Quốc Sắc Sinh Kiêu

Chương 590: Q.3 - Chương 590: Tràn đầy nguy cơ






Đạt Đô cũng nhận ra đường lên núi không dễ đi. Toàn bộ sườn núi trước đó đã bị người Cổ Lạp Thấm phá hỏng, đá vụn hỗn độn, chớ nói là ngựa, mà ngay cả người muốn xông lên, chắc chắn sẽ bị trật chân. Hơn nữa, đá vụn góc cạnh rất sắc, cho dù võ sĩ Tháp Lý Khắc đi ủng bằng da, vẫn sẽ bị đâm thủng chân.

Trên núi có hai tuyến phòng ngự. Tuyến thứ nhất tên hơi yếu, chủ yếu là dũng sĩ tay cầm đại đao cận chiến sẵn sàng đón quân địch. Tuyến phòng ngự thứ hai mới là cung thủ chủ lực.

Một bộ phận kỵ binh Tháp Lý Khắc xông lên lưng chừng núi, phía trên tên vẫn bắn xuống như mưa. Dưới vó ngựa đá vụn hỗn độn. Không ít binh sĩ sau khi rơi khỏi mình ngựa, lại bị đá vụn đâm trúng. Trong lúc đó, cũng có chút hỗn loạn. Tuy rằng kỵ binh Tháp Lý Khắc cũng bắn tên như mưa ngăn cản dũng sĩ Cổ Lạp Thấm trên núi, nhưng muốn bám vào đất leo lên núi, mỗi bước đi mỗi bước khó khăn.

Hai bên hỗn chiến, chỉ trong chốc lát, đã có mấy võ sĩ Tháp Lý Khắc ở xa vẫn trúng tên hoặc chết hoặc bị thương. Khí thế như cầu vồng lúc trước bây giờ đã bị áp chế không ít.

Võ sĩ Tháp Lý Khắc nối thành hàng dài, dẫm lên thi thể đồng bọn dũng cảm gan dạ tiếp tục leo lên núi. Tuy rằng quả thật cũng có một số võ sĩ Tháp Lý Khắc tiếp cận được tuyến phòng ngự thứ nhất, nhưng dũng sĩ Cổ Lạp Thấm thủ vệ ở tuyến phòng ngự này sớm đã có chuẩn bị, không đợi võ sĩ Tháp Lý Khắc đến gần tường đá, đã từ phía trên hung hãn đâm trường mâu xuống.

Máu tươi văng khắp nơi. Thiên Phu trưởng Đạt Đô ở chân núi hô quát võ sĩ Tháp Lý Khắc xông về trước. Y nhận đánh trận đầu, tất nhiên phải dồn hết sức lực, phải lập nhiều chiến công. Nhưng binh sĩ Cổ Lạp Thấm vì thân nhân của mình mà chiến, đối mặt với võ sĩ Tháp Lý Khắc sắc bén không hề sợ hãi. Võ sĩ Tháp Lý Khắc không thể chiếm được ưu thế.

Sở Hoan đứng ở ngọn núi bên phải ngọn Ưng Thủ nhìn tình hình chiến đấu, căn cứ theo thực tế hiện tại, các võ sĩ xuất thân mục dân Cổ Lạp Thấm cũng chưa bị lấn át. Nếu luận lực chiến đấu cùng với trang bị tinh lương, Cổ Lạp Thấm kém xa Tháp Lý Khắc. Nhưng may mắn Cổ Lạp Thấm lui về cố thủ ở Hắc sơn, lợi dụng Hắc sơn làm lá chắn phòng thủ, thử nghĩ nếu ở bình nguyên đánh nhau, giờ phút này ưu thế chắc chắn nghiêng về một bên. Võ sĩ Tháp Lý Khắc tuyệt đối có đủ thực lực toàn diện đánh thắng dũng sĩ Cổ Lạp Thấm.

Ma Ha Kim Cương mắt nhìn thấy thuộc hạ của mình thi nhau lăn từ sườn núi xuống, sắc mặt cực kỳ khó coi.

Đánh hạ Hắc sơn, bắt Ma Ha Tạng, đương nhiên là mục tiêu không thể sửa đổi. Nhưng võ sĩ Tháp Lý Khắc là bảo bối của đế quốc. Mỗi một gã võ sĩ Tháp Lý Khắc đều là một phần của cải của đế quốc, nếu để chết rất thảm, cho dù dẹp xong Hắc sơn, chỉ sợ cũng khó có thể nói là đã thắng.

