏi người đương sự?
Mọi người liền quay đầu lại, Trương Khác xua tay nói:
- Không liên quan gì tới tôi, đây là thứ chú tôi bày ra, tôi cũng không biết là sao. Thường ngày tôi phải đi học, đâu rảnh tham dự chuyện của bọn họ.
Y cũng không đi lên phía trước.
Đường Học Khiêm liền giới thiệu Trương Tri Phi nãy giờ chưa có cơ hội lên tiếng:
- Đây là đồng chí Trương Tri Phi, em họ của phó thị trưởng Tân Vu Trương Tri Hành, công ty Hoành Viễn của đồng chí ấy hai năm qua xây dựng tiểu khu Hoành Viễn, giải quyết vấn đề nhà ở cho 3000 hộ gia đình giải tỏa ở Tây Sa Điền, có đóng góp lớn cho thành phố.
Chu Phu Minh, Tô Dật Quần tức lắm nhưng không bới móc được chút nào.
Trương Tri Phi cười khiêm tốn, giới thiệu một số tình hình của Thế Kỷ Cẩm Hồ, hoàn toàn không liên quan gì tới Cẩm Hồ.
Lý Viễn Hồ trước kia chưa nghe nói tới Ngõ Đan Tỉnh và Thế Kỷ Cẩm Hồ, nhưng không xa lạ gì với Hoành Viễn.
- Ở trên tỉnh tôi đã được nghe về sự tích của thực nghiệp Hoành Viễn, tỉnh Đông Hải rất cần nhà doanh nghiệp có tinh thần xã hội như đồng chí tham gia kiến thiết địa phương...
Lý Viễn Hồ đưa tay ra bắt tay Trương Tri Phi còn dừng lại một lúc cho phóng viên đi theo chụp ảnh.
Quan hệ giữa Trương Tri Phi và Trương Tri Hành không trái quy định hữu quan của TW, dù lấy ánh mắt khắt khe nhất cũng không thể nói Hoành Viên có gì không đúng.
Thương nhân mưu lợi, đó là điều đương nhiên, nhưng ngoài mưu lợi ra, không quên cống hiến cho địa phương, thật không dễ dàng.
Lý Viễn Hồ cần tỏ thái độ để tuyên dương quan điểm chính trị của ông ta, đồng thời cũng suy nghĩ có nên thay đổi hành trình không, tham quan tiểu khu Hoành Viễn sẽ cải thiện hình tượng thân dân của ông ta.
Thành lập công ty cổ phần Hải Châu làm sống lại khoản lớn tài sản quốc gia, thay đổi diện mạo mấy chục quốc xĩ gần bờ vực phá sản, kinh tế khu vực quật khởi, danh tiếng thành phố dần nâng cao, đó là hào quang chính tích lấp lánh trên người Đường Học Khiêm, nếu ông ta có quan hệ vững bên trên, nói không chừng đường thăng tiến đã trải rộng trước mắt lâu rồi.
Cho dù Chu Phú Minh không chủ động lui về tuyến hai, tỉnh cũng xét tới việc gạt Chu Phú Minh đi nhường đường cho Đường Học Khiêm.
Quan trường đúng là có quy tắc ngầm, nhưng quy tắc công khai cũng phải tuân thủ.
Đằng sau chính tích của Đường Học Khiêm là ai.
Cty cổ phần Hải Châu do Trương Tri Hành gây dựng, kinh tế thành nam quật khởi có quan hệ lớn tới Cẩm Hổ, giải tỏa Tây Sa Điền làm mâu thuẫn xã hội gay gắt có Trương Tri Phi chủ động gánh vác trọng trách nhà định cư.
Lý Viễn Hồ và Trương Tri Hành có duyên gặp mặt vài lần, chỉ ấn tượng về một người cao gầy nho nhã, đậm chất thư sinh. Trương Tri Phi cao lớn, tinh lực tràn trề, ánh mắt toát lên vẻ tinh minh, khôn khéo của thương nhân, đều là những nhân vật kiệt xuất bất phàm, song vẫn kém Trương Khác.
Hành vi tạo thế ép mình phải nhượng bộ khiến Lý Viễn Hồ rất bất mãn, khi bắt tay Trương Tri Phi, khóe mắt chú ý đánh giá Trương Khác, ung dung tự nhiên, giống một học sinh đi thăm viện bảo tàng ...
