Quan Thuật

Chương 2367: Chương 2367: Thủ đoạn quá lớn




- Giáo sư Vu, nếu chọn dùng phương pháp cải tạo thủy lợi. Có một vấn đề lớn nhất, trại Hồng Cốc rất thiếu nước, nước dùng để ăn uống bình thường cũng không đủ, thường phải đi hơn mười dặm đến các địa phương khác lấy rồi dùng ngựa đem về, đâu có dư thừa nước mà để cải thiện đồng ruộng? Biện pháp này căn bản là không thể thực hiện được.

Lúc này, Tam Thúc Công hỏi.

- Dùng nước để cải tạo thì giá thành sẽ thấp nhất, hiệu quả cũng tương đối tốt. Không có nước cũng phải nghĩ biện pháp để có nước mới được.

Không phải mọi người đã từng nói, trước kia lượng nước ở khe suối Cốc rất lớn sao, vì sao không nghĩ đến việc khôi phục lượng nước của khe suối Cốc.

Lấy mẫu nước ngẫu nhiên trên núi, có thể xây dựng hệ thống dẫn nước từ trên núi xuống. Như vậy có thể tiến hành cải tạo đất rất tốt.

Hơn nữa, lần này lãnh đạo và các chuyên gia Bộ Tài chính tới đây, đây đúng là một cơ hội tốt.

Giáo sư Vu nói.

- Đúng vậy, Tam Thúc Công, lần này nhất định phải đòi trạm phát điện trả nước về cho Hồng Cốc chúng ta.

Hiệu trưởng Mã nói.

- Đập phá trạm phát điện Hồng Cốc, tất cả bọn họ đều xằng bậy, chiếm đoạt nước của chúng ta, bọn họ còn muốn người sống sót không. Mọi người, buổi sáng ngày mai chúng ta phải đi tới trạm phát điện, không trả nước cho chúng ta thì đập trạm phát điện. Mẹ nó, ức hiếp người quá đáng.

Lúc này, trong đám người có người quát to.

Lập tức, người dân trại Hồng Cốc có chút kích động. Tiếng bàn luận cùng tiếng mắng ngày càng ồn ào lên.

- Mọi người, im lặng im lặng, chúng ta hãy thảo luận biện pháp để giải quyết. Cứ nhao nhao hò hét nói như vậy có thể giải quyết vấn đề hay sao?

Diệp Phàm đứng lên, hai tay ra hiệu yêu cầu mọi người im lặng.

- Được rồi, các lãnh đạo đều ở đây, đập trạm phát điện Hồng Cốc có tác dụng gì không? Nếu các lãnh đạo đều ở đây, hay là yêu cầu các lãnh đạo ra mặt giải quyết cho thỏa đáng đi. Nếu trạm phát điện Hồng Cốc vẫn cố chấp, vùng đất này sẽ trở lên khô cằn, chúng ta không có đường mà sống, đành phải làm. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta hãy nghe Bí thư Diệp nói xem sẽ xử lý việc này như thế nào đã.

Hiệu trưởng Mã cũng nói.

- Rốt cuộc trạm phát điện Hồng Cốc có chuyện gì, có ai biết cụ thể chuyện này không? Đồng chí Cổ Lương, đồng chí phụ trách quản lý thủy lợi và điện lực của huyện Hồng Lĩnh có tới đây không?

Diệp Phàm chỉ đích danh hỏi.

- Bí thư Diệp, đồng chí Mạc Lâm, Tổng giám đốc công ty điện lực huyện Hồng Lĩnh, không có ở đây. Tuy nhiên, có đồng chí Phó Chủ tịch huyện phụ trách quản lý khối thủy lợi điện lực – đồng chí Uông Minh ở đậy ạ. Việc này, anh ta sẽ lên trình bày.

Cổ Lương đứng lên trả lời.

- Bí thư Diệp, trạm phát điện Hồng Cốc được xây dựng vào năm 1995, đến nay đã được 10 năm. Lúc đó để giải quyết thất nghiệp cho công nhân viên chức nhà máy dệt của huyện.

Cho nên, đã đem đấu giá để bán nhà xưởng nhà máy dệt lấy mười triệu, huyện cấp cho hơn hai mươi triệu, ngân hàng cho vay hai mươi triệu, tổng cộng có năm mươi triệu để xây dựng.

Nghe nói lúc trước vì nóng lòng muốn giải quyết việc hơn 1000 công nhân viên chức của nhà máy dệt nên không để ý đến vấn đề người dân Hồi ở trại Hồng Cốc thiếu nước dùng.