Dù sao y cũng đường đường là Tây Lương Bắc viện Đại vương, không phải giá áo túi cơm, chiến sự trước mắt, y cũng nhìn thấy rõ ràng. Nếu tiếp tục công kích, dựa vào sự dũng cảm gan dạ, sức chiến đấu mạnh mẽ của võ sĩ Võ sĩ Tháp Lý Khắc, có lẽ cũng sẽ hạ được Ưng Thủ phong. Nhưng xem tình hình phòng thủ của dân Cổ Lạp Thấm trước mắt, cho dù đánh hạ đỉnh Ưng Thủ, ba nghìn võ sĩ Tháp Lý Khắc chỉ sợ cũng không còn mấy.

Hắc sơn có ba đỉnh, nếu công kích ngọn Ưng Thủ mà chết và tổn thương mấy nghìn người, cái giá phải trả như vậy Ma Ha Kim Cương không thể chấp nhận. Y tin tưởng Ma Ha La cũng không chấp nhận cái giá phải trả đắt như vậy.

Y nắm chặt roi ngựa trong tay, ra hiệu cho người bên cạnh. Người thổi tù và lại thổi lên một hồi kèn. Đó là mệnh lệnh khiến Đạt Đô tạm thời lui binh.

Đạt Đô nhìn thấy võ sĩ Tháp Lý Khắc chết thảm, trong lòng tức giận không ngừng, đang quát mắng ầm ĩ, chợt nghe từ phía sau truyền đến tiếng kèn, gã do dự một chút, cuối cùng hạ lệnh toàn quân lui lại.

Ba nghìn võ sĩ Tháp Lý Khắc trải qua trận công kích đầu tiên đã chết hơn ba trăm người. Đồng bọn còn sống chỉ có thể đem võ sĩ Tháp Lý Khắc bị thương miễn cưỡng lui về phía sau. Còn các thi thể thì đành bất chấp mà để lại sườn núi.

Đạt Đô giục ngựa lao nhanh về phía toàn quân, hổ thẹn nói:

- Đại vương, ty chức... !

Ma Ha Kim Cương không đợi gã nói xong, đã trầm giọng nói:

- Đám tiện nô Cổ Lạp Thấm sớm đã có chuẩn bị, nếu cứ thế mà xông lên, chúng ta tổn thương quá lớn.

Y truyền lệnh xuống:

- Dùng khiên chắn binh.

Lính liên lạc lập tức truyền lệnh xuống.

Quân Tây Lương vốn vẫn lấy kỵ binh làm chủ, bộ binh làm phụ, điều này khác hẳn Tần quốc.

Kỵ binh Tần quốc gần như đều là khinh kỵ binh (kỵ binh nhẹ) mà bộ binh thì lại có đủ loại. Lính dùng đao, lính dùng trường thương, móc câu... Còn bộ binh Tây Lương lại chỉ có một. Kỵ binh thì lại chia thành khinh kỵ binh và trọng kỵ binh (kỵ binh hạng nặng).

Trọng kỵ binh phòng thủ nghiêm mật, một khi trọng kỵ binh nhảy vào trận chiến của bộ binh, như vậy không lâu sau, bộ binh chắc chắn gặp tai hoạ ngập đầu. Chỉ có điều trọng kỵ binh phí tổn cực cao. Tây Lương tuy rằng sắp đặt trọng kỵ binh nhưng tỉ lệ nhỏ nhất, bình thường đều đảm nhiệm việc hộ vệ chủ tướng, không phải vạn bất đắc dĩ, tuyệt không dễ dàng vận dụng.

Bộ binh Tây Lương là binh chủng phụ trợ, trước đây, thậm chí không có trang bị tấm chắn. Tuy nhiên về sau học tập nước khác, cũng dần dần trang bị tấm chắn. Chỉ có điều ở Tây Lương quặng sắt mỏ đồng đều hết sức khan hiếm, nên số kim loại hữu hạn đó chủ yếu dùng để luyện chế đao thương. Muốn chế tác một tấm chắn bằng kim loại tấm, thì phí tổn đủ để chế tạo vài thanh thậm chí là hơn mười thanh chiến đao. Mà Tây Lương vốn lấy kỵ binh làm chủ, đem một lượng lớn phí tổn đầu tư vào bộ binh, quân Tây Lương không đành lòng.

Ngoại trừ bên cạnh chư tướng có một vài trọng kỵ binh hộ vệ với tấm chắn bằng sắt, bộ binh bình thường, tấm chắn trang bị đều là dùng da thú chế tạo nên, phần lớn là da trâu.