Thiếu niên này thật đáng sợ!
Lý Viễn Hồ chụp ảnh xong, nói với Trương Khác:
- Sao cậu đứng xa thế, mau tới đây đi.
Tựa như trước giờ hai người không hề có khúc mắc gì.
Trương Khác cười ngại ngùng:
- Tôi sợ ánh đèn làm chói mắt.
Rồi còn dụi mắt:
- Gặp gió cũng không được, có thể khiến mắt bị bệnh.
Lời quỷ quái thế mà y nói hết sức tự nhiên, đương nhiên lợi dụng tuổi tác "thiếu niên ngây thơ". Tô Dật Quần thầm nghĩ :" Đồ vô lại" nhưng không thể lên tiếng trách mắng, với thanh thế của tập đoàn Ái Đạt hiện nay, hắn phải thức thời tránh xung đột trực tiếp.
Lý Viễn Hồ cười không bận tâm, ông ta phải thể hiện khí độ như thế, nói nhỏ với Lục Văn Phu vài câu, Lục Văn Phu liền đi bảo các phóng viên thu máy ảnh lại, đồng thời khi viết báo cũng phải bỏ qua đoạn này.
Bấy giờ Trương Khác mới đi tới, giới thiệu Lý Minh Học và Lý Nghị Hoa.
Trương Khác muốn đẩy Lý Nghị Hoa lên phía trước là xét tới khả năng chủ đề nói chuyện với Lý Viễn Hồ hôm nay có thể nhắc tới địa vị xí nghiệp dân doanh trong kinh tế quốc dân.
Động lực hỗ trợ phát triển kinh tế dân doanh địa phương ở đâu? Bốn ngân hàng quốc hữu lớn bị ảnh hưởng của chính sách địa phương rất nhỏ, các xí nghiệp dân doanh khó kiếm được tài chính ủng hộ từ đó, vì thế làm sao phát huy ngân hàng thương nghiệp là điều quan trọng.
Dừng chân ở quán cờ một lúc, tiếp đó đi thăm quan kiến trúc đã cải tạo xong của ngõ Đan Tỉnh, ngoài phương lâu, còn có Bát Cẩm Trân của Trần Kỳ, quán bar Bích Hải Vân Thiên, và một trạch viện Cẩm Hồ chuyên dùng chiêu đãi khách quý.
Nghe thấy tiếng từ trên cầu thang gỗ truyền xuống, người dưới lầu lập tức lấy tinh thần, đi tới gần cầu thang thêm vài bước, Tạ Kiếm Nam đứng ở một bên cầu thang, hắn kéo léo tính toán đợi Lý Viễn Hồ xuống lầu, tiếp xúc ánh mắt với ông ta, hắn tính tới cả bước đợi Lý Viễn Hồ đi qua, khéo léo chiếm lấy một chỗ cùng tỉnh trưởng ra khỏi quán cờ, sau đó đút tiền cho phóng viên để khi đăng bài có ảnh hắn sóng bước ngang với ngài tỉnh trưởng...
Nhưng đập vào mắt hắn trước tiên là đôi giày thể thao, Tạ Kiếm Nam ngớ người ra, ngẩng đầu lên thấy Trương Khác hai tay đút túi, đi xuống đầu tiên, Lý Viễn Hồ tụt lại phía sau nửa bước đang nghiêng người sang thì thầm gì đó với Đường Học Khiêm.
Nhìn nụ cười của Trương Khác, Tạ Kiếm Nam rất khó chịu tránh ánh mắt của y, nhưng phát hiện vị trí đang đứng khiến bản thân rơi vào cảnh rất khó xử, lùi ra, thành nhường đường cho Trương Khác, không lùi, lại thành chặn cửa cầu thang.
Ở trên quan trường, vị trí ngồi ngồi hay đi đều mang ý nghĩa chính trị, là chuyện cực kỳ nghiêm túc, Trương Khác nhìn qua những người đứng dưới lầu một vòng, nhếch mép cười, chẳng phải đặc biệt cười nhạo Tạ Kiếm Nam đang đứng trước mặt mình với bộ mặt mong mỏi chuyển thành bối rối.
Ý thức văn hóa quan trường tựa hồ ăn sâu tận xương tủy người dân trong nước rồi.