Dự án này vội vàng khởi công. Bởi vì, lúc ấy đã có hơn sáu trăm công nhân viên chức nhà máy dệt đã ổn định được, mà bên này cũng có ngần ấy người đồng ý nhận tiền tiền và chuyển đi.

Tuy nhiên vẫn còn lại 400 công nhân viên chức gây sức ép rất lớn. Mà khi đó tới thành phố xin hỗ trợ công việc và tài chính, bên thành phố cũng rất khó khăn, mà ở thành phố yêu cầu nhất định trong hai năm phải giải quyết xong vấn đề công nhân viên chức nhà máy dệt.

Bởi vậy, ở huyện phải đồng ý phương án của bọn họ. Kết quả là trạm phát điện được xây dựng.

Còn số công nhân viên chức còn lại của nhà máy dệt được đưa đi tập huấn sau đó được điều động về trạm phát điện.

Uông Minh Đông nói.

- Anh nói bậy, lúc trước các anh xây dựng trạm phát điện, người trong trại chúng tôi phản đối rất mãnh liệt.

Tam Thúc Công mang theo vài người tới tìm lãnh đạo huyện đánh cho một trận. Nhưng các người không ai để ý. Sau đó thấy Tam Thúc Công mang người đến nhất định không đi, còn phái công an tới bắt người.

Tam Thúc Công còn bị buộc cho tội danh cản trở người thi hành công vụ, có ý định đến Ủy ban nhân dân huyện gây sự, tội danh này còn bị nhốt vài ngày.

Về sau, hơn một trăm người dân ở trại Hồng Cốc chúng tôi kéo đến mới chịu thả người. Không có biện pháp nào khác, chúng tôi đành phải tổ chức người đi đến hiện trường thi công trạm phát điện Hồng Cốc để ngăn cản.

Kết quả là họ phái công an cảnh sát có vũ trang đến đó đàn áp, nếu cố tình không nghe sẽ bị bắt. Sau này, người dân trại chúng tôi nổi giận, kéo hơn ngàn người tới đây.

Các anh mới chịu thỏa hiệp. Lúc ấy họ hứa sẽ đảm bảo đáp ứng nước dùng cho chúng tôi, sau khi trạm phát điện xây dựng thành công còn sắp xếp hơn một trăm người lên đó làm.

Hơn nữa sẽ phân chia dòng chảy của nước ra, nước khe suối Cốc chỉ nhỏ hơn trước một chút. Các anh còn lừa chúng tôi, nói rằng trạm phát điện Hồng Cốc chủ yếu lấy nước từ khe suối Tuyết.

Lúc đó chúng tôi có đi xem qua, thấy đúng là khe suối Tuyết rất lớn, khe suối Cốc của chúng tôi so với bọn họ có vẻ rất nhỏ.

Cho nên liền tin các anh. Không thể tưởng tượng được sau khi xây dựng thành công trạm phát điện, các anh không cho một số thanh niên của trại chúng tôi đến làm việc ở trạm phát điện như đã nói.

Hơn nữa, nước của khe suối Cốc bị các anh chặn lại hoàn toàn. Hiện tại khe suối Cốc trên cơ bản là vô ích, giờ trở thành một rãnh mương không ngập nổi cả đầu heo.

Hơn nữa, càng kỳ lạ hơn. Trạm phát điện mới xây dựng được vài năm, không ngờ các anh bán mất. Nói gì đến việc thu xếp bố trí cho công nhân nhân viên chức thất nghiệp, đúng là gạt người.

Bây giờ trạm phát điện trở thành trạm phát điện tư nhân rồi, chúng tôi sẽ đi tìm họ để lấy nước, những người này ác quá, còn kêu một đám lưu manh xã hội đen đánh chúng ta.

Người dân trong trại bị thương rất nhiều. Hiện tại Mã Thụ Lâm - con trai Mã Tam Công còn bị đánh nằm liệt giường. Hơn nữa, bọn họ còn đe dọa chúng tôi.

Vẻ mặt hiệu trưởng Mã tức giận nói.

- Bán đi, bán cho người nào? Bán khi nào?

Diệp Phàm lạnh lùng hỏi Phó Chủ tịch huyện Uông.

- Bán năm 2000, Bí thư Diệp, lúc đó ở huyện đã cân nhắc mới bán đi. Kết quả là mấy công ty đến đây đều muốn mua, cuối cùng huyện đã suy nghĩ rất nhiều, ký hợp đồng mua bán với tập đoàn Vạn Thắng tới từ thành phố Long Giang.