Tấm chắn này thường là dùng mấy tầng da trâu chế thành, tuy so với tấm chắn bằng sắt thì dễ dàng tổn hại hơn, nhưng nếu ngăn cản cung tiễn thì cũng có hiệu quả nhất định.

Lần này Ma Ha Kim Cương dẫn đội kỵ binh tinh chuẩn nhất tới, đối với các kỵ binh Tháp Lý Khắc vốn coi trọng tiến công mà nói, dường như không cần dùng đến tấm chắn, nhưng cuối cùng Ma Ha La hạ lệnh, trang bị cho quân tiên phong một ngàn tấm chắn.

Dũng sĩ Cổ Lạp Thấm trên ngọn Ưng Thủ dựa vào cung tiễn mà ngăn cản võ sĩ Tháp Lý Khắc, khiến võ sĩ Tháp Lý Khắc không thể đi tới. Ma Ha Kim Cương muốn võ sĩ Tháp Lý Khắc dành thắng lợi lớn nhất bằng cái giá nhỏ nhất, nên không đành để võ sĩ Tháp Lý Khắc tiếp tục liều chết xung phong, mà quyết đoán hạ lệnh tạm thời đình chỉ tiến công, chuẩn bị lợi dụng tấm chắn làm yểm hộ, nhích dần lên núi.

Ma Ha Kim Cương cho rằng, cự ly tác chiến xa, dũng sĩ Cổ Lạp Thấm còn có thể miễn cưỡng ngăn cản, nhưng chỉ cần thủ hạ của mình tiếp cận ở cự ly gần, so sánh khả năng tác chiến của từng binh sĩ, thì Cổ Lạp Thấm kém xa tinh binh Tháp Lý Khắc. Nếu lợi dụng tấm chắn ngăn cản được tên của đối phương, sau đó ép đi lên núi, cùng dũng sĩ Cổ Lạp Thấm đánh giáp lá cà, dũng sĩ Cổ Lạp Thấm tất nhiên không thể địch lại.

Ma Ha Kim Cương triệu tập Đạt Đô ghé sát gần, thấp giọng dặn dò, ý tứ nói cũng đơn giản, dùng tấm chắn yểm hộ, không tiếc bất cứ giá nào đột phá tầng tường đá thứ nhất, chỉ cần lướt qua vách tường đá thứ nhất, cùng võ sĩ Cổ Lạp Thấm đánh giáp lá cà, hai bên lăn lộn cùng một chỗ. Như vậy các cung thủ phía trên ném chuột sợ vỡ lọ, vì muốn tránh việc bắn trúng vào đồng bạn, nhất định không dám dễ dàng bắn tên. Chỉ cần ngăn chặn trận mưa tên của đối phương, với sự dũng cảm gan dạ của võ sĩ Tháp Lý Khắc thì việc xông lên đỉnh núi chỉ còn trong chớp mắt.

Đạt Đô luôn miệng đồng ý. Gã lúc này đang sầu muộn vì không thể tới gần dũng sĩ Cổ Lạp Thấm. Gã tin, đám tinh binh dưới tay mình chỉ cần tới gần đánh giáp lá cà, một võ sĩ Tháp Lý Khắc, đủ sức đối phó ba dũng sĩ Cổ Lạp Thấm.

Tiếng kèn lại vang lên, một ngàn danh thủ cầm thuẫn che chắn phía trước từ trong đội ngũ đi ra, theo Đạt Đô vọt tới tiền phương. Khi còn cách chân núi một khoảng đều ghìm chặt ngựa. Sau khi nghe Đạt Đô hạ lệnh một tiếng, một ngàn kỵ binh cầm tấm chắn lập tức lao lên, một tay cầm đao, một tay cầm lá chắn, hình thành hai nhóm, mỗi hàng năm trăm người, tiến lên phía trước.

Các tấm chắn đều làm từ ba tầng da trâu, độ mềm và dai cực cao. Hơn nữa diện tích phòng vệ cũng không nhỏ, chỉ cần thân hình hơi co lại, đủ để bảo vệ toàn thân. Điểm mấu chốt chính là, tránh sau tấm chắn, căn bản không cần thò đầu ra xem xét phía trước. Bởi vì ở trên tấm chắn, có khoét lỗ để thở, và hai lỗ để quan sát.