Uông Minh Đông nói.

- Cân nhắc, cân nhắc cái gì chứ?

Diệp Phàm hỏi.

- Lúc đó ở huyện có cân nhắc, muốn làm một hạng mục lớn hơn. Đó là trạm phát điện Thu Sơn huyện Hồng Lĩnh. Dự tính tổng đầu tư trạm phát điện Thu Sơn lên tới ba trăm triệu. Ở huyện cũng muốn hùn vốn, tuy nhiên, huyện lại không lấy đâu ra tiền. Cho nên chỉ có thể dùng biện pháp này.

Uông Minh Đông nói, sắc mặt có chút thay đổi.

- Bí thư Diệp, căn bản Phó Chủ tịch huyện Uông đang lừa gạt anh. Nghe nói trong chuyện này có điều mờ ám? Trạm phát điện Thu Sơn khởi công, tuy nhiên, ở huyện cũng không bỏ ra bao nhiêu tiền. Hơn nữa, việc bán trạm phát điện Hồng Cốc đi cũng có rất nhiều điều mờ ám .

Lúc này, một người mắt đeo kính, bề ngoài có vẻ khá nhã nhặn, là thanh niên dân Hồi nói.

- Cậu thanh niên, không thể nói lung tung, cậu phải chịu trách nhiệm trước lời nói của mình đấy.

Chủ tịch huyện Hồng Lĩnh – đồng chí Khúc Tân Bạch nghiêm mặt hừ nói.

- Chịu trách nhiệm thì chịu trách nhiệm chứ sao! Tôi nói trên tư cách của một phóng viên nhật báo Đồng Lĩnh, không phải với tư cách người tộc Hồi, nhưng tôi là người lớn lên trên khe suối Cốc này.

Là người dân lớn lên trên trại Hồng Cốc. Tam Thúc Công đối đãi với chúng tôi còn tốt hơn con trai mình. Những năm nay, nhìn thấy các anh làm xằng bậy, tôi thấy trong lòng đang rỉ máu.

Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người đều là đồ ngốc, cho dù hôm này có mất chức phóng viên, tôi cũng phải nói một chút.

Anh ta ưỡn ngực đi lên phía trước, nhìn Diệp Phàm và mọi người nói,

- Các vị lãnh đạo, chuyện trạm phát điện Hồng Cốc lúc trước, sau khi tôi tham gia công tác, thì ngầm tiến hành điều tra.

Bởi vì Tam Thúc Công bị bọ họ bắt nạt quá đáng. Khả năng mọi người còn không biết, Tam Thúc Công năm nay đã hơn bảy mươi tuổi rồi, lúc trẻ còn tham gia đội du kích cách mạng Hồng quân Liên Xô.

Sau khi giải phóng, Tam Thúc Công vẫn trở về trại Hồng Cốc quê hương. Nhất quyết từ bỏ phòng công an huyện để trở về trại Hồng Cốc.

Cả đời ông đã hy sinh vì trại, chưa từng làm chuyện phạm pháp loạn kỷ cương, kết quả lại vì yêu cầu chính đáng mà không ngờ lại bị giam lỏng vài năm.

Tôi rốt cuộc không chịu được nữa, thông qua điều tra, phát hiện có một vấn đề rất rõ ràng. Trạm phát điện Hồng Cốc được xây dựng năm 1995 với tổng vốn đầu tư là hơn 50 triệu, căn cứ nguồn vốn như vậy, và nhiều nguyên nhân về địa lý khác nữa, nhiều nhất chỉ có thể lắp đặt tổ máy công suất 6000kW.

Nhưng trạm phát điện Hồng Cốc lại có hai tổ máy 6000kW, lắp ráp hoàn chỉnh đạt công suất 12000kW.

Sau đó tôi suy đoán, liệu có phải kế hoạch ban đầu vốn không tính khe suối Cốc vào hay không, chỉ là lợi dụng nước ở khe suối Tuyết để phát điện.

Kết quả, một số đồng chí vì lợi nhuận vì chiến tích, gộp cả khe suối Cốc vào, cho nên, công suất đạt lớn hơn.

Mà nước của khe suối Cốc vào trạm phát điện Hồng Cốc, chỉ cần xây dựng một đập chứa nước và một kênh dẫn nước dài là đủ rồi.

Mấy năm trôi đi, tính đến năm 2000, thật ra trạm phát điện Hồng Cốc cũng không kiếm được bao nhiêu tiền. Bởi vì cán bộ công nhân viên chức rất nhiều, một trạm phát điện nhỏ thôi mà có đến hơn một ngàn người.

Chỉ riêng bộ phận quản lý đã hơn một trăm người. Một Chánh văn phòng trạm phát điện Hồng Cốc quản lý một thủ hạ, những người này ở đây làm gì chứ?

Sau này biết được, đều là họ nhét con cháu vào. Rất nhiều người nhà cán bộ huyện Hồng Lĩnh không có việc làm, đều được sắp xếp vào trạm phát điện.

Thật ra, người nhà cán bộ này chẳng đi làm ngày nào. Nhưng tiền lương hàng tháng vẫn được chuyển vào tài khoản của họ.

Thực tế, ở trạm phát điện Hồng Cốc chỉ có một nửa số công nhân viên chức là làm việc. Hơn nữa, Phó Chủ tịch huyện nói là vì sắp xếp việc làm cho công nhân viên chức thất nghiệp của nhà máy dệt cũng chỉ là ngụy biện.

Theo điều tra, nhà máy dệt của huyện có một ngàn công nhân viên chức, vì kinh doanh không tốt nên phải đóng cửa. 1/3 số người lấy tiền bồi thường, 1/3 phân lên trên thăng chức, còn có khoảng hai trăm người ban đầu ở lại bán đấu giá nhà xưởng sau đó được chia một ít tiền cũng không thấy có động tĩnh gì.

Bọn họ cũng cãi nhau, tuy nhiên, bị ở trên huyện đàn áp. Kết quả là mười mấy người có quan hệ được sắp xếp công việc.

Còn có hai trăm người hiện tại cũng chỉ có thể dựa vào chính mình để kiếm tiền. Mà người của trạm phát điện Hồng Cốc cũng không phải là ít.

Bởi vì có quá nhiều người, hơn nữa lại tiêu tiền như nước, kết quả trở thành gánh nặng trên lưng huyện, hàng năm còn phải cấp cho trạm phát điện Hồng Cốc một khoản tiền mấy triệu để phát tiền lương.

Tuy nhiên, bởi vì đại bộ phận công nhân viên chức đều là con ông cháu cha. Cho nên, vẫn là mỡ nó dán nó, dù sao tiền cũng rơi vào túi của người thân mình, tiền lại là của quốc gia cũng chẳng ai quản cả. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, trạm phát điện Hồng Cốc đã kiếm được tiền. Tiền kiếm được đi đâu rồi, chuyện này không được rõ ràng cho lắm.

Hơn nữa, năm 1995, tổng đầu tư cho trạm phát điện Hồng Cốc gần 60 triệu, đến năm 2000 giá trị tổng tài sản đã tăng lên tới chừng 200 triệu.

Vì thế tôi còn lén cầm tài liệu đến hỏi một người bạn học cũ làm việc ở xí nghiệp điện lực tỉnh. Anh ta khẳng định rằng trạm phát điện này có trị giá 200 triệu.

Đúng là nực cười, bán trạm phát điện trị giá 200 triệu này, trong điều kiện lạm phát cao, nhà mua với giá 200 nghìn những năm 95 bây giờ còn có thể bán được 500 nghìn.

Bán trạm phát điện 200 triệu cho tập đoàn Vạn Thắng tỉnh Long Giang, kết quả cầm lại được bao nhiêu tiền, 30 nghìn.

Ở huyện giải thích là khấu hao tài sản cố định là máy móc, khấu hao tài sản cố định là nhà xưởng, hơn nữa, trong điều khoản ông chủ mới của trạm phát điện Hồng Cốc – tập đoàn Vạn Thắng Long Giang sẽ tiếp quản một trăm người trong số hàng ngàn công nhân viên chức.

Cho nên, ở huyện cũng trợ cấp một khoản nhất định. Đó là khái niệm gì thế, nói như vậy hẳn các vị lãnh đạo ngồi đây đều hiểu được, tôi không nói nữa.

Hạ Ngôn Hữu có chứng cớ nên mới nói như vậy.

Hơn nữa, anh ta còn lấy một gói văn kiện to trong bao ra nói,

- Bí thư Diệp, đây chính là tư liệu mấy năm nay tôi đã sưu tập được.

Tôi nói xong rồi, muốn xử lý tôi thế nào thì xử lý, tôi đang chờ đây. Tôi có thất nghiệp ngồi tù cũng không sao, chỉ hy vọng các vị lãnh đạo ngồi đây có thể giải quyết được vấn đề nước của trại Hồng Cốc.

Và đòi lại công bằng cho mấy ngàn người tộc Hồi ở trại Hồng Cốc.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.