Tấm chắn này chỉ có hai Vệ đội lớn nhất đế quốc mới được trang bị. Tuy rằng đế quốc Tây Lương cho phép các bộ tộc quốc nội Tây Lương được sử dụng một số lượng dao bầu và cung tên nhất định, nhưng chiến giáp và tấm chắn thì còn khống chế chặt chẽ. Bất kỳ bộ tộc nào, nếu bị tra ra vượt qua số lượng chiến giáp hoặc tấm chắn quy định, thì ngay lập tức bị khép vào tội phản quốc.

Đạt Đô lại truyền xuống quân lệnh, đi sau mỗi một gã binh sĩ cầm tấm chắn có một võ sĩ Tháp Lý Khắc. Mỗi tấm chắn bảo hộ hai võ sĩ. Sau một ngàn tấm chắn, có hai ngàn võ sĩ. Đám võ sĩ này đều co người lại, tay cầm dao bầu sắc bén sáng như tuyết, bắt đầu chậm rãi đi về phía chân núi.

Na Sử Bột Cổ Lợi nhìn thấy đối phương xuất động tấm chắn, sắc mặt ngưng trọng.

Lúc trước lão chỉ định chiến thuật xây hai tuyến phòng ngự. Tuyến thứ nhất lấy lính dùng trường thương để cận chiến là chính. Tuyến thứ hai dùng cung tên là chính. Chỉ cần quân địch khởi xướng xung phong, như vậy cung tiễn thủ sau tường đá thứ hai sẽ dùng mưa tên để ngăn chặn kẻ thù. Dũng sĩ thủ vệ bức tường đá thứ hai đều là những người tiễn thuật khá tốt. Tuy rằng so với tiễn thủ Vệ đội của đế quốc thì không dũng mãnh bằng, nhưng từ trên cao nhìn xuống, lại có địa thế hiểm trở, Na Sử Bột Cổ Lợi tin tưởng có thể ngăn cản được kẻ thù.

Lão thật không ngờ, kỵ binh đối phương gào thét mà đến, không ngờ chuẩn bị hàng ngàn tấm chắn, những tấm chắn đó lúc này đưa ra, đúng là giảm rất đáng kể tác dụng của cung tiễn.

Na Sử Bột Cổ Lợi một tay cầm đao, tay kia thì cũng đã nắm chặt lai thành nắm đấm. Na Sử Ỷ La lúc này đứng phía sau phụ thân, cũng cảm giác tình thế bắt đầu nghiêm trọng.

Võ sĩ Tháp Lý Khắc với yểm trợ của tấm chắn hộ, bắt đầu thẳng tiến lên núi. Hành động tuy rằng chậm, nhưng đội ngũ hai nhóm, mỗi một nhóm năm trăm tấm chắn đều phối hợp chặt chẽ và ăn ý. Đám võ sĩ Tháp Lý Khắc huấn luyện trường kỳ với nhau, độ ăn ý có thể nói là tuyệt đối. Võ sĩ Cổ Lạp Thấm nhìn thấy dưới chân núi có hai vách tường biết đi, trong lúc nhất thời không nhìn ra được mục tiêu bắn tên.

Dũng sĩ Cổ Lạp Thấm thần sắc đều ngưng trọng. Tuy rằng trên núi chứa đựng số lượng tên rất lớn, nhưng giờ phút này không có chỗ xuống tay, lại cũng không thể ý lãng phí tên.

Vài tiễn thủ tìm được chỗ trống bắn mấy mũi tên, nhưng phản ứng của đối phương bây giờ nhạy bén, cảm giác được tên kình phong đánh úp tới, sớm đã khép kẽ hở lại. Tên chỉ bắn trúng da trâu, không thể tạo nên bất kỳ thương tổn nào đối với võ sĩ Tháp Lý Khắc.

Võ sĩ Cổ Lạp Thấm trên núi không tìm thấy chỗ trống bắn tên, ở chân núi hai ngàn binh sĩ, dưới sự chỉ huy của Đạt Đô, bày trận giương cung, bắn về phía đỉnh núi ngăn chặn dũng sĩ Cổ Lạp Thấm, rồi tiếp tục tiến lên, tới gần núi.

Đầu trận, dũng sĩ Cổ Lạp Thấm còn chiếm thượng phong, giết chết gần ba trăm võ sĩ Tháp Lý Khắc, nhưng trận thứ hai này, Tháp Lý Khắc dùng tấm chắn binh, tình thế trên ngọn Ưng Thủ càng lúc càng nguy hiểm.